You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


***

THUYẾT TRÌNH, BÀN LUẬN, XÂY DỰNG BÀI


THEO CHỦ ĐỀ

CHỦ ĐỀ 13

Thông tin sinh viên

Số thứ tự (theo DS điểm danh) 13


Họ tên Đặng Thuỳ Anh
Mã sinh viên 21040367
Ngày tháng năm sinh 27/08/2003
Lớp học phần HIS1001-12

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2024


Bàn về nhận định sau: Nghị quyết 15 (1-1959) của Đảng Lao động Việt Nam đã vạch rõ
phương hướng tiến lên cho cách mạng miền Nam, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa từng phần nổ
ra ngày càng rộng lớn, là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành đường lối
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bài làm
A. NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
1. Nghị quyết 15 (1-1959):
- Tình hình quốc gia:
+ Miền Bắc: Năm 1945, nhân dân cả nước ta đã vùng dậy làm Cách mạng Tháng Tám thành
công, giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân và chế độ vua quan phong kiến, thành lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà. Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm
lược trên đất nước ta. Hiệp nghị Giơnevơ được ký kết, hoà bình được lập lại ở Đông Dương và
miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
=> Trên miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chế độ chính trị và kinh tế thuộc địa và nửa phong kiến
từ lâu trói buộc sức sản xuất xã hội đã bị đánh đổ, miền Bắc đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
+ Miền Nam: Đế quốc Mỹ đã lấn dần và hất cẳng thực dân Pháp, tập hợp các thế lực phản động,
sử dụng chính quyền Ngô Đình Diệm làm công cụ để khôi phục và duy trì ách thống trị của đế
quốc và phong kiến.
=> Do sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam, nước ta bị tạm thời chia làm hai miền: miền
Bắc đã được giải phóng và độc lập hoàn toàn, còn miền Nam vẫn là một thuộc địa (kiểu mới) của
đế quốc Mỹ.
+ Kẻ thù: Đế quốc Mỹ và Diệm chẳng những xâm chiếm miền Nam, ngăn cản sự phát triển của
xã hội miền Nam, mà còn ráo riết chuẩn bị chiến tranh hòng xâm chiếm cả nước ta, phá hoại toàn
bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
- Nhiệm vụ cơ bản: “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị đế quốc và phong kiến, thực hiện
độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
- Nhiệm vụ trước mắt: “Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và
gây chiến, đánh đổ Tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập
một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và
các quyền tự do dân chủ. Cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất
nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế
giới”.
- Con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền Nam: “Khởi nghĩa giành chính quyền về
tay nhân dân, là con đường “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần
chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và
phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”.
- Phương pháp cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng bạo
lực của nhân dân: “Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành đấu
tranh vũ trang trường kỳ giữa ta và địch và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta. Trong khi lãnh
đạo, Đảng phải thấy trước khả năng ấy để chuẩn bị chu đáo và chủ động đối phó trong mọi tình
thế”.
2. Nghị quyết 15 đã vạch rõ phương hướng tiến lên cho cách mạng miền Nam:
- Nghị quyết 15 được thông qua và phổ biến sau cuộc họp đợt 2 (7-1959) khẳng định: nhiệm vụ
cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam; nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập
đoàn thống trị Ngô Ðình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; phương pháp cách mạng và phương thức
đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và
đấu tranh vũ trang; dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân tiến lên cuộc đấu
tranh vũ trang trường kỳ.
- Nghị quyết 15 đã đề ra những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động cách mạng ở miền
Nam, từ việc xây dựng lực lượng vũ trang, tuyên truyền và phổ biến chính sách cách mạng, đến
việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
- Nghị quyết 15 cũng đã đề xuất những chiến lược dài hạn cho cách mạng miền Nam, bao gồm
việc phát triển cơ sở lực lượng và tổ chức, xây dựng đội ngũ lãnh đạo đáng tin cậy, và tạo ra một
môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững của phong trào cách mạng.
3. Nghị quyết 15 đã tạo đà cho cuộc khởi nghĩa từng phần nổ ra càng ngày càng rộng lớn:
- Nghị quyết 15 của Trung ương Ðảng chính là ngọn lửa châm ngòi cho cao trào Ðồng khởi trên
quy mô lớn tại các địa phương ở Nam Bộ và Khu 5: Trước năm 1959, trước khi có Nghị quyết
15, các cuộc đấu tranh có tính chất vũ trang tự vệ của quần chúng cách mạng, yêu nước chỉ diễn
ra lẻ tẻ, tự phát ở một vài địa phương. Sau khi Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị ra Nghị
quyết, thì dù chưa có Nghị quyết chính thức nhưng tinh thần cơ bản của Nghị quyết đã được các
đồng chí lãnh đạo Xứ ủy Nam Bộ ra Hà Nội dự Hội nghị, đem về truyền đạt ngay sau khi kết
thúc đợt 1. Vì thế, thực tế diễn biến cho thấy, từ giữa năm 1959 trở đi đã có hàng loạt cuộc đấu
tranh mang tính bạo lực của quần chúng nổ ra ở các địa phương, như Minh Thạnh (Tây Ninh);
Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một); Gò Quản Cung, Gò Măng Ða (Ðồng Tháp); Tà Lốc, Tà Léc (Bình
Ðịnh); Tam Ngân (Bình Thuận); Nóc Ông Tía, Trà Bồng (Quảng Ngãi)...
- Nghị quyết 15 đẩy mạnh hoạt động cách mạng miền Nam thông qua việc tăng cường lực lượng
vũ trang, tuyên truyền chính sách cách mạng, và xây dựng cơ sở kinh tế và xã hội. Cùng sự hỗ
trợ và chỉ đạo từ miền Bắc, các nhóm cách mạng miền Nam đã có thêm động lực và sự tự tin để
tiến hành các hoạt động kháng chiến, từ những cuộc biểu tình nhỏ đến những cuộc tấn công lớn
hơn vào cơ sở quân sự và hành chính của chính quyền miền Nam.
- Các cuộc khởi nghĩa từng phần đã tạo ra một làn sóng kháng chiến ngày càng mạnh mẽ, thu hút
sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân miền Nam, từ những nông dân, công nhân cho đến sinh
viên và các tầng lớp trí thức. Điều này làm tăng cường sức mạnh và sự đồng lòng trong cuộc
kháng chiến chống lại chế độ miền Nam và sau này là chống lại sự can thiệp của Mỹ.
4. Nghị quyết 15 là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành đường lối kháng chiến
chống Mỹ cứu nước:
- Lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ muốn
thay chân Pháp biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ,
làm bàn đạp tấn công miền Bắc, ngăn chặn làn sóng đấu tranh cách mạng ở khu vực Đông Nam
Á. Sau khi dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân càn
quét, bình định miền Nam với chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, “đặt cộng sản ngoài vòng pháp
luật”, ra đạo luật 10/59, thực hiện khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, thẳng tay đàn áp các
phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Chỉ trong 4 năm (từ 1955-1958), ở Nam Bộ chỉ còn
khoảng 5.000 so với 60.000 đảng viên trước đó. Ở đồng bằng Liên khu V, có khoảng 40% tỉnh
ủy viên, 60% huyện ủy viên, 70% chi ủy viên bị địch giết hại, 12 huyện không còn cơ sở đảng.
- Dưới tình cảnh đương thời, thiếu đi Nghị quyết 15, miền Nam sẽ không có phương hướng rõ
ràng, chiến cuộc khởi nghĩa từng phần sẽ thiếu đi sự thống nhất, dẫn tới sự vụ là các cuộc khởi
nghĩa mau chóng bị đàn áp, không dẫn được tới kết quả.
- Nghị quyết 15 nhấn mạnh việc xây dựng và tăng cường lực lượng vũ trang ở miền Nam, là một
phần quan trọng trong chiến lược chống Mỹ.
- Hội nghị lần thứ 15 của Đảng đã giúp tuyên truyền và phổ biến chính sách cách mạng, điều này
giúp tạo ra sự đồng lòng và ủng hộ từ phía nhân dân trong cuộc kháng chiến.
B. KỊCH BẢN THUYẾT TRÌNH:
Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam là một văn kiện quan trọng, đã định rõ hướng đi và
mục tiêu của cách mạng miền Nam. Trước khi ra đời Nghị quyết 15, miền Bắc đã giải phóng
hoàn toàn, trong khi miền Nam vẫn còn chịu sự thống trị của chính quyền Ngô Đình Diệm do Đế
quốc Mỹ ủng hộ. Mỹ-Diệm không chỉ xâm chiếm miền Nam, mà còn nhằm phá hoại sự nghiệp
cách mạng của dân tộc. Trong tình hình đó, Nghị quyết 15 ra đời với nhiệm vụ giải phóng miền
Nam, đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm bằng cách mạng vũ trang và đấu tranh chính trị.
Nghị quyết 15 đã đặt ra các đề mục lớn như nhiệm vụ cơ bản, nhiệm vụ trước mắt, phương pháp
cách mạng và phương thức đấu tranh. Chính vì vậy, chúng ta có thể nói rằng: “Nghị quyết 15 đã
vạch rõ phương hướng tiến lên cho Cách mạng miền Nam.” Ngoài ra, Nghị quyết còn đề cập đến
việc tăng cường hoạt động cách mạng ở miền Nam, bao gồm xây dựng lực lượng vũ trang, tuyên
truyền chính sách cách mạng và đề xuất chiến lược dài hạn cho cách mạng.
Nghị quyết 15 còn tạo đà cho cuộc khởi nghĩa từng phần nổ ra ngày càng rộng lớn. Các nhóm
cách mạng miền Nam đã được truyền đạt tinh thần của Nghị quyết nhờ vào các cán bộ vùng
Nam Bộ tham gia Hội nghị trước đó và quay về truyền bá lại tư tưởng; và nhờ đó, cuộc khởi
nghĩa diễn ra đồng nhất, thống nhất và hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ từ miền Bắc cùng với công cuộc
tăng cường lực lượng vũ trang, tuyên truyền chính sách cách mạng và xây dựng cơ sở kinh tế-xã
hội đã góp phần tạo ra một làn sóng kháng chiến ngày càng mạnh mẽ. Cuộc kháng chiến này đã
thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân miền Nam, từ nông dân, công nhân đến sinh
viên và tầng lớp trí thức. Điều này đã tăng cường sức mạnh và sự đồng lòng trong cuộc kháng
chiến chống lại chế độ miền Nam và sau đó, chống lại sự can thiệp của Mỹ.
Nghị quyết 15 là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành đường lối kháng chiến chống
Mỹ cứu nước. Nghị quyết này đã vạch rõ hướng đi và mục tiêu của cách mạng miền Nam và góp
phần tạo đà cho cuộc khởi nghĩa từng phần phát triển ngày càng rộng lớn. Vì vậy, nhận định rằng
Nghị quyết 15 là một quan điểm có căn cứ và chính xác.
C. THAM KHẢO:
(1) https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/nghi-quyet-15-cua-dang-
doi-voi-cach-mang-mien-nam-59.html
(2) https://baria-vungtau.dcs.vn/article?item=b72f8afa5b43075b0b53538a619daee1
(3) https://nhandan.vn/nghi-quyet-15-cua-dang-soi-sang-con-duong-cach-mang-viet-nam-
post415049.html
(4) https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/nghi-quyet-trung-uong-15-dua-cach-mang-mien-nam-
tu-the-giu-gin-luc-luong-sang-the-tien-cong-p26974.html

You might also like