You are on page 1of 5

KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÂY ĐA TÂN TRÀO

Thái Ngọc Ánh – MSSV 3122350014

1. Giới thiệu

“Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Chiến tranh đã lùi xa nhưng dư âm vẫn còn đó, người ta vẫn còn nhắc về 15
năm Việt Bắc trường kỳ. Trở thành thủ đô kháng chiến trong suốt những năm
tháng chống Pháp gian khổ, Tân Trào xưa hiên ngang anh hùng một thời, còn
hôm nay đã khoác lên mình một màu áo mới, phát triển hơn năng động hơn mỗi
ngày.

Thế nhưng vẫn còn đó những hiện vật, những chứng nhân cho lịch sử một thời,
chiếc lán đơn sơ, cây đa, mái đình,...

Chiến khu Tân Trào là khu di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam thời kỳ
Cách mạng tháng Tám. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt
Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Tân Trào là thủ
đô lâm thời của khu giải phóng, nơi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành hội
nghị toàn quốc ngày 13 tháng 8 năm 1945 để quyết định tổng khởi nghĩa. Đại
hội quốc dân đã họp tại đây ngày 16 tháng 8 năm 1945, thông qua 10 chính sách
lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
và quân giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân.

Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm
1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu).

2. Vị trí địa lí

Khu di tích lịch sử Tân Trào nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách Thành phố Tuyên Quang khoảng 41 km, cách
Hà Nội khoảng 150 km, với diện tích khoảng 6.633 ha. Đây là vùng đồi núi
thấp, có độ cao trong khoảng từ 95 đến 814 m. Khu vực này nằm trong lưu vực
sông Lô, sông này đổ vào sông Hồng tại Việt Trì.

Chiến khu Tân Trào ghi đậm dấu ấn của cách mạng Việt Nam và ngày nay đây
là một địa chỉ du lịch thu hút nhiều du khách.

3. Các địa danh nằm trong khu di tích


Toàn cảnh khu di tích cây đa Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Đây là một trong
những biểu tượng của người dân Tuyên Quang nói chung và cả nước nói riêng, gắn liền với năm
tháng lịch sử hào hùng của quân và dân ta.

3.1 Đình Tân Trào

Là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba
gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là
nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng
đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới
mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết
định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và
cử ra một chính phủ lâm thời. Vào ngày 20/3/1961, Hồ Chí Minh đã về thăm
lại quê hương cách mạng Tân Trào.

3.2 Đình Hồng Thái

Cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây
dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình
Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi
huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng
chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực
của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".

3.3 Lán Nà Lừa

Đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1
km về hướng đông, lán Nà Nưa được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa
đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán Nà Nưa do đơn vị
giải phóng quân dựng để Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945
đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Nưa có hai gian nhỏ, gian bên trong là
nơi Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Hồ Chí Minh làm việc và
tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội
nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và
Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại
hội.

Lán Nà Nưa do đơn vị giải phóng quân dựng để Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và
làm việc từ tháng 5 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Cứ đến những
ngày tháng 8 hàng năm người dân cả nước lại tìm đến thắp hương tưởng
nhớ cũng như tìm hiểu thêm lịch sử về địa danh Cách mạng đặc biệt này.

3.4 Cây đa Tân Trào

Cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. Dưới bóng cây đa này,
chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất
quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên
Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

Trước đây, cây đa Tân Trào cành lá sum suê, gồm hai cây mọc cách nhau chừng
10m, người dân địa phương thường gọi với cái tên dân dã là “cây đa ông” và
“cây đa bà”. Năm 1993, do ảnh hưởng của một trận bão, “cây đa ông” bị đổ, chỉ
còn lại một nhánh nhỏ. Chính quyền địa phương đã chăm sóc, phục hồi, đến nay
cây đa Tân Trào đã hồi sinh và sinh trưởng mạnh mẽ, xung quanh trồng thêm 6
cây đa con tượng trưng cho 6 huyện của tỉnh Tuyên Quang.
3.5 Lán Hang Bòng

Là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Hồ
Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không
xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ năm 1950 đến năm 1951, Hồ Chí Minh ở hang này,
trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ hai (tháng 2 năm 1951).

Ngoài ra, khu di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch
khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh
Vệ - Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng
Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng,
thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng,
hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.

https://nhandan.vn/cay-da-tan-trao-tieng-vong-tu-qua-khu-toi-tuong-lai-
post711107.html

You might also like