You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ- CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT


KHOA TIẾNG TRUNG

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BỔ NGỮ CHỈ KHẢ NĂNG


VÀ BỔ NGỮ CHỈ TRÌNH ĐỘ RẤT DỄ NHẦM LẪN

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lý


Sinh viên : Nguyễn Thị Trang
Khoa : Tiếng Trung
Lớp : CĐTT1K4
Mã ID : 09100700030
Niên khoá : 2009 - 2012

Bắc Ninh, tháng 4 năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆT NHẬT Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Khoa: Tiếng Trung
Bắc Ninh, ngày 03 tháng 02 năm 2012

BẢN CAM KẾT


Kính gửi:
- Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt
Nhật
- Phòng Đào tạo; Hội đồng Khoa học và Ban giám khảo Chấm Đề
cương
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp và Khóa luận Tốt nghiệp

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Trang Giới tính: Nữ


Số CMND số: 101033850 Sinh ngày: 02/08/1990
Cấp ngày: 18/05/2006 Quê quán: Quảng Ninh
Nơi cấp: CA Quảng Ninh Điện thoại: 01649557021
Nguyên quán: Cộng Hòa- Yên Hưng- Quảng Ninh
Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá Bổ ngữ chỉ khả năng và Bổ ngữ
chỉ trình độ rất dễ nhầm lẫn
Tôi xin cam kết đây là Báo cáo do tôi tự thực hiện, không sao chép copy của
người khác. .Danh mục những tài liệu tham khảo phục vụ cho việc hoàn
thành nội dung và hình thức được ghi rõ cuối văn bản.
Kính mong nhà trường và các ban liên quan tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
nhiệm vụ của mình.
Người cam kết
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Trang


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô
Trần Thị Lý– là người trực tiếp hướng dẫn tôi làm báo cáo này.
Tiếp theo, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ giảng viên trong
trường đặc biệt là các thầy cô trong ban giám hiệu và khoa tiếng trung, là
những người đã đưa ra những gợi ý, nhận xét và những lời hướng dẫn đầy
kinh nghiệm cho tôi thực hiên và hoàn thành bài báo cáo của mình.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những thành viên trong
gia đình tôi – là những người đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện bài báo cáo này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn học của tôi, họ đã giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình.
Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn, hơn nữa đây là lần đầu tiên tôi
làm khóa luận nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của tất cả các bạn dể bài báo cáo này của tôi được
hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến xin gửi về Nguyễn Thị Trang – Lớp CĐ Tiếng Trung
01_k4, Trường CĐ Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật.(ĐT: 01649557021)
MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2. Giới hạn nghiên cứu………………………………………………….2
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 3
1.3.1.Mục đích nghiên cứu 3
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu 3
1.3.2.2. Thời gian nghiên cứu 3
1.3.2.3.Bố cục đề tài 4
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG II - TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 6
I- Sơ lược về bổ ngữ trong tiếng Hán 6
2. 1. Khái niệm bổ ngữ 6
2.1.1 Đặc điểm về bổ ngữ 6
2.1.1.1 Thành phần cấu thành bổ ngữ 6
2.1.2 Phân loại bổ ngữ tiếng Hán 7
2.1.2.1 Bổ ngữ trình độ 7
2.1.2.2 Bổ ngữ kết quả 7
2.1.2.3 Bổ ngữ xu hướng 8
2.1.2.4 Bổ ngữ khả năng 8
2.1.2.5 Bổ ngữ số lượng 8
2.1.2.6 Bổ ngữ chỉ thời lượng 9
2.1.3 Sự khác biệt giữa bổ ngữ và tân ngữ 9
2.1.3.1 Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa bổ ngữ và tân ngữ 9
2.1.3.2 Khi cụm từ làm tân ngữ và khi cụm từ làm bổ ngữ. 9
2.1.4 Vị trí của bổ ngữ và tân ngữ 10
2.1.4.1 Bổ ngữ đứng trước, tân ngữ đứng sau 10
2.1.4.2.Tân ngữ đứng trước, bổ ngữ đứng sau. 11
Tân ngữ do đại từ hoặc danh từ chỉ người đảm nhiệm, bổ ngữ số
lượng đặt sau tân ngữ. 11
2.1.4.3.Tân ngữ xuất hiện giữa bổ ngữ 11
2.1.5.Bổ ngữ và trạng ngữ 12
CHƯƠNG III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 13
3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu 13
3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp. 13
3.4. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu 14
3.5. Phương pháp trực quan 14
3.7. Tiến hành nghiên cứu 15
3.8. Nhận định chung 15
CHƯƠNG IV: SO SÁNH BỔ NGỮ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG TRUNG 17
I- MỐI QUAN HỆ GIỮA BỔ NGỮ KHẢ NĂNG VÀ BỔ NGỮ
TRÌNH ĐỘ 17
4.1. Bổ ngữ khả năng 17
4.1.1. Khái niệm 17
4.1.2. Đặc điểm ngữ pháp của bổ ngữ khả năng 17
4.1.3 Các loại từ và từ tổ có thể đảm nhiệm làm bổ ngữ khả năng
20
4.1.4. Cấu trúc của bổ ngữ khả năng 21
4.1.4.1. Câu khẳng định 21
4.1.4.2 . Câu phủ định 21
4.1.4.3. Câu nghi vấn22
4.1.5 Những vấn đề cần chú ý khi sử dụng bổ ngữ khả năng 22
4.2 - Bổ ngữ trình độ 24
4.2.1. Khái niệm 24
4.2.2 Đặc điểm ngữ pháp của bổ ngữ trình độ 25
4.2.3 Các từ và từ tổ có khả năng làm bổ ngữ trình độ. 26
4.2.3.1 Hình dung từ 26
4.2.3.2 Đại từ 27
4.2.3.3 Phó từ 27
4.2.3.4 Từ tổ chính phụ 27
4.2.3.5 Từ tổ liêp hợp 28
4.2.3.6 từ tổ bổ sung 28
4.2.3.7.Từ tổ động tân 28
4.2.3.8. Từ tổ chủ vị 28
4.2.4.Cấu trúc của bổ ngữ trình độ 29
4.2.4.1. Câu khẳng định 29
4.2.4.2. Câu phủ định 29
4.2.4.3. Câu nghi vấn 29
4.2.5. Những vấn đề cần chú ý khi sử dụng bổ ngữ trình độ 29
4.3 . So sánh bổ ngữ khả năng và bổ ngữ tình độ 31
4.3.1. Sự giống nhau giữa bổ ngữ khả năng và bổ ngữ trình độ 31
4.3.2. Sự khác nhau giữa bổ ngữ khả năng và bổ ngữ trình độ 32
II.Thực trạng và giải pháp cho vấn đề học ngoại ngữ……………..……34
4.1. Thực trạng học ngoại ngữ hiện nay nói chung 34
4.1.1. Vấn đề học ngoại ngữ của trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công
Nghệ Việt Nhật 34
4.1.2. Những vấn dề gặp phải khi học tiếng trung nói chung và hai
loại bổ ngữ nói riêng. 34
4.2.Giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc học hai loại bổ ngữ
trình độ và bổ ngữ khả năng. 35
CHƯƠNG V- KẾT LUẬN,Ý NGHĨA VÀ KIẾN NGHỊ 36
5.1. Kết luận 36
5.3. Kiến nghị 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO39
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa Tiếng trung

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Để hoà mình vào xu thế chung của xã hội, hiện nay tất cả các quốc gia trên
thế giới đều đẩy mạnh phương châm “mở rộng cánh cửa” giao lưu, hợp tác
với tất cả các nước trên thế giới. Trong đó có Việt Nam chúng ta. Việt Nam
đã đang và ngày càng đẩy mạnh mở rộng giao lưu hợp tác với tất cả các
nước trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, chinh trị, văn hoá, y
tế, giáo dục…Nhờ chính sách mở cửa của nhà nước, hiện nay Việt Nam đã
trở thành địa chỉ đầu tư đáng tin cậy, là thị trường hấp dẫn nhất đối với các
nhà đầu tư trong khu vực và trên thế giới. vấn đề đặt ra ở đây chính là “các
quốc gia giao lưu hợp tác với nhau như thế nào? Khi bất đồng về phong tục,
văn hoá, đặc biệt là bất đồng về ngôn ngữ”.
Mọi khoảng cách về đia lí, về văn hoá và phong tục tập quán sẽ được rút
ngắn lại khi mà chúng ta hiểu được ngôn ngữ của đất nước đó. Qua đó có
thể thấy được ngoại ngữ chiếm vị trí rất quan trọng, nó như chiếc cầu nối,
giúp rút ngắn khoảng cách giữa người với người và giữa quốc gia này với
quốc gia khác. Nó làm cho mối quan hệ giữa người với người ngày càng tốt
đẹp hơn, quan hệ giũa các quốc gia ngày càng phồn vinh hơn.
Xuất phát từ lí do này, hiện nay học ngoại ngữ đã trở thành trào lưu đang
phát triển một cách mạnh mẽ không chỉ ở những nước phát triển mà cả các
nước đang phát triển trong đó có việt Nam.
Như chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển, con người cũng phải phát
triển mới có thể tồn tại và phát triển được. Do đó biết ngoại ngữ trở thành
đòi hỏi tất yếu trong xã hội hiện đại.
Ngay từ các trường tiểu học đến các trường cao đẳng, đại học đã đưa các
loại ngoại ngữ vào giảng dạy như: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng
Nga, tiếng Nhật….Nhưng trên thực tế tiếng Anh và tiếng Trung là hai thứ

Nguyễn Thị Trang- CĐTT01-K4 1


Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa Tiếng trung

ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Nếu như tiếng Anh được coi là ngôn
ngữ chung, phổ biến của thế giới thì tiếng Trung lại là thứ tiếng được sử
dụng nhiều nhất trên thế giới. Có thể nói hiện nay, tiếng Trung như một “
luồng gió mạnh mẽ” đã đang và ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các
quốc gia trên giới, trong đó có Việt Nam. Tại sao có thể nói như vây? Lí do
đơn giản đó là: Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế rất phát triển với dân
số lớn nhất thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc dân số Trung Quốc sinh
sống hầu hết ở tất cả các nước trên thế giới. Trong đó Việt Nam chịu ảnh
hưởng sâu sắc. Là láng giềng hữu nghị lâu dài, có nhiều biên giới tiếp giáp,
dẫn đến việc giao lưu hợp tác giữa hai nước là việc không thể không xảy ra.
Chính vì thế cho nên việc học tiếng Trung đã trở thành xu thế mạnh mẽ ở
các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Qua điều tra, thu thập ý kiến của những người học ngoại ngữ nói chung và
những người học tiếng Trung nói riêng đặc biệt là sinh viên học tiếng Trung.
Đại đa số mọi người đều cho rằng học tiếng Trung rất thú vị. Nói tiếng
Trung không khó nhưng chữ viết và ngữ pháp vô cùng phức tạp, đặc biệt là
phần bổ ngữ. Bổ ngữ có rất nhiều loại khác nhau: bổ ngữ khả năng, bổ ngữ
trình độ, bổ ngữ kết quả, bổ ngữ số lượng ...Trong đó bổ ngữ khả năng và bổ
ngữ trình độ là hai loại bổ ngữ tương đối phức tạp. Làm thế nào để nhận biết
được hai loại bổ ngữ này, đây là một trong những trở ngại gây khó khăn
cho người học tiếng Trung.
Xuất phát từ lí do trên, bản thân là sinh viên khoa tiếng Trung em lựa chọn
chuyên đề “phân tích bổ ngữ khả năng, bổ ngữ trình độ, so sánh sự giống và
khác nhau giữa hai loại bổ ngữ này”.
Thông qua đề tài này hi vọng sẽ giúp người đọc có thêm kiến thức về hai
loại bổ ngữ, biết được cách dùng và ý nghĩa của chúng trong ngữ pháp tiếng
Trung.

Nguyễn Thị Trang- CĐTT01-K4 2


Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa Tiếng trung

1.2. Giới hạn nghiên cứu


1.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về bổ ngữ trình độ và bổ ngữ khả năng , phân biệt sự giống và
khác nhau giữa chúng.
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu bổ ngữ trong tiếng Hán , chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu bổ ngữ
khả năng và bổ ngữ trình độ.
1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.3.1.Mục đích nghiên cứu
Giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hai loại bổ ngữ trình độ và bổ ngữ khả năng.
Đồng thời biết cách sử dụng và phân biệt được hai loại bổ ngữ này.
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc và cách sử dụng của hai loại bổ
ngữ trình độ và bổ ngữ khả năng.
1.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hoàn thiên báo cáo này, em đã sử dụng phương pháp thu thập,
phân tích tài liệu, đây là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua
các tài liệu có sẵn. Có hai phương pháp phân tích tài liệu:
Phương pháp phân định tính và phương pháp phân tích định lượng (phân
tích tần suất phân tích hình thức hoá.
Với đề tài này tôi vận dụng phương pháp sau: Phương pháp phân tích tài
liệu tổng hợp gồm nghiên cứu lý luận, so sánh đối chiếu và thu thập thông
tin.
Báo cáo dựa trên việc thu thập thông tin theo đối tượng và mục tiêu nghiên
cứu đã đề ra. Nguồn thông tin thu được trên các sách báo, qua internet và
các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu..
1.3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu là 8tuần (từ ngày 10/01 đến 03/03/2012)

Nguyễn Thị Trang- CĐTT01-K4 3


Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa Tiếng trung

1.3.2.3.Bố cục đề tài


Đề tài chia làm: ba phần, năm chương
Phần Một: Phần Mở Đầu
Chương I: Đặt vấn đề
1. Lý do chọn để tài
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3. Mục đích và mực tiêu nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Thời gian nghiên cứu
6. Bố cục đề tài
Phần Hai: Nội Dung
Chương II: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1. Khái niệm bổ ngữ
2. Đặc điểm về bổ ngữ
3. Phân loại bổ ngữ trong tiếng hán
4. Sự khác biệt giữa bổ ngữ và tân ngữ
5. Vị trí của bổ ngữ và tân ngữ
6. Bổ ngữ và trạng ngữ
Chương III : Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
2. Phương pháp so sánh đối chiếu
3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
4. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu
5. Phương pháp trực quan
6. Phương pháp điều tra
7. Tiến hành nghiên cứu
8. Nhận định chung
Chương IV : So sánh bổ ngữ - thực trạng, giải pháp cho vấn đề
Mối quan hệ giữa bổ ngữ khả năng và bổ ngữ trình độ

Nguyễn Thị Trang- CĐTT01-K4 4


Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa Tiếng trung

1.Bổ ngữ khả năng là gì?


2.Đặc điểm của bổ ngữ khả năng
3.Cấu trúc của bổ ngữ khả năng
4.Bổ ngữ trình độ là gì?
5.Đặc điểm của bổ ngữ trình độ
6.Cấu trúc của bổ ngữ trình độ
7.So sánh sự giống và khác nhau của bổ ngữ trình độ và bổ ngữ khả
năng
Phần Ba: Kết Luận
Chương V- Kết luận- Ý nghĩa- Kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
.

Nguyễn Thị Trang- CĐTT01-K4 5


Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa Tiếng trung

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG II - TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

I- Sơ lược về bổ ngữ trong tiếng Hán


2. 1. Khái niệm bổ ngữ
Từ và từ tổ đặt sau động từ hoặc vị ngữ hình dung từ có tác dụng bổ sung,
nói rõ về vị ngữ…được gọi là bổ ngữ.
Bổ ngữ là thành phần bổ sung nhằm nói rõ hơn về thời gian, số lượng, trình
độ, kết quả, xu hướng…của động tác đã nêu lên trước đó.
2.1.1 Đặc điểm về bổ ngữ
2.1.1.1 Thành phần cấu thành bổ ngữ
Bổ ngữ chủ yếu do những từ mang tính vị ngữ, từ tổ giới từ , từ tổ số lượng
đảm nhiệm.
Những từ mang tính vị ngữ làm bổ ngữ gồm có:
Hình dung từ: (台高) nâng lên,(走得快)đi nhanh, (洗干净) rửa sạch, (
说清楚) nói rõ,(抓紧) nắm chắc…
Động từ: ( 写完) viết xong , (听懂) nghe hiểu, (看得见) nhìn rõ , (听得出
来) nghe ra ,(学会) học được…
Cụm từ chủ vị: 高兴得眼泪都快流出来了! Vui đến nỗi nước mắt như
muốn trào ra.
气得脸都白了 Tức đến nỗi mặt mày tái nhợt.
Cụm từ thuật tân: 急得想哭 Nóng ruột đến phát điên.
说得没有分寸 Ăn nói không có chừng mực.
Cụm từ liên hợp: 他 长得又精干又潇洒 Anh ta vừa nhanh nhẹn tháo vát
vừa rất thân thiện dễ gần.
累得筋疲力尽 Mệt đến nỗi sức cùng lực kiệt.
Cụm từ trạng ngữ: 起得很早 Dậy rất sớm .
睡得很晚 Ngủ rất muộn.

Nguyễn Thị Trang- CĐTT01-K4 6


Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa Tiếng trung

Cụm từ liên vị: 他气得流着眼泪跑了出来. Anh ta tức quá vừa khóc vừa
chạy ra ngoài.
Cụm từ kiêm ngữ: 奇怪得令人无法捉摸. Kỳ lạ quá khiến người ta đoán
không ra .
Từ tổ số lượng làm bổ ngữ: 看了三遍 Nhìn ba lượt, 走了一趟 Đi một
chuyến,住了半个月 Ở nửa tháng,看了两眼 Nhìn bằng hai mắt。
Cụm giới từ làm bổ ngữ: 出生在上海 Sinh ra ở Thượng Hải, 写于二十年
代初期 Viết vào thời kỳ đầu những năm hai mươi. 始于上个世纪 Bắt đầu
từ thế kỷ trước。
2.1.1.2 Giữa bổ ngữ và trung tâm ngữ có trợ từ kết cấu “得”
Trong tiếng Hán nói chung, giữa bổ ngữ và trung tâm ngữ thường có trợ từ
kết cấu “de”.
Ví dụ:
1. 他汉语说得流利 Anh ta nói tiếng Hán rất lưu loát.
2. 他跑得快 Anh ta chạy rất nhanh.
2.1.2 Phân loại bổ ngữ tiếng Hán
Căn cứ vào ý nghĩa và đăc điểm kết cấu bổ ngữ tiếng Hán phân làm sáu loại
cơ bản.
2.1.2.1 Bổ ngữ trình độ
Từ và từ tổ đặt sau động từ hoặc hình dung từ vị ngữ có tác dụng nói rõ trình
độ , tính chất tình cảm thái độ của động tác được gọi là bổ ngữ trình độ.
Ví dụ: 热得很 nóng quá,气死了 tức chết đi được,舒服多了 thoải mái
nhiều hơn,少一些 ít một chút,安心一点 yên tâm một chút...
2.1.2.2 Bổ ngữ kết quả
Bổ ngữ kết quả là thành phần bổ sung , biều thị kết quả của động tác. Bổ
ngữ kết quả được đặt sau động từ vị ngữ.
Ví dụ: 写错 viết sai,抬高 nâng lên,洗干净 rửa sạch sẽ,说清楚 nói rõ
ràng,听懂 nghe hiểu,学会 học được…
2.1.2.3 Bổ ngữ xu hướng

Nguyễn Thị Trang- CĐTT01-K4 7


Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa Tiếng trung

Từ và từ tổ mà đặt sau động từ vị ngữ có tác dụng bổ xung, nói rõ được xu


hướng của động tác thì được gọi là bổ ngữ xu hướng
Bổ ngữ xu hướng gồm hai loại: bổ ngữ xu hướng đơn giản và bổ ngữ xu
hướng phức hợp.
Bổ ngữ xu hướng đơn giản do động từ 来,去 đảm nhiệm.
Ví dụ: 回来 quay về。进去 đi vào,拿来 mang đến,送去 gửi đi.
Bổ ngữ xu hướng phức hợp: do từ tổ động bổ nhiệm.
Ví dụ: 上来 đi lên,走进来 đi vào ,跑过去 chạy đi,回去 đi về,走进去
bước vào,拿出来 lấy ra,挂上去 treo lên.
2.1.2.4 Bổ ngữ khả năng
Từ hoặc từ tổ đặt sau động từ vị ngữ có chức năng bổ xung, nói rõ động tác
có thể đạt đến một kết quả hoặc một tình hình nào đó được gọi là bổ ngữ
khả năng.
Ví dụ: 写得完 viết xong,听得懂 nghe hiểu,走不了 không đi nổi,看得
清楚 nhìn rõ, 办不得 không làm nổi…
2.1.2.5 Bổ ngữ số lượng
Những từ và từ tổ số lượng đặt sau vị ngữ (động từ hoặc hình dung từ) có
tác dụng bổ sung, nói rõ độ cao, độ dài của người, sự vật hoặc nói rõ số lần
phát sinh của động tác; thời gian kéo dài của động tác v.v…được gọi là bổ
ngữ số lượng.
Ví dụ: 来过三次 đi ba lần,等了三年 đợi ba năm rồi, 坐了三
分钟 ngồi ba phút,说过三遍 nói ba lần…

2.1.2.6 Bổ ngữ chỉ thời lượng


Là lọai bổ ngữ dùng để nói rõ một động tác hoặc một trạng thái được duy trì
trong thời gian bao lâu gọi là bổ ngữ thời lượng. Bổ ngữ chỉ thời lượng chủ
yếu do cụm giới từ đảm nhiệm.

Nguyễn Thị Trang- CĐTT01-K4 8

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

You might also like