You are on page 1of 18

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN
Môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Giảng viên: Lê Thị Ngọc Hân
Đề bài: Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII (2021), Đảng ta xác định
đối ngoại phải giữ vai trò và vị trí tiên phong trong “tạo lập và giữ
vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài
để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Hãy
dựa trên thực tiễn để phân tích làm rõ thời gian qua đối ngoại đã phát
huy được vai trò và vị trí tiên phong đó như thế nào."
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 22

Đỗ Diệu Linh : TTQT49C11699


Nguyễn Phương Thảo : TTQT49C11869
Hoàng Phương Thảo : TTQT49B11875

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2024


Mục lụ

2
c
I. Giới thiệu và tổng quan về Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII..............................1
II.Phân tích các nỗ lực và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thực hiện phát huy
vai trò và vị trí tiên phong từ Đại hội XIII đến nay.........................................................2
1.Phát huy vai trò và vị trí tiên phong trong tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định.........................................................................................................................2
1.1. Tầm quan trọng của môi trường hòa bình, ổn định đối với phát triển đất nước
và vị thế quốc tế của Việt Nam.................................................................................2
1.2. Tăng cường đối ngoại đa phương, góp phần nâng cao vai trò, tiếng nói của
Việt Nam trên trường quốc tế...................................................................................3
1.3. Thúc đẩy đối thoại, hợp tác, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp
quốc tế......................................................................................................................4
1.4. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia
trên các lĩnh vực, nhất là trên biển, đảo....................................................................5
2.Phát huy vai trò và vị trí tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài để
phát triển đất nước.......................................................................................................6
2.1. Việt Nam đẩy mạnh và làm sâu sắc quan hệ với các nước; tiếp tục mở rộng và
nâng tầm mạng lưới quan hệ với các đối tác, nhất là với các nước láng giềng, các
nước lớn, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống; góp phần thu hút nguồn lực
nước ngoài để phát triển đất nước............................................................................6
2.2. Việt Nam tích cực huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các
công ty đa quốc gia, vốn vay ưu đãi, các nguồn viện trợ, hỗ... từ các nước, tổ chức
quốc tế; thu hút về công nghệ, cách quản trị hiện đại, nhân lực,... để đóng góp vào
việc phát triển các công nghiệp, cơ hạ tầng, và tạo việc làm cho người dân..........7
2.3. Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các hiệp định thương
mại tự do (FTA) thế hệ mới......................................................................................8
3.Phát huy vai trò và vị trí tiên phong trong nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. .9
3.1. Một Việt Nam đầy nhân văn và nhân đạo trong mắt bạn bè quốc tế.................9
3.2. Một Việt Nam tự tin trên trường quốc tế.........................................................11
III. Kết luận chung........................................................................................................12

1
1
I. Giới thiệu và tổng quan về Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII 1 của Đảng Cộng sản Việt Nam chính
thức khai mạc sáng ngày 26/01/2021, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ đô Hà
Nội. Dự Đại hội có 1.587 đại biểu thay mặt cho hơn 5 triệu đảng viên toàn Đảng. Chủ
đề của Đại hội là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một
nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội XIII đã nhận được 298 thư, điện mừng của 149 đảng, 06 tổ chức khu
vực và quốc tế, 93 tổ chức hữu nghị, nhân dân, 25 Đoàn ngoại giao, 16 cá nhân từ 92
quốc gia. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhận được điện, thư chúc mừng
nhiều nhất so với các kỳ Đại hội trước, cho thấy tình cảm sâu sắc của bạn bè quốc tế
đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; đồng thời, khẳng định vai trò, vị thế, uy tín
của Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
Đảng đánh giá, dự báo tình hình thế giới: Đại hội XIII khẳng định hòa bình,
hợp tác và phát triển là xu thế lớn, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển,
song nhấn mạnh các xu thế này đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn do “thế giới đang
trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo”;
Châu Á- Thái Bình Dương có vai trò ngày càng quan trọng, nhưng chỉ rõ đây là khu
vực “tiềm ẩn nhiều bất ổn”, v.v… Trong bối cảnh nhiều thách thức an ninh phi truyền
thống diễn biến phức tạp, Đảng nhận định tác động của đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo
dài, “làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách
thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thế giới”.
Đảng đưa ra mục tiêu đối ngoại và xác định vai trò vị trí tiên phòng của
đối ngoại. Mục tiêu đối ngoại: Đại hội XIII khẳng định "bảo đảm cao nhất lợi ích quốc
gia - dân tộc", tức là đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trước hết và trên hết; đồng thời,
chỉ ra nguyên tắc chung là phải luôn nỗ lực đạt được lợi ích quốc gia- dân tộc tới mức
cao nhất có thể.
Trên cơ sở đánh giá toàn diện thành tựu, bài học, thế và lực của đất nước sau 35
năm đổi mới, bối cảnh quốc tế và trong nước, thời cơ chiến lược cũng như thách thức
đặt ra đối với đất nước, Đại hội XIII tiếp tục kế thừa những nội dung xuyên suốt
1
Trích Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2021, “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam

1
đường lối đối ngoại của Đảng ta thời kỳ đổi mới, đồng thời phát triển và bổ sung nhiều
nội dung mới để đối ngoại đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Và điểm mới nổi bật trong đường lối đối ngoại Đại hội XIII là lần đầu tiên Đảng xác
định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong “tạo lập và giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao
vị thế và uy tín của đất nước”. Các nhiệm vụ này quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó
giữ vững hòa bình, ổn định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phục vụ phát triển
đất nước là nhiệm vụ trung tâm; nâng cao vị thế và uy tín đất nước là nhiệm vụ quan
trọng.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn lấy ngoại giao hòa hiếu
làm thượng sách giữ nước. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại đi đầu tạo thế “vừa đánh, vừa đàm”, tranh thủ
ủng hộ quốc tế, phá bao vây cấm vận, mở ra cục diện phát triển mới cho đất nước.
Trong công cuộc đổi mới, đối ngoại “đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc
và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước”.
Như vậy, việc khẳng định vai trò tiên phong của đối ngoại trong văn kiện Đại
hội XIII là bước phát triển mới kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với xu thế hòa bình,
hợp tác và phát triển trên thế giới về tư duy đối ngoại của Đảng trên cơ sở vận dụng
sáng tạo tư tưởng giữ nước mang tính chủ động cao của dân tộc, đúc kết thực tiễn phát
triển và hội nhập quốc tế của đất nước.

II.Phân tích các nỗ lực và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thực hiện phát
huy vai trò và vị trí tiên phong từ Đại hội XIII đến nay

1.Phát huy vai trò và vị trí tiên phong trong tạo lập và giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định
1.1. Tầm quan trọng của môi trường hòa bình, ổn định đối với phát triển đất
nước và vị thế quốc tế của Việt Nam
Môi trường hòa bình và ổn định đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
hợp tác quốc tế và an ninh khu vực của Việt Nam. Một môi trường ổn định thu hút đầu
tư và giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư dài hạn. Điều đó được thể hiện qua
thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau
Indonesia và Singapore (hai nền kinh tế phát triển nhất khu vực). Điều này tạo cơ hội
cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cải thiện đời sống dân cư. Cụ thể trong năm
2023 nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra hơn 2,5 triệu việc làm mới, giải quyết việc làm
cho gần 600.000 lao động trở lại làm việc sau dịch COVID-19. Ngoài ra, một môi
trường hòa bình và ổn định cũng thúc đẩy hợp tác quốc tế của Việt Nam, góp phần mở
rộng quan hệ đối tác và tham gia vào các hiệp định thương mại, hợp tác kinh tế, giúp
2
hoạt động xuất nhập khẩu luôn tăng trưởng ổn định. Đây là thành quả của nhiều yếu
tố, trong đó có sự ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, môi
trường hòa bình và ổn định đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh và ổn định
khu vực. Môi trường hòa bình và ổn định còn là cơ sở để xây dựng một xã hội công
bằng, văn minh và phát triển bền vững, tập trung vào nâng cao chất lượng cuộc sống,
phát triển giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Tất cả những điều này
đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam và nâng cao vị thế quốc tế của
quốc gia.

1.2. Tăng cường đối ngoại đa phương, góp phần nâng cao vai trò, tiếng nói của
Việt Nam trên trường quốc tế
Từ sau Đại hội XIII Đảng và nhà Nước đã xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong
của đối ngoại trong “tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các
nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”
nên Việt Nam luôn tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao đa phương đây là minh
chứng cho một Việt Nam đang tích cực, chủ động tham gia định hình “luật chơi” 2 và
nguyên tắc của thể chế đa phương. Trọng trách đa phương đầu tiên của Việt Nam sau
Đại hội Đảng XIII là đảm nhiệm tốt vai trò chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Và Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy
viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, với
việc tham gia hàng trăm cuộc họp và bỏ phiếu các nghị quyết, đưa ra nhiều sáng kiến
quan trọng về các vấn đề liên quan đến thượng tôn pháp luật trong bảo vệ hòa bình và
an ninh thế giới; thúc đẩy bảo vệ người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em; ứng phó với
những thách thức an ninh phi truyền thống (biến đổi khí hậu, nước biển dâng...); thúc
đẩy hợp tác chặt chẽ hơn và nâng cao vai trò của các tổ chức, khu vực và tiểu khu vực,
hợp tác giữa các tổ chức, khu vực và tiểu khu vực với Liên hợp quốc trong bảo vệ hòa
bình và an ninh ở các khu vực và quốc tế. Đặc biệt, tháng 12-2021, Việt Nam đã tổ
chức thành công Phiên họp theo thể thức Arria đầu tiên về vấn đề trẻ em không có sự
chăm sóc của cha mẹ trong xung đột. Trên cương vị Chủ tịch luân phiên của Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc, trong tháng 4-2021, Việt Nam đã tổ chức, chủ trì, điều hành
khoảng 30 cuộc họp theo phương châm tích cực, chủ động, có trách nhiệm, vừa bảo
đảm sự khách quan, minh bạch, vừa linh hoạt, xử lý hài hòa, cân bằng mối quan tâm
của các nước đối với các vấn đề được thảo luận và thúc đẩy hợp tác, đồng thuận tại
Hội đồng Bảo an thúc đẩy thông qua Tuyên bố Chủ tịch của Hội đồng Bảo an Liên
2
Luật chơi trong quan hệ đa phương là những quy định, nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị được các
quốc gia, tổ chức quốc tế thừa nhận và tuân thủ

3
hợp quốc, trong đó nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế để chung tay giải
quyết những hệ lụy của bom mìn sau chiến tranh đối với an toàn và sinh kế bền vững
của người dân, cộng đồng.
Tại khu vực Đông Nam Á, sau năm 2020 thành công với vai trò Chủ tịch
ASEAN lần thứ 37 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, bao
gồm cả khu vực ASEAN. Đây cũng là năm bản lề trong nhiệm kỳ đầu tiên của Việt
Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhóm Công tác về AWGIPC 3, sang 2021 Việt Nam
tiếp tục tham gia chuỗi các hội nghị cấp cao và quan trọng của ASEAN như Hội nghị
cấp cao ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN với các đối tác, Hội nghị cấp cao Mê
Kông - Hàn Quốc lần thứ ba, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến... Cùng với đó,
Việt Nam chủ động tham gia, tích cực phối hợp một cách có trách nhiệm với nước Chủ
tịch Brunei thúc đẩy các ưu tiên của năm 2021, nhất là chủ động và hiện thực hóa các
chương trình kế hoạch theo sáng kiến của Việt Nam từ năm 2020, như: Quỹ ASEAN
về ứng phó dịch bệnh Covid-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, Khung
phục hồi tổng thể ASEAN và Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN (ATCAF)...

1.3. Thúc đẩy đối thoại, hợp tác, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp
quốc tế
Việt Nam tiếp tục đề xuất và ủng hộ việc thực hiện và giám sát Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp liên quan đến Biển Đông.
Việt Nam đã thực hiện một vai trò tích cực trong việc xây dựng và duy trì một môi
trường ổn định và hòa bình trên Biển Đông thông qua các cuộc đàm phán và tham gia
vào các cơ chế đa phương như Diễn đàn ASEAN về giải quyết tranh chấp (ARF) và
Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA). Tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác khu vực với các
quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo ra một môi trường ổn định và hòa bình. Việt
Nam đã tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh, hội nghị và tham gia vào các diễn đàn quốc
tế như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn Khu
vực ASEAN (ARF) để thảo luận và tìm kiếm các giải pháp chung cho các vấn đề an
ninh và hòa bình khu vực. Qua việc tham gia vào các cơ quan và tổ chức quốc tế, Việt
Nam đã đóng góp vào việc xây dựng và thúc đẩy các quy tắc và nguyên tắc quốc tế,
đặc biệt là UNCLOS và các công ước quốc tế khác liên quan đến hòa bình, an ninh và
quyền con người. Việt Nam đã tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự và an ninh với các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để nâng cao khả năng ứng phó với các tình
huống an ninh không truyền thống và tạo điều kiện cho hòa bình và ổn định khu vực
Việt Nam đã tổ chức các cuộc tập trận, trao đổi thông tin, hợp tác trong lĩnh vực truyền
thông an ninh, và đào tạo quân sự.

3
Hợp tác sở hữu trí tuệ các nước ASEAN
4
Một trong những hoạt động thành công nhất của Việt Nam trong năm 2021 là
Việt Nam đã đóng vai trò trung gian và là địa điểm tổ chức hai cuộc gặp thượng đỉnh
lịch sử giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Điều này đã đưa Việt Nam trở thành một địa điểm quan trọng cho các cuộc đàm phán
quốc tế và công nhận vai trò của nước ta trong việc thúc đẩy hòa bình và giải quyết
tranh chấp khu vực. Sự kiện này đã góp phần ổn định khu vực Đông Á và giảm căng
thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Bằng cách tạo điều kiện cho các bên tham gia trực tiếp
đàm phán và tìm kiếm giải pháp chung. Qua đó giúp nước ta tăng cường quan hệ đa
phương và nâng cao uy tín quốc tế của nước ta,việc được chọn làm địa điểm tổ chức
các cuộc gặp thượng đỉnh đã thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao về vai trò và khả
năng tổ chức của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp và thúc đẩy hòa bình.
Việt Nam đã tham gia các lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hợp Quốc tại
nhiều quốc gia trên thế giới, đã và đang đóng góp tích cực cho sự ổn định và hòa bình
thế giới. Sau năm 2021, Việt Nam đã gửi quân đội tham gia lực lượng duy trì hòa bình
Liên Hợp Quốc tại các quốc gia như Nam Sudan, Central African Republic, và
Lebanon. Điều đó chứng tỏ Việt Nam luôn đóng góp tích cực cho sự ổn định và hòa
bình thế giới

1.4. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia
trên các lĩnh vực, nhất là trên biển, đảo
Từ mục tiêu đối ngoại của đảng “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc”
đã nói lên nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Lợi ích “quốc gia - dân tộc” cao nhất là bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát
triển đất nước; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, Đại hội XIII
bổ sung bảo đảm an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xã hội trật tự, kỷ
cương cũng là những lợi ích quan trọng của “quốc gia - dân tộc”. Các thành tố nói
trên có quan hệ chặt chẽ, tương hỗ và thống nhất với nhau, không thể coi nhẹ thành tố
nào4, đồng thời là căn cứ quan trọng nhất để xác định đối tác- đối tượng, hợp tác- đấu
tranh trong đối ngoại, là "bất biến" để ứng phó với tình hình diễn biến nhanh, phức tạp.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước trong khu vực đặc biệt là
với Trung Quốc luôn đặt lên hàng đầu. Việt Nam luôn yêu cầu các nước tuân thủ Công
4
Bùi Thanh Sơn, 2021, “Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện
đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới”

5
ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp và lên án các
hành động gây hấn, khiêu khích để tránh các hành động xung đột vũ trang. Bên cạnh
đó biên giới đất liền cũng luôn được giám sát chặt chẽ đảm bảo an ninh ngăn chặn
hành động quấy rối gây mất an ninh quốc gia và xử lý nghiêm các cá nhân tổ chức có
hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước.

2.Phát huy vai trò và vị trí tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài để
phát triển đất nước
Trong những năm qua, Việt Nam liên tục đạt được những bước phát triển tích
cực, luôn đứng trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, vị thế trên trường
quốc tế ngày càng cao; đời sống người dân được nâng lên, thứ tự năng lực cạnh tranh
quốc tế được cải thiện. Nước ta hiện nay đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn
cầu, có quan hệ thương mại với rất nhiều đối tác; nhiều nước đã công nhận quy chế
kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Thực thi đường lối được đề ra trong Đại hội XIII,
Việt Nam tích cực phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong huy động các nguồn
lực bên ngoài và mở rộng các mối quan hệ đối ngoại. Trong quá trình ấy, nước ta đã
đạt được thành tựu đáng kể trong việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, tham gia
vào các hiệp định thương mại tự do, và huy động các nguồn lực bên ngoài để phát
triển đất nước.

2.1. Việt Nam đẩy mạnh và làm sâu sắc quan hệ với các nước; tiếp tục mở rộng
và nâng tầm mạng lưới quan hệ với các đối tác, nhất là với các nước láng giềng,
các nước lớn, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống; góp phần thu hút
nguồn lực nước ngoài để phát triển đất nước
Tiếp tục phát huy thế và lực mới của đất nước, bám sát đường lối đối ngoại Đại hội
XIII của Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Trung ương Đảng, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các hoạt động đối
ngoại trong năm 2023, nhất là đối ngoại cấp cao, đã diễn ra sôi động, rộng khắp các
châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng. Việt Nam đã chủ động,
tích cực tham gia tổ chức các hoạt động đối ngoại như: Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng thăm Trung Quốc (2022); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Singapore,
Campuchia; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Campuchia (2022), Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Cuba, Argentina và Uruguay (2023)... Thủ tướng
Cuba Manuel Marrero Cruz thăm Việt Nam (2022); Chủ tịch Quốc hội Mozambique
thăm Việt Nam (2022);... Trong năm qua, chúng ta đã tổ chức thành công 22 chuyến
thăm của lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè
truyền thống và 28 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam cùng
với hàng trăm cuộc gặp cấp cao tại các diễn đàn, hội nghị đa phương; trong đó, có
6
những chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử như chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden... Nước ta
cũng đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đối tác Trung Quốc, Singapore; tổ chức
và tham gia nhiều hoạt động đoàn kết, ủng hộ nhân dân Cuba; tăng cường quan hệ hợp
tác với các đối tác ở Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh, Đức, Argentina và nhiều nước khác.
Thành công của các chuyến thăm, hoạt động đối ngoại này đã tạo nên bước phát triển
mới về chất trong đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta, đi đầu trong việc huy
động các nguồn lực bên ngoài, góp phần quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Từ một
nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia,
trong đó có 6 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước
đối tác toàn diện. Qua các năm, Việt Nam đã chủ động phát triển quan hệ đối tác với
nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, xây dựng một mạng lưới quan hệ đa dạng với các
đối tác trọng yếu trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu
Âu và ASEAN,... Điều này đã giúp nước ta huy động được các nguồn lực bên ngoài
quan trọng để phát triển đất nước.

2.2. Việt Nam tích cực huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các
công ty đa quốc gia, vốn vay ưu đãi, các nguồn viện trợ, hỗ trợ kỹ thuật,... từ các
nước và tổ chức quốc tế; thu hút về công nghệ, cách quản trị hiện đại, nhân lực,...
để đóng góp vào việc phát triển các ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng, và tạo việc
làm cho người dân
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
huy động trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FII) và nguồn
kiều hối… Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một động lực chính cho sự phát triển
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Giai đoạn gần đây dòng vốn FDI và
lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam luôn tăng mạnh theo từng năm. Chính sách mở
cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam cho tới nay đã giúp đẩy mạnh việc Việt
Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và
đa dạng hóa xuất khẩu. Đồng thời, chính sách này đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho
một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được nguồn thu của Nhà
nước và cán cân thanh toán quốc gia. Ngoài những lợi ích trực tiếp, thực tế cũng cho
thấy vốn FDI đã bắt đầu tạo ra những lợi ích gián tiếp đáng kể nhờ tạo hiệu ứng lan tỏa
sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế, như giới thiệu các công nghệ, bí quyết kinh
doanh mới, các chuẩn mực quốc về sản xuất và dịch vụ, phát triển kỹ năng cho lực
lượng lao động, cũng như tạo việc làm trong các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch
vụ. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
7
giới, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội, 55% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp; hơn 70% kim ngạch xuất khẩu5. Dòng vốn ngoại đã hiện diện ở hầu hết các địa
phương trong cả nước với nhiều dự án được đầu tư bởi những tên tuổi lớn toàn cầu,
như Intel, Microsoft, Foxconn, Samsung, Sanyo, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic...,
góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế, như dầu khí,
điện tử, viễn thông …Việt Nam thực hiện chính sách chủ động thu hút đầu tư nước
ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí
đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ
cao, công nghệ sạch, giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất
gắn với đào tạo nhân lực. Một loạt các chính sách được Nhà nước đề ra để nỗ lực định
hướng thu hút FDI như: bổ sung các chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp
với các xu hướng đầu tư trong tương lai và phù hợp với định hướng, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội nước ta; hoàn chỉnh khung pháp lý; chính sách ưu đãi đầu tư;
chính sách thu hút đại bàng; cải cách thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh,...
Tính lũy kế đến ngày 20-1-2022, sau 35 năm “đón” vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thu hút 34.642 dự án còn hiệu lực,
với tổng vốn đăng ký gần 415,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư
nước ngoài ước đạt trên 253,2 tỷ USD, bằng gần 61% tổng vốn đầu tư đăng ký còn
hiệu lực. Nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới như Apple, Goertek, Foxconn, Luxshare
đang có kế hoạch chuyển các hoạt động sản xuất và tăng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng
của hãng sang Việt Nam càng khẳng định bước chuyển mình để Việt Nam trở thành
trung tâm sản xuất mới của thế giới. Việc các nhà đầu tư nước ngoài liên tục tăng vốn
đầu tư vào Việt Nam cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào
nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam, nên đã đưa ra các quyết định mở rộng
đầu tư dự án hiện hữu. Những động thái của các nhà đầu tư nước ngoài càng chứng tỏ,
Việt Nam đang thực sự trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới, đặc biệt trong
các lĩnh vực điện tử, công nghệ cao; thu hút nhiều nguồn lực bên ngoài để phát triển
đất nước.

2.3. Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các hiệp định thương
mại tự do (FTA) thế hệ mới
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó hội nhập sâu rộng, toàn diện và
có hiệu quả với các nước và khu vực, chủ động, tích cực tham gia các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới. Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam đã ký kết và tham
5
TS. Hoàng Ngọc Hải – TS. Hồ Thanh Thủy, 2023, “Thu hút có hiệu quả trực tiếp vốn đầu tư nước ngoài “thế hệ
mới”
8
gia vào nhiều Hiệp định thương mại tự do quan trọng như CPTPP, RCEP, EVFTA,
UKVFTA. Nhờ vào những hiệp định này, Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận thị trường
mới và tăng cường hợp tác kinh tế với các đối tác quan trọng trong khu vực và trên thế
giới. Việc huy động các nguồn lực bên ngoài thông qua các hiệp định thương mại tự
do đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt
Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế. Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quan tâm, chú ý nhiều hơn
đến thị trường Việt Nam, qua đó, mở ra triển vọng hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa
Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Việc thực thi các cam kết FTA đòi hỏi Chính
phủ Việt Nam phải tăng cường hơn nữa việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
xây dựng các chính sách, cơ chế mới để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, qua đó tăng cường và đẩy mạnh việc thu
hút FDI vào Việt Nam.

3.Phát huy vai trò và vị trí tiên phong trong nâng cao vị thế và uy tín của đất
nước
Đại hội XIII khẳng định vị thế tiên phong của Việt Nam trong nâng cao vị thế
và uy tín của đất nước. Khẳng định đó càng được minh chứng sinh động, thuyết phục
trong thành quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

3.1. Một Việt Nam đầy nhân văn và nhân đạo trong mắt bạn bè quốc tế
Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2021 cho đến nay, thế giới đã trải qua
không ít các biến động và Việt Nam hiện lên trong thời kỳ khó khăn ấy như một người
bạn đồng hành, một người bạn sẵn sàng giúp đỡ bất cứ quốc gia đang gặp khó khăn
nào trên toàn thế giới. Việt Nam nhận được lời cảm ơn chân thành của những công dân
nước ngoài, du khách quốc tế được chăm sóc y tế, bảo đảm sức khỏe và được cảm
nhận những giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả của con người Việt Nam giữa thời điểm
đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, phức tạp. Ngày 20/2/2023 vừa qua, Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hết lòng bày tỏ sự biết ơn khi gặp Đoàn cứu hộ, cứu nạn
của Quân đội nhân dân Việt Nam tại hai tỉnh Hatay và Kahramanmaras khi những nơi
này gặp khó khăn sau trận động đất. Không những vậy, người dân Nam Sudan cũng
không ít lần bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Bộ đội Việt Nam tại các Phái bộ Gìn
giữ hòa bình Liên hợp quốc đã trực tiếp cứu chữa, chăm sóc sức khỏe, giúp nâng cao
dân trí, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế để họ có cuộc sống thanh bình, hạnh
phúc…
Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, thân
thiện, mến khách; cũng là một dân tộc ngày càng khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng

9
sâu rộng trên chính trường quốc tế. Dấu ấn được ghi nhận đậm nét không chỉ thể hiện
ở thái độ ứng xử, văn hóa Việt Nam, truyền thống Việt Nam mà ở cả sự thay đổi, bứt
phá của nền kinh tế - xã hội đất nước; qua sự đóng góp của Việt Nam cho cộng đồng
quốc tế; qua chính những đánh giá, ghi nhận của nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế
giới.
Thời gian vừa qua, đất nước ta đã khẳng định mạnh mẽ vị thế tiên phong và có
nhiều đóng góp quan trọng đối với các tổ chức quốc tế. Trên bình diện đa phương,
Việt Nam có nhiều đóng góp hiệu quả và đảm nhiệm thành công vai trò chủ chốt tại
các tổ chức, diễn đàn, đặc biệt là Liên hợp quốc, ASEAN. Nước ta đã tiến hành các
hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc tháng 4-
2021. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu (COP26), ta đã tham gia, thúc đẩy các sáng kiến đa phương quan
trọng, nổi bật là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra cam kết tại Hội
nghị COP 26 về việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tham gia Cam kết
toàn cầu giảm phát thải metan, Tuyên bố Glasgow các nhà Lãnh đạo về Rừng và Sử
dụng đất, Tuyên bố chuyển đổi từ điện than sang điện sạch và Liên minh Hành động
Thích ứng toàn cầu. Nước ta cũng phối hợp tốt với Liên hợp quốc trong công cuộc
chống đại dịch Covid-19. Việt Nam chủ động đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo ở hầu hết
tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, nhất là ASEAN, ASEM, APEC, nhóm các nước
G7, G20...Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực
và toàn cầu. Hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh ngày càng đi vào chiều sâu, đạt
nhiều thành quả nổi bật, góp phần củng cố, nâng cao tiềm lực đất nước, bảo vệ Tổ
quốc từ sớm, từ xa.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong cuộc điện đàm với lãnh đạo
cấp cao Việt Nam từng khẳng định: “Việt Nam là nhân tố quan trọng đóng góp cho
hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới”. Đại sứ Barbara Woodward, Trưởng phái
đoàn thường trực Anh tại Liên hợp quốc đánh giá: “Việt Nam trực tiếp tham gia giải
quyết nhiều vấn đề quan trọng, chẳng hạn vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an
ninh, bảo vệ dân thường trong xung đột hay xử lý bom, mìn... Những đóng góp của
Việt Nam có giá trị cao, giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với hòa bình và an
ninh quốc tế”. Hơn thế, một điều dễ nhận thấy là các đồng chí lãnh đạo cấp cao của
Việt Nam thường được mời tham dự và có những bài phát biểu quan trọng tại các hội
nghị, diễn đàn quốc tế quan trọng.
Điều đặc biệt là trong những năm gần đây, uy tín, vị thế của Đảng Cộng sản
Việt Nam được khẳng định và nâng lên tầm cao mới. Các đảng, các quốc gia trên thế
giới đều tôn trọng thể chế chính trị Việt Nam. Trong 3 năm qua, chúng ta đã tổ chức
thành công 45 chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng
10
giềng, các nước đối tác chiến lược, nhiều đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và
tham dự nhiều diễn đàn đa phương quan trọng, đồng thời đón gần 50 chuyến thăm của
Lãnh đạo các nước đến Việt Nam, trong đó có những chuyến thăm mang tính lịch sử.
Một minh chứng sinh động cho uy tín, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trên
trường quốc tế là khi Đảng ta tổ chức thành công Đại hội lần thứ XIII đã nhận hơn 298
thư, điện mừng của nhiều quốc gia, nguyên thủ quốc gia, chính đảng, tổ chức quốc tế...
Hằng năm, nhân Ngày thành lập Đảng (3/2), các nước, các đảng, tổ chức quốc tế... đều
gửi thư, điện chúc mừng. Trong đó, bạn bè quốc tế luôn đánh giá cao vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam và những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới.
Các đảng, các nước, không phân biệt hệ thống chính trị, khuynh hướng chính trị, nhận
thức rất rõ vai trò và tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam; bày tỏ mong muốn
được hợp tác và mở rộng quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.

3.2. Một Việt Nam tự tin trên trường quốc tế


Sự phục hồi, ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam góp phần gia tăng
đáng kể uy tín, vị thế của đất nước trong thu hút đầu tư quốc tế. Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF) nhận định: Việt Nam là một điểm sáng “trong bức tranh xám màu” của kinh tế
toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh
tế trên thế giới tăng trưởng âm; tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2022 đạt 8,02%, cao
hơn nhiều so với mục tiêu 6 - 6,5% 6và là mức tăng cao so với các nước trong khu vực
cũng như trên thế giới; tăng trưởng GDP trong quý I/2023 tuy chỉ đạt 3,2% so với
cùng kỳ, nhưng theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, cả năm 2023, Việt Nam vẫn có
thể đạt tăng trưởng 6 - 6,5%. Những thành tựu giúp Việt Nam trở thành điểm đến lý
tưởng của các tập đoàn kinh tế toàn cầu, thậm chí có những tập đoàn đặt triển vọng,
tương lai phát triển 100 năm tới ở Việt Nam.
Cùng với đó, việc toàn Đảng, hệ thống chính trị và toàn dân đồng lòng, kiên
quyết, kiên trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã củng cố niềm tin của bạn bè, các
nhà đầu tư quốc tế về một nền chính trị ổn định, trong sạch. Những nỗ lực cải cách
hành chính, tinh giản biên chế, xây dựng chính phủ số... tạo ra môi trường đầu tư
thông thoáng, cơ chế thuận lợi cho hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Uy tín, vị thế Việt
Nam ngày càng lớn mạnh, như lời ông Ahmad Ibrahim Almutaqqi, Giám đốc Chương
trình nghiên cứu ASEAN: “Chúng ta đang chứng kiến một Việt Nam tự tin trên vũ đài
thế giới, có những đóng góp quan trọng cho khu vực. Và Việt Nam chính là tấm gương
phản chiếu những lý tưởng và giá trị mà ASEAN có thể mang lại cho nhân dân các
nước trong khu vực”.

6
qdnd.vn, 2023, “Khẳng định vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế”

11
III. Kết luận chung

Bối cảnh tình hình mới cùng kết quả hội nhập và phát triển quan hệ quốc tế của
Việt Nam đã khẳng định sự đúng đắn tư duy ngoại giao tiên phong mà Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng đã đề ra. Theo đó, ngoại giao tiên phong trước hết phải đi trước và
chủ động, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển. Điều
này là vô cùng cần thiết, bởi có môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi đã giúp chúng
thực hiện thành công đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Bên cạnh đó, một nhiệm rất quan trọng khác của đối ngoại là phải tranh thủ
thêm nguồn lực ở bên ngoài phục vụ cho sự phát triển, xây dựng đất nước, như Đại hội
XIII đã chỉ ra là phải phát triển ở tầng nấc cao hơn, nhằm thực hiện thành công mục
tiêu đến năm 2030 và 2045. Đồng thời, đối ngoại tiên phong là phải nâng cao vị thế
của mình, để bạn bè quốc tế hiểu và tin cậy Việt Nam hơn.
Nhìn lại khoảng thời gian kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, chúng ta đã
gặp phải rất nhiều thách thức về đối ngoại, như cạnh tranh nước lớn, đại dịch Covid-19
bùng phát khiến các nước phải đóng cửa, rồi vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng
hoảng, xung đột… Trong bối cảnh đó, đối ngoại của Việt Nam đã làm được rất nhiều
việc đáng ghi nhận. Đầu tiên phải kể đến là cùng với những nỗ lực trong nước, Việt
Nam đã tranh thủ được hợp tác quốc tế, sự trợ giúp từ bên ngoài mà tiêu biểu là “ngoại
giao vaccine” để ngăn chặn và cơ bản vượt qua được đại dịch. Thứ hai, trong thời
điểm khó khăn do dịch bệnh, dù gặp phải những vấn đề về phong tỏa trong và ngoài
nước, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được chuỗi cung ứng, gắn chặt với nền kinh tế thế
giới và khu vực, đến khi kiểm soát được dịch bệnh thì tiếp tục phát triển, khôi phục
hoạt động kinh tế, xã hội, nối lại được chuỗi cung ứng. Thứ ba, tính tiên phong của
ngoại giao còn thể hiện ở việc nhanh chóng thích ứng, linh hoạt kết hợp các hình thức
trực tuyến và trực tiếp cho các hoạt động song phương, đa phương và quốc tế.
Cũng trong nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng XIII, đã diễn ra hơn 170 hoạt động đối
ngoại cấp cao. Trong đó có hơn 30 chuyến thăm của các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt
đến các quốc gia, đón hơn 30 đoàn lãnh đạo cấp cao đến Việt Nam, hơn 80 cuộc điện
đàm, hội đàm trực tuyến đã được thực hiện. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại
giao với 192 nước, đặc biệt là quan hệ với các đối tác quan trọng, các nước láng giềng
ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Trên thực tế, quan
hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, bao gồm các nước ASEAN và các nước
chủ chốt khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, được đẩy mạnh theo cả
chiều rộng và chiều sâu, có những mối quan hệ được nâng lên tầm cao mới.
12
Lần đầu tiên, ngay sau Đại hội, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng được tổ chức đã quán triệt, nâng cao nhận thức và thống
nhất hành động trong việc kế thừa, phát huy sức mạnh của trường phái đối ngoại và
ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc cây
tre Việt Nam: "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", mềm mại, khôn khéo, nhưng
rất kiên cường. Từ đó, giữ vững tổng thể cục diện đối ngoại thuận lợi cho sự phát triển
đất nước, vừa khẳng định một Việt Nam bản lĩnh, chân thành, tin cậy và trách nhiệm.
Chúng ta không chỉ phục hồi hoạt động sản xuất, mà còn kịp thời mở rộng các
quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đã phát huy vai trò ở các
thể chế đa phương mang tầm thế giới và khu vực. Hoạt động này được kết hợp hài
hoà, nhuần nhuyễn với mở rộng hợp tác song phương. Tham gia xử lý các vấn đề phức
tạp ở các diễn đàn quốc tế, khu vực, chúng ta đã kết hợp được quan điểm, lập trường
của mình với nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, cũng như
trong tổng thể quan hệ chung của Việt Nam với các nước.
Tương lai của ngoại giao Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hội nhập
sâu rộng, toàn diện và có hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1. Bùi Thanh Sơn. “Đường Lối Đối Ngoại Đại Hội Đảng XIII KẾ Thừa, Phát
Triển và Hoàn Thiện Đường Lối Đối Ngoại Thời Kỳ Đổi Mới.”
https://dangcongsan.vn. Accessed January 3, 2024. https://dangcongsan.vn/thoi-
su/duong-loi-doi-ngoai-dai-hoi-dang-xiii-ke-thua-phat-trien-va-hoan-thien-
duong-loi-doi-ngoai-thoi-ky-doi-moi-598434.html.
2. Acomm(http://www.acomm.com.vn), Copyright(c) 2018. “Đại Hội Đại Biểu
Toàn Quốc Lần Thứ XIII Của Đảng Cộng Sản Việt Nam: Ban Chấp Hành
Trung Ương Đảng.” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam | Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Accessed January 3, 2024.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-
dang/lan-thu-xiii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-cong-san-
viet-nam-3660.
3. https://tcnn.vn/news/detail/59434/Khang-dinh-vi-the-uy-tin-quoc-te-ngay-cang-
cao-cua-Viet-Nam-tren-truong-quoc-te.html
4. https://media.qdnd.vn/long-form/thanh-qua-nua-nhiem-ky-thuc-hien-nghi-
quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang-khoi-sac-tu-noi-luc-bai-3-ngoai-giao-tien-phong-
phuc-vu-phat-trien-ben-vung-tu-luc-tu-cuong-57282

13
5. https://tuyengiao.vn/ngoai-giao-viet-nam-nam-2023-diem-sang-noi-bat-trong-
thanh-tuu-cua-dat-nuoc-152477
6. https://tcnn.vn/news/detail/59434/Khang-dinh-vi-the-uy-tin-quoc-te-ngay-cang-
cao-cua-Viet-Nam-tren-truong-quoc-te.html

14

You might also like