You are on page 1of 13

CHUYÊN ĐỀ 09: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1961-1968

* Chiến lược chiến tranh đặc biệt.

- Hoàn cảnh: - Phong trào Đồng Khởi đã làm phá sản chiến tranh đơn phương của
Mĩ.
- Thời kì ổn định tạm thời của chính quyền Ngô Đình Diệm đã chấm dứt -> khủng
hoảng triển miên.
-

Công thức: Nằm trong chiến lược “Phản ứng linh hoạt”
CTĐB = Lực lượng quân đội Sài Gòn+ Cố vấn Mĩ+Phương tiện chiến tranh Mĩ
Chiến tranh đặc biệt.

Âm mưu:
- Chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu
mới. căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.
- Ngăn chặn ảnh hưởng của làn sóng cộng sản chảy xuống Đông Nam Á.
- “ Dùng người Việt đánh người Việt”
- Chuẩn bị phương án để tấn công ra miền Bắc
-Kế hoạch: Xtalayxtaylo: Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
- Kế hoạch Giônxơn Mácnamara: Bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng
2 năm.
-

Thủ đoạn:

Chiến tranh đặc biệt. - Tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn để tăng nhanh quân số và phương
tiện chiến tranh
- Sử dụng các chiến thuật mới: “Trực thăng vận, thiết xa vận”
- Lập ra bộ chỉ huy quân sự để trực tiếp chỉ đạo.
- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
- Tiến hành những cuộc hành quân càn quét.
- Tiến hành những bước đầu để đánh phá miền Bắc.
Quân và dân miền Nam chiến đấu chống Chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965).

Hoàn cảnh:

- Sau thắng lợi của phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam trong năm 1959-1960, bước sang năm
1961 cách mạng miền Nam có bước nhảy vọt quan trọng ( chuyển sang ………………………………..) với
một vùng đất đai rộng lớn ở ……………….. được giải phóng.

- Lực lượng quân sự, chính trị ngày càng lớn mạnh. ( Các LLVT thống nhất thành Quân giải phóng miền
Nam 1961).

- Dưới ngọn cờ đoàn kết của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu
tranh chống Mĩ và chónh quyền Sài Gòn. Với 3 Mũi, 3 vùng. 2 hình thức đấu tranh.

2 hình thức đấu tranh……………………………………………………………………………………………

3 Mũi ………………………………………………………………………………………………………

3 vùng ……………………………………………………………………………………………………
Những thắng lợi trên các mặt trận: Chính trị, quân sự, chống bình định.

* Trên mặt trận chính trị:

- Phong trào. Đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển mạnh mẽ. Ở các địa bàn nông thôn và đô thị.,

- Trong đó diễn ra các cuộc biểu tình sôi nổi ở các đô thị lớn. ( Đội quân tóc dài, Tín đồ phật giáo.)

=> Làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng trước những làn sóng chống
đối lớn cả trong và ngoài nước. 1963 Mĩ Giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn đảo chính anh em
Diệm Nhu.

* Trên mặt trận chống bình định:

- Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược diễn ra quyết liệt. Với thế giằng co giữa ta và địch.

-Kết quả nhiều ấp chiến lược bị phá vở trở thành làng chiến đấu=> Xương sống Chiến tranh đặc biệt bị phá
sản.
*Trên mặt trận quân sự:

- Thắng lợi mở đầu: chiến thắng Ấp Bắc (1963):

+ Chiến thắng phản công lớn đầu tiên của quân dân miền nam trong chiến tranh đặc biệt.,

+ Bước đầu làm phá sản kế hoạch “trực thăng vận, thiết xa vận”.

+ Chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh thắng chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

+ Mở ra cao trào: “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”.

- Chiến thắng Bình Giã (1964):

+ Cuộc tấn công quy mô lớn của quân dân miền nam trong chiến tranh đặc biệt.

+ Đánh bại hoàn toàn chiến thuật trực thăng, vận thiết xa vận.

+ Làm chiến tranh đặc biệt cơ bản bị phá sản.

- Chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài (1965):

+ Chiến tranh đặc biệt bị phá sản hoàn toàn.


* Chiến lược Chiến tranh cục bộ.

- Hoàn cảnh: - Quân đội sài Gòn lâm vào thế bị động chiến lược.
- Thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt buộc Mĩ chuyển sang hình thức chiến
tranh cục bộ ( đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam mở rộng chiến tranh phá
hoại miền Bắc.)

Công thức: Nằm trong chiến lược “Phản ứng linh hoạt”
CTĐB = Lực lượng quân đội Mĩ+ Đồng minh+ quân đội Sài Gòn + Cố vấn
Chiến tranh cục bộ. Mĩ+Phương tiện chiến tranh Mĩ
(1965-1968)
Âm mưu: về âm mưu chiến lược vẫn giống như CTĐB.
Âm mưu trực tiếp:
- Tạo ưu thế binh lực và hỏa lực để áp đảo chủ lực của ta bằng chiến lược quân
sự mới “tìm diệt”.
+ Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường đầy lực lượng của ta về phía
phòng ngự bị động.
Thủ đoạn:
- Ồ ạt đưa quân Mĩ và quân đồng minh vào miền Nam => “Mĩ hoá” chiến tranh Việt
Chiến tranh cục bộ. Nam.
(1965-1968) -Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường.
- Mở các cuộc hành quân “tìm diệt và bình định” trong 2 mùa khô 1965-196, và
1966-1967.
- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.
- Tiếp tục triển khai xây dựng ấp chiến lược.

=> Mỹ leo thang chiến tranh xâm lược trong thế thua thế bị động theo một chiến lược đầy những mâu thuẫn. Đó là
mâu thuẫn giữa mục đích chiến tranh là nhằm cứu vãn chế độ thực dân mới với biện pháp xâm lược dựa theo lối
thực dân cũ. Quân đội viễn chinh Mỹ và các nước đồng minh được trang bị vũ khí hiện đại. Nhưng tinh thần chiến
đấu kém lại đang ở thế thua thế bị động và do tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh.
=> Không những vậy, hoạt động tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền
Bắc của Mỹ đã làm cho những mâu thuẫn vốn có từ trước giữa nhân dân Việt Nam ở hai miền với đế quốc mỹ càng
thêm sâu sắc, làm tăng thêm ngọn lửa căm thù và gắn bó chặt chẽ nhân dân hai miền trong chiến đấu.
Quân và dân miền Nam chiến đấu chống Chiến tranh cục bộ của Mĩ (1961-1965).

* Trên mặt trận quân sự:

- Thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam):

Đây là trận đánh của bộ đội địa phương cùng với một tổ đặc công làm nhiệm vụ tiến công đại đội lính thuỷ
đánh bộ của Mĩ.=> Xuất hiện khẩu hiệu “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt”

- Thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi):

- Tháng 8/1965, Mĩ mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường để tiêu diệt đơn vị chủ lực của ta.

- Quân giải phóng và du kích Vạn Tường đã đánh bại cuộc hành quân với quy mô lớn của quân Mĩ.

- Ý nghĩa:

+ Vạn Tường được coi là môt “Ấp Bắc” đối với quân đội Mĩ.=> Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng
nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam.

+ Chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại Chiến tranh cục bộ của Mĩ.
- Thắng lợi ở hai mùa khô (1965-1966 và 1966-1967) Nhìn vào SGK.

* Trên mặt trận chính trị:

- Quần chúng nhân dân tiếp tục nổi dậy phá tan những mảng Ấp chiến lược của địch.

- Thanh niên, học sinh, sinh viên Sài Gòn biểu tình đòi Mĩ- chính quyền sài Gòn rút về nước đói tự do dân
chủ, cải thiện đời sống.

* CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

Bối cảnh lịch sử:

- Sau hai mùa khô cục diện chiến trường chuyển biến có lợi cho cách mạng miền Nam.

- Quân dân miền Nam giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

- Lợi dụng mâu thuẫn những năm bầu cử thổng thống ở Mĩ.

Chủ trương:

- Mở một cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Trọng tâm ở các đô thị miền Nam (nơi địch
đang sơ hở, cũng là nơi nhạy cảm và tạo khởi động lớn”.
- Diễn biến: 3 đợt.

- Ý nghĩa:

+ Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.

+ Buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận thất bại CTCB)

+ Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

+ Chấp nhận đế bàn đàm phán ở Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

=> Tạo ra bước ngoặt của KCCM

- Nghệ thuật :

- Nghi binh chiến lược: nhằm làm phân tán lực lượng chủ lực của định, ngay từ những năm tháng cuối năm
1967, trước khi chiến dịch Mậu thân diễn ra quân dân ta ở miền Nam đã mở một số chiến dịch ở vùng ven
biên giới, ở Tây Nguyên, đồng thời duy trì các hoạt động luôn duy trì các hoạt động quân sự ở vùng đô thi
và vùng nông thôn. Các hoạt động nhỏ lẻ như vậy khiến cho địch lầm tưởng rằng các lực lượng chủ lực của
ta đã bị thương vong và tổn thất nặng nề qua các cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 -1967, không có
khả năng mở các chiến dịch ở vùng đồng bằng như trước.

Bước sang tháng một năm 1968 ta đã mở 2 chiến dịch quân sự lớn ở Nậm Bạc (Lào) và chiến dịch đường 9
– Khe Sanh, ngay tức thì hoạt động quân sự của ta ở Khe Xanh đã thu hút sự chú ý của Bộ chỉ huy quân sự
Mỹ ở Sài Gòn. Đế quốc Mỹ nhận định: “Khe Sanh là một Điện Biên Phủ” trong ý đồ chiến lược của ta, Vì
vậy chúng cho rằng cần phải giữ vững Khe Sanh bằng mọi giá, qua đó Mỹ đã dồn hầu hết lực lượng về phía
Khe Sanh trong khi nơi lỏng vùng đô thị vẫn luôn được coi là hậu cứ an toàn của Mỹ và chính quyền Sài
Gòn. Chính sự phán đoán sai lầm này đã khiến cho quân Mỹ phải trả giá nặng nề vì bị tiến cộng bất ngờ
ngay đêm giao thừa trong dịp TẾT Mậu thân năm 1968.

Đòn tiến công bất ngờ của ta trong chiến dịch Mậu thân năm 1968 là những đòn choáng váng, khiên cho
địch trở tay không kịp. Đây là lần đầu tiên chúng ta đã đưa cuộc chiến tranh vào sâu trong lòng địch, đã biến
vùng hậu phương và hậu cứ an toàn của địch thành chiến trường của ta. Đây là một một thành công của
Đảng trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, nghệ thuật đánh hiếm, đánh đau, đánh vào yết hầu, vào trung
ương thần kinh của địch.
- Lựa chọn thời điểm tiến công: Bất ngờ của chiến dịch Tổng tiến công Mậu thân năm 1968, không chỉ là
hướng tiến công mà còn là sự lựa chọn thời điểm tiến công. Thời điểm đó là dịp Tết Nguyên đán lúc địch
bộc lộ nhiều chủ quan, sơ hở trong phòng bị. Sau này, qua nhiều tài liệu được giải mật từ phía Mỹ cho thấy
khi chiến dịch Mậu thân nổ ra các đơn vị quân đội Sài Gòn chỉ còn nửa quân số, điều đó khiến cho Bộ chỉ
huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn vô cùng lúng túng trong việc đối phó.

- Lựa chọn mục tiêu tiến công: Trong chiến dịch Mậu Thân 1968 với chủ trương đánh đòn mạnh vào các
mục tiêu: “yết hầu, tim mạch, khối óc” của địch, quân dân miền Nam đã tiến công vào các cơ quan đâu não
ở cả trung ương và địa phương của chính quyền Sài Gòn, đại Sứ quán Mỹ, các sở chỉ huy, sân bay, bến
cảng, kho tàng, căn cứ truyền tin, các đầu mỗi giao thông... Đây là những mục tiêu tập trung sinh lực cao cấp
của địch, những mục tiêu nhạy cảm nhất trong bộ máy chiến tranh của chúng ở miền Nam.

- Lựa chọn hình thức và phương thức tiến công: Trong Chiến dịch Mậu thân năm 1968 chúng ta đã tiến
công đồng loạt bằng nhiều hình thức, nhiều lực lượng, cả quân sự, chính trị, binh vận; kết hợp tiến công
quân sự với nổi dậy của quần chúng; kết hợp đòn tiến công của các binh đoàn chủ lực với đòn tiến công của
lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương. Chúng ta không thực hiện tiên công tuần tự từ ngoài vào trong
theo từng hướng chiến lược, mà kết hợp từ trong ra ngoài, từ ngoài vào, khiến cho địch bị bất ngờ, càng
thêm bất ngờ và lúng túng.

Như vậy trong chiến dịch Tổng tiến công Mậu thân năm 1968 việc nghi binh, chọn hướng, chọn thời điểm,
mục tiêu, chọn hình thức và phương thức tiến công đã chứng tỏ bước phát triển mới trong nghệ thuật chỉ đạo
chiến tranh của ta.

You might also like