You are on page 1of 2

Lãnh đạo Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

*Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”


- Bối cảnh lịch sử: Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất
bại, Mỹ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965).
- Âm mưu:
+ Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài gòn,
dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến
tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.
+Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”
- Thủ đoạn:
+ Đề ra kế hoạch Staley - Taylor, bình định miền Nam trong 18 tháng.
+ Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.
+Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới
như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
+“Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “chiến tranh đặc biệt”.
+Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV).
+Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt
động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc
cho miền Nam.
*Hội nghị Bộ Chính trị (1961,1962)
- Tháng 1-1961 vầ tháng 2-1962, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị về “Phương hướng và nhiệm vụ công tác
trước mắt của cách mạng miền Nam”.
- Tinh thần của chỉ thị là giữ vững thế chiến lược tiến công của cách mạng miền Nam đã giành được
từ sau phong trào Đồng khởi, đưa đấu tranh vũ trang phát triển lên song song với đấu tranh chính trị,
tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược: đô thị, nông thôn đồng bằng và nông thôn rừng núi, bằng
ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận.
- Do đặc điểm phát triển không đồng đều của cách mạng miền Nam, tương quan lực lượng, địa hình
hoạt động và tác chiến khác nhau:
+Vùng rừng núi  vũ trang

+Vùng nông thôn đồng bằng  vũ trang + chính trị

+Vùng đô thị  chính trị

* Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và Trung ương Cục miền Nam được thành lập
- 15/02/1961 các lực lượng vũ trang ở miền Nam được thống nhất với tên gọi Quân giải phóng miền
Nam Việt Nam.
- Tháng 10/1961 Trung ương Cục miền Nam được thành lập, do Nguyễn Văn Linh làm Bí thư.
- Từ đâu năm 1963, sau chiến thắng Ấp Bắc ( Mỹ Tho,2/1/1963), phong trào đấu tranh phá “ấp chiến
lược” phát triển mạnh mẽ, đã thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị lên cao, đông đảo cá tầng lớp
nhân dân tham gia đặc biệt là phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo năm 1963.
- 1/11/1963, lực lượng quân đảo chính đã giết Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Ngô Đình Nhiệm và
cố vấn Ngô Đình Nhu.
- Từ 11/1963 đến 6/1965 đã diễn ra 10 cuộc đảo chính nhằm lât đổ lẫn nhau trong nội bộ ngụy quyền
Sài Gòn.
*Hội nghị Trung ương lần thứ 9
- Tháng 12/1963, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 9, đã xác định “ đấu tranh vũ trang đóng vai
trò quyết định trực tiếp” thắng lợi trên chiến trường.
- Quân và dân miền Nam mở nhiều chiến dịch với hàng trăm trận đánh lớn nhỏ như An Lão, Đèo
Nhông – Dương Liễu, Việt An, Ba Gia ( Khu V, khu vưc Tây Nguyên, Trị Thiên), Bình Giã, Đồng
Xoài nhờ sự chi viện của miền Bắc.
- Chiến thắng Bình Giã (12/1964), Ba Gia (5/1965), Đồng Xoài (7/1965) đã sáng tạo một hình thức
tiến công, phương châm tác chiến độc đáo ở miền Nam.
- Từ giữa 1963 trở đi, các phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị phát triển sôi động, mạnh mẽ,
dồn đập, có hiệu quả của quân dân miền Nam làm cho ba chỗ dựa chủ yếu của Mỹ bị lung lay tận gốc.
- Sau hơn 4 năm lực lượng cách mạng ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt”
của đế quốc Mỹ .1/11/1963 chính quyên Ngô Đình Nhiệm bị lật đổ đã gây nên tình hình rối loạn kéo
dài trên chính trường miền Nam.
- Phong trào học sinh - sinh viên, tri thức ở đô thị, bãi công của công nhân, lực lượng biệt động đã
đóng góp xứng đáng cho kháng chiến.
- 9/1964, Bộ Chính trị họp và chủ trương giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong một vài năm
tới, tăng cường sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ
Chính trị được cử và miền Nam trực tiếp phụ trách, chỉ đạo cuộc kháng chiến với cương vị Bí thư
Trung ương Cục, Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
- Đến đầu năm 1965 , chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt ” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức
cao nhất đã hoàn toàn bị phá sản . Đánh bại chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt ” của đế quốc Mỹ là
một thắng lợi to lớn nữa có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta ở miền Nam . Thắng lợi này tạo cơ
sở vững chắc để đưa cách mạng miền Nam tiếp tục tiến lên .

You might also like