You are on page 1of 5

DANH NHÂN HÀ TĨNH

Hà Huy Tập (1902 - 1941): Quê ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, là người
học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng bí thư của Đảng thời kỳ 1936 - 1938. Ngày
30/3/1940 ông bị địch bắt, bị kết án 5 năm tù, sau thực dân Pháp đổi thành án tử hình. Trước tòa
ông dõng dạc tuyên bố "Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động".
Ngày 28/8/1941 ông bị xử bắn tại sở Rác (nay là bệnh viện Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh).
Lê Ninh (1857 - 1886): Hiệu là Mạnh Khang, người làng Trung Lễ, nay là xã Đức Trung, huyện
Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1885, khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông là người đầu
tiên ở Nghệ Tĩnh đứng lên ứng nghĩa, phối hợp với nghĩa quân Phan Đình Phùng giết giặc. Ông
chiến đấu bền bỉ, anh dũng, nhưng bị bệnh nặng, qua đời năm 1886.
Nguyễn Huy Oánh (1713 – 1789): Tự Kinh Hoa, Hiệu Liêu Trai. Quê ở làng Trường Lưu, Tổng
Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Làm quan đến chức thượng thư bộ hộ. Năm 1783 ông cáo lão về trí sĩ tại quê
nhà mở trường dạy học, học sinh của ông có nhiều người đổ đạt thành tài. Ông mất ngày
02/6/1789 tức ngày 9/5 năm Kỷ Dậu.
Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997): Quê ở xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm
1941, ông tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa và bác sĩ các bệnh nhiệt đới tại Pháp nhưng do thế chiến thứ
2 bùng nổ, ông không thể về nước. Tuy nhiên, ông đã dày công nghiên cứu và quảng bá văn hóa
Việt Nam, phản đối chiến tranh của thực dân Pháp và Hoa Kỳ tại Đông Dương. Ông là người
lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp, thường xuyên viết bài phê phán chủ nghĩa thực
dân tại Pari. Năm 1963, ông về nước sáng lập và chủ biên tạp chí đối ngoại. Năm 1984, ông sáng
lập và làm giám đốc trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và bệnh tâm lý. Ông là người yêu nước
nồng nàn, có nhiều tư tưởng tiến bộ về chính trị, văn hóa và giáo dục. Ông được nhà nước trao
tặng huân chương độc lập hạng nhất, được truy tặng giải thưởng nhà nước cho cuốn "Việt Nam
một thiên lịch sử".
Lê Văn Thiêm (1918 - 1991): Quê quán tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là
người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Đức năm 1945 về giải tích phức và
cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại đại học Juric -
Thụy Sĩ. Năm 1949, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã từ bỏ địa vị khoa
học của mình để về nước tham gia vào cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc. Ông được giao
nhiệm vụ xây dựng trường khoa học cơ bản và trường sư phạm cao cấp và được cử giữ chức hiệu
trưởng của hai trường này. Ông là viện trưởng đầu tiên của viện toán học, chủ tịch đầu tiên của
Hội toán học Việt Nam, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nên toán học
nước nhà. Ông được nhà nước ta truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
Phan Đình Phùng (1847 - 1895): Hiệu là Châu Phong, người làng Đông Thái, nay là xã Đức
Phong, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông đậu đình nguyên tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1877). Khi Tôn
Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Hà Tĩnh, ông triệu tập Phan Đình Phùng ra và cử giữ chức
hiệp thống quân vụ, lãnh đạo quân Cần Vương chống Pháp ở ba tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình. Bản thân ông cũng tổ chức khởi nghĩa 2 huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh).
Phan Đình Giót (1922 - 1954): Quê xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Chiều
ngày 13/3/1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt cứ điểm Him Lam, mặc dầu bị thượng nặng,
song ông vẫn xung kích tiêu diệt lô cốt địch. Pham Đình Giót đã lao cả thân mình vào bịt lỗ châu
mai, làm cho hỏa điểm của địch bị dập tắt, giúp cho đồng đội của ông xung phong tiêu diệt cứ
điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày
03/8/1955, Phan Đình Giót được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Huy Cận (1919 - 2005): Tên khai sinh là Cù Huy Cận, ông sinh ra ở làng Ân Phú, huyện Hương
Sơn, sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh). Tháng
8/1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời đi vào kinh
đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. Ông từng được bầu giữ nhiều chức vụ quan
trọng trong chính phủ như: Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ
trưởng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam,... Tháng
6/2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. Các tác phẩm chính của ông để lại
gồm: Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), đất nở hoa (1960),...
Võ Liêm Sơn (1888 – 1949): Hiệu Ngọc Am, quê tại xã Hữu Ngoại (nay là xã Thiên Lộc),
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông vừa là một nhà giáo, nhà văn và là nhà Cách mạng. Năm
1926 ông gia nhập Tân Việt cách mệnh đảng, năm 1944 ông tham gia Mặt trận Việt Minh. Sau
cách mạng tháng 8 năm 1945 ông về quê tham gia kháng chiến tại Hà Tĩnh.
Nguyễn Xí (1396 – 1465): Là công thần khai quốc nhà Hậu Lê, gốc người làng Cương Gián,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công lớn trong việc giúp Lê Lợi giành thắng lợi trong
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; là công thần phò tá 4 đời hậu Lê được phong đến chức thái uý.
Nguyễn Du (1766 - 1820): Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn Lạp
bộ, là nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam, ông là nhà thơ lớn ở nước ta được
nhân dân gọi là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới
công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Khu lưu niệm của ông đã được Nhà nước xếp hạng Di
tích cấp quốc gia đặc biệt.
Lý Tự Trọng (1914 –1931) tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy là một trong những
nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam. Sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 tại làng Bản Mạy, tỉnh
Nakhon Phanom - Thái Lan. Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Câu
nói nổi tiếng “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con
đường nào khác”.
ĐỊA DANH HÀ TĨNH
1. Đèo Ngang
Đây là vạch chia ranh giới giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. trên đỉnh Đèo Ngang còn có cửa
quan lớn mang tên “Hoành Sơn quan” (xây dựng dưới triều vua Minh Mạng) vẫn còn nguyên
vẹn cùng hai bức tường đá lớn chạy theo hai hướng: Vào núi và xuống biển.

2. Núi Hồng Lĩnh


Đây là ngọn núi có 99 ngọn. Trên núi Lĩnh có đến trăm đền, chùa, miếu trong đó nổi tiếng và cổ
kính là chùa Hương Tích hay chùa Chân Tiên, nơi vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên
tảng đá (gắn với truyền thuyết Tiên giáng trần). Ngay dưới chân núi là Hồ Thiên Tượng vô cùng
thơ mộng.

3. Khu di tích Nguyễn Công Trứ


Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Là nơi lưu giữ, trung tâm truyền dạy và bảo tồn toàn bộ giá trị văn
hóa ca trù.

4. Khu di tích Hà Huy Tập


Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
5. Chùa Hương Tích
Can Lộc, Hà Tĩnh. Chùa có tên gọi đầy đủ là Hương Tích Cổ Tự. Dân gian còn gọi đây là chùa Thơm. chùa
được xây dựng từ thế kỷ XIII vào thời nhà Trần.

You might also like