You are on page 1of 8

Giáo dục địa phương:

DANH NHÂN VĂN HOÁ - LỊCH SỬ TỈNH BẾN TRE

I. KHÁI QUÁT VÉ DANH NHÂN VĂN HOÁ - LỊCH sử TỈNH BẾN TRE
Lịch sử địa phương tỉnh Bến Tre thể hiện mối quan hệ gắn bó với tiến trình lịch sử của toàn dân tộc.
Những sự kiện lịch sử diễn ra trên quê hương Bến Tre cũng là những đóng góp của nhân dân tỉnh nhà đối với
lịch sử đất nước. Nhân dân tỉnh Bên Tre với tinh thẩn bất khuất đã đứng lên bảo vệ quê hương, tiêu biểu cho
tinh thần đó là những tấm gương, những nhân vật đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh
chống xâm lược đẩy gian lao của nhân dân tỉnh nhà. Có thể kể đến một số nhân vật sau:
Nguyễn Ngọc Thăng (Lãnh binh Thăng) là một tấm gương tiêu biểu cho phong trào kháng chiến của
nhân dân Nam Bộ nói chung, người con ưu tú của tỉnh Bến Tre, đi đầu trong phong trào kháng chiến chống
thực dân Pháp.
Phan Văn Trị, còn được gọi là Cử Trị. ông đỗ đạt nhưng không ra làm quan, mà về sống đạm bạc bằng
việc dạy học ở làng Bình Cách (nay thuộc thị xã Tân An, tỉnh Long An). Một thời gian sau, ông tị địa về Vĩnh
Long, rồi về Phong Điển (Cần Thơ), ở đó, ông dạy học, bốc thuốc và làm thơ,... Phan Văn Trị thường vịnh
cảnh, vịnh vật để bày tỏ chí hướng, ước muốn giúp đời, cứu dân hoặc để phê phán những người bất tài, hám
danh.
Nguyễn Đình Chiểu, một nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, là tấm gương vượt khó
và theo đuổi lí tưởng học tập suốt đời. Thơ văn của ông mang đậm tính nhân văn, khích lệ lòng yêu nước, ca
ngợi những con người vì việc nghĩa, vì lợi ích nhân dân.
Lê Quang Quan, còn được gọi là Tán Kế, bất mãn trước thái độ bạc nhược của Triều Nguyễn khi cắt ba
tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, ông đã bỏ ngũ trở về quê, tập hợp lực lượng chống Pháp.
Võ Tấn Nhứt sinh ra trong một gia đình trung lưu, là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, lại có
nhiệt huyết cách mạng, ông tham gia cách mạng từ phong trào dân chủ 1936 - 1939, trở thành đảng viên cộng
sản khi chỉ mới 21 tuổi và là một đảng viên trung kiên, một người con tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Ca Văn Thỉnh, Huỳnh Tân Phát, Nguyễn Ngọc Nhựt là những đại diện của giới trí thức tỉnh Bến Tre
trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đồng Văn cống, người có cống hiến to lớn đối với sự khai sinh và phát triển của lực lượng vũ trang tỉnh
Bến Tre.
Trần Văn ơn, một tấm gương tiêu biểu hoạt động sôi nổi trong phong trào học sinh, sinh viên chống
Pháp.
Nguyễn Thị Định, một gương sáng tiêu biểu của phụ nữ tỉnh Bến Tre trong kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ.
Tỉnh Bến Tre còn được biết đến là nơi sinh ra hơn 20 vị tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngoài
ra, còn có biết bao tấm gương kiên trung khác đã hi sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của tỉnh nhà và
đã được tôn vinh là Anh hùng Lực lượng Vũ trang. Tất cả đã minh chứng cho nhận định:"Bến Tre là vùng đất
địa linh nhân kiệt", là nơi hội tụ nhiều chiến công và tài năng, thể hiện gương mặt lịch sử của một địa phương
được tạo nên bằng những chiến tích của nhiều anh hùng.
II. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ - LỊCH SỬ TIÊU BIỂU

1. Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 - 7 - 1822 (nhằm ngày 1 3 - 5 năm Nhâm Ngọ) tại
quê mẹ là làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc
phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), ông xuất thân trong một gia đình
nhà Nho; cha là Nguyễn Đình Huy, người làng Bổ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điển,
tỉnh Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên Huế); mẹ là Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới,
huyện Bình Dương, phủ Tân Bình (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), ông thừa hưởng tinh
thần hiếu học ở cha và sự chịu thương chịu khó ở mẹ, sống nhân hậu, nghĩa tình.
Khi còn nhỏ, ông theo học với một thầy đồ ở làng.
Sau đó, ông được cha gửi cho một
người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học.
Nguyễn Đình Chiểu sổng ở Huế từ năm 11 tuổi (1833).
Đến năm 18 tuổi (1840) thì trở về Gia Định tiếp tục"dùi mài kinh sử"
để chờ khoa thi năm Quý Mão (1843). Tại khoa thi này, ông đỗ Tú tài.

Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Đến cuối năm 1848 thì hay tin mẹ mất,
ông bỏ kì thi về chịu tang mẹ. Trên đường về, vì nỗi đau mất mẹ và thời tiết khắc nghiệt, ông lâm trọng bệnh
và mù mắt. Nhân lúc dưỡng bệnh ở Quảng Nam, ông học được nghề bốc thuốc. Đến năm 1858, ông mở
trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định), ông viết Truyện Lục Vân Tiên cũng trong khoảng thời
gian này.
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, có lúc rơi vào bi kịch nhưng nhờ sự
kiên nhẫn, tinh thẩn hiếu học và không khuất phục trước số phận, ông đã vững vàng vượt qua thửthách, không
ngừng học tập, làm việc để phục vụ cho đất nước, nhân dân. ông tự học để làm giàu thêm tri thức và mở
trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, cứu người. Khi ông mở trường, học trò theo học rất đông, ông được học
trò kính trọng, quý mến vì tài năng, đức độ và từ đó được gọi là cụ Đồ Chiểu.

Tinh thần hiếu học ở Nguyễn Đình Chiểu còn thể hiện qua việc tự học nghề thuốc, đúc rút kinh nghiệm và
truyền dạy cho thế hệ sau qua Ngư tiều y thuật vấn đáp - một tác phẩm có giá trị và hết sức độc đáo thông qua
việc kết hợp tư tưởng yêu nước vào nội dung ỵ thuật và truyền dạy nghề làm thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó,
ông còn tự học chữ Nôm để cho ra đời nhiều tác phẩm như: Truyện Lục Vân Tiên, Chạy giặc (Chạy Tây),
Dương Từ-Hà Mậu, Ván tế nghĩa sĩ cân Giuộc,... Những tác phẩm của ông đã giúp nhân dân hiểu rõ hơn về
nhân nghĩa, nỗi đau mất nước, qua đó nêu cao tinh thần yêu nước, sống chính nghĩa, sẵn sàng chiến đấu vì
công lí, lẽ phải.
Trong dạy học, Nguyễn Đình Chiểu luôn đề cao đạo lí làm người, ông là một tấm gương sáng về đạo đức,
nhân cách của người trí thức yêu nước. Từ những hành động khi đối nhân xửthế, sựtừchối thẳng thừng trước
những mua chuộc, dụ dỗ và cả nghị lực, thái độ kiên trung, bất khuất của ông đã lan toả đạo làm người, tinh
thần yêu nước đến bao lớp học trò và nhân dân khắp các tỉnh Nam Kỳ, từ đó tác động mạnh mẽ đến tư tưởng
và hành động của nhân dân. Với những cống hiến to lớn đối với văn hoá Việt Nam và văn hoá nhân loại,
Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO vinh danh là Danh nhân Văn hoá Thế giới.
Hơn một phẩn tư thế kỉ sống tại vùng đất Bến Tre, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nhân dân nơi đây một
ảnh hưởng to lớn và một di sản tinh thần vô cùng quý báu, góp phần tạo nên truyền thống kiên cường, bất
khuất của vùng đất anh hùng.

- Nêu những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu đối với tỉnh Bến Tre nói riêng và cả
nước nói chung.

- Em học được từ Nguyễn Đình Chiểu những đức tính tốt đẹp nào?

2. Phan Văn Trị

Phan Văn Trị sinh năm 1830 tại làng Hưng Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay
là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ông đỗ Cử nhân khoa Kỷ Dậu
(1849) tại trường thi Gia Định nên được gọi là CửTrị.

Vì chán ghét chính sách của Triều Nguyễn, ông về dạy học ở làng Bình Cách (nay thuộc
thị xã Tân An, tỉnh Long An), về sau, ông về Phong Điền (Cẩn Thơ) dạy học, làm thơ và
bốc thuốc chữa bệnh cho đến cuối đời.

Các sáng tác của ông thể hiện tãm lòng


yẻu nước, phê phán triẻu đình nhà Nguyễn. Nội dung
các tác phẩm của ông có thể chia làm hai giai đoạn:
trước khi thực dân Pháp xâm lược và sau khi Nam Kỳ
rơi vào tay giặc. Giai đoạn đầu là những bài thơ vịnh
cảnh, vịnh vật để gửi gắm tâm sự, tỏ rõ chí hướng,

Hình 2. Đền thờ Phan Văn Trị,


xã Thạnh Phú Đông, huyện Giổng Trôm

hoài bão của mình và phê phán triều đình nhà Nguyễn. Khi Nam Kỳ rơi vào tay giặc, tác phẩm thơ của ông
chuyển sang chủ đề chống bọn cướp nước và tay sai. Thơ của ông tiêu biểu cho tư tưởng chống Pháp của tầng
lớp sĩ phu và nhân dân Nam Kỳ cuối thế kỉ XIX. Phan Văn Trị thường được nhắc đến trong cuộc bút chiến
với Tôn Thọ Tường - một tri thức nhà Nguyễn đã cộng tác với Pháp. Cuộc bút chiến trở thành cuộc đấu tranh
tư tưởng đẩu tiên trong lịch sử văn học dân tộc giữa phái văn thân kháng chiến và phái đầu hàng.
Đến nay, các tác phẩm của ông chưa được SƯU tầm hết. Tuy nhiên, chỉ với khoảng 50 bài thơ còn lưu giữ
được cũng đã thể hiện rõ ràng tư tưởng kiên định, tinh thẩn tự hào, lạc quan, ý thức trách nhiệm công dân đối
với dân tộc và đất nước, ông xứng đáng là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng văn học yêu nước chống xâm
lược, là ngọn cờ tiêu biểu của văn chương yêu nước sau Nguyễn Đình Chiểu.

Phan Văn Trị được biết đến với những đóng góp tiêu biểu nào?

Những tác phẩm của ông thường tập trung vào nội dung gì?

2. Nguyễn Thị Định

Nguyễn Thị Định sinh ngày 15 -2 - 1920 trong một gia đình
nông dân tại xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Năm 1938, bà lấy chồng là ông Nguyễn Văn Bích (Ba Bích),

một cán bộ cách mạng. Cuộc đời và hoạt động cách mạng

của bà gắn liền với hai thời kì kháng chiến chống Pháp và

chống Mỹ.

Hình 3. Nguyễn Thị Định

(1920- 1992)

Thời kì chống thực dân Pháp

Năm 1936, được sự dìu dắt của người anh ruột là Nguyễn Văn Chẩn, bà tham gia phong trào Đông Dương

Đại hội như: đi liên lạc, rải truyền đơn, vận động bà con nông dân chống lại sự áp bức, bóc lột của cường
hào ở địa phương. Năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1940, chổng bà bị giặc
bắt rồi bị đày đi Côn Đảo và hi sinh ở đó. Nửa năm sau, đến lượt bà cũng bị giặc bắt và bị đày đi Bà Rá (thuộc
tỉnh Bình Phước ngày nay).

Năm 1943, do bị đau tim nặng, địch cho bà về quê, chịu sự quản thúc của chúng. Đến
năm 1944, bà bắt liên lạc với tổ chức cách mạng rồi tiếp tục hoạt động và tham gia khởi
nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Bến Tre vào tháng 8 - 1945.
Tháng 3 - 1946, bà tham gia đoàn cán bộ miền Nam ra Bắc gặp Bác Hồ và Chính phủ
để báo cáo tình hình kháng chiến ở Nam Bộ và xin chi viện vũ khí. Tháng 11 - 1946,
bà làm Trưởng đoàn của thuyền chở vũ khí về miền Nam. Năm 1947, bà được bầu vào Tỉnh uỷ Bến Tre. Từ
đó, bà cùng với các cán bộ lãnh đạo ở địa phương tổ chức cuộc kháng chiến chống Pháp trên quê hương mình.
Đến năm 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân tỉnh Bến Tre cùng với cả nước đã giành được thắng lợi.

Thời kì chống đế quốc Mỹ

Những năm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) (tháng 7 - 1954), tỉnh Bến Tre là một trọng điểm đánh phá,
bình định ác liệt của chính quyển Ngô Đình Diệm.Trong thời gian này, Nguyễn Thị Định là một trong những
cán bộ chủ chốt của Đảng bộ tỉnh Bến Tre, đã cùng với các cán bộ lãnh đạo khác ra sức chèo chống, bảo vệ
cách mạng, bảo vệ nhân dân trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
Tháng 11 - 1959, bà làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre. Sau đó, bà nhận nhiệm vụ về Khu uỷTrung Nam Bộ
(Khu 8 cũ) dự Hội nghị tiếp thu Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đẩu năm 1960, bà là
một trong những người lãnh đạo cuộc Đổng khởi Bến Tre và là người chỉ đạo trực tiếp thắng lợi cuộc Đổng
khởi đợt I (17 - 1 - 1960) ở ba xã điểm Định Thuỷ, Bình Khánh và Phước Hiệp (thuộc huyện Mỏ Cày Nam
hiện nay), mở đầu cho phong trào Đồng khởi trong tỉnh và toàn miền Nam sau này.
Sau cuộc Đồng khởi ởtỉnh BếnTre, bà được bẩu làm BíthưTỉnh uỷ và Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải
phóng tỉnh Bến Tre. Năm 1964, trong Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam lẩn thứ nhất, bà được
bẩu làm Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận. Năm 1965, bà giữ chức Phó Tư lệnh Quân giải
phóng miền Nam; tại Đại hội Phụ nữ toàn miền Nam, bà được bầu làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải
phóng miền Nam. Năm 1974, bà được phong quân hàmThiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như:
Uỷ viên Trung ương Đảng khoá IV, V, VI; Đại biểu Quốc hội khoá VI, VII; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,... Ngày 26 - 8 - 1992, bà từ trần tạiThành phố Hổ Chí Minh,
hưởng thọ 72 tuổi.
Nguyễn Thị Định là vị nữ tướng đẩu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng Vũ
trang Nhân dân. Bà đã có những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đặc
biệt là phong trào Đổng khởi ở tỉnh Bến Tre. Trong lễ kỉ niệm 20 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữViệt
Nam, Bác Hổ đã phát biểu khen tặng: "Phó Tổng tư lệnh Quân giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định.
Cả thế giới chỉ có nước ta có vị tướng quân gái như vậy.Thật là vẻ vang cho cả miền Nam và cả dân tộc ta" (1).

- Nêu những đóng góp của Nguyễn Thị Định trong hơi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
- Em học được những điều tích cực nào từ bà Nguyễn Thị Định?
4.Trần Văn Ơn
Trần Văn ơn sinh ngày 14 - 4 - 1931 tại xã
Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Thuở nhỏ, anh đã theo gia đình sống tại xóm
lao động nghèo ở khu Hoà Hưng, Sài Gòn (nay
làThành phố Hồ Chí Minh) và là học sinh Trường
Trung học Pétrus Ký (nay rà Trường Trung học
phổ thông chuyên Lê Hổng Phong). Khi đi học,
anh luôn là một học sinh chăm ngoan, học giỏi,
được thầy yêu, bạn mến. Ngoài ra, anh còn là
người hoạt động sôi nổi trong phong trào học
sinh, sinh viên của trường.
Ngày 9 - 1 - 1950, hàng nghìn học sinh, sinh
viên biểu tình đòi Chính quyền Sài Gòn phải thả
ngay các sinh viên, học sinh bị bắt. Tuy nhiên,
Chính quyền Sài Gòn không đáp ứng yêu cẩu
đó mà còn huy động quân đội đàn áp những
người biểu tình. Không hề lùi bước trước kẻ thù. Trần Văn ơn cùng
một số bạn bè hiên ngang tiến
lên phía trước lớn tiếng tố cáo tội ác của chúng, đồng thời tìm cách che chở cho các em
nhỏ ở phía sau.Trong lúc cùng bạn khiêng một nữ sinh của trường Gia Long bị cảnh sát
đánh ngất, Trần Văn ơn đã bị trúng đạn trọng thương. Đến 15 giờ 30 phút cùng ngày,
Trần Văn ơn đã hi sinh trong cuộc đấu tranh với quân thù khi chỉ mới 19 tuổi.
Đám tang của anh được cử hành trọng thể vào ngày 12- 1 - 1950. Nhân dân Sài Gòn đã chứng kiến
một đám tang lớn, với gẩn nửa triệu người tham dự. Họ siết chặt hàng ngũ tiễn đưa người con bất khuất của
đô thành - liệt sĩ trẻ tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng. Điếu văn của đại biểu học sinh, sinh viên có đoạn viết:
"Chúng ta sẽ không bao giờ quên được ngày 9 - 1 , ngày mà anh ơn và các bạn học sinh, sinh viên đã vui lòng
đem xương máu, sinh mạng của mình đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cẩm. Tinh thần Trần Văn ơn bất
diệt!" Từ đấy, ngày 9 - 1 được chọn làm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam. Tháng 3 - 2000,
Trần Văn ơn được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

- Em hãy trình bày đôi nét vê anh Trân Văn ơn.

- Em hãy cho biết anh Trần Văn Ơn hi sinh trong hoàn cảnh nào và nêu cảm nghĩ của
mình về anh.
 LUYỆN TẬP
Qua các thông tin đã được học về các danh nhân văn hoá - lịch sử tỉnh Bến Tre, em hãy hoàn thành bảng
thống kê về các danh nhân tiêu biểu của tỉnh Bến Tre theo gợi ý dưới đây:

STT Tên danh nhân Đóng góp tiêu biểu

 VẬN DỤNG

Em hãy SƯU tầm và sửdụng tư liệu để hoàn thành bài giới thiệu về một danh nhân tiêu biểu
của địa phương em đang sinh sống và học tập theo các gợi ý sau:
- Tiểu sử.
- Đóng góp của danh nhân cho địa phương, đất nước.
- Cảm nhận của em và điều em học được từ danh nhân

You might also like