You are on page 1of 4

Ngày 10/10/2022, Khoa lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn phối hợp

với Phòng quản lí học viên tổ chức cho 25 học viên lớp B3D10 Trường Đại học Kỹ
thuật – Hậu Cần CAND đi tham quan thực tế tại khu di tích lịch sử ATK - Định Hóa -
Thái Nguyên. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã
sống và làm việc từ 1947 - 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
        Đồng hành cùng học viên lớp B3D10 trong suốt chuyến đi có Thiếu tá Lương Duy
Tiếu chủ nhiệm lớp và cô Đỗ Thu Hương cán bộ, giáo viên khoa lý Luận chính Trị.

Sau ngày cả nước kháng chiến (tháng 12/1946), với ánh nhìn kế hoạch, Trung
ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quyết định chọn một
vùng rộng lớn giáp ranh các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn để gia công
an toàn khu (ATK) – hậu phương cho cuộc kháng chiến chống Pháp

      Với sự chuẩn bị chu đáo, hành trình về với ATK của Đoàn thực tế được khởi
hành từ rất sớm. Địa hình trên đường đi là một quãng đường quanh co uốn lượn, len lỏi
qua đồi chè xanh mơn mởn và đồi cọ râm mát, đoàn về với khu ATK – Định Hoá (Tahái
Nguyên).

      Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Bác như nền nhà,
hầm làm việc, cây râm bụt Bác trồng, phiến đá Bác thường nằm nghỉ trưa... ATK là nơi
ghi lại nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ngày 6/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, Bộ
Chính trị BCH TW đã họp thông qua kế hoạch tác chiến - tấn công chiến lược Đông
Xuân 1953 - 1954 để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ của dân tộc. Nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được kí ban hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân
sự, sắc lệnh tổng động viên... về giảm tô và cải cách ruộng đất... Thủ đô ATK cũng là nơi
diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta thời ấy.
       Bên cạnh các di tích chính như đồi Tỉn Keo, Khuôn Tát, Nà Nom... cụm di tích
ATK còn nhiều địa đanh di vào lịch sử: đèo De, núi Hồng,... bên cạnh những rừng cọ,
đồi chè, chắn nước, dòng suối trong xanh. Theo hành trình du lịch về phía Nam của tỉnh
Thái Nguyên, du khách sẽ đến khu ATK, nằm trọn trong xã Kha Sơn, huyện Phú Bình,
đi thăm những địa danh và tên tuổi đã được ghi vào lịch sử: nhà ông Cao Nhật, một
trong những cơ số cách mạng đầu tiên của Xứ ủy Bắc Kì thời kì 1939- 1945, rừng Mấn -
nơi đặt trạm liên lạc của Xứ ủy Bắc Kì và là nơi mở lớp huấn luyện chính trị, quân sự
của Đảng, đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng khi đó và đồng chí Hoàng
Quốc Việt từng qua lại hoạt động ở đây, chùa Mai Sơn - nơi Xứ ủy Bắc Kì đặt nhà in
đặc biệt, in báo Cờ giải phóng và nhiều tài liệu quan trọng, đình Kha Sơn - nơi thành lập
chính quyền cách mạng đầu tiên của xã... Tất cả những di tích lịch sử này đều đã được
xếp hạng quốc gia.
Điểm tham quan đầu tiên của Đoàn là Nhà tưởng niệm Bác Hồ. Sau khi thành
kính làm Lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn chúng tôi được nghe các nữ
hướng dẫn viên giới thiệu về các địa điểm tham quan. Theo lời giới thiệu của nữ
thuyết minh viên: Nhà tưởng niệm Bác Hồ được xây dựng và khánh thành nhân dịp
kỷ niệm 115 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2005).Công trình
được xây dựng trên đỉnh đèo De, mặt hướng về phía Đông Bắc, bốn bên đều có núi
bao bọc. Tổng thể Nhà tưởng niệm gồm: Tứ trụ - Tam quan - Nhà tưởng niệm, hệ
thống công viên xanh và các công trình phụ cận. Nhìn một cách tổng quát toàn bộ
công trình, Nhà Tưởng niệm trên tổng thể mặt bằng là một toà nhà chính được toạ
lạc trên mai một con Rùa, một loài vật quý trong bộ Tứ linh (Long – Ly – Quy -
Phượng). Từ Tứ trụ lên tới Tam quan là 115 bậc gắn với 115 năm Ngày sinh của
Bác. Từ Tam quan lên tới nhà Tưởng niệm là 79 bậc gắn với 79 mùa Xuân của
Người. Hai bên là 2 hàng Tùng tháp chạy song song như 2 hàng tiêu binh đứng
canh giấc ngủ cho Người... 
Tiếp theo, đoàn trường tới thăm lán Tỉn Keo nằm trên đồi Tỉn Keo thuộc xóm
Nà Lọm - xã Phú Đình. Trên ngọn đồi này, Chủ tịch  Hồ Chí Minh đã ở và làm
việc. Tại đây các đồng chí lãnh đạo cao cấp thường xuyên đến làm việc với Bác Hồ
và cũng diễn ra nhiều cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Đặc biệt vào
đêm 06/12/1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung
ương Đảng để thông qua kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954, hạ quyết tâm
tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trong điều kiện làm việc vô cùng khó
khăn, gian khổ nhưng Bác Hồ và Trung ương vẫn lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn
dân đi tới thắng lợi cuối cùng. Bao năm tháng đã trôi qua, nhưng bên căn lán nhỏ
đơn sơ, với cây râm bụt Bác trồng vẫn ngày ngày trổ hoa càng gợi lại những nét
quen thuộc hình bóng Bác. Đứng tại căn lán này nhìn xung quanh khung cảnh núi
rừng thật hùng vĩ, như một bức tường bao vững chắc để bảo vệ ATK, càng thấy
được tầm nhìn của Bác khi chọn địa thế để xây dựng nơi ở và làm việc
Theo các tài liệu tại Ban quản lý di tích lịch sử – sinh thái ATK Định Hóa,
với địa thế hiểm yếu về mặt quân sự lại là nơi những người yêu nước và lực lượng
cách mạng sớm gây dựng cơ sở, phát triển lực lượng, từ những năm 1936 – 1939
nhiều xã trong vùng Định Hóa đã hình thành đội ngũ cốt cán giác ngộ cách mạng.
Đầu năm 1942, một bộ phận của Cứu quốc quân II đã mở rộng địa bàn sang
Định Hóa hoạt động. Đầu năm 1943, Định Hóa trở thành địa bàn của Cứu Quốc
quân do đồng chí Tân Hồng (Chu Văn Tấn) chỉ huy mở đường Bắc tiến từ Chợ Chu
lên Cao Bằng, thâm nhập sang Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Phong trào cách mạng ở Định Hóa lớn mạnh không ngừng. Đỉnh điểm vào cuối
tháng 3/1945, lực lượng Cứu quốc quân và tự vệ chiến đấu đã tấn công chiếm đốn
lính khố xanh ở Chợ Chu. Định Hóa trở thành huyện giành chính quyền sớm nhất ở
tỉnh Thái Nguyên.
Trên mảnh đất lịch sử này, tháng 5/1945, Việt Nam giải phóng quân được
thành lập trên cơ sở hợp nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc
quân tại Làng Quặng, xã Định Biên với 13 đại đội trở thành lực lượng nòng cốt
trong cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng ở khắp vùng Thái Nguyên,
Tuyên Quang, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945.
Tại đây, Đoàn tham quan như được sống lại năm tháng hào hùng của dân tộc.
Đoàn thắp hương tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ, trở lại với thủ đô gió ngàn – tìm về với
cội nguồn cách mạng, để cảm nhận được sự vĩ đại của cuộc kháng chiến 9 năm chống
Pháp xâm lược 1946-1954 do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, để vững tâm đi tiếp con đường mà Bác và thế hệ cha ông ta đã chọn lựa.
Trong suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ (1946 – 1954), núi rừng ATK Định
Hóa và đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã chở che, nuôi giấu cán bộ cách mạng,
nhiều cơ quan của Trung ương cũng ra đời trên chính mảnh đất này như: Ủy ban
kiểm tra Trung ương (1948), Hội Nhà báo Việt Nam (1950), Ủy ban hòa bình Việt
Nam, Ngành điện ảnh và nhiếp ảnh cách mạng (1953)…
Ở căn lán Khau Tý, xóm Nạ Tra, xã Điềm Mặc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và
làm việc, chỉ đạo phong trào cách mạng của cả nước suốt từ tháng 2 đến tháng
10/1947. Tại đồi Pụ Đồn, dưới chân đèo De, núi Hồng (xã Phú Đình ngày nay) vào
ngày 28/5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì lễ phong quân hàm đại tướng cho
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đặc biệt, tại căn lán Tỉn Keo (xã Phú Đình), vào cuối tháng 9/1953, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, quyết định mở chiến dịch Điện Biên
Phủ với bí danh "Trần Đình" và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng
quân ủy.
Dưới ánh sáng tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ núi
rừng ATK Định Hóa, toàn quân, toàn dân ta đã giành thắng lợi "lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu" trong trận đánh cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ghi nhận những công lao to lớn của đồng bào các dân tộc và giá trị lịch sử của
ATK Định Hóa, Đảng và Nhà nước đã phong tặng cho huyện danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng thời xếp
hạng ATK Định Hòa là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Là trung tâm thủ đô gió ngàn của cuộc kháng chiến, “Ba ngàn ngày không nghỉ”
biết bao tên xóm, tên làng, tên đồi, tên núi, tên rừng, tên suối, tên sông của vùng
ATK Định Hóa như: Đèo De, núi Hồng, Khau Tý, tỉn Keo, Nà Mòn, Thẩm Khen,
Nà Lọm, Đồng Đau, Thẩm Tắng, Bảo Biên, bãi Thàn Mát, Quảng Nạp, Nà Đình,…
và cả các tên xã trong ATK Định Hóa: Lục Rã (Phú Đình), Điềm Mặc, Định Biên,
Thanh Định, Bảo Linh, Yên Thông (Bình Yên), Quy Kỳ, Đồng Thịnh đã trở thành
thiêng liêng, sống mãi cùng lịch sử cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân
Pháp, mãi mãi là niềm tự hào vô bờ của đồng bào các dân tộc Thái nguyên. thuê xe
nghệ an
Là trung tâm của Thủ đô kháng chiến, nơi đóng đại bản doanh các cơ quan
đầu não của Đảng, chính phủ, Quân đội, nơi ra đời những quyết định quan trọng
nhất đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Ngày nay khu di
tích ATK Định Hóa, cùng với các di tích cách mạng kháng chiến của chiến khu Việt
Bắc được Nhà nước đánh giá “là một quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dan
tộc Việt Nam trong thế kỷ XX” ATK Định Hóa đã được xếp hạng di tích lịch sử
văn hóa quốc gia và được Nhà nước đầu tư phục hồi, tôn tạo để xứng với tầm vóc
một khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, một khu di tích lớn, một
điểm hành hương “về nguồn cội xứng đáng với tầm vóc của nó trong lịch sử dân
tộc.
Tìm về cội nguồn cách mạng, các thế hệ hom nay xin hãy một lần đến với
trung tâm thủ đô kháng chiến, trung tâm “thủ đô gió ngàn” bên đèo De –  núi Hồng
lịch sử, để cảm nhận được sự vĩ đại của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân
Pháp xâm lược (1946- 1954) do bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, để
vưng tâm đi tiếp con đường mà Bác Hồ và thế hệ cha ông ta đã từng đi.

You might also like