You are on page 1of 6

Họ và tên: Lê Yến Ngọc

Mã số sinh viên: 20001728


Lớp: K65 D1 Hóa dược
Tên đề tài: Phong trào Đồng Khởi, chiến thuật “ba mũi giáp công” và sự ra đời của
“Đội quân tóc dài”

NỘI DUNG
PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI, CHIẾN THUẬT “BA MŨI GIÁP CÔNG”
VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI”

Cuối năm 1959, đầu năm 1960, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, các tầng lớp nhân dân miền Nam đã nhất loạt đứng lên khởi nghĩa mang
tên phong trào Đồng Khởi và giành thắng lợi to lớn. Thắng lợi của phong trào Đồng
khởi là bước kiểm nghiệm đường lối cách mạng của Trung ương Đảng, sự nhạy bén,
sáng tạo, tinh thần chủ động, quyết đoán trong chỉ đạo thực tiễn của Xứ ủy Nam Bộ và
chỉ đạo đấu tranh cách mạng của các cấp bộ đảng, quân và dân các địa phương miền
Nam; là minh chứng hùng hồn về sự kế thừa và phát huy lên tầm cao mới truyền thống
đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đặc biệt, thắng
lợi của phong trào Đồng khởi đánh dấu sự hình thành phương châm đấu tranh “hai
chân, ba mũi”, sự ra đời của “Đội quân tóc dài”

1. Hoàn cảnh lịch sử


Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương đã
được ký kết, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và sự can thiệp
của Mỹ với 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Chúng ta đã thực hiện nghiêm túc các
điều khoản quy định về đình chiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực. Phía
Pháp chỉ thực hiện khi có những đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt của quân dân ta.
Theo Hiệp định Giơnevơ, cuộc tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam sẽ diễn
ra sau 2 năm nữa. Nhưng đế quốc Mỹ âm mưu xâm lược nước ta từ lâu đã lợi dụng cơ
hội, đá Pháp ra, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên cầm quyền ở miền Nam, chỉ huy nguỵ
quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự,... Với mưu đồ biến miền Nam trở thành thuộc địa
Bài tiểu luận môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Yến Ngọc-20001728

kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á, chúng thực hiện
chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đánh phá điên cuồng.
→ Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc được thống nhất thực
hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân
chủ, đấu tranh thống nhất đất nước. Cả dân tộc ta lại bước vào cuộc chiến đấu chống
xâm lược mới.

2. Phong trào Đồng Khởi, chiến thuật “ba mũi giáp công và sự ra đời của “Đội
quân tóc dài”
Trước hành động khủng bố của Mỹ - Diệm, thời gian đầu chúng ta chưa có biện
pháp cụ thể chống cuộc “chiến tranh một phía” của địch, dần dần đảng viên và quần
chúng cách mạng tự thấy phải vũ trang đứng lên chống lại kẻ thù, nếu không cách
mạng sẽ bị tiêu diệt. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam triệu tập
hội nghị lần thứ 15 tại Hà Nội. Tháng 1-1959, hội nghị lần thứ 15 BCH Trung ương
Đảng (khóa II) đã thông qua Nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam. Nghị
quyết này được đưa ra sau quãng thời gian đắn đo, suy nghĩ rất lâu dài của Bộ chính trị,
vì nó là quyết định liên quan đến cả một vận mệnh của một dân tộc, cần sự nhìn nhận
chính xác về tình hình, về thời cuộc lúc bấy giờ. Tư tưởng chỉ đạo cực kì quan trọng để
chuyển cách mạng miền Nam sang bước chuyển biến mới có tính nhảy vọt được đề ra
trong Nghị quyết mang tính lịch sử này là:
“Nhân dân miền Nam phải dùng con đường bạo lực cách mạng để tự giải phóng mình,
ngoài ra, không còn con đường nào khác”.
Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị đã đi tới quyết định chuyển
hướng chỉ đạo cách mạng miền Nam kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
bằng phương pháp khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa đánh đổ chính quyền
địch.

2
Bài tiểu luận môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Yến Ngọc-20001728

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 do Hồ Chủ tịch chủ tọa họp tại thủ đô Hà Nội vào tháng 1-1959
Nguồn ảnh: baotanglichsu.vn

Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, cách mạng miền Nam đã có sự nhảy vọt. Xứ
ủy Nam Bộ và các cấp bộ đảng miền Nam đã quán triệt nghiêm túc và tổ chức thực
hiện một cách sáng tạo, nhanh chóng và hiệu quả, quá trình chuẩn bị khẩn trương, chu
đáo về mọi mặt, tạo, thúc đẩy và chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy với tinh
thần quật cường, lật nhào một mảng chính quyền cơ sở của địch, giành chính quyền về
ta, giành quyền làm chủ nhiều địa bàn rộng lớn. Từ giữa năm 1959, nhiều cuộc khởi
nghĩa vũ trang và đấu tranh vũ trang đã bùng nổ, tiêu biểu như: Trà Bồng (Quảng
Ngãi), Tua Hai (Tây Ninh), Hoài Đức - Bắc Ruộng (Ninh Thuận)… Cho dù với
phương thức nào, các cuộc nổi dậy đều nhằm mục đích lật đổ chính quyền của địch,
xây dựng lại chính quyền cách mạng, giành quyền làm chủ về tay nhân dân.
Ngày 17-1-1960, ở Bến Tre, hình thức khởi nghĩa đồng loạt (Đồng Khởi) bắt
đầu bùng nổ do đồng chí Nguyễn Thị Định lãnh đạo ở huyện Mỏ Cày, sau đó lan ra các
huyện Minh Tân, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú, rồi nhanh chóng mở
rộng ra khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và một số nơi thuộc các
tỉnh Trung Bộ. Hệ thống kìm kẹp của địch ở xã, ấp bị tê liệt và tan vỡ từng mảng lớn.
Đến cuối năm 1960, phong trào Đồng Khởi đã làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở
địch ở nhiều vùng nông thôn, có 1.383 xã/2.627 xã nhân dân lập chính quyền tự quản.
Vùng giải phóng ra đời trên phạm vi rộng lớn, nối liền từ Tây Nguyên đến miền Tây
Nam Bộ và đồng bằng Liên khu V. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi ở nông thôn
đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở đô thị và các đồn điền, nhà máy.

3
Bài tiểu luận môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Yến Ngọc-20001728

→ Phong trào “Đồng Khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng
miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, từ hình thức đấu tranh
chính trị là chính có lực lượng vũ trang hỗ trợ, chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị
và đấu tranh quân sự, từ đấu tranh quân sự từng bước lên ngang hàng đấu tranh chính
trị.

Nguồn ảnh: thuvienanhdongnai.gov

3. Chiến thuật “ba mũi giáp công” và sự ra đời của “Đội quân tóc dài”
Các cuộc tiến công ở Trà Bồng, Mỏ Cày, Tua Hai và phong trào Đồng khởi của
nhân dân miền Nam đã phản ánh một mẫu hình về tinh thần chủ động phát động nhân
dân nổi dậy đấu tranh chính trị, tiến công quân sự và binh vận, phát triển thành phương
châm hai chân (quân sự - chính trị) và ba mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận).
Lực lượng quân sự được xây dựng trên cơ sở lực lượng chính trị đi đôi với quá trình tự
vũ trang của quần chúng; từ đó hình thành ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực của Khu,
Miền, bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân du kích của xã, ấp.
Lực lượng chính trị đại đa số là nông dân, đặc biệt trong đó là sự ra đời của
“Đội quân tóc dài” từ trong phong trào Đồng khởi tại Mỏ Cày, Bến Tre. “Đội quân tóc
dài” là một đội ngũ được tổ chức chặt chẽ, sử dụng phương pháp đấu tranh trực diện
bằng lý lẽ và tình cảm, đã ngăn chặn hành động khủng bố, càn quét của địch, thực hiện
công tác binh địch vận làm tan rã hàng ngũ của chúng. Cùng các tầng lớp nhân dân,
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, hàng ngàn phụ nữ ở khắp các huyện, xã, thị trấn, thị xã
Bến Tre rầm rập xuống đường, tham gia đấu tranh diệt ác, phá kiềm, chiếm đồn, phá
bót, san bằng các khu quân sự, nơi đóng quân của binh lính Sài Gòn. Chị em đã vận
động gia đình binh sĩ Sài Gòn, giáo dục chồng, con binh sĩ mang súng trở về với cách

4
Bài tiểu luận môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Yến Ngọc-20001728

mạng, lập công chuộc tội. “Đội quân tóc dài” là lực lượng chủ yếu trong các cuộc biểu
tình, ngặn chặn quận địch hành quân đàn áp cách mạng, đốt phá nhà cửa, tàn sát đồng
bào, trực diện đấu tranh hợp pháp, có lý, có tình với các quận trưởng, chỉ huy quân sự
Sài Gòn. Sức mạnh của khối đoàn kết, sức thuyết phục của phụ nữ đấu tranh đã khiến
những người cầm đầu chính quyền Sài Gòn ở địa phương, những người chỉ huy các
cuộc hành quân “tảo trừ Việt Cộng” phải nhận đơn yêu cầu, hứa hẹn đáp ứng các yêu
cầu của quần chúng, hay dừng các cuộc bắn phá, hành quân. Đồng thời, “Đội quân tóc
dài” cũng là lực lượng chủ yếu của phong trào Đồng Khởi, góp phần vào thắng lợi của
Đồng Khởi. Chỉ trong mười tháng đồng khởi, từ tháng 1 đến tháng 10-1960, phụ nữ
Bến Tre đã tổ chức sáu ngàn tám trăm bảy mươi lăm cuộc đấu tranh trực diện với địch,
có trên năm mươi vạn người tham gia.
Trong phong trào Đồng Khởi, tính hiệu quả của công tác binh địch vận đã được
khẳng định. Công tác binh địch vận góp phần làm cho địch bị tan rã về chính trị, tư
tưởng, tinh thần và tổ chức; khiến cho một bộ phận binh lính địch quay trở lại ủng hộ
chính nghĩa, đứng về phía nhân dân để chống lại chiến tranh xâm lược. Hình thức binh
địch vận trong Đồng khởi hết sức phong phú, chủ yếu là tận dụng sơ hở của địch, cài
cắm cơ sở vào hàng ngũ địch thu thập tin tức, khi thời cơ đến thì tranh thủ vận động lôi
kéo, cảm hóa người chỉ huy và binh lính địch…
Thực tiễn ở Bến Tre chứng minh rằng, tùy từng cuộc đấu tranh chính trị, từng
trận đánh mà vai trò, vị trí của mỗi mũi chính trị, quân sự và binh vận khác nhau. Khi
chưa có lực lượng vũ trang mạnh thì mũi đấu tranh chính trị và binh địch vận giữ vai
trò chủ yếu, mũi quân sự hỗ trợ; khi có lực lượng vũ trang mạnh và mục tiêu là tác
chiến tiêu diệt địch, hạ đồn bốt, thì mũi quân sự là chủ yếu, đấu tranh chính trị và binh
địch vận làm nhiệm vụ hỗ trợ.
Kết luận: Từ Nghị quyết 15 đến Phong trào Đồng khởi, Đảng ta đã có thêm
những điều kiện thực tiễn quan trọng để rút ra được nhiều bài học lớn về chỉ đạo cách
mạng, như: đánh giá đúng địch và ta, nắm vững quan điểm bạo lực, quán triệt tư tưởng
chiến lược tiến công. Đặc biệt, Phong trào Đồng khởi ở miền Nam (1959 - 1960) chính
là hình ảnh sinh động nhất của sự gặp gỡ giữa ý Đảng và lòng dân. Trên ý nghĩa đó,
đồng khởi chính là bước thắng lợi đầu tiên, rất cơ bản trên chặng đường đấu tranh lâu
dài, gian khổ của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược.

HẾT

5
Bài tiểu luận môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Yến Ngọc-20001728

Nguồn tài liệu tìm hiểu:


1. Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam tại thủ đô Hà Nội
về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, ngày 10-9-1960.
2. Hồ Chí Minh, Toàn Tập, tập 11, trang 224
3. Từđiển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002.
4. TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
5. Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia)
6. Lịch sử Đảng Việt Nam (Nxb Giáo dục)
7. Sách giáo trình; phóng sự Truyền hình nhân dân.

You might also like