You are on page 1of 2

1.

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam


- Âm mưu: Mở hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” miền Nam.
- Hành động:
+ Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi).

+ Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô: 1965 - 1966 và 1966 –
1967.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
* Chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965):
- Sáng 18 - 8 - 1965, địch huy động lực lượng lớn chiến đánh vào thôn Vạn
Tường. Sau 1 ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi được cuộc càn quét của địch.

=> Mở đầu cho cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt" trên khắp miền
Nam.

Lược đồ trận Vạn Tường (8 - 1965)

* Đánh tan 2 cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967:
* Thắng lợi đấu tranh chính trị:
- Ở nông thôn, đấu tranh phá từng mảng lớn ấp chiến lược, thành thị nổi lên
cuộc đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ.

- Vùng giải phóng mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)
* Hoàn cảnh:
- Bước vào xuân 1968, so sánh lực lượng trên chiến trường đã thay đổi có lợi
cho ta. Ta chủ trương tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường, giành thắng
lợi quyết định buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.

* Diễn biến:
- Đêm 30 rạng sáng 31 - 1 - 1968, ta đồng loạt nổi dậy. Mở đầu bằng cuộc tập
kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị.

- Tại Sài Gòn, quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch như Tòa đại
sứ Mĩ, Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn,...
* Ý nghĩa:
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.

- Buộc chúng phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa" chiến tranh.

- Tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc và chấp nhận đàm phán ở
Pari.

You might also like