You are on page 1of 6

I.

CUỘC ĐỜI

Huy Cận, tên khai


sinh là Cù Huy Cận,
quê ở làng Ân Phú,
huyện Hương Sơn
(nay là xã Đức Ân,
huyện Vũ Quang),
tỉnh Hà Tĩnh. Huy
Cận sinh ngày 31
tháng 5 năm 1919,
trong một gia đình
nhà nho nghèo gốc
nông dân dưới chân
núi Mồng Gà, bên bờ
sông Ngàn Sâu
(thượng nguồn sông
La) ở làng Ân Phú,
huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là
xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh
hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế ,
còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng 12 năm Bính
Thìn (dương lịch là ngày 31 tháng 5 năm 1917). Bố là
nhà nho, đậu tam trường, làm hương sư, sau này về quê
dạy chữ Hán. Mẹ là một cô gái ở vùng quê có nghề dệt
lụa truyền thống (xã Tùng Ảnh, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà
Tĩnh). Cả hai đều yêu văn chương và rất thuộc truyện
Kiều.

Quê Huy Cận là một vùng bán sơn địa, đẹp và nghèo;
cảnh vật hùng vĩ, còn giữ nguyên vẻ hoang sơ.
Nhà ông nằm dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu.

Người dân ở đây rất mê hát ví dặm, kể truyện thơ


Nôm. Không khí gia đình thường nặng nề với nhiều xung
đột giữa các thế hệ. Cậu bé Huy Cận rất thích lang thang
giữa trời đất bao la cùng những trò chơi dân dã (thả diều,
đánh trống đất); được gần gũi với đất đai đồng ruộng và
cuộc sống người nông dân; từ đó, năng lực nhạy cảm
trước những biểu hiện tinh tế của tạo vật và lòng yêu
mến, trân trọng thiên nhiên, con người có điều kiện nảy
nở.
Thuở nhỏ, Huy Cận học ở quê, rồi vào Huế học đến
hết trung học. Năm 1939, ông ra Hà Nội học ở Trường
Cao đẳng Canh nông. Từ năm 1942, Huy Cận tích cực
hoạt động trong Mặt trận Việt Minh. Ông đã tham dự
Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1946) và
được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách
mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với
nhóm Tự lực văn đoàn.
Cách mạng tháng
Tám thành công,
ông giữ chức Bộ
trưởng Canh Nông
trong chính phủ
lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Từ
tháng 5 đến tháng
11- 1946: Thứ
trưởng Bộ Nội
Vụ. Trong kháng
chiến chống Pháp: Thứ trưởng Bộ Canh Nông, rồi Thứ
trưởng Bộ Kinh Tế. Từ 1955, chuyển sang công tác lãnh
đạo văn hóa với chức vụ Thứ trưởng thường trực Bộ Văn
hóa. Từ 1984 đến 1987: Bộ trưởng đặc trách công tác
văn hóa nghệ thuật tại văn phòng Hội Ðồng Bộ trưởng,
kiêm Chủ tịch Ủy ban trung ương Liên hiệp các Hội văn
học nghệ thuật. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội
Việt Nam khóa I, II và VII. Tháng 6 năm 2001, ông được
bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. Ngoài những
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa trong nước, Huy
Cận còn là nhà hoạt động quốc tế năng động với nhiều
đóng góp lớn. Ông từng là đồng Chủ tịch Ðại hội nhà
văn Á Phi họp ở Ai Cập (02-1962), đồng Chủ tịch Ðại
hội văn hóa toàn thế giới họp tại Cu Ba (01-1968), Ủy
viên Hội đồng chấp hành Unesco (1978-1983), Ủy viên
Hội đồng cao cấp các nước nói tiếng Pháp.
Nhà thơ có hai người vợ trong đó người vợ đầu của ông
là bà Ngô Thị Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu
và là một người con gái tài giỏi.

Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng dạy


Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội. Huy Cận
có người bạn thân thiết là Xuân Diệu, họ xem nhau như
tri kỷ, Xuân Diệu cùng sống với gia đình nhà thơ tại ngôi
nhà số 24 đường Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ) tại Hà
Nội cho đến hết cuộc đời tại. Huy Cận có hai con trai và
hai con gái, hầu hết các người con của ông đều  trở thành
những người thành đạt và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng
và đạt được nhiều giải thưởng danh giá.
nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu 

Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.

Sau khi ông mất (19-2-2005), nhà thờ họ Cù Huy đã


được tôn tạo lại và đang làm hồ sơ xếp hạng di tích lịch
sử văn hóa ngay trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh
Danh nhân văn hóa - Nhà thơ Huy Cận (1919 - 2019).
Khép lại một đời bôn ba khắp bốn phương trời, cống hiến
hết mình cho đất nước, từng giữ nhiều chức vụ trọng yếu
như bộ trưởng, thứ trưởng và đại diện cho quốc gia tại
nhiều tổ chức, diễn đàn văn hóa, chính trị quốc tế, để lại
cho hậu thế gần 50 đầu sách, trong đó có nhiều tác phẩm
viết bằng tiếng Pháp hoặc được xuất bản ở nước ngoài,
được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật đợt đầu tiên (1996), Huân chương Sao Vàng cao
quý..., nay ông đã được về với tổ tiên, dòng tộc, được bà
con làng xã tri ân, thờ phụng như một nhân thần của quê
hương, đất nước.
Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ
Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước
truy tặng Huân chương sao Vàng.

Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà


thơ Huy Cận như Đồng Hới, Quảng Bình (nối Nguyễn
Bỉnh Khiêm với Mạc Đĩnh Chi)... Ở huyện Vũ Quang,
tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung học phổ thông
mang tên Cù Huy Cận, ở thành phố Hà Tĩnh có đường
Huy Cận (Phường Nguyễn Du - giao với đường Xuân
Diệu).

You might also like