You are on page 1of 9

Chương 1: Tổng quan về Đường lối của Đảng Cộng

sản Việt Nam


1. Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng cộng sản
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930. Đảng cộng sản Việt Nam
là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Ngay từ khi ra đời, thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng đã đề ra đường lối
cách mạng đúng đắn và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta giành được những
thắng lợi vĩ đại. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đấu quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản
trước hết là đề ra đường lối cách mạng. Hoạch định đường lối là công việc quan
trọng hàng đầu của một chính đảng.

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ
trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách
mạng Việt Nam.

Đường lối cách mạng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng.

Nhìn tổng thể, đường lối cách mạng của Đảng bao gồm đường lối đối nội và
đường lối đối ngoại.

Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú. Trong tiến trình lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, tùy theo nội dung, tính chất, phạm vi và thời gian Đảng
đề ra đường lối cách mạng theo các cấp độ khác nhau. Có đường lối chính trị
chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng như: đường lối độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Có đường lối cách mạng trong thời kỳ lịch sử như: đường lối
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa;
đường lối cách mạng trong thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền (1939 – 1945);
đường lối cách mạng miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975);
đường lối đổi mới (từ Đại hội VI, năm 1986). Ngoài ra còn có đường lối cách
mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động như: đường lối công nghiệp hóa; đường
lối phát triển kinh tế - xã hội, đường lối văn hóa – văn nghệ; đường lối xây dựng
Đảng và Nhà nước; đường lối đối ngoại…
Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi phản ánh đúng
quy luật vận động khách quan.Vì vậy trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách
mạng, Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để
kịp thời điều chỉnh, phát triển đường lối, nếu thấy đường lối không còn phù hợp
với thực tiễn thì phải thay đổi.

2. Vai trò của đường lối cách mạng của Đảng

Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản trước hết là đề ra đường
lối cách mạng, đây là công việc quan trọng hàng đầu của một chính đảng.

Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng,
quyết định vị trí, uy tín của Đảng đối với quốc gia dân tộc.Vì vậy, để tăng cường
vai trò lãnh đạo của Đảng trước hết phải xây dựng đường lối cách mạng đúng
đắn. Nghĩa là, đường lối của Đảng phải được hoạch định trên cơ sở quan điểm lý
luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin; tri thức tiên tiến của nhân loại; phù hợp
với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn cách mạng Việt Nam và đặc điểm,
xu thế quốc tế. Mục tiêu của đường lối nhằm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Đường lối đúng sẽ đi vào đời sống, soi sáng thực tiễn và trở thành ngọn cờ thức
tỉnh, động viên và tập hợp quần chúng nhân dân tham gia tự giác phong trào cách
mạng một cách hiệu quả nhất; ngược lại, nếu sai lầm về đường lối thì cách mạng sẽ
bị tổn thất, thậm chí bị thất bại.

Để hoạch định đường lối cách mạng đúng đắn Đảng phải nắm vững và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát thực tiễn
vận động của đất nước và thời đại, tìm tòi nghiên cứu để nắm bắt những quy luật
khách quan, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều, chủ quan, duy ý chí.

Đường lối cách mạng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng là một nét sáng tạo độc đáo,
chưa có tiền lệ trong lịch sử, là thành công lớn của Đảng ta. Với đường lối cách
mạng đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước đánh bại các chiến lược chiến
tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra thời kỳ
mới cho dân tộc Việt Nam, thời kỳ cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam trở thành ngọn cờ tiêu biểu cho phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc,
hòa bình và tiến bộ xã hội.

Chương 2: Phân tích đường lối của Đảng Cộng sản Việt nam về giải quyết vấn đề
chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam 1979
2. Phân tích đường lối của Đảng Cộng sản Việt nam về giải quyết vấn đề
chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam 1979
2.1 Quá trình hình thành đường lối của Đảng Cộng sản Việt nam về giải quyết
vấn đề chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam 1979
Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định
thắng lợi của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Quá trình hình thành đường lối
chiến lược giải phóng dân tộc là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Để hình thành đường lối
cách mạng đúng đắn nghĩa là phải vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch
sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam để nhận thức đúng mâu thuẫn cơ bản, chủ
yếu của xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, quyết định nhiệm vụ chiến lược,
các chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương pháp cách mạng giải
phóng dân tộc đúng đắn.
Với âm mưu và thủ đoạn là "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc đã
đơn phương tiến hành xâm lược nước ta dọc biên giới phía Bắc. Do tập trung quân
đông, phía Trung Quốc đã cùng một lúc tấn công nhiều hướng, ồ ạt đánh liên tiếp
đợt này đến đợt khác, với phương châm "lấy thịt đè người" không ngại thương
vong. Trong khi đó, đất nước của chúng ta mới vừa ra khỏi chiến tranh, đang trong
công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và giúp đỡ nhân dân Căm Pu Chia khỏi
thảm họa diệt chủng. Trước thử thách to lớn ấy, vấn đề chỉ đạo đấu tranh như thế
nào được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt Nam thảo luận rất kỹ. Yêu cầu
đề ra là: Vừa phát huy sức mạnh tổng hợp, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời nêu cao tính chính nghĩa và thiện chí mong muốn hòa
bình, khôi phục quan hệ hữu nghị hai dân tộc; vừa không để bị ảnh hưởng đến các
nhiệm vụ chiến lược khác, nhất là nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia; tiếp tục tranh
thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế.
Thực hiện phương châm đề ra, từ ngày 17/2/1979, Đảng ta ra nêu rõ: Nhà
cầm quyền Trung Quốc đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm
trọng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đồng thời khẳng định nhân dân Việt
Nam không có con đường nào khác là thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình
để đánh trả.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, quân dân Việt
Nam trên tuyến đầu biên giới kịp thời đánh trả, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực,
phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của quân Trung Quốc, buộc đối phương
phải tung lực lượng dự bị chiến lược vào tham chiến. Với ưu thế quân đông, nhiều
vũ khí trang bị kỹ thuật, quân Trung Quốc lần lượt chiếm được một số địa bàn, thị
xã quan trọng như: Lào Cai (19/2), Cao Bằng (24/2), Cam Đường (25/2), Lạng Sơn
(5/3)...
Trước tình hình cấp bách đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt
Nam quyết định điều động lực lượng dự bị chiến lược kết hợp cùng lực lượng tại
chỗ chuẩn bị mở những đòn phản công quy mô lớn binh chủng hợp thành.
Thực hiện chủ trương đó, đầu tháng 3/1979, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng ra lệnh cho Quân đoàn 2 (cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại
Campuchia) nhanh chóng chuyển toàn bộ lực lượng về phía Bắc Hà Nội tập kết,
đồng thời ra quyết định thành lập Quân đoàn 5 (ngày 2/3/1979) ngay tại mặt trận
biên giới (gồm 4 sư đoàn bộ binh: 3, 338, 327, 337 cùng một số đơn vị kỹ thuật và
bảo đảm khác). Ngoài ra, các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng
không - Không quân và các binh chủng kỹ thuật khác sẵn sàng tham gia chiến đấu.
Để phát huy sức mạnh tổng hợp, ngày 4/3/1979 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng ra lời kêu gọi quân dân cả nước phát huy khí thế cách mạng, hăng hái thi đua
lao động sản xuất, chi viện nhiều nhất cho tiền tuyến, quyết tâm giữ vững biên
cương Tổ quốc. Tiếp đó, ngày 5/3/1979 Quyết định tổng động viên của Ủy ban
thường vụ Quốc hội và Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước được ban hành và
được đăng trên trang nhất báo Nhân dân ngày 6/3/1979. Cả nước cùng đồng lòng
hướng về mặt trận. Hàng triệu thanh niên nam, nữ viết đơn tình nguyện đi chiến
đấu. Dự trữ vật chất hậu cần phục vụ chiến đấu do đó tăng lên nhanh chóng.
2.2 Nội dung đường lối của Đảng Cộng sản Việt nam về giải quyết vấn đề chiến
tranh biên giới phía Bắc Việt Nam 1979

“Toàn thể già, trẻ, gái, trai đứng lên nhất tề bảo vệ tổ quốc”
Trước tình thế cấp bách, ngày 4/3/1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra
lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc.
Quân và dân ta chiến đấu vô cùng anh dũng, chặn đánh các cánh quân xâm
lược, tiêu diệt hàng vạn tên, bắn cháy hàng trăm xe tăng, phá hủy nhiều vũ khí của
địch. Mặc dù bị tổn thất nặng nề, quân địch vẫn hung hăng mở rộng chiến tranh.
Chiến sự đang tiếp diễn quyết liệt. Quân và dân ta quyết giữ từng tấc đất của Tổ
quốc. Đồng bào và chiến sĩ ta trong cả nước sôi sục khí thế chiến đấu, quyết đánh
thắng bọn bành trướng Trung Quốc.
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các Đảng Cộng sản và Công
nhân, nhân dân tiến bộ trên thế giới đều căm phẫn, cực lực tố cáo tội ác của bọn
xâm lược, nhiệt tình ủng hộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong lời kêu gọi này, Đảng ta xác định rõ “Hiện nay, bọn cầm quyền phản
động Bắc Kinh là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta”. Chính sách hiếu
chiến và xâm lược của chúng đã xâm phạm hết sức trắng trợn quyền độc lập, tự do
thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, phá hoại tình hữu nghị truyền thống giữa nhân
dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phản bội hoàn toàn sự nghiệp cách mạng,
lợi ích và lương tri của nhân dân Trung Quốc. Chúng đã trở thành kẻ thù nguy
hiểm của toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ
và hòa bình ở châu Á và trên thế giới.
Sáng 5/3, chương trình phát thanh 90 phút thường ngày của Đài tiếng nói
Việt Nam phát bản tin đặc biệt kêu gọi: "Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân
thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân
dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe
dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ... Toàn thể đồng bào các
dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy
phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ
quốc".

Toàn văn Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng ban bố ngày 4-3-1979
được đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-3-1979 - Tư liệu Tuổi Trẻ
Ngay sau lời kêu gọi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường
dưới sự chủ trì của Chủ tịch Trường Chinh. Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra quyết định tổng động viên trong cả nước. Mọi công
dân trong lứa tuổi do luật định đều phải gia nhập lực lượng vũ trang theo kế hoạch
của Hội đồng Chính phủ; huy động mọi nhân lực, vật lực, tài lực cần thiết để đảm
bảo nhu cầu của cuộc kháng chiến cứu nước.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29 - LCT ra lệnh tổng
động viên trong cả nước. Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định về việc thực
hiện quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân. Trong đó, yêu cầu nam từ 18 đến 45
tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi có đủ điều kiện, đều gia nhập hàng ngũ du kích và tự vệ.
Ngoài ra, ai tự nguyện đều được đưa vào tổ chức vũ trang quần chúng. Khi xảy ra
chiến sự ở địa phương, trừ những người được phép sơ tán đi nơi khác, còn tất cả
mọi người phải ở lại làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Lệnh tổng động viên được đăng trên báo Nhân dân ngày 6/3/1979. Ảnh: Hoàng
Phương.
Bài xã luận trên báo Nhân dân ra ngày 5/3/1979 nêu rõ "Lời kêu gọi của
trung ương là lời hịch quyết chiến quyết thắng của tổ quốc. Tất cả con em đất nước
Việt Nam đang đi vào cuộc chiến đấu mới: cả nước đánh giặc, toàn dân là
lính"… 50 triệu người Việt Nam khi ấy đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình thế chuyển từ
thời bình sang thời chiến.
Quyết tâm của Bộ Chỉ huy tối cao Việt Nam, đặc biệt là động thái chuẩn bị
mở đòn phản công chiến lược đã tác động mạnh đến tương quan cục diện cuộc
chiến và tâm lý của các nhà cầm quyền Trung Quốc, tạo niềm tin sắt đá cho nhân
dân cả nước và bạn bè thế giới, nhất là nhân dân Campuchia vừa được Quân tình
nguyện Việt Nam giúp đỡ thoát khỏi họa diệt chủng, đang ra sức bảo vệ chính
quyền non trẻ. Các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ cùng nhân dân yêu
chuộng hòa bình, công lý trên thế giới tiếp tục lên án mạnh mẽ hành động chiến
tranh phi nghĩa của Trung Quốc và kêu gọi ủng hộ Việt Nam.
Lệnh tổng động viên được ban bố, cũng trong ngày 5/3/1979 Trung Quốc
bất ngờ tuyên bố rút quân, và rêu rao hoàn thành mục tiêu "dạy cho Việt Nam một
bài học". Ngày 7/3/1979, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép
Trung Quốc rút quân.
Ngày 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân. Trước khi rút, chúng còn
tàn phá một số làng mạc, phá hoại công trình di tích, bệnh viện, trường học, giết
hại nhiều người dân vô tội.
Trong tập 3 Lịch sử Chiến tranh Việt Nam của Nhà xuất bản quân đội, Hà
Nội năm 1996, thì thực tế cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chính thức chỉ kéo
dài 17 ngày (từ 17/2 đến 5/3/1979), tức là đến khi Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng
ra lời kêu gọi bảo vệ tổ quốc. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài mãi đến tận
năm 1988 và đến năm 1991 hai nước bình thường hóa quan hệ. Trong suốt thời
gian đó, một phần lớn nhân tài, vật lực của chúng ta phải dồn cho biên giới phía
Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, Liên Xô cắt giảm viện trợ và Trung Quốc từ bạn trở
thành kẻ đối đầu.
Ngày nay đất nước đã yên bình, chúng ta đã và đang có mối quan hệ hợp tác
tốt đối với Trung Quốc trên cơ sở 16 chữ vàng: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Tư lệnh Quân khu 2 đã từng nói: "Ta
rất trân trọng tình hữu nghị, ta không kích động hằn thù dân tộc. Nhưng chúng ta
quyết không sợ bất cứ một thế lực thù địch nào muốn xâm chiếm chủ quyền, lãnh
thổ của Tổ quốc Việt Nam" (trích Hồi ký, NXB lao động, HN 2009, trang 17).
2.3 Kết quả của việc thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt nam về giải
quyết vấn đề chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam 1979
Chịu tổn thất nặng nề mà chưa đạt được mục tiêu cơ bản đề ra, lại bị dư luận
quốc tế lên án mạnh mẽ, ngày 5/3/1979, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rút
quân khỏi lãnh thổ Việt Nam. Với truyền thống nhân nghĩa, lấy đại cục làm trọng,
mong muốn củng cố hòa bình, khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Trung
ương Đảng, Chính phủ Việt Nam chỉ thị cho các lực lượng vũ trang và nhân dân
trên mặt trận biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động quân sự để quân Trung Quốc
rút về nước. Đến ngày 18/3/1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân khỏi Việt
Nam.
Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới
phía Bắc năm 1979 được tạo nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Đó là tinh thần
chiến đấu kiên cường, anh dũng vì độc lập, tự do và sự vẹn toàn lãnh thổ; sự ủng
hộ, giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế; thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc
được xây dựng, củng cố qua thời gian; là Quân đội nhân dân tinh nhuệ với đội ngũ
tướng lĩnh tài ba đã được rèn luyện, thử thách qua các cuộc chiến tranh... Nhưng
bao trùm lên tất cả chính là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh độc lập, tự chủ, đúng
đắn của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam góp phần
khẳng định đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sự chỉ đạo chiến lược tài tình,
sắc bén của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Việt Nam, nhất là trong việc nắm
bắt tình hình, đánh giá đúng khả năng hành động của đối phương, trên cơ sở đó kịp
thời chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang và nhân dân chuẩn bị các mặt sẵn sàng
đối phó; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo dựng thế trận chiến
tranh nhân dân vững chắc.
Qua thực tiễn điều hành, chỉ đạo chiến tranh, Trung ương Đảng và Chính
phủ Việt Nam luôn khẳng định về quyền tự vệ chính đáng của mình, kiên quyết
đánh trả mọi cuộc tiến công xâm phạm chủ quyền, nhưng đồng thời cũng luôn thể
hiện rõ lòng bao dung, khát vọng hòa bình, mong muốn chấm dứt xung đột để xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam-Trung Quốc, góp phần gìn
giữ môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.
Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, nhân dân Việt Nam cũng chịu
những tổn thất nặng nề: hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ thương vong; hàng chục ngàn
dân thường bị thiệt mạng. Các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai
gần như bị hủy diệt hoàn toàn; tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông
trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400.000 gia súc bị giết,
bị cướp. Khoảng 50% trong tổng số 3,5 triệu người ở sáu tỉnh biên giới bị mất nhà
cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 là sự kiện lịch sử đặc biệt, để
lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học quý báu:
Một là, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, dự đoán
chính xác âm mưu và hành động của các bên liên quan, nhất là động thái các nước
lớn, trên cơ sở đó có sự chuẩn bị toàn diện, không để bị động bất ngờ trong mọi
tình huống.
Hai là, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, tự cường, kết hợp chặt chẽ đấu
tranh chính trị, quân sự với đấu ngoại giao để vừa phát huy sức mạnh tổng hợp
trong nước, vừa nêu cao tính chính nghĩa của cách mạng nhằm tranh thủ sự đồng
tình, ủng hộ quốc tế, không để các thế lực thù địch xuyên tạc hòng tìm cách cô lập.
Ba là, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, trên cơ sở đó phát huy sức
mạnh chiến tranh nhân dân địa phương, đặc biệt là sức mạnh của lực lượng vũ
trang tại chỗ (bộ đội chủ lực quân khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, dân quân du
kích) kết hợp với sức mạnh hậu phương cả nước tạo thành những “trường thành
thép” sẵn sàng đánh trả có hiệu quả mọi cuộc tiến công từ bên ngoài ngay thời gian
đầu.
Bốn là, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam “lấy
nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” với nghệ thuật quân sự hiện đại (phương thức tác
chiến chính quy), đồng thời biết khai thác, phát huy tư tưởng nhân văn “lấy đại
nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của cha ông thuở trước kết hợp
với chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh
https://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=1541
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-
nghi-bch-trung-uong/khoa-iv/nghi-quyet-so-20-nqtw-ngay-2091979-
hoi-nghi-lan-thu-sau-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-ve-tinh-hinh-
va-nhiem-vu-cap-bach-1075
https://baotintuc.vn/chinh-tri/nghe-thuat-chi-dao-dau-tranh-trong-
cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-20190218075647669.htm
https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/
cuoc-chien-chong-trung-quoc-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-40-nam-
nhin-lai-100.html#:~:text=Tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20t
%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%20c%E1%BA%A5p%20b
%C3%A1ch,non%20s%C3%B4ng%2C%20%C4%91%E1%BA%A5t
%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ta.
http://tunguyenhoc.blogspot.com/2013/05/loi-keu-goi-cua-ang-ngay-
431979.html

You might also like