You are on page 1of 7

CHIẾN DỊCH

ĐIỆN BIÊN PHỦ


Thực hiện: Nhóm 3
I. Giá trị của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày nay:

H1.1. Hình ảnh bộ đội hành quân lên Tây Bắc

Sáu mươi ba năm đã trôi qua, Chiến dịch Điện Biên Phủ (07/05/1954 –
07/05/2017) đã ghi dấu như cột mốc vàng chói lọi, là một chiến dịch điển
hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân
ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang
bị hiện đại. Chiến dịch cùng biết bao mồ hôi, xương máu của những người sẵn
sàng vùng mình lên chiến đấu đã kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về
Nhân dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào
lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà
ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề phai mờ theo
vết thời gian mà trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Đúng như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi
bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan
rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến
thắng lợi hoàn toàn”. “Đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta mà cũng là
thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.
II. Hoàn cảnh ra đời:
Ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị đã họp và ra quyết định mở Chiến
dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ
huy chiến dịch, Đảng ủy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư
lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch.

Ngày 25/01/1954, các đơn vị bộ đội của ta đã ở vị trí tập kết và sẵn sàng
nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh”. Trong
quá trình đó, do đã nhận thấy địch tăng cường lực lượng phòng ngự vững
chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch đã đưa ra quyết định đúng đắn:
giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi
phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc,
tiến chắc”.

H2.1. Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông – Xuân 1953 –
…….1954

II. Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:


Đợt 1, (13-17/03), ta đập tan thế trận phòng ngự vòng ngoài của địch ở
phía bắc và Đông Bắc, mở đầu bằng trận Him Lam (12/03/1954), tiếp đó tiêu
diệt cụm cứ điểm đồi Độc Lập (xem trận đồi Độc Lập, 15/03/1954), bao vây,
bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo (16/03/1954), đánh bại nhiều đợt phản kích
của địch.

Trậntrận
Trận đồi Độc Lập là đồi Độc Lập là trận đánh diễn ra tại ngọ
đánh diễn ra tại ngọn đồi
n đồi cùng tên trong giai
cùng tên trong giai đoạn
đoạn 1 của Chiến dịch
1 của Chiến dịch Điện
Điện Biên Phủ. Đây là
Biên Phủ. Đây là trận
trận đánh thứ hai của
đánh thứ hai của chiến
chiến dịch, diễn ra từ
dịch, diễn ra từ đêm 14-
đêm 14-3 đến rạng sáng
3 đến rạng sáng 15-3.
15-3. Sau trận đánh,
Sau trận đánh, Quân đội
Quân đội nhân dân Việt
nhân dân Việt Nam hoàn
Nam hoàn toàn kiểm
toàn kiểm soát quả đồi,
soát quả đồi, đẩy lùi đợt
đẩy lùi đợt phản kích
của Pháp, qua đó gần H3.1. Hình ảnh quân ta ở Trận
như đánh sụp Phân khu đồi Độc Lập (15 – 03 – 1954)
phía Bắc của cứ
điểm Điện Biên Phủ.

Đợt 2, (30/03 - 30/04), sau hơn 10 ngày xây dựng trận địa tiến công
và bao vây với hàng trăm kilômét hào giao thông, hàng ngàn công sự và ụ
súng các loại, ta tiến công diệt các cứ điểm E, D1, D2, C1 trên dãy đồi
phía đông và 106, 311 trên hướng Tây-Bắc sân bay Mường Thanh, nhưng
đánh cứ điểm A1 (xem trận đồi A1, 30/03 - 07/05/1954) và các cứ điểm
C2, 105 không thành công, bị địch phản kích chiếm lại nửa đồi C1.

Từ 16/04 ta phát triển trận địa bao vây, tiến công, đánh lấn diệt các cứ
điểm 105 (ngày 18/04), 206 (xem trận cứ điểm 206, 17 - 23/04/1954),
đào hào cắt đôi sân bay Mường Thanh, đánh lui nhiều đợt phản kích của
địch nhằm giành lại sân bay (xem trận sân bay Mường Thanh, 21 –
23/04/1954), kết hợp bắn tỉa và đưa pháo phòng không xuống cánh đồng
Mường Thanh khống chế rồi triệt hẳn tiếp tế đường không của địch.

Đợt 3, (01 - 07.05), ta lần lượt đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía
đông (C1, C2 và A1), diệt một số cứ điểm ở phía Tây, tăng cường vây ép
phân khu Hồng Cúm, bao vây uy hiếp SCH trung tâm, dập tắt hy vọng rút
chạy của địch; khoảng 17 giờ 30 phút, tổng công kích vào trung tâm
Mường Thanh, bắt tướng Đờ Catxtơri (De Castrie) và toàn bộ ban tham
mưu tập đoàn cứ điểm, buộc số địch còn lại ở phân khu trung tâm phải
đầu hàng, truy kích và bắt gọn bộ phận địch ở Hồng Cúm địch rút chạy.

H4.1.
Tướng De Castrie và các chỉ
huy bị bắt sống

Tại mặt trận Điện Biên Phủ, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ
điểm của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 tên địch, phá hủy và thu
toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi và cháy 62 máy bay các loại.

H5.1 Biểu
tượng chiến thắng Điện Biên Phủ - Lá cờ quyết chiến, quyết thắng của bộ đội …………
………..Việt Minh tung bay trên nóc hầm tướng De Castries chiều 07/05/1954.
III. Tầm quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:
 Đối với nhân dân Việt Nam:

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là sự kết thúc thắng lợi một cuộc kháng
chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam, trường kỳ, gian khổ trong vòng
vây - mà còn là sự kiện khởi đầu cho một cao trào của phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh thoát khỏi
ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân trong lịch sử thế giới cận - hiện đại.

 Đối với sự cai trị của các nước thực dân:

Chiến thắng này đã làm sụp đổ thành luỹ thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, báo
hiệu sự thất bại toàn cầu của chủ nghĩa thực dân mới do Mỹ đứng đầu. Góp phần
to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại. Thắng lợi của
nhân dân Việt nam ở Điện Biên Phủ không chỉ là thắng lợi của khát vọng độc lập
dân tộc của nhân dân Việt Nam, mà còn là khát vọng của tất cả các dân tộc bị áp
bức trên thế giới, là giá trị của nhân loại tiến bộ rong suốt 500 năm lịch sử chế độ
thuộc địa, chưa từng có một nước thuộc địa nào đánh thắng cuộc chiến tranh
xâm lược của một đế quốc lớn, chưa có một thuộc địa nào dùng phương pháp hoà
bình buộc các nước cai trị thuộc địa trao trả độc lập thực sự.

 Đối với thế giới:

“Tiếng sấm” Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, vang tới những vùng xa xôi còn
đang chìm đắm trong đêm dài nô lệ và truyền niềm tin cho các dân tộc bị áp bức
vùng lên đấu tranh. “Tiếng sấm” đó báo hiệu cơn giông bão sắp đến với chủ nghĩa
thực dân. Trong khoảng thời gian gần 2 thập niên sau Điện Biên Phủ, hàng loạt
nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh lần lượt giành
được độc lập, với hình thức và mức độ khác nhau. Không chỉ vậy, Điện Biên Phủ
góp phần làm thay đổi cục diện thế giới nửa sau thế kỷ XX.

 Đối với đất nước ta ngày nay:

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang ý nghĩa là chiến thắng chung của phong
trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Sức mạnh Điện Biên
Phủ được tôn lên từ những chỉ đạo, quyết định mang tính chiến lược, trên cơ sở
tôn trọng thực tế, nắm vững quan điểm thực tiễn, không chủ quan duy ý chí,
luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn, khi tình hình đã thay đổi. Nghĩa là “Dĩ
bất biến, ứng vạn biến”. Đây là bài học giá trị sâu sắc nhất về lãnh đạo và chỉ huy
trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Bài học đó vẫn còn giá trị lớn khi chúng ta đang
phát huy tinh thần “Điện Biên Phủ”, nêu cao lòng yêu nước, tinh thần độc lập, tự
chủ, ý chí tự cường, quyết tâm vượt qua thách thức, phát huy trí thông minh
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để làm nên nhiều “Điện Biên Phủ mới” trong sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế.

You might also like