You are on page 1of 6

TRƯƠNG ĐAI HOC TAI CHINH - MARKETING

KHOA LÝ LUẬN CHINH TRỊ

HOC PHÂN: ĐƯƠNG LỐI CÁCH MANG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngày kiêm tra: …22… /04…./2022

Họ tên sinh viên: Nguyễn Văn An

Ma sô sinh viên : 2021007775

Ma lơp học phân: 2121101113730

Bài làm gôm: …4.. trang

Điêm CB chấm thi

Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)


Bài làm
Câu 1: Anh/Chị hãy kể tên những Hội nghị Trung ương Đảng thể hiện đường lối kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965-1975. Theo Anh/Chị, những Hội nghị nào mở
đầu cho đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965-1975? Vì sao? (4,0
điểm).
1.1. Những Hội nghị Trung ương Đảng thê hiện đường lôi kháng chiến chông Mỹ,
cứu nươc giai đoạn 1965-1975
- Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng 3-1965): Hội nghị lần thứ 11 đã chủ
trương tiếp tục xây dựng miền Bắc thành một hậu phương lớn với định hướng xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện có chiến tranh. Đó là một chủ trương thích hợp, bảo đảm miền Bắc
tiếp tục làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Dưới ánh sáng của
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, cách mạng miền Bắc đã có bước chuyển
hướng kịp thời về kinh tế, quốc phòng, tư tưởng và tổ chức để tiến lên giành thắng lợi
mới trong những giai đoạn tiếp theo của cách mạng.
- Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 12-1965): Hội nghị lần thứ 12 đã phân
tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và địch, khẳng định thất bại tất yếu của
đế quốc Mỹ, vạch rõ nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng hai miền, động viên quân đội và
nhân dân cả nưóc giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực tự cường và ra sức
tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bè bạn quốc tế, tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc
Mỹ xâm lược.
- Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (tháng 1-1968): xác định mục tiêu cụ thể của
chiến lược tổng công kích, tổng khởi nghĩa là: tiêu diệt và làm tan rã tuyệt đại bộ phận
quân nguỵ, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành chính quyền về tay nhân dân; đồng thời
tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của đế quốc Mỹ,
làm cho quân Mỹ không thể triển khai được âm mưu chính trị và quân sự của chúng ở
Việt Nam; bẻ gãy ý chí xâm lược buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi
hành động chiến tranh đối với miền Bắc, tạo điều kiện để tiến tới hoàn thành sự nghiệp
thống nhất đất nước.
1.2. Hội nghị mở đâu cho đường lôi kháng chiến chông Mỹ, cứu nươc giai đoạn
1965-1975? Vì sao?
1
Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng được đề ra tại các Hội nghị
Trung ương lần thứ 11 và 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng:
+ Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh
thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản
ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
+ Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong
hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và
bối cảnh quốc tế.
+ Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức
mình là chính được phát triển trong hoàn cành mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta
đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Câu 2: Anh/Chị hay phân tích bài học kinh nghiệm: Sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam và vận dụng
bài học này vào trong giai đoạn hiện nay. (6,0 điểm).

Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua đã chứng tỏ rằng Đảng cộng sản
Việt Nam luôn luôn đứng ở vị trí trung tâm của các sự kiện lịch sử vĩ đại trên đất nước ta,
là người tổ chức và lãnh đạo duy nhất mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn
phong phú của cách mạng Việt Nam trong suốt 90 năm qua, Đảng ta đã tích luỹ và đúc
rút được nhiều bài học kinh nghiệm lớn: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Kết hợp nội lực với ngoại
lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; Sử dụng phương pháp cách mạng phù
hợp; trong đó bài học kinh nghiệm lớn nhất đó là Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là
nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng.
Vai trò của Đảng trong thắng lợi này đó là Đảng đã xác định được đường lối cách
mạng đúng đắn, sáng tạo phù hợp với đặc điểm cách mạng Việt Nam. Đó là đường lối
nắm vững ngọn cờ Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến
lược cách mạng. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam và cách mạng xã hội

2
chủ nghĩa ở Miền Bắc. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta tạm thời bị chia cắt bằng hai
miền ở chế độ chính trị khác nhau thì đường lối cách mạng ấy là một nét sáng tạo, độc
đáo là thành công lớn của Đảng ta. Nhờ đường lối ấy, Đảng ta đã động viên và tập hợp
được sức mạnh chủ nghĩa xã hội với sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của
dân tộc, sức mạnh của hậu phương với sức mạnh của tiền tuyến tạo nên một sức mạnh
tổng hợp của cả nước cùng đứng lên đánh Mỹ và thắng Mỹ. Với đường lối ấy, Đảng ta
đã kết hợp được lợi ích cơ bản của dân tộc với những mục tiêu của thời đại - chính vì vậy
cách mạng Việt Nam đã được tất cả các lực lượng xã hội chủ nghĩa độc lậ dân tộc, dân
chủ và hoà bình trên toàn thế giới đồng tình ủng hộ, giúp đỡ tạo thành một mặt trận quốc
tế rộng rãi đứng về phía nhân dân Việt Nam chống xâm lược.
Cùng với việc xác định đúng đường lối cách mạng thì trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước Đảng ta còn lựa chọn được phương pháp cách mạng thích hợp. Cụ
thể Đảng đã sử dụng bạo lực cách mạng tiến hành khả năng từng phần ở nông thôn và từ
khả năng phát triển thành chiến tranh cách mạng. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu
tranh chính trị - đấu tranh ngoại giao, kết hợp khả năng của quần chúng với chiến tranh
cách mạng; đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược, đánh địch bằng 3 thứ quân… nắm vững
phương châm chiến lược đánh lâu dài đồng thời biết tạo và nắm vững thời cơ mở những
cuộc tiến công chiến lược tiến lên tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch giành
thắng lợi cuối cùng.
Vận dụng bài học:
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nền móng và là nhân tố
hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, đáp ứng không chỉ nguyện vọng
thiêng liêng “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” của nhân dân, mà còn đã và đang lập nên nhiều
kỳ tích cho Việt Nam, qua đó góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước
"phồn vinh và hạnh phúc."
Cùng với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, thước đo khẳng
định vững chắc năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, Đảng đã xây dựng được thể
chế chính trị ổn định với cơ chế tổng thể “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân

3
làm chủ”. Hệ thống chính trị, với nòng cốt, trụ cột là bộ máy Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đang được xây dựng và củng cố,
có đủ khả năng quản lý và điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội. Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị,
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp,
các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực
hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây
dựng Đảng, Nhà nước.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá trình tìm tòi và phát triển.
Qua mỗi giai đoạn, từng chặng đường đều kịp thời rút ra những bài học kinh nghiệm
thành công và chưa thành công để phát huy, để bổ cứu, để vượt qua. Có thể nói chúng ta
đã chủ động vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lí luận, bổ sung,
điều chỉnh kịp thời nhằm đưa đất nước phát triển đúng hướng và mang lại hiệu quả cao.
Càng ở vào những thời điểm khó khăn, càng độc lập sáng tạo và bám sát cuộc sống sinh
động trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; càng thận
trọng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế đã chứng minh
phương châm xuyên suốt đối với những quyết sách chính trị và tổ chức thực tiễn trong
quá trình đổi mới của Đảng là hợp quy luật và hợp lòng dân. Nhân tố có ý nghĩa quan
trọng trong lí luận đổi mới là kế thừa, phát huy những thành quả, những bài học đã qua,
phát huy truyền thống và sức mạnh của toàn dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại vận
dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam với tinh thần độc lập, sáng tạo, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ độc lập dân tộc.

4
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
2. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
3. Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Hội đồng
Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác –
Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
năm 2003

You might also like