You are on page 1of 12

TRƯỜNG THPT TRƯNG

VƯƠNG

Lớp 12A9 – Nhóm 4


Ngày 2, tháng 2, năm 2024
DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA:
1. Phạm Quỳnh Bảo Hân
2. Trần Thị Thùy Thơ
3. Nguyễn Đức Long
4. Trần Đỗ Bảo Khôi
5. Nguyễn Thị Thùy Trang
6. Nguyễn Cao Sơn
7. Nguyễn Quỳnh Bảo Trân
8. Phạm Thị Mỹ Vy
9. Phạm Thiên Phước
10. Phạm Thị Ngọc Yến
11. Võ Minh Tấn
Mục lục
I/ Nhân dân Bình Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước
1.An Lão
a. Nguyên nhân
b. Diễn biến:
c.Kết quả chiến dịch An Lão
d.ý nghĩa lịch sử
2.Vĩnh Thạnh
a. Nguyên nhân
b. Diễn biến:
c. Kết quả
d.ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh
II/ Truyền thống vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc kc
chống mỹ cứu nước(1945-1975)
I/ Nhân dân Bình Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1.An Lão
a. Nguyên nhân
Năm 1964, trước những thất bại liên tiếp trên mọi chiến trường, Mỹ-ngụy ra
sức tăng cường lực lượng chiếm giữ một số địa bàn miền núi trọng yếu nhằm
khống chế những căn cứ cách mạng của ta. Thực hiện âm mưu đó, địch cho xây
dựng chi khu quân sự An Lão (nay thuộc xã An Trung, huyện An Lão).

b. Diễn biến:
- Mở màn chiến dịch, đó là trận đánh tiêu diệt cao điểm núi Một - một chốt điểm
quan trọng của địch nằm ở vị trí cao khống chế cả một khu vực rộng lớn bảo vệ
cho quận lỵ
- Lực lượng ta trong chiến dịch An lão gồm Trung đoàn bộ binh 2 và tiểu đoàn
đặc công 409 của quân khu, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương
Đúng 1 giờ 5 phút sáng ngày 7/12/1964, Quân Giải phóng phát lệnh nổ súng tấn
công vào cao điểm 193 (núi Một), mở đầu cho cuộc tổng công kích trên toàn tuyến.
Sau gần 1 giờ chiến đấu, toàn bộ lực lượng VNCH đóng ở 11 cứ điểm và 8 ấp
chiến lược trên toàn tuyến phòng thủ nằm dọc đường 56 (Bồng Sơn - An Lão) dài
17km bị Quân Giải phóng tiêu diệt và bắt sống. Sau đó, lực lượng Quân Giải
phóng chuyển sang bao vây Chi khu quận lỵ An Lão và bố trí phục kích, sẵn sàng
đánh quân tiếp viện của Quân lực VNCH.

Trong suốt ngày 7/12 đến 8 giờ sáng ngày 8/12/1964, Quân lực VNCH dùng
máy bay cường kích tập trung bắn phá quanh cao điểm 193 để dọn bãi đổ quân ứng
cứu bằng trực thăng, nhưng sau nhiều lần bị QGP đánh trả quyết liệt, phải chuyển
sang ứng cứu bằng đường bộ. Cánh quân bộ từ Bồng Sơn có 6 xe thiết giáp dẫn
đầu cùng một tiểu đoàn bộ binh (trực thuộc trung đoàn 40, Sư đoàn 22 bộ binh
VNCH) phản kích tiến lên theo đường 56 cũng bị tiêu diệt và đẩy lùi.
Co cụm lại để chống trả, nhưng cũng chỉ cầm cự được cho đến ngày
23/12/1964 thì toàn bộ lực lượng VNCH ở An Lão phải rút chạy xuống Mỹ Thành
(Hoài Ân), đánh dấu cuộc tiến công của Quân Giải phóng ở An Lão toàn thắng
c. Kết quả chiến dịch An Lão
Quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 610 tên địch, trong đó có 142 tên
bị chết, có 5 tên Mỹ; 402 tên bị bắt sống (có 125 tên tề điệp, ác ôn), một số tên
khác bỏ hàng ngũ trốn chạy. Ta tiêu diệt 2 đại đội bảo an, 12 trung đội dân vệ, 1
trung đội cối 106,7ly, đánh thiệt hại 1 tiểu đoàn của trung đoàn 40 Cộng hòa ngụy;
bắn cháy và bắn
hỏng 5 xe M113, bắn rơi 1 máy bay trực thăng, thu 300 súng các loại. Chiến thắng
An lão đã giải phóng 11.000 dân và mở rộng vùng giải phóng nối liền với vùng căn
cứ An Lão về phía Nam dài 22 km.
d. Chiến thắng An Lão có ý nghĩa lịch sử quan trọng:
- Lần đầu tiên trên địa bàn Khu V, quân ta đánh bại hệ thống phòng ngự của địch
bằng cụm cứ điểm kết hợp với hệ thống ấp chiến lược; đồng thời đánh bại thủ đoạn
đổ bộ bằng “trực thăng vận” của địch. Chiến thắng An Lão cũng đánh dấu bước
trưởng thành của quân chủ lực Khu V, lực lượng vũ trang địa phương và dân quân
du kích trong việc phối hợp thực hiện phương án tác chiến mới dưới hình thức
chiến dịch quy mô trung đoàn.
- Chiến thắng An Lão đã làm thất bại chiến thuật “Trực thăng vận, thiết xa vận”
của Mỹ - Ngụy, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
trên chiến trường khu V

2. Vĩnh Thạnh
a. Nguyên nhân
- Giai đoạn 1957 - 1960, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.
- Tháng 5/1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp
luật, ra Luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị
giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.
- Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết
định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền
Mĩ - Diệm.
=> Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương trong đó có Vĩnh Thạnh
(Bình Định)
b. Diễn biến
Sau khi ta thực hiện hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) chuyển quân tập kết ra Bắc,
địch tiếp quản đến đâu ráp bộ máy hành chính lập sẵn từ trước đến đó địch xác định
lực lượng cách mạng trên toàn miền nam chủ yếu là vùng tự do liên khu 5 và các
căn cứ, chiến khu kháng chiến và chúng đã chọn Bình Định là một trọng điểm đánh
phá đầu tiên toàn miền Nam. Chính tên trùm tình báo Mỹ ở Sài Gòn bấy giờ đã
vạch ra kế hoạch đánh phá 2 tỉnh Bình Định, tỉnh Quãng Ngãi mang tên “chiến dịch
giải phóng”, giao Tôn Thất Đính – nguyên Tư lệnh một binh đoàn lính ngụy của
Pháp trong chiến dịch Át lăng đánh phá Bình Định đầu năm 1954. Ngày 27/ 5/1955,
Ngô Đình Diệm đã đáp máy bay đến Quy Nhơn thị sát tình hình.
Sau khi kiểm soát được tình hình, địch phát động chiến dịch “tố cộng”, “diệt
cộng”, “thà giết lầm hơn bỏ sót”… cách giết người của chúng dã man như thời
trung cổ: lấy cuốc đập đầu, lấy tre kẹp cổ, chôn sống, lấy bao bố thả trôi sông…

Đến năm 1959, Mỹ Diệm càng lao sâu vào con đường phát xít, đánh phá khắp
nơi, chủ yếu là miền núi.
Trong những năm 1955-1958, sau những đợt “tố cộng” đẫm máu của địch,
phong trào cách mạng Bình Định nói chung Vĩnh Thạnh nói riêng, có nhiều tổn
thất. Đến đầu năm 1958 được khôi phục lại và phát triển, nhất là phong trào các
huyện miền núi. Địch lại mở cái gọi là “Chiến dịch tố cộng Đoàn Đức Thoan”
trong toàn tỉnh.
Ở Vĩnh Thạnh lúc bấy giờ địch chuyển sang thủ đoạn “định cư”, rêu rao là “cải
thiện đời sống đồng bào Thượng”, thực chất âm mưu của địch là dồn dân miền núi
ở xung quanh huyện lỵ để trực tiếp kẹp dân, nhằm cô lập lực lượng cách mạng với
quần chúng, để dùng lực lượng quân sự diệt các tổ chức và lực lượng cách mạng
của ta. Kết hợp với những cuộc hành quân, địch ráo riết thực hiện chủ trương bao
vây kinh tế của Tỉnh trưởng ngụy Lê Văn Ái “Riêng Vĩnh Thạnh, phải đặt kế
hoạch chặn đứng việc tiếp tế của đồng bào Thượng cho Việt cộng”.
Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Bình Định họp, chủ trương lấy vùng cao của Vĩnh
Thạnh (Vĩnh Kim, Vĩnh Châu, Vĩnh Trường) và vùng cao An Lão làm căn cứ
trung tâm của Tỉnh, tích cực xây dựng các tổ chức quần chúng, nhất là lực lượng
trẻ. Triệt để lợi dụng phong tục tập quán của đồng bào để bố phòng chống địch,
phát động quần chúng kiên quyết chống dồn quân.
Phát động toàn dân đứng lên chống địch dồn dân, huy động nhân dân tham gia
bố phòng, tập luyện chiến đấu, chuyển tài sản vào làng bí mật- Đẩy mạnh sản xuất,
mua hàng dự trữ nhất là muối, nông cụ, vải. Đồng thời Huyện ủy cũng chỉ đạo vận
động một số già làng, cùng các “đại diện” xã xuống quận trực tiếp đấu tranh, đưa
các yêu sách đòi để dân tiếp tục làm rẫy, sau khi thu hoạch xong dân mới xuống
quận lỵ - “Quốc gia” phải để cho dân tự do đi lại thăm viếng, vào vùng và xuống
vùng trao đổi hàng hóa – Không được đưa quan lên làng khủng bố dân, không
được bắt người…

Trước sự phản ứng quyết liệt, rộng rãi của nhân dân toàn huyện và được sự
đồng tình ủng hộ của đồng bào Kinh xã Bình Quang, địch buộc phải nhượng bộ,
chấp nhận một số yêu sách của nhân dân.
Để hổ trợ các cuộc đấu tranh của quần chúng chống địch dồn dân, Đảng bộ chủ
trương lập đội tự vệ mật ở làng xã, để làm nòng cốt cho phong trào toàn dân chống
địch, chia nhau canh gác các ngã đường địch có thể đột nhập vào làng. Các già
làng dày dặn kinh nghiệm săn bắt thú rừng được phân công đi tìm các loại cây có
chất độc để tẩm tên độc. Phụ nữ, trẻ em được huy động vào việc vót chông, làm
tên. Một số già làng am hiểu địa thế và giàu kinh nghiệm chống xâm nhập vạch kế
hoạch bố phòng, chọn các tuyến chiến đấu, bố trí các loại vũ khí: bẩy đá, mang
cung, chông, thò…
c. Kết quả
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Vĩnh Thạnh, tuy với vũ khí truyền thống thô sơ,
nhưng trong thực tế đấu tranh của cách mạng miền Nam, dưới sự lãnh đạo của
Đảng ở cơ sở đã đi đúng quỹ đạo phát triển của cách mạng Việt Nam.
d. Từ kết quả thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc mang tính lịch sử:
Một đây là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên của tỉnh Bình Định, còn là cuộc
khởi nghĩa vũ trang đầu tiên trong phong trào đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân khuV. Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh ghi nhận một mốc son chuyển giai đoạn
mới của cách mạng quan trọng, mở đầu khởi nghĩa vũ trang, hát huy tinh thần đấu
tranh kiên cường, có tính lan tỏa của nhân dân tỉnh Bình Định.
Hai là, cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh nêu một bài học cao quý về mối quan hệ
máu thịt giữa Đảng và quần chúng nhân dân; Biết dựa vào nhân dân cách mạng, là
sự năng động, sáng tạo của quần chúng cách mạng, đóng góp vào kho tàng của
cách mạng cả nước về sự vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng, từ ban
cán sự chuyển dần thành Ủy ban nhân dân tự quản.
Ba là, cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh tiêu biểu cho cả một quá trình đấu tranh
gian khổ để bảo vệ, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến lên khởi nghĩa từng phần.
Kết hợp nổi dậy của quần chúng với công tác binh địch vận, làm nản chí, rệu rã
binh lực địch.
Bốn là, cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh nổ ra sớm nhất toàn miền Nam, là cái
mốc tiêu biểu ghi nhận sự kết thúc của một giai đoạn đấu tranh một phía, chuyển
biến, tìm tòi phương thức đấu tranh cách mạng mới; có một quá trình kiên trì đấu
tranh từ làng lên xã, lên huyện; từ đấu tranh bí mật đến công khai, từ nổi dậy lánh
địch đến nổi dậy đánh địch và đã đánh thắng quân địch, lần đầu tiên lực lượng cách
mạng làm chủ trên một địa bàn toàn huyện. Đây là căn cứ quan trọng của Liên
Tỉnh ủy, Tỉnh ủy và Huyện ủy, một căn cứ địa được giải phóng hoàn toàn, nhưng
quân địch không thể nào tái chiếm lại được trong suốt chặng đường chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Bình Định.
II/ Truyền thống vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1945-1975)
1) Truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
2) Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.

-> Lực lượng của ta ít hơn lực lượng của Mỹ nên chúng ta phải dùng chiến thuật
lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
3) Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước.

4) Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào
thắng lợi của Đảng

You might also like