You are on page 1of 7

BẠO LỰC LÀ GÌ?

Sức mạnh đấu tranh về quân sự, chính trị…của một giai cấp, một tập đoàn này đối
với giai cấp, tập đoàn khác nhằm giành chính quyền, đàn áp hoặc lật đổ chính
quyền. Có bạo lực cách mạng, bạo lực phản cách mạng: “Bạo lực là con đẻ của lịch
sử” (Ph. Ăngghen).

BẠO LỰC CÁCH MẠNG LÀ GÌ?


Sức mạnh của quần chúng cách mạng dùng để đánh đổ chính quyền của bọn thống
trị, giành chính quyền về tay nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng: Bạo lực cách
mạng là sức mạnh tổng hợp (chính trị, quân sự) rất to lớn. Đó là công cụ để đập tan
một chế độ xã hội đã lỗi thời, thúc đẩy sự phát triển, chuyển biến cách mạng. Dùng
bạo lực cách mạng chống bạo lực phản cách mạng

CÁCH MẠNG LÀ GÌ?


Hình thức đấu tranh giai cấp cao nhất dẫn tới một sự biến đổi căn bản, chuyển một
chế độ xã hội cũ, đã lỗi thời sang một chế độ mới tiến bộ hơn. ( CM Tháng 8)
Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng là vấn
đề chính quyền (giành và bảo vệ chính quyền) nhưng có nhiều loại cách mạng khác
nhau: Cách mạng tư sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng dân chủ tư sản,
cách mạng giải phóng dân tộc.

KHỞI NGHĨA LÀ GÌ?


Hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp hay dân tộc bị áp bức nổi lên lật đổ giai
cấp thống trị trong nước hay bọn xâm lược nước ngoài giành chính quyền về tay
mình: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427). Tổng khởi nghĩa trong cách mạng
tháng Tám 1945.

KHÁNG CHIẾN LÀ GÌ?


Cuộc chiến tranh của một quốc gia độc lập, của nhân dân chống lại sự xâm lược
của một hay nhiều quốc gia từ bên ngoài vào.

TRẬN ĐỊA CHIẾN.


Là cách đánh mà hai phía có thời gian, địa điểm dàn trận, tổ chức binh lực và tổ
chức tấn công.
Trận Điện Biên Phủ năm 1954 tại lòng chảo Điện Biên giữa Quân đội nhân dân
Việt Nam và quân đội Pháp là một trận địa chiến.
ĐÁNH CÔNG KIÊN.
Tiến công tiêu diệt quân địch phòng ngự có công sự kiên cố bằng binh lực, hoả lực
mạnh. Trận Đông Khê trong chiến dịch biên giới thu đông 1950 là một trận đánh
công kiên, chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là trận công kiên lớn nhất,

ĐÁNH BÔN TẬP.


Hành quân từ xa đến bất ngờ tấn công, đánh địch trong công sự, sau đó nhanh
chóng rút lui khỏi tầm khống chế của pháo binh, không quân địch.
Các chiến dịch trung du như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám sau
năm 1950 là những chiến dịch có sử dụng cách đánh bôn tập.

ĐÁNH ĐIỂM DIỆT VIỆN.


Là cách đánh cứ điểm kiên cố của địch, sau đó bố trí trận địa đón đánh quân cứu
viện. Đây là nghệ thuật quân sự được sử dụng lâu đời trong lịch sử chiến tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc, trận Chi Lăng – Xương Giang thời Lê sơ, trận
Biên giới thu đông 1950…là những trận đánh điểm diệt viện kiểu mẫu.

ĐÁNH DU KÍCH NGẮN NGÀY.


Là chiến thuật sử dụng những đội quân nhỏ, vừa tiến hành tiêu hao, tiêu diệt quân
địch, vừa tiến hành những trận phục kích lớn trong khoảng thời gian ngắn, hạn chế
tối đa sự chi viện, phản công của địch.
Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là chiến dịch tiêu biểu cho cách đánh du kích
ngắn ngày.

DU KÍCH CHIẾN.
Phương thức tác chiến phổ biến của chiến tranh nhân dân do các đơn vị vũ trang
nhỏ lẻ phối hợp với lực lượng vũ trang dân quân du kích, đánh địch bằng vũ khí
thô sơ và rất linh hoạt mà hiệu quả cũng cao
CHIẾN TRANH DU KÍCH

Chiến tranh du kích là một một loại hình chiến tranh không thông thường được
phe, nhóm quân sự nhỏ và yếu hơn, cơ động hơn áp dụng đối với kẻ thù lớn mạnh
hơn và kém cơ động hơn. Lối đánh du kích bao gồm các cuộc phục kích, phá hoại,
đánh bất ngờ, chớp nhoáng và rút lui nhanh. Mục tiêu của các cuộc tấn công du
kích là những yếu điểm của kẻ thù.

Muốn đánh du kích cho thắng lợi cần bốn điều:

(1) Phải có con đường chính trị đúng…

(2) Phải dựa trên cơ sở quần chúng

(3) Phải có tổ chức vững chắc và nghiêm mật…

(4) Phải có một lối đánh rất tài giỏi”

nguyên tắc đánh du kích:

* Giữ quyền chủ động.


* Hết sức nhanh chóng.
* Bao giờ cũng giữ thế công.
* Phải có kế hoạch thích hợp và chu đáo.

Đánh du kích cần chú ý đến bốn mưu mẹo lớn:

4 Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, náo phía đông, đánh phía tây.

5 Tránh trận gay go, không chết sống giữ đất.

6 Hóa chỉnh vi linh (nghĩa là phân tán), hóa tinh vi chỉnh (nghĩa là tập trung).

7 Mình yên đánh quân thù động, mình khỏe đánh quân thù mệt.
CỨ ĐIỂM.
Vị trí quân sự có công sự vững chắc, dùng làm chỗ dựa cho các vị trí khác.

VẬN ĐỘNG CHIẾN


Lối tác chiến mà phần lớn các chiến dịch, trận chiến đấu được tiến hành ngoài các
khu vực (tuyến) có thiết bị hệ thống công trình vững chắc kiên cố, lực lượng tác
chiến cơ động rộng rãi, tìm nơi địch sơ hở và yếu để tiến công.

cuộc chiến đấu diễn biến dưới hình thức tập trung lực lượng để đánh vào một vị trí
rồi lại phân tán ngay đi nhiều nơi: Phối hợp đúng đắn du kích chiến, vận động
chiến và trận địa chiến là một nghệ thuật (Trg-chinh).

CHIẾN TRANH CHÍNH QUY

Chiến tranh chính quy là hình thức tác chiến tập trung đánh lớn của bộ đội chủ lực
trên các mặt trận, với sự phối hợp của nhiều lực lượng binh chủng, khí tài quân sự
hạng nặng, địa bàn tác chiến rộng lớn,…

KHÁC GIỮA ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954) VÀ CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ


MINH(1975)

– Nghệ thuật quân sự (cách đánh)

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ: Mang tính chất của một cuộc tiến công chiến lược,
đánh vào một tập đoàn cứ điểm. Lực lượng chủ yếu tiến công là bộ đội chủ lực .
Đánh ở Điện Biên Phủ theo phương hướng đánh chắc tiến chắc, tiến công tiêu diệt
từng cụm cứ điểm của địch, bao vây chia cắt từng căn cứ của địch, cắt đứt nguồn
tiếp tế duy nhất bằng đường không của địch rồi Tổng công kích tiêu diệt toàn bộ
tập đoàn cứ điểm.

+ Chiến dịch Hồ Chí Minh: Mang tính chất của cuộc tổng tiến công và nổi dậy, có
sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy (tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy
của quần chúng). Ta sử dụng 4 quân đoàn chủ lực và 1 lực lượng bộ đội địa
phương tạo thành 5 cánh quân để tiến công. Ta đã tổ chức cuộc hành quân thần tốc,
táo bạo, vượt qua phòng tuyến ngoài của địch, tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh
chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

BINH VẬN

Mặt trận binh vận là vận động những lớp người tham gia chiến đấu, nỗ lực toàn
dân vì một mục tiêu chung và có tổ chức, được thực hiện một cách tối ưu và hiệu
quả. Đảng ta xác định rõ công tác binh vận là công tác vận động quần chúng cách
mạng.

Đối tượng của binh vận là quần chúng, đặc biệt bao gồm những người tham gia lực
lượng ngụy quân, ngụy quyền của địch và gia đình họ trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, ngoài ra còn có binh lính địch thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, binh lính
theo tôn giáo và cả binh sĩ Mỹ.

Công tác binh vận sẽ tập trung được sức mạnh to lớn của quần chúng, tạo thế và
lực vững chắc cho cách mạng vượt qua mọi khó khăn thử thách giành thắng lợi.

Công tác Binh vận là công tác tuyên truyền, tổ chức, vận động, hướng dẫn hành
động diễn ra lâu dài và công phu gắn liền với các phong trào đấu tranh chính trị,
chiến lược quân sự và tiến hành đồng thời với tác chiến vũ trang. Công tác binh
vận được thực bền bỉ, liên tục, nên đã góp phần làm sụp đổ nguỵ quân, ngụy quyền
về cơ sở và tổ chức. Có thế thấy Công tác binh vận đã làm mục ruỗng chính quyền
Mỹ - Ngụy từ bên trong, góp phần tạo điều kiện cho cách mạng nước ta được hoàn
thành nhanh chóng.

Công tác binh vận chính là công tác vận động, tranh thủ lôi kéo những người Việt
Nam làm việc cho bọn Mỹ Ngụy trở về bảo vệ dân tộc, cầm súng chống lại quân
dịch giành lại độc lập. Quân và dân ta dùng nhân nghĩa để cảm hóa, lấy khoan
hồng để đối xử, không báo thù với những người thật tâm quay về với nhân dân và
cách mạng. Khi không còn bè lũ tay sai thì Mỹ Ngụy mất một phần lực lượng lớn
phục tùng, chúng dần mất đi thế ổn định và nhanh chóng bị đánh gục.

Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA BINH VẬN


Mặt trận binh vận là một mặt trận quan trọng, là bộ phận của sức mạnh tổng hợp,
một mũi tiến công chiến lược, không chỉ phục vụ và kết hợp với đấu tranh chính trị
và đấu tranh vũ trang, mà còn độc lập chiến đấu tiêu diệt ác ôn, phá hoại phương
tiện chiến tranh của địch, khởi nghĩa làm binh biến.

Mặt trận binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước luôn luôn quán
triệt và phục vụ cho đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng và có sự phát
triển không ngừng cả về nội dung và phương thức. Đó là quá trình tuyên truyền,
vận động, tổ chức, hướng dẫn hành động rất lâu dài và công phu. Nó gắn liền với
phong trào đấu tranh chính trị, với chiến lược, chiến thuật quân sự, được tiến hành
đồng thời với tác chiến của LLVT.

Công tác của mặt trận binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước luôn
luôn quán triệt và phục vụ cho đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng và
có sự phát triển không ngừng cả về nội dung và phương thức. Đó là quá trình tuyên
truyền, vận động, tổ chức, hướng dẫn hành động rất lâu dài và công phu. Nó gắn
liền với phong trào đấu tranh chính trị, với chiến lược, chiến thuật quân sự, được
tiến hành đồng thời với tác chiến của LLVT.

Mặt trận binh vận trong kháng chiến chống Mỹ đã trở thành phong trào quần
chúng tích cực, tự giác, liên tục, đều khắp; nhiều lực lượng tiến hành, đối tượng tác
động và hình thức phong phú.

Mặt trận binh vận phối hợp nhịp nhàng với đấu tranh ngoại giao, tranh thủ được sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân trên thế giới cả về tinh thần, vật chất; phục vụ
nhiệm vụ đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, chống khủng bố,
đàn áp, góp phần đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang
thế tiến công.

Mặt trận binh vận còn tận dụng sức mạnh của đấu tranh chính trị để vận động binh
sĩ địch buông vũ khí, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.

Mặt trận binh vận của chúng ta đã lấy nhân nghĩa để cảm hóa, lấy khoan hồng để
đối xử, tuyệt nhiên không báo oán trả thù, thực hiện đúng chính sách khoan hồng
đối với tù binh, hàng binh, có chính sách phù hợp sử dụng binh lính, sĩ quan, tướng
tá địch trong trường hợp họ thật tâm quay về với nhân dân, với cách mạng…
Trong kháng chiến chống Mỹ, Quân đội ta đã kết hợp chặt chẽ binh vận với dân
vận, địch vận với tác chiến, làm suy yếu tinh thần quân ngụy trên chiến trường,
góp phần làm thất bại âm mưu thủ đoạn của địch.

You might also like