You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Giảng viên: TS Trần Văn Nam


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hải Yến
Mã số sinh viên: 22012780
Lớp học phần: N02 - K16
Năm học: 2023 – 2024

Hà Nội, 10/2023
Câu 1:
a + b, Sửa lại lỗi sai chính tả và điền dấu câu:
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng chĩu (nặng trĩu) những hoa
đỏ mọng và đầy tiếng chim hot (hót). Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới
đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng
chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tit (quay tít) như trong chóng (chong chóng)
nom thật đẹp.
Hết mua (mùa ) hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng
bừng ồn ã, lại trở về với ráng vẻ (dáng vẻ) xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn,
hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bong (bông) hoa đỏ ngày
này (nào) đã trở thành những qoả gạo (quả gạo) múp míp, hai đầu thon vút như con
thoi . Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông
lở (nở) đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng loá. Cây gạo như treo rung
rinh hàng ngàn nồi com (cơm) gạo mới.
c,
- Văn bản trên có 3 đoạn văn:
 Đoạn 1: “ Cây gạo già” … “nom thật đẹp”
Chủ đề: Hình ảnh cây gạo vào mùa hoa
 Đoạn 2: “Hết mùa hoa” … “thăm về quê mẹ”
Chủ đề: Hình ảnh cây gạo khi hết mùa hoa
 Đoạn 3: “Ngày tháng” … “cây gạo mới”
Chủ đề: Chu trình sống của cây gạo
- Đặt tên cho văn bản: Cây gạo

Câu 2:
BẢN TƯỜNG TRÌNH
(Về việc mất xe máy)
Kính gửi: Công an phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tên tôi là Nguyễn Hải Yến, hiện là sinh viên K16, Khoa Ngôn ngữ Trung
Quốc, Trường Đại học Phenikaa.
Địa chỉ tạm trú: Chung cư CT7, khu đô thị Dương Nội, phường Dương Nội,
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tôi xin tường trình sự việc như sau:
Vào khoảng 14h ngày 09 tháng 10 năm 2023, tôi có đỗ xe tại bãi đỗ xe G3
của trung tâm thương mại Aeon Mall. Nhưng khi quay lại, tôi phát hiện chiếc xe
đã mất. Tôi tìm mọi nơi quanh bại đỗ xe nhưng không tìm thấy chiếc xe của
mình. Tôi đã nhờ nhân viên bảo vệ xem lại camera nhưng không tìm thấy. Vì
vậy, tôi làm đơn trường trình nhằm xin sự trợ giúp, mong Ban Công an phường
Dương Nội, quận Hà Đông tìm giúp tôi chiếc xe. Đó là một chiếc Future, màu
xanh nước biển, biển số 29T4-2017.
Tôi xin cam đoan những điều tôi từng trình trên đây là sự thật.
Kính mong quý Cơ quan xem xét và giải quyết nhanh chóng giúp tôi để tôi
lấy lại chiếc xe đã mất. Tôi xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2023
Người viết tường trình
Yến
Nguyễn Hải Yến
Câu 3:
A, Viết đoạn văn
- Đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn (Đoạn văn diễn dịch):
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ có cơ hội việc làm vô cùng rộng
mở. Sinh viên có thể ứng tuyển nhiều vị trí công việc như: biên - phiên dịch
viên, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên xuất, nhập khẩu,.... Sinh viên tốt nghiệp
chuyên ngành ngoại ngữ không những có thể làm việc tại công ty trong nước mà
còn có cơ hội làm việc cho các công ty nước ngoài mức lương cũng như các đãi
ngộ vô cùng hấp dẫn.
- Đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn và câu chủ đề ở cuối đoạn (Đoạn văn tổng
- phân - hợp):
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.
Trước xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, ngoại ngữ trở thanh một công cụ
quan trọng, sinh viên ngành ngoại ngữ có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau
không chỉ riêng lĩnh vực ngoại ngữ như giáo dục, kinh tế, du lịch, thương mại…. Sinh
viên cũng có thể lựa chọn ứng tuyển cho các công ty trong và ngoài nước với mức
lương và đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Tóm lại sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại ngữ có lợi
thế rất lớn trong việc lựa chọn công việc trong tương lai.
B, Lập đề cương thuyết trình với chủ đề “Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành ngoại
ngữ có trước mắt một thế giới cơ hội việc làm vô cùng rộng mở”
I. Phần mở đầu bài thuyết trình
1. Chào mừng và tự giới thiệu: Xin chào quý thầy cô và các bạn sinh viên, tôi là
Nguyễn Hải Yến, là sinh viên khoa ngôn ngữ Trung Quốc, trường Đại học Phenikaa.
2. Nêu chủ đề và mục đích: Bài thuyết trình của chúng tôi nhằm mục đích giới thiệu
với các bạn về những cơ hội việc làm rộng mở của sinh viên ngành ngoại ngữ.
3. Thông báo về thứ tự các phần của bài thuyết trình
Bài thuyết trình của chúng tôi gồm ba phần:
- phần thứ nhất: giới thiệu về tình hình và xu hướng lựa chọn học ngoại ngữ của
sinh viên hiện nay
- phần thứ hai: trình bày về những cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành
ngoại ngữ
- phần cuối cùng: đưa ra một số lời khuyên cho các bạn sinh viên để chuẩn bị cho
tương lai.
4. Nêu thời gian thuyết trình: Thời gian dự kiến cho bài thuyết trình của chúng tôi là
khoảng 15 phút, sau đó sẽ có 5 phút để mọi người cùng nhau trao đổi, giải đáp các
khúc mắc.
II. Phần thân bài thuyết trình
1. Trình bày những ý chủ yếu cần thuyết trình:
1.1. Giới thiệu về tình hình và xu hướng lựa chọn học ngoại ngữ của sinh viên hiện
nay
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, ngoại ngữ đã và đang trở thành công cụ
không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
 Giao tiếp đa văn hóa: Ngoại ngữ là cầu nối, cho phép mọi người trên mọi vùng
miền của quốc gia, thậm chí là các quốc gia khác nhau trên thế giới trao đổi
thông tin với nhau. Học ngoại ngữ giúp mọi người thêm am hiểu về văn hóa
quốc gia đó, từ đó giúp họ dễ dàng hòa nhập với các cộng đồng văn hóa khác.
 Công việc quốc tế: Trước bối cảnh toàn cầu hóa, các nước trên thế giới phải
tham gia vào quá trình hội nhập, do đó đòi hỏi con người phải tích cực học tập
ngoại ngữ. Sự toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội kinh doanh và hợp tác trên toàn thế
giới. Những người học ngoại ngữ lúc này đóng vai trò quan trọng trong việc
thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán đa quốc gia, và xây dựng
mối quan hệ quốc tế.
 Giáo dục và nghiên cứu: Hiện nay, nhiều trường học ở nước ta, đặc biệt là các
trường đại học đã và đang tích cực thực hiện hợp tác với các trường và tổ chức
quốc tế. Do đó,việc học ngoại ngữ giúp con người có ưu thế hơn trong việc học
tập, trao đổi kiến thức, kỹ thuật và công nghệ giữa các quốc gia.
- Hiện nay nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ ngày càng cao, đặc biệt là tiếng Anh,
tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha…bởi vì
đây là các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
- Nhờ sự phát triển của ông nghệ thông tin, việc học tập và sử dụng ngoại ngữ trở
nên dễ dàng và thuận tiện hơn:
 Internet cung cấp lượng kiến thức khổng lồ về học tập và giảng dạy. Người học
có thể ngồi tại nhà và truy cập rất nhiều khóa học trực tuyến, video học và tài liệu
học trực tuyến mà không cần di chuyển. Điều này giúp người học tiết kiệm thời
gian, chi phí đi lại, đặc biệt là có thể linh động, chủ động về thời gian học tập.
 Hiện nay, rất nhiều ứng dụng di động hoặc cac phần mềm học ngoại ngữ ra đời,
cho phép người học dễ dàng tiếp cận với ngoại ngữ. Công nghệ video giao tiếp
như Skype, Zoom, Google Meet… cho phép người học tương tác trực tiếp với
người bản xứ, từ đó giúp cải thiện khả năng ngoại ngữ của bản thân.
1.2. Trình bày về những cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ
1.2.1. Sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác
nhau.
- Hiện nay, trước xu hướng toàn cầu hóa , các quốc gia trên giới phải tích cực
nâng cao khả năng ngoại ngữ để hợp tác, liên kết với các quốc gia khác,thực hiệ các
giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán đa quốc gia và xây dựng mối quan hệ quốc tế.
Sinh viên ngành ngoại ngữ lúc này là nguồn nhân lúc quan trọng, là cầu nối trong việc
trao đổi thông tin giữa các nước, đóng góp quan trọng cho thành công trong quan hệ
hợp tác giữa các quốc gia.
- Bởi được trang bị nhiều kĩ năng, kiến thức trong qua trình học tập ngoại ngữ
như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng dịch thuật và phiên dịch, sự hiểu biết về văn hóa,…
sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại ngữ có cơ hội việc làm cao hơn so với các sinh viên
ngành khác vì có thể ứng tuyển nhiều vị trí công việc, nhiều lĩnh vực khác nhau như
giáo dục, dịch thuật, du lịch, ngoại giao, kinh doanh quốc tế, truyền thông, văn hóa và
nghệ thuật.
1.2.2. Sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ có thể làm việc tại nhiều quốc gia, lãnh thổ
trên thế giới
- Hiện nay, thị trường lao động được mở rộng ra toàn cầu, đồng nghĩa với việc cơ
hội việc làm của sinh viên ngành ngoại ngữ trở nên cao hơn. Các công ty và tổ chức
ngày càng chú trọng đến kinh doanh, hợp tác quốc tế. Họ mở rộng quy mô, phạm vi
hoạt động ra nhiều quốc gia khác nhau, cho phép các ứng viên quốc tế ứng tuyển vào
nhiều vị trí công việc như xuất, nhập khẩu; tiếp thị quốc tế; truyền thông….
- Bên cạnh các công ty trong nước, sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại ngữ có thể
lựa chọn làm việc ở các công ty nước ngoài với mức lương vô cùng hấp dẫn mà không
lo gặp trở ngại trong việc giao tiếp, hòa nhập cộng đồng.
- Do tính chất của việc học ngoại ngữ như sự tương tác đa văn hóa, sự sẵn sàng
học hỏi, sự tự tin… sinh viên ngành ngoại ngữ thường năng động hơn sinh viên ngành
khác. Điều này là một lợi thế giúp sinh viên gây chú ý đến các nhà tuyển dụng quốc tế,
nâng cao cơ hội việc làm của bản thân.
1.3. Một số khuyến nghị cho các bạn sinh viên ngành ngoại ngữ để chuẩn bị cho tương
lai
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ, không chỉ ở mức độ cơ bản mà còn ở mức độ
chuyên môn và chuyên ngành, không chỉ dừng lại ở một ngôn ngữ mà nhiều ngôn ngữ
khác nhau.
- Học tập và rèn luyện, nâng cao các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm,
giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học…
- Tìm kiếm và tận dụng các cơ hội để thực tập, làm việc bán thời gian, tham gia
các dự án, hoạt động xã hội liên quan đến ngành ngoại ngữ để nâng cao trình độ
chuyên môn của bản thân.
- Tích cực giao lưu, học hỏi , mở rộng mối quan hệ với các giảng viên, sinh viên
ngành ngoại ngữ nói riêng và các ngành khác nói chung.
2. Tóm tắt và kết luận
- Trong bài thuyết trình này, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn về cơ hội việc
làm rộng mở đối với sinh viên ngành ngoại ngữ. Trước xu hướng toàn cầu hóa phát
triển mạnh mẽ, ngoại ngữ là công cụ quan trọng trong giao tiếp, học tập và công việc.
Điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm của sinh viên ngành ngoại ngữ được rộng
mở. Sinh viên có thể làm việc ở nhiều ĩnh vực khác nhau không chỉ riêng lĩnh vực
ngoại ngữ. Sinh viên cũng có thể lựa chọn ứng tuyển cho các công ty trong và ngoài
nước với mức lương vô cùng hấp dẫn.
- Tôi hy vọng bài thuyết trình của mình mang lại cho các bạn những thông tin bổ
ích và hữu ích, tầm nhìn rộng mở hơn đối với việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương
lai.
III. Phần cuối bài thuyết trình
1. Giải đáp câu hỏi: Bây giờ là thời gian để trao đổi thông tin. Các bạn có bất kì
câu hỏi hoặc thắc mắc nào xin mời góp. Tôi sẽ cố gắng trả lời một cách rõ ràng
và chính xác nhất có thể.
2. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của khán giả: Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô và các bạn sinh viên đã dành thời gian quý báu của mình để lắng nghe bài
thuyết trình của tôi. Tôi rất mong nhận được sự phản hồi và đánh giá của các
bạn để hoàn thiện hơn trong những lần sau.
3. Chào từ biệt và hẹn gặp lại: Xin chào và hẹn gặp lại quý thầy cô và các bạn
trong những dịp khác. Xin cảm ơn!

You might also like