You are on page 1of 5

Thực tế Cách mạng Việt Nam

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ phương pháp tiến
hành cách mạng giải phóng dân tộc phải bằng con đường bạo lực cách mạng. “Sự
áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng
có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết”. Do đó, “trong cuộc đấu
tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách
mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính
quyền". Sức mạnh bạo lực cách mạng là sức mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Trong sử dụng bạo lực cách mạng, Đảng ta đã kết hợp chặt chẽ cả
hai lực lượng chính trị, vũ trang; sử dụng kết hợp hai hình thức đấu tranh (đấu
tranh chính trị và đấu tranh vũ trang) để hình thành nên phương pháp bạo lực cách
mạng hiệu quả. Trong đó, đấu tranh chính trị được xác định là hình thức đấu tranh
cơ bản, có ý nghĩa quyết định trong mọi thời kỳ cách mạng, có sức tiến công và tạo
ra thế uy hiếp địch rất to lớn về mặt chính trị tinh thần. Đấu tranh vũ trang là hình
thức đấu tranh cơ bản có tác dụng trực tiếp tiêu hao sinh lực địch, đập tan những
âm mưu và hành động chính trị, quân sự của chúng, thắng lợi của đấu tranh quân
sự cũng là tiền đề để đấu tranh chính trị phát triển. Như vậy mới tạo ra được
phương pháp cách mạng hoàn chỉnh để đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù.

Thời kì 1930-1945

Bộ phận nòng cốt của lực lượng chính trị là Mặt trận Việt Minh. Từ căn cứ địa Cao
Bằng, cơ sở Mặt trận Việt Minh lan nhanh ra khu Việt Bắc và cả nước. Các đoàn
thể cứu quốc phát triển khắp nơi, mạnh nhất là các vùng nông thôn và căn cứ địa.
Đầu năm 1943, Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và đề ra chủ trương mở rộng
mặt trận dân tộc thống nhất và tập trung mọi hoạt động vào việc chuẩn bị cho cuộc
khởi nghĩa vũ trang khi có thời cơ. Thực hiện chủ trương đó, công tác chuẩn bị lực
lượng cách mạng càng được đẩy mạnh. Đảng tiến hành thành lập “Hội văn hóa cứu
quốc” (năm 1944) nhằm tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ vào trận tuyến đấu tranh vì
một nền văn hóa mới, vì sự nghiệp chống đế quốc Pháp- phát xít Nhật, giành độc
lập dân tộc. Đồng thời, Đảng vận động, giúp đỡ một số sinh viên, trí thức yêu nước
thành lập “Đảng dân chủ Việt Nam” (6/1944) góp phần mở rộng khối đại đoàn kết
dân tộc, làm thất bại âm mưu chia rẽ và lôi kéo tư sản dân tộc và trí thức của phát
xít Nhật và tay sai. Đảng cũng tăng cường công tác vận động binh lính người Việt
trong quân đội Pháp và ngoại kiều thông qua “Mặt trận dân chủ chống phát xít
Nhật” tại Đông Dương. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), công tác xây
dựng lực lượng chính trị được đẩy lên một bước mới. Ở nông thôn, Đảng phát
động phong trào phá kho thóc Nhật cứu đói. Tại các vùng đô thị, Mặt trận Việt
Minh liên tiếp tổ chức mít tinh, biểu tình chống phát xít Nhật. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân đã nhất tề đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước. Chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945),
cuộc tổng khởi tháng Tám đã thành công. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền
cả nước về tay nhân dân.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh
chính trị và đấu tranh vũ trang, trong đó công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng giữ vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt để huy động sức mạnh tổng hợp
của toàn dân tộc. “Nếu Đảng ta trước đó không xây dựng lực lượng vũ trang và
thành lập những khu căn cứ rộng lớn để làm chỗ dựa cho lực lượng chính trị và
phong trào đấu tranh chính trị, và khi điều kiện đã chín muồi không mau lẹ phát
động cuộc khởi nghĩa vũ trang thì cách mạng cũng không thể mau chóng giành
được thắng lợi” Thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của một
quá trình chuẩn bị đấu tranh cách mạng lâu dài, trải qua ba lần tổng diễn tập với ba
cao trào cách mạng 1930-1931, 1936- 1939 và 1939-1945. Đó là một cuộc cách
mạng bạo lực kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang; kết hợp
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, lấy đấu tranh chính trị làm chính. Hình
thái khởi nghĩa là từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, gắn việc giành
chính quyền về tay nhân dân với việc bảo vệ thành quả cách mạng. Nắm vững và
vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác-
Lênin, chủ động nắm bắt thời cơ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo toàn dân nổi dậy tổng
khởi nghĩa giành chính quyền. Bạo lực trong cách mạng Tháng Tám năm 1945
chính là bạo lực của đội quân chính trị hùng hậu của quần chúng, có lực lượng vũ
trang làm nòng cốt xung kích đã đập tan bộ máy thống trị của chủ nghĩa thực dân
giành thắng lợi cho cách mạng.

Trong kháng chiến chống Mỹ

Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng, xuất
phát từ thực tế so sánh lực lượng, cục diện trên chiến trường sau khi Mỹ rút khỏi
miền Nam, tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức Hội
nghị lần thứ 21 đề ra phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại
giao và tiếp tục khẳng định: Con đường cách mạng của miền Nam là con đường
bạo lực cách mạng. Đến tháng 3 năm 1974, Quân uỷ Trung ương họp để quán triệt
và bàn việc thực hiện cụ thể về mặt quân sự Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của
Trung ương Đảng. Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương được Bộ Chính trị thông
qua đã xác định: Cách mạng Việt Nam có thể trải qua nhiều bước quá độ và chỉ có
thể giành được thắng lợi bằng con đường bạo lực cách mạng. Thực tế cho thấy, ở
đâu quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 và Nghị quyết Quân uỷ
Trung ương, nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng thì ở nơi đó thu được nhiều
thắng lợi lớn, mở rộng thêm được nhiều vùng giải phóng, dồn địch vào thế lúng
túng, đối phó một cách bị động.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đúng đắn của Đảng về bạo lực
cách mạng, chúng ta đã huy động được đến mức cao nhất sức mạnh của quần
chúng nhân dân và các lực lượng vũ trang để áp đảo kẻ thù. Chúng ta đã chủ động
tổ chức các binh đoàn cơ động binh chủng hợp thành, làm quả đấm mạnh để sử
dụng vào những thời cơ quan trọng nhất, hoạt động trên những hướng chủ yếu, giải
quyết những nhiệm vụ chủ yếu nhằm tiêu diệt lớn quân chủ lực địch. Ngày
24.10.1973, Quân đoàn 1 - quân đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta ra đời tại
Ninh Bình; năm 1974, Quân đoàn 2 thành lập tại Quảng Trị, Quân đoàn 4 thành
lập tại miền Đông Nam Bộ; đầu năm 1975, Quân đoàn 3 thành lập tại Tây Nguyên.
Cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, chúng ta coi trọng việc
xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng. Thực tiễn trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước cho thấy, lực lượng chính trị của quần chúng được tổ chức,
xây dựng đã thật sự trở thành một đội quân chính trị, lực lượng tiến công có sức
mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong
đó có cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử đã thể hiện bước phát triển cao nhất sự kết hợp giữa tiến công
quân sự của các binh đoàn chủ lực và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân địa
phương tạo thành sức mạnh tổng hợp đập tan sự phản kháng của kẻ thù, giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; làm ngời sáng lên giá trị của tư tưởng 
Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng.

Tổng kết cả bài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng mang tính cách mạng, nhân văn,
hoàn toàn không đối lập với lòng nhân ái, tinh thần yêu chuộng hoà bình, nhưng
cũng không ảo tưởng hoà bình, bó tay, mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ
đoạn xảo quyệt của kẻ thù. Tư tưởng này là một bộ phận hợp thành nền tảng tư
tưởng, đường lối quân sự của Đảng ta, đã soi sáng con đường đi tới thắng lợi hoàn
toàn, trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày nay, tư tưởng về
bạo lực cách mạng của Người vẫn giữ nguyên giá trị. Thực tiễn không ngừng vận
động phát triển, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư
tưởng của Người về bạo lực cách mạng cho phù hợp nhằm bảo vệ vững chắc thành
quả cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Mặt khác, thực
tiễn còn đòi hỏi chúng ta phải luôn chủ động, nhạy bén về chính trị, cảnh giác cao
độ trước những âm mưu thủ đoạn mới của kẻ thù, tăng cường xây dựng sức mạnh
của bạo lực cách mạng để có thể chiến thắng kẻ thù trong bất kỳ tình huống nào.
Đồng thời, phải tích cực đấu tranh phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc, phủ
nhận hoặc mơ hồ về quan điểm bạo lực cách mạng trong tình hình mới.

You might also like