You are on page 1of 2

CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA MĨ THỰC HIỆN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

- Chiến tranh đặc biệt (1961-1965)


- Chiến tranh cục bộ (1965-1968)
- Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973)
a, Về điểm giống nhau.
+ Về bản chất: Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Về âm mưu: Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở
Đông Nam Á, Châu Á, làm bàn đạp tấn công ra bắc, ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống khu vực Đông Nam Á…
+ Về lực lượng tham gia: Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn do Mĩ trực tiếp viện trợ, huấn luyện, trang bị, tổ chức,
chỉ huy...
+ Về biện pháp tiến hành: Đều ra sức thực hiện chính sách bình định, nhằm chiếm đất, chiếm dân…đều có hoạt động phối hợp bằng chiến
tranh phá hoại miền Bắc, phối hợp quân sự với biện pháp chính trị, ngoại giao…
+ Về kết quả: Đều bị thất bại.
b, Khác nhau:
-Về lực lượng tham chiến chính .
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước.
-Về địa bàn diễn ra.
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
+ Chiến tranh cục bộ: vưùa bình định Miền Nam vưùa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.
-Về thủ đoạn cơ bản.
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
+ Việt Nam hoá chiến tranh: Dùng ngưòi Việt trị ngưòi Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương, rút dần quân Mĩ để gảim
xương máu cho ngưòi Mĩ thực hiện âm mưu "thay màu da đổi xác chết".
-Về tính chất ác liệt:
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến
dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại
của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nướ

SO SÁNH CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954) VÀ CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH (1975)
a. Về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự:
- Giống nhau: + Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, là đỉnh cao của 2 cuộc tiến công chiến lược (đông – xuân 1953-1954 và Xuân 1975).
+ Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” (trong chiến dịch ĐBP) và “Tập trung đến
mức cao nhất mọi lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật” (chiến dịch HCM)
+ Cả 2 chiến dịch ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Khác nhau: + Chiến dịch ĐBP được mở ra khi chưa có Hiệp định Giơ ne vơ; chiến dịch HCM mở ra khi có HĐ Pa ri.
+ Địa bàn mở chiến dịch: Chiến dịch ĐBP rừng núi; Chiến dịch HCM đồng bằng và thành phố.
+ Phương châm: Chiến dịch ĐBP đánh chắc tiến chắc; Chiến dịch HCM thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
+ Thời gian: Chiến dịch ĐBP dài hơn so với chiến dịch HCM...
+ Hình thức: Chiến dịch ĐBP tiến công quân sự của lực lượng vũ trang; Chiến dịch HCM kết hợp tiến công quân sự của lực lượng vũ trang
và nổi dậy của quần chúng..
+ Đối tượng tiến công: Chiến dịch ĐBP chủ yếu là quân viễn chinh Pháp; Chiến dịch ĐBP chủ yếu là quân đội Sài Gòn (quân Mĩ đã rút hết
về nước).
b. Kết quả - ý nghĩa:
- Giống nhau: Đều giành thắng lợi và là thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh gpdt...
- Khác nhau:
+ Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế hoạch Na va, giáng đòn quyết định vào ý chí XL của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều
kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơ ne vơ, kết thúc chiên tranh.
+ Chiến dịch HCM thắng lợi kết thúc 21 năm K/C chống Mĩ, 30 năm gpdt bảo vệ Tổ quốc từ sau CM tháng tám năm 1945, chấm dứt ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất
nước.

You might also like