You are on page 1of 9

Đảng ta lãnh đạo đánh bại chiến tranh đặc

biệt của Đế quốc Mỹ


- I. Âm mưu của ĐQM “ Trong Chiến Lược Chiến Tranh Đặc Biệt “
1. Hoàn Cảnh:
Cuối 1960, hình thức cai trị của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại,
Hoa Kỳ bắt buộc phải chuyển hướng qua áp dụng chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” (1961 – 1965) .
Âm mưu :
Cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người
Việt”.
Nhằm tăng sức chiến đấu của Quân đội Sài Gòn, giảm xương máu quân đồng
minh của Mỹ trên chiến trường, lợi dụng xương máu Người Việt trên chiến
trường.
Mục đích: Mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng,
tiến hành các hoạt động chống phá miền Bắc, phong tỏa biên giới,
vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho
chiến trường miền Nam.
Thủ đoạn:
Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam
trong vòng 18 tháng, kế hoạch Giônxơn-Mác-na-ma-ra (John – Mac Namara)
1964 -1965.
Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) để trực tiếp chỉ huy
quân đội Sài Gòn.

- “Xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “Ấp chiến
lược”
- Mỹ thực hiện chiến tranh đặc biệt bằng lực lượng chính là ngụy
quân với vũ khí và sự chỉ huy của Mỹ
- Tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, đưa nhiều cố vấn
quân sự vào miền Nam; tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn,
trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại; sử dụng phổ biến các
chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
- “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã gây cho cách mạng miền Nam
rất nhiều khó khăn, nhất là những năm 1961 – 1962. Từ ngày
10/8/1961, Mỹ bắt đầu rải chất độc dioxin xuống miền Nam Việt
Nam.
- Dồn dân lập “ấp chiến lược”; mở các cuộc hành quân càn quét
nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng; phong toả biên giới, vùng
biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền
Nam.
Đảng chủ trương đẩy mạnh tiến công địch trên 3 vùng chiến lược là: “rừng núi, nông
thôn đồng bằng và đô thị”, bằng ba mũi giáp công chính trị, quân sự binh vận

 Vùng rừng núi nước ta chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồi núi nhiều, không cao
nhưng kín đáo, nhiều dốc, lắm đèo rất hiểm trở. Với địa hình như thế, từ xa
xưa, trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, Tổ tiên ta từng coi đây là vùng “Quan
hà bách nhị do thiên thiết” (Nơi địa hình hiểm yếu, một người địch được 200
người); trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Đảng ta coi đây là
vùng  “căn bản” có vị trí đặc biệt quan trọng, đủ điều kiện để có thể tiêu diệt
lớn quân chủ lực của địch; đồng thời, là nơi phát triển lực lượng, xây dựng và
mở rộng căn cứ địa của ta. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
vùng rừng núi miền Nam (nhất là Tây Nguyên được ví như nóc nhà của nam
Đông Dương) giữ vị trí chiến lược trọng yếu cho cả miền Nam và nam Đông
Dương. Với địch, đây là nơi yếu nhất, thường chưa thiết bị được chiến trường
và hạn chế lớn trong việc sử dụng vũ khí, kỹ thuật. Với ta, đây là căn cứ địa
cách mạng kiên cố. Tại đây, ta xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, có khả
năng tiêu diệt nhiều sinh lực địch, có thể duy trì cuộc chiến đấu lâu dài chống
địch trong những trường hợp tình hình diễn biến khó khăn nhất; đồng thời, lại
có khả năng mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. Làm chủ vùng rừng
núi gắn liền với vùng đồng bằng đã được giải phóng, chúng ta đã tạo ra sự uy
hiếp lớn đối với những đô thị còn bị địch chiếm đóng.

 Vùng nông thôn nước ta tuy hẹp so với vùng rừng núi nhưng là kho người, kho
của của cả nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nông thôn miền
Nam là chỗ mạnh của ta, đồng thời cũng là chỗ mạnh của địch. Tại đây, địch tổ
chức kiến thiết chiến trường tương đối vững chắc, hoàn chỉnh:  các căn cứ hỏa
lực, không quân, hải quân, pháo binh; các khối dự bị chiến lược- chiến dịch
mạnh;  kho tàng, bến bãi, hệ thống đường giao thông dày đặc... Tất cả, nhằm
tạo lá chắn bảo vệ cơ quan đầu não của địch từ trung ương đến cơ sở. Với ta,
nông thôn là nơi tập trung dân cư, đa số là nông dân. Nông dân nước ta được
xác định là một trong những lực lượng chủ lực của cách mạng dân tộc, dân chủ,
là nguồn cung cấp, bổ sung chủ yếu cho việc xây dựng, củng cố lực lượng vũ
trang nhân dân. Kinh tế nông nghiệp rất thích hợp với việc vận dụng và duy trì
chiến tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược trong điều kiện vật chất, kỹ
thuật yếu hơn địch. Sức mạnh nông thôn của ta là sức mạnh to lớn cả về chính
trị, kinh tế và quân sự. Làm chủ được vùng nông thôn đồng bằng thì vùng rừng
núi không bị cô lập và ta có thể huy động được sức người, sức của để phát triển
lực lượng của ta ở vùng đồng bằng và rừng núi. Làm chủ được vùng nông thôn
rộng lớn, ta tiến sát các đường chiến lược quan trọng, các thị xã, thị trấn, các
căn cứ lớn của địch, nhờ đó tạo được lợi thế cùng với vùng rừng núi, hằng ngày
cổ vũ và hỗ trợ cho phong trào đô thị và khi có cơ hội thì tiến đánh vào những
vị trí yết hầu và đầu não của địch. Trên cơ sở phong trào chính trị, lực lượng
chính trị mạnh mẽ, chiến tranh du kích và lực lượng vũ trang rộng khắp, chủ
lực ta có  nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển, đánh to, đánh lớn,
tiêu diệt nhiều sinh lực địch ngay tại vùng nông thôn đồng bằng.

 Vùng đô thị miền Nam trong chiến tranh giải phóng là trung tâm chính trị và
kinh tế của địch, là nơi có những cơ quan đầu não của chúng, là nơi địch tập
trung nhiều phương tiện thống trị và lực lượng đàn áp mạnh; căn cứ xuất phát
để đánh phá cách mạng. Âm mưu cơ bản của địch là ra sức xây dựng lực lượng
ở đô thị làm  "hậu phương an toàn” cho cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới.
Đối với ta, vùng đô thị là nơi quần chúng, nhất là giai cấp công nhân tập trung
đông đảo, có giác ngộ chính trị, luôn luôn hướng về cách mạng. Không những
công nhân, dân nghèo thành thị, tiểu tư sản, học sinh mà cả một số trí thức, sinh
viên, tư sản dân tộc, với mức độ khác nhau, căm thù ách thống trị của Mỹ-
ngụy, có nguyện vọng bức thiết muốn thay đổi chế độ... do đó đã nhiều lần
đứng lên đấu tranh mạnh mẽ; khi có điều kiện, thời cơ, quần chúng ở đô thị có
khả năng nổi dậy đấu tranh, phối hợp với lực lượng từ ngoài tiến vào đánh đổ
chính quyền của địch.

b) Đánh bại kế hoạch Xtalây - Taylo (1961 - 1963): bình định miền Nam trong 18
tháng.
Từ năm 1961 đến 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.
* Đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược”: diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và
địch. Ta phá “ấp chiến lược” đi đôi với dựng làng chiến đấu. Cuối năm 1962, ta
kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam.
* Trên mặt trận quân sự: 2/1/1963, quân dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho),
đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000 lính Sài gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy, với
phương tiện chiến tranh hiện đại => Dấy lên phong trào: “Thi đua Ấp Bắc, giết
giặc lập công”.
* Đấu tranh chính trị
- Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài”,
của các “tín đồ” Phật giáo…Góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính
quyền Ngô Đình Diệm.
- Ngày 1/11/1963, Mỹ giật dây Dương văn Minh đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm.
Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.
c) Đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mác-na-ma-ra (Johnson - Mac Namara) 1964 -
1965:
- Tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn.
- Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm (1964 - 1965).
* Đánh phá “Ấp chiến lược”: từng mảng lớn “Ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ,
làm phá sản cơ bản “xương sống” của chiến tranh đặc biệt. Vùng giải phóng ngày
càng mở rộng, chính quyền cách mạng các cấp thành lập, ruộng đất tịch thu chia
cho dân cày nghèo.
Về quân sự
- Đông Xuân 1964 - 1965, ta thắng lớn ở trận Bình Giã (02/12/1964), loại 1700 tên
địch khỏi vòng chiến, đánh bại chiến lược “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
- Sau đó, ta tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài...
=> Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
3. Ý nghĩa
Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công.
- Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm một loại
hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.
- Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (tức thừa nhận sự
thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”).
- Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh
chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

II Đảng ta lãnh đạo đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ:
+ Diễn biến:
Phong trào “Đồng khởi” năm 1960 của quân và dân ta ở miền Nam giành thắng
lợi to lớn đã đẩy chính quyền Ngụy Sài Gòn vào thế bế tắc nghiêm trọng. Chiến lược
“Chiến tranh đơn phương” (chiến tranh một phía) của Aixenhao đến đây hoàn toàn
phá sản.
          Trước tình hình đó, ngày 20/11/1961, khi lên nhậm chức Tổng thống Mỹ
Kennedy đã công bố học thuyết quân sự mới “Chiến tranh đặc biệt” để cứu vãn thất
bại ở miền Nam Việt Nam. Mục đích là dùng lực lượng quân Ngụy do Mỹ trang bị và
chỉ huy, tăng cường viện trợ tiền bạc, vũ khí, đồng thời Mỹ đã đưa 19.000 quân chiến
đấu dưới tên gọi cố vấn quân sự sang Việt Nam. Để thực hiện cuộc chiến tranh này,
Mỹ - Diệm dùng nhiều thủ đoạn: dồn dân lập “ấp chiến lược”, chốt chặt biên giới,
chống miền Bắc chi viện, mở nhiều cuộc càn quét quy mô, tăng mạnh lực lượng chiến
đấu của quân đội Ngụy, xây dựng lực lượng bình định nông thôn…
          Ngày 31/01/1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp ra
Nghị quyết về “Những nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng Việt Nam”. Bộ
Chính trị nhận định: Thời kì tạm ổn của chế độ Mỹ - Diệm đã qua, thời kì khủng
hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu. Do lực lượng so sánh đã thay đổi,
cần phải chuyển phương châm đấu tranh. Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng
thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch
bằng cả hai mặt: chính trị và quân sự. Về nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Bộ Chính
trị nêu rõ: “Ra sức xây dựng lực lượng ta cả về chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo
lực lượng cách mạng trong Mặt trận giải phóng, phát động phong trào đấu tranh chính
trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực
lượng ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng
lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và
đẩy mạnh chính trị ở đô thị”.
          Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, để thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo cuộc
chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt”, cuối tháng 01/1961 Trung ương Cục miền
Nam được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Linh (tức Mười Cúc) làm Bí thư. Ngày
15/02/1961, tất cả các lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam được hợp nhất
thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam - một bộ phận của Quân đội
nhân dân Việt Nam do Đảng sáng lập và lãnh đạo. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam trao cho Quân giải phóng quân kì mang dòng chữ “Giải phóng quân anh dũng
chiến thắng”.
          Để chi viện cho cách mạng miền Nam, Đảng ta đã đề ra và thực hiện những
quyết sách quan trọng. Ngày 5/5, đoàn cán bộ quân sự gồm 500 người, hầu hết là cán
bộ cao cấp, trung cấp do Thiếu tướng Trần Văn Quang - Phó Tổng tham mưu trưởng
dẫn đầu theo đường Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Tiếp
đó ngày 01/6, đoàn cán bộ quân sự thứ hai gồm 400 người do đồng chí Hoàng Văn
Lâm (Nguyễn Văn Bửa), Lê Quốc San dẫn đầu vào tăng cường cho chiến trường miền
Nam. Tháng 6/1961, Quân ủy trung ương chỉ thị mở đường vận tải cơ giới nối đường
12 với đường số 9 (đường 129). Sau 2 tháng lao động khẩn trương, lực lượng công
binh, bộ binh đã hoàn thành tuyến đường, kịp thời vận chuyển một số vũ khí và hàng
quý vào chiến trường. Ngày 23/10, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn 759
vận tải quân sự đường biển chi viện cho cách mạng miền Nam.
          Trên chiến trường, để tăng cường sức mạnh quân sự và công tác chỉ huy, ta đã
thành lập Bộ tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 6, Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 bộ đội chủ
lực miền tại chiến khu Dương Minh Châu ( Tây Ninh ).
+ Kết quả:
- Bằng 3 mũi giáp công chính trị, quân sự, binh vận, tiến công địch trên 3 vùng
rừng núi, đồng bằng, đô thị, quân và dân ta ở miền Nam đã đẩy “chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ  - Ngụy vào thế lúng túng, bị động, giành nhiều thắng lợi to lớn.
Quân và dân ta đã tiến hành đấu tranh chính trị, vũ trang rộng khắp, vượt qua cuộc
phản kích điên cuồng của địch. Đánh địch 15.525 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng
chiến đấu gần 3 vạn tên địch, bắt hơn 3.200 tên, thu nhiều vũ khí. Một số trận đánh
cấp tiểu đoàn của Quân giải phóng đạt hiệu quả cao về tiêu diệt sinh lực địch ở
quận lỵ Đắc Hà (Bắc thị xã KonTum), tỉnh lỵ Phước Vĩnh (nay thuộc tỉnh Bình
Dương)… Song song với tiến công quân sự, 33,8 triệu lượt người đấu tranh chính
trị trực diện với địch. Phong trào công nhân có 1.500 cuộc đấu tranh, tập trung ở
Sài Gòn - chợ Lớn. Công tác binh vận, làm cho 14.500 binh sĩ của Diệm đảo ngũ.
Vùng giải phóng được giữ vững với hơn 1 vạn thôn, xã, gần 6 triệu dân; hơn
12.000 thanh niên các vùng giải phóng gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng,
hậu cần tại chỗ được tăng cường. Kế hoạch nhằm bình định miền Nam trong 18
tháng, con át chủ bài của “chiến tranh đặc biệt” bị quân và dân miền Nam giáng
cho những đòn nặng nề.
          Chi viện và cổ vũ quân dân miền Nam, miền Bắc - hậu phương lớn đẩy mạnh
xây dựng chủ nghĩa xã hội, các phong trào thi đua lớn ra đời: “Đại phong” (nông
nghiệp), “Duyên hải” (công nghiệp), “Ba nhất” (quân đội), “Bắc Lý” (giáo dục),
“Thành công” (thủ công nghiệp).
          Có thể nói năm Tân Sửu 1961 là dấu son chói ngời trong lịch sử Đảng và lịch sử
dân tộc Việt Nam.

3 câu hỏi
Câu 1

 Chiến thuật “bủa lưới phóng lao, lùa bắt gà con”


Chiến thuật dùng một lực lượng tiến hành bao vây, chặn đường rút của đối
phương, đồng thời dùng một lực lượng cơ động khác chia thành nhiều mũi tiến công
vào mục tiêu. Là một phương pháp tác chiến được Quân đội Hoa Kì và Quân đội Sài
Gòn dùng phổ biến trong chiến tranh ở Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn "Chiến
tranh đặc biệt" (1961 - 65) đối với những đối tượng cỡ phân đội của Quân Giải phóng
Miền Nam Việt Nam.

 Chiến thuật “cắm cọc phá lưới, bám đất bẻ lao


Chiến thuật “bủa lưới phóng lao” của địch được triển khai đã gây cho bộ đội nhiều
khó khăn, vì chiến thuật rất cơ động, nhanh, mạnh, vũ khí lại được trang bị tối tân.
Chính vì vậy, chú Bảy Đen luôn trăn trở, tìm cách để bẻ gãy chiến thuật của địch. Chú
Bảy Đen tâm sự với chú Sáu: “Bữa nào mình trụ lại đánh nó một trận cho biết mặt”.
Và trận Ấp Bắc là trận đầu tiên chú Bảy “bám trụ” để “bẻ lao”.
Trước khi diễn ra trận đánh Ấp Bắc, Tiểu đoàn 261 và Tiểu đoàn 514 đã có mặt ở Ấp
Bắc trước đó 2 ngày. Cấp trên chỉ đạo Đại đội 1 của Tiểu đoàn 261 và Đại đội 1 của
Tiểu đoàn 514 phải bẻ cho được 1 càng của Mỹ - ngụy. Chú Bảy Đen cũng được cấp
trên giao tổng chỉ huy trận đánh. Trước tình hình đó, chú Bảy Đen chủ trì cuộc họp
khẩn để triển khai chiến thuật đánh địch, với tinh thần “kiên quyết chặn đánh địch suốt
ngày”.

Trong trận đánh Ấp Bắc, “thủ lĩnh” Bảy Đen bất chấp bom đạn của kẻ thù, liên tục di
chuyển như con thoi trên địa hình để chỉ huy tác chiến. Kể về người chỉ huy của mình,
chú Sáu tự hào: Do liên tục thất bại, địch cho trực thăng đổ quân chi viện. Khi trực
thăng hạ cánh thấp xuống để đổ quân, chú Bảy Đen lệnh: “Phải bắn cho phượng
hoàng gãy cánh”. Lúc đó toàn bộ lực lượng Đại đội 1 của Tiểu đoàn 261 đồng loạt nổ
súng. Ngay loạt đạn đầu, bộ đội đã bắn hạ được 5 trực thăng. Khi địch triển khai chiến
thuật “thiết xa vận”, ta không có vũ khí chống tăng. Tuy nhiên, người chỉ huy - Anh
hùng LLVT Bảy Đen không hề nao núng. Chú Bảy hét to, đầy quả cảm: “Bám công
sự đánh đến cùng, quyết tâm không lùi một bước. Có chết hãy ngoảnh mặt về hướng
quân thù mà chết!”. Sau đó, “thủ lĩnh” Bảy Đen mưu trí, sáng tạo, quyết đoán và bình
tĩnh chỉ huy tiêu diệt xe tăng: “Súng trường bắn vào xích xe tăng, lựu đạn ném dưới
lườn xe tăng”.

Đến khoảng 16 giờ, địch dồn lực lượng quyết chiến với ta trận cuối cùng, với sự hỗ
trợ của lực lượng lính dù tham chiến, nhằm “bủa lưới phóng lao” ta. Đây là lực lượng
tinh nhuệ của địch, từng được mệnh danh là “thiên thần mũ đỏ”. Lúc ấy, bộ đội đã
đánh cả ngày, sức lực hao tốn, nhưng “thủ lĩnh” Bảy Đen vẫn bình tĩnh, ra lệnh: “Kiên
quyết đánh quân thù, bẻ đầu xe lội nước”. Trận đánh Ấp Bắc kết thúc, chú Bảy đã
sáng tạo ra một chiến thuật mới: “Cắm cọc phá lưới, bám trụ bẻ lao” nhằm đối phó với
chiến thuật “bủa lưới phóng lao” của địch.

Sau trận Ấp Bắc, chú Bảy Đen còn chỉ huy nhiều trận đánh khác trên địa bàn huyện
Cai Lậy, TX. Cai Lậy và huyện Châu Thành như: Trận Xám Diệc ở Tân Hội; đánh
địch chống càn ở Cống Quế, xã Mỹ Hạnh Đông; đánh địch chống càn ở Tân Thới, xã
Tân Phú; đánh chiếm đồn Vĩnh Kim, đồn Phú Phong, đồn Xuân Sơn… Và đến trận
đánh chiếm đồn Thạnh Nhựt ở huyện Chợ Gạo thì chú Bảy Đen hy sinh, đúng với tinh
thần “có chết hãy ngoảnh mặt về hướng quân thù mà chết”. Chú Sáu Hưởng đầy khâm
phục về người chỉ huy quả cảm của mình: “Ở vai trò chỉ huy, trận đánh nào anh Bảy
cũng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo. Khi xảy ra tình huống đòi hỏi người chỉ huy phải
giải quyết nhanh chóng, anh Bảy rất bình tĩnh và quyết đoán”. Đó cũng là yếu tố giúp
cho “thủ lĩnh” Bảy Đen đã chỉ huy làm nên chiến thắng Ấp Bắc lịch sử ngày 2-1-
1963.
Câu 2

Để giành thắng lợi trong cuộc đối đầu lịch sử giữa nhân dân ta với một đế quốc to là
Mỹ trong cuộc chiến tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc, miền Nam là một
trong những chiến trường chính, trực tiếp; chiến trường này lại được chia làm nhiều
chiến trường trên các vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị. 

thêm ý :

Mỗi chiến trường trên từng vùng chiến lược là một đơn vị hoàn chỉnh, bao gồm lực
lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân, có thể phát triển mọi phương thức
tác chiến để tiến công địch. Nó không đơn thuần do sự chi phối của địa hình, cũng
không đơn thuần do yêu cầu của chiến lược quân sự, của việc căng địch ra, bao vây
chia cắt địch thành từng mảng mà do toàn bộ yêu cầu của chiến lược chiến tranh nhân
dân, của đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, thực hiện mục tiêu làm chủ để tiêu
diệt địch ở khắp nơi, tổng công kích kết hợp khởi nghĩa toàn bộ. Do vậy, tùy từng thời
kỳ, tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể mà mỗi vùng có nhiệm vụ khác nhau và có
cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo việc kết hợp các hình thức đấu tranh.

Câu 3

Về chính trị: Đảng và Chính phủ ra sức chăm lo xây dựng, củng cố và mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất (thông qua hai mặt trận Việt Minh và Liên Việt) nhằm tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân. Ở vùng tạm chiếm, nhân dân tham gia đánh giặc
giữ làng, chống bắt phu bắt lính.

  Về kinh tế: Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, vấn đề đặt ra là có tổ chức được nền kinh
tế kháng chiến mới có đủ điều kiện tiến hành cuộc kháng chiến. Chính sách kinh tế
kháng chiến của Đảng và Chính phủ ta lúc bấy giờ bao gồm: xây dựng kinh tế của ta,
phá hoại kinh tế của địch. 

 Về văn hóa, giáo dục: Những khẩu hiệu như “chống giặc dốt như chống giặc ngoại
xâm”, “Đi học là kháng chiến” đã gắn liền với việc thanh toán nạn mù chữ với đẩy
mạnh nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc.

Về đối ngoại: Song song với chính sách đối nội, chính sách đối ngoại đóng vai trò
quan trọng.

You might also like