You are on page 1of 2

1/ Đọc bài Khan – Sử thi của người Ê đê ở Đắc lắc (trong mục Học liệu), chỉ ra

các nội dung: Đặc trưng của sử thi Tây Nguyên, nội dung cơ bản và văn hóa của
sử thi Tây Nguyên.
2/ Em hãy xem video về Lễ hội bỏ mả của người Tây Nguyên, ghi chép lại các
thông tin về: Mục đích của lễ hội, Diễn trình và ý nghĩa của lễ hội bỏ mả.
Bài làm
1. Khan – Sử thi của người Ê đê ở Đắc lắc
- Đặc trưng :
+ ( còn gọi Khan) ra đời trong điều kiện xã hội loài người có những
biến động lớn về những cuộc di cư lịch sử, đặc biệt là những cuộc
chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc để giành đất sống ở vùng rừng
núi Tây Nguyên.
+
- Nội dung cơ bản: phản ánh quan niệm về vũ trụ với thế giới thần
linh có ba tầng rõ rệt: tầng trời, tầng mặt đất và tầng dưới mặt đất - thế
giới mà con người và thần linh gần gũi với nhau; phản ánh xã hội cổ
đại của người Ê đê, cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng bình đẳng,
giàu có; phản ánh quyền lực gia đình mẫu hệ, đề cao vai trò của
người phụ nữ trong quản lý và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Nội dung Văn hóa:
+ Hát kể sử thi của người Ê đê là một sinh hoạt văn hoá đặc biệt,
người hát kể sử thi là pô khan
+ Ngôn ngữ diễn xướng sử thi gồm lời và nhạc kết hợp với nhau một
cách nhuần nhuyễn và thống nhất.
+ Sử thi Ê đê được thể hiện bằng hình thức hát kể và kể lời, người
hát kể có thể dùng cả cử chỉ, vẻ mặt để diễn tả tính cách, hành động
của nhân vật; Sử thi thường được hát kể vào buổi tối, sau một ngày
làm việc mệt nhọc, trong những dịp lễ hội của buôn làng...
+ Tác phẩm sử thi lại được các pô khan kể lại cho dân làng trong
không gian phù hợp: nhà dài , lễ bỏ mả , tại chòi rẫy
 sử thi có sức lôi cuốn, hấp dẫn người nghe đến kỳ lạ, giúp họ
quên đi những nhọc nhằn của cuộc sống lao động thường ngày,
đồng thời tiếp thêm nghị lực để họ vững tin vào tương lai, tránh
xa những điều tầm thường, vươn lên sống tốt đẹp hơn.
2. Lễ hội bỏ mả của người Tây Nguyên
- Mục đích: lễ Bỏ mả (cúng tuần mã, mãn tang) nhằm tiễn đưa người đã
mất về với ông bà, tổ tiên, đồng thời ràng bỏ mối quan hệ giữa người
sống đối với người đã mất.vì vậy lễ bỏ mả còn là nơi trai gái tự do
giao lưu tình cảm , trò chuyện, hát giao lưu, nhảy múa=> lễ tái sinh .
- Diễn trình:
+ Những lễ vật và vật dụng được dùng trong lễ bỏ mả thường được gia
đình người quá cố chuẩn bị trước hàng tháng. Lễ vật gồm: thịt như
heo, gà, rượu…ngoài ra họ còn làm các con rối, mặt nạ trang trí cho
những chiếc trống và dệt ý phục thổ cẩm đẹp , làm Kagor (một con
thuyền gỗ) được chạm khắc đẹp, kiểm tra lại bộ cồng chiêng . người ở
làng khác cũng sang giúp mang theo trâu, bò và một số lễ vật khác
như rượu gao..=> lễ hội của cả vùng
+ Công việc Đầu tiên là làm nhà mả và đẽo tượng mồ đc tiến hành
ngay tại khu nghĩa địa . trước lễ bỏ mả 10 ngày dân làng lập thành
từng đội vào rừng đẽo gỗ, chặt tre , cắt cỏ tranh đem về nghĩa địa
Lễ bỏ mả của người raglai và bana đc thực hiện trong 3 ngày và tuần
tự như sau:dựng nhà mả, làm lễ bỏ ma và lễ giải phóng cho người
sống. ngày thứ 2, diễn ra hình thức lễ bỏ ma là quan trọng nhất hay
còn gọi là lễ ăn bỏ ma . nghi thức cúng thắp tạm biệt người chết trong
lễ bỏ mả ko cầu kì và diễn ra tình cảm , người trong nhà khóc trong
khi người bên ngoài sẽ đánh cồng chiêng, ăn uống và nhảy múa. Vào
ngày thứ 2 của lễ bỏ mả, khi mà họ hàng, khách khứa đến đông đủ thì
lễ thức bỏ ma tiễn đưa linh hồn người chết mới đc tiến hành . lúc này
người thân của gia đình và nhà mả đọc lời bỏ mả và khóc than lần cuối
cùng với người chết.
Khi nghi thức dâng thức ăn cho người chết kết thúc các mâm cơm
xung quanh được dọn ra với nhiều món ăn đa dạng đc chế biến từ thịt.
bữa ăn bỏ mả là bức tranh, kết tinh văn hóa ẩm thực của người Tây
Nguyên
- Ý nghĩa:
Lễ bỏ mả có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của tộc
người Raglai không chỉ đối với 1 gia đình mà còn cả cộng đồng, lễ
hội lớn nhất mang tính liên làng . nhạc cồng chiêng trong lễ bỏ mả
là lời nhăn nhủ của người sống với người chết nhằm cầu mong cho
linh hồn được tái sinh một cuộc đời khác ở thế giới vĩnh hằng. Trong
các nghi lễ bỏ mả tập trung nhiều loại hình nghệ thuật như: Kiến
trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, múa, trình diễn...của cộng đồng với
mục đích tiễn đưa người chết về “thế giới bên kia”. Đồng thời “giải
thoát” hoàn toàn mọi sự ràng buộc của người sống đối với người chết.
có 1 ông trả lời phỏng vấn nói lễ bỏ mả thực chất là lêx tái sinh .Vì lễ
bỏ mả còn là nơi trai gái tự do giao lưu tình cảm , trò chuyện, hát giao
lưu, nhảy múa .

You might also like