You are on page 1of 13

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ

BÀI DỰ THI
CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ 70 NĂM
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ 70
NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH GIƠ – NE –
VƠ VỀ ĐÌNH CHỈ CHIẾN SỰ Ở VIỆT NAM

TÁC GIẢ:.............................................................
NGÀY SINH: ......................................................
ĐƠN VỊ: CHI ĐOÀN .........................................
ĐOÀN TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ
ĐỊA CHỈ: ĐỨC LẠNG – ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH
Hà Tĩnh, 4/2024
Phần 1: Cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện
Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và sự kiện ký hiệp định
Giơne-vơ kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
Trả lời
Chiến dịch Điện Biên Phủ (07/05/1954) là một chiến dịch điển hình trong lịch
sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn
chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại.
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Nhân dân
Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc
Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc
của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề phai mờ, trái lại, những bài học lịch sử
vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc
chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và
tan rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến
thắng lợi hoàn toàn”. “Đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta mà cũng là thắng lợi
chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược
Đông-Xuân 1953-1954 là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn
quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-
1954). Chiến thắng này góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc
chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào
và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở
đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là sự
kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến,
quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến
đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và
sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9
năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của
thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và
phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mở ra giai đoạn cách mạng
mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin
tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ
chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh
phúc của Nhân dân.
Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong
trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng
một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập
thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của
chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược
toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông
Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào

đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, trước hết được bắt nguồn từ sự lãnh
đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cả
cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng của
cuộc chiến tranh, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nắm vững lý luận
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn
dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt;
đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại ngày nay trong sự kết hợp chặt chẽ với
kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là
chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa
và bè bạn khắp 5 châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, làm
cho sức ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn,
phải đầu hàng vô điều kiện.
Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ còn bắt nguồn từ tình đoàn kết
trong sáng, thủy chung của nhân dân và quân đội 3 nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-
chia trên một chiến hào chống kẻ thù chung và sự ủng hộ chí tình, to lớn, có hiệu
quả về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cùng với sự cổ
vũ, động viên của các nước bạn bè, các đảng cùng chí hướng, của nhân loại tiến bộ
dành cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đều là những nhân tố đặc biệt quan
trọng góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ. Chúng ta mãi mãi ghi
lòng tạc dạ về tình cảm sâu nặng và sự giúp đỡ to lớn đó.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời
đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng
đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng
lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-
tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực
dân, đế quốc. Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện thế giới, khẳng định sức
mạnh chính nghĩa của Việt Nam, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên
thế giới.
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới,
chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. “Đó là thắng lợi
vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức
trên thế giới”. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ là một mốc son rực sáng nhất
trong thế kỷ XX, để lại những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập
tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn
rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của
địch. Ngày 7/5/1954 trở thành ngày kỷ niệm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đập tan âm mưu xâm lược của thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ. Không những vậy, chiến thắng này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp
trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám;
giải phóng miền Bắc, tạo cơ sở vững chắc để tiến lên giành thắng lợi trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ
thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, góp phần đánh bại Kế hoạch Na-va, làm tiêu tan hy vọng của Pháp
và can thiệp Mỹ hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, tìm “lối thoát
danh dự”; đồng thời tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam,
quyết định đến việc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào và
Cam-pu-chia. Đó là “một cái mốc chói lọi bằng vàng” trong lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã củng cố niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chiến đấu dưới lá
cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân
dân. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên
hòa bình, độc lập và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa gắn với đấu
tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ khẳng định sự trưởng thành vượt bậc
của Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi mới thành lập, Quân đội ta mới có 34 chiến
sĩ với vũ khí thô sơ, tầm vông, giáo mác, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của
Đảng và Bác Hồ, quân đội ta đã không ngừng lớn mạnh, càng đánh càng mạnh,
trưởng thành về mọi mặt, góp phần làm nên một Điện Biên Phủ. Đây là cơ sở quan
trọng để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vững tin dám đánh, quyết đánh và
đánh thắng Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong
trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại, đây là là chiến thắng chung của
các nước trên bán đảo Đông Dương, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Chiến thắng Điện Biên Phủ theo dòng chảy của thời gian 68 năm đã trôi qua,
nhưng ý nghĩa và giá trị lịch sử của nó vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc Việt
Nam và cả nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới; xứng đáng “được ghi vào
lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ
XX”.
Phần 2: Thế hệ trẻ ngày nay tiếp nối truyền thống cha ông đi trước hiện
thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương
lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”, thế hệ trẻ
là những người chủ tương lai của đất nước, do đó, cần ra sức rèn đức luyện tài, cố
gắng phấn đấu và học tập, tu dưỡng đạo đức, tiên phong trong công cuộc xây dựng
và đổi mới đất nước.
Tuổi trẻ là tuổi của hoài bão, là tuổi với bao ước mơ và khát vọng cống hiến
sức mình, tích cực tiếp thu những tri thức của nhân loại, lao động, sáng tạo và cống
hiến cho xã hội. Nếu mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, thì tuổi trẻ là lứa tuổi
đáng sống nhất của cuộc đời mỗi người. Có lẽ, mùa xuân và tuổi trẻ là hiện thân của
sức sống, khát vọng vươn lên mãnh liệt và nồng cháy. Bác rất đề cao vai trò của thế
hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ thanh niên, Bác xem thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là
đầu tàu để xây dựng và phát triển đất nước. Vậy tuổi trẻ hiện nay cần phải làm gì để
xứng đáng với mong đợi của Bác, của toàn dân và Tổ quốc?
Trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” đã phân tích một cách sâu sắc bối cảnh thực tiễn Việt Nam và vị trí, vai trò
thanh niên trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay. Nhận thấy rằng, quá độ lên
chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải
tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy là
thế hệ trẻ, là mùa xuân của xã hội, thế hệ trẻ cần làm gì, làm như thế nào để khẳng
định và đóng góp sức mình vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội?
Ngày nay, bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0, các nước ra sức chạy đua về công
nghệ, kỹ thuật với hàng loạt các công trình nghiên cứu, sáng chế, áp dụng kỹ thuật
công nghệ tiên tiến vào đời sống sản xuất, tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Nhận
thấy điều này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương để đưa đất nước hội
nhập, theo kịp với sự phát triển của thế giới. Đại hội Đảng XIII đã đề ra chủ
trương “phải đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội
số” cùng hàng loạt các chính sách, chủ trương khác. Những vấn đề được Tổng Bí
thư nêu trong bài viết đã khẳng định những nhiệm vụ quan trọng thể hiện rõ vai trò,
trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay.
Trước hết, thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học
tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu
nước. Theo Tổng Bí thư, “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang
phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Để thực hiện được mục tiêu đó,
một trong những nhiệm vụ đặt ra là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước gắn với phát triển kinh tế tri thức”. Trong đó, tuổi trẻ Việt Nam nói chung và
sinh viên Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành
nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thích ứng với
những bước phát triển mới trong khoa học và công nghệ. Theo nhận định của
Ph.Ăngghen, sinh viên là giai cấp “vô sản trí thức”, là những người bác sĩ, kỹ sư,
nhà khoa học,… trong tương lai, sẽ cùng sát cánh với người bạn của nó là các công
nhân thủ công nghiệp mà trong quá trình công nghiệp hóa chính là giai cấp công
nhân hiện đại. Chính vì vậy, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước phải
không ngừng học tập, sáng tạo, tiếp thu các công nghệ mới để trang bị một nền tảng
tốt, giàu kiến thức, vững kỹ năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh,
tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng,
thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong số
các nhiệm vụ đặt ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến “Xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống
nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”. Đại hội XIII của Đảng cũng đặt
ra 06 nhiệm vụ trọng tâm và 03 đột phá chiến lược, trong đó văn hóa vẫn được xem
là nền tảng tinh thần của xã hội. Đây sẽ là một động lực quan trọng để phát huy giá
trị, truyền thống của dân tộc, phát huy giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam nói
chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng để đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước.
Ở vị trí là những người con được kế thừa nền hòa bình, độc lập dân tộc, được thụ
hưởng những sản phẩm của quá trình phát triển đất nước, tuổi trẻ Việt Nam phải
luôn tỉnh táo, kiên quyết chống lại và bài trừ những hành vi suy thoái đạo đức, văn
hóa, dũng cảm lên án các hành vi vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội. Để gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các bạn trẻ phải tự rèn luyện, nâng cao đón
nhận các sản phẩm nước ngoài một cách có chọn lọc, tránh lối sống sính ngoại, chê
bai các mặt hàng nội địa, tránh thực trạng mù quáng trước văn hóa nước ngoài, phải
để bản thân “hòa nhập chứ không hòa tan”. Bên cạnh đó, tuổi trẻ Việt Nam cần phải
“học lịch sử” chứ không chỉ dừng ở “học môn lịch sử”, tôn trọng lịch sử chính là
tiền đề để tôn trọng văn hóa, tạo điều kiện để phát huy và khơi gợi một cách đầy đủ
nhất những giá trị to lớn của dân tộc Việt Nam mà ông cha ta đã xây dựng, bảo vệ
trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
Thứ ba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô
Đoàn, xa rời chính trị. Hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại và hệ thống mạng
xã hội đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, bao
gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là khiến giới trẻ sống
tách biệt với xã hội, hình thành lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ chính trị, đi ngược
với câu nói của cha ông trong lịch sử dân tộc Việt Nam: “Quốc gia hưng vong thất
phu hữu trách”. Bên cạnh đó, mặc dù với sự phát triển của công nghệ, giới trẻ có thể
tiếp cận nhanh chóng nhiều nguồn thông tin, nhưng cách thức tiếp cận còn rất thụ
động. Nhiều bạn trẻ chủ yếu đọc báo qua những bài được chia trẻ trên mạng xã hội
chưa được kiểm chứng cụ thể, thay vì chủ động tiếp cận tới các nguồn tin chính
thức, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch truyền bá những thông tin xuyên tạc Đảng
và Nhà nước mà nếu không có những nhận thức chính trị đầy đủ, người đọc sẽ hình
thành suy nghĩ sai lệch, gây ra những hệ lụy khôn lường cho tình hình an ninh xã
hội. Tuổi trẻ Việt Nam cũng phải có nhiệm vụ tự mình nâng cao nhận thức trị, học
và làm theo Bác, hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông tin xuyên
tạc, tiêu cực khỏi các nền tảng mạng xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có
cách tiếp nhận thông tin đúng đắn và phải báo cáo ngay các trường hợp phản động,
chống phá Nhà nước.
Thứ tư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát
triển của công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.
Trong các bài viết của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Nói
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản
chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không
phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu,
giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản.
Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm
khoa học, phát triển”. Theo lời Tổng Bí thư, trong quá trình xây dựng nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, ta không nên mù quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm chủ
nghĩa tư bản đã tạo ra mà phải chắt lọc, kế thừa những thành tựu phù hợp với điều
kiện phát triển của đất nước. Trong đó, tuổi trẻ với bản chất năng động, sáng tạo,
nhiệt huyết, nhanh nhạy là đối tượng lý tưởng để tiếp thu các công nghệ mới, tham
gia giao lưu, hội nhập quốc tế. Song cũng cần phải lưu ý rằng, trong quá trình hội
nhập phải luôn tỉnh táo để không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc, phải dung
hòa được nếp sống hiện đại với những giá trị truyền thống. Nhiệm vụ học tập khoa
học, công nghệ và hội nhập quốc tế đòi hỏi lớp thanh niên hiện nay phải nhanh
chóng trang bị cho mình năng lực hội nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ ngoại
ngữ, tin học, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết văn hóa dân tộc, đất nước
mình, đồng thời phải hiểu biết tình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới. Để
thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi thanh niên phải tự mình phát huy tinh thần học tập, rèn
luyện. Trong đó, việc trau dồi các kiến thức tin học và ngoại ngữ yếu tố tiên quyết,
nhất là tiếng Anh vì hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới,
thông thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế rất lớn cho việc xin việc làm cũng như nắm
bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu.
Bản thân là sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành khoa học, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh thì việc hội nhập là rất cần thiết để có thể học hỏi những
điều mới mẻ trên thế giới, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm từ quá trình hội nhập,
cố gắng phấn đấu trở thành thế hệ thanh niên vừa hồng vừa chuyên, rèn đức luyện
tài, tích cực tham gia vào công tác tình nguyện, các phong trào trường lớp, đoàn hội
ở địa phương và nơi học tập, không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao kiến thức, ra
sức cống hiến sức mình cho sự nghiệp kiến thiết và bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra, tích
cực trau dồi lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa để tránh bị tác động bởi
các thế lực thù địch, phản động. Bản thân chủ động tham gia các cuộc thi Ánh sáng
soi đường, tham gia cuộc thi Tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, … do Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, cố gắng phấn đấu theo mẫu hình thanh
niên Việt Nam: tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn.
Đảng xác định thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân
tố và nguồn lực con người, luôn đặt niềm tin vào thanh niên, phát huy vai trò làm
chủ và năng lực của thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước tiến lên chủ
nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lời dạy của Bác
lúc sinh thời cho thấy những tình cảm sâu sắc, sự quan tâm của Người đối với thế
hệ thanh niên “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám
thanh niên già cõi của Người không sớm hồi sinh”. Trước sự quan tâm và kì vọng
ấy, thế hệ trẻ thật sự cần nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình và không
ngừng học tập, phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành thế hệ thanh niên
vừa hồng vừa chuyên như mong đợi của Bác.
Bác đã từng nói: “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì
phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”, thế hệ trẻ là những
người chủ tương lai của đất nước, do đó, cần ra sức rèn đức luyện tài, cố gắng phấn
đấu và học tập, tu dưỡng đạo đức, tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước. Chúng ta tin rằng với lòng nhiệt huyết cùng với ý chí, khát vọng cống
hiến cho đời, thế hệ thanh niên Việt Nam sẽ xây dựng đất nước hùng cường, phồn
vinh và hạnh phúc.
Ở Việt Nam, thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi chiếm khoảng 30% dân
số. Đây là lực lượng dân cư có nhiều tiềm năng về sức khỏe, trí tuệ và khả năng
thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường trong nước và quốc tế.
Thời gian qua, nhiều thế hệ thanh niên đã được rèn luyện và trưởng thành, có
nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Nhìn chung, thanh niên
Việt Nam đều có tinh thần nhiệt tình cách mạng, hăng hái, tiên phong, ham học hỏi,
có óc sáng tạo, khi được dìu dắt, tập hợp dễ kết thành một khối thống nhất, đoàn
kết. Thanh niên đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám
nghĩ, dám làm của mình; ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện,
tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học - công nghệ, để cùng với toàn Đảng,
toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, do sự
bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý, “Những biểu
hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, sự chống phá của
các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đã tác
động không nhỏ đến đời sống đạo đức công dân, ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình
cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên trí thức. Hậu quả là đã có một bộ
phận thanh niên, trong đó có không ít sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất
phương hướng phấn đấu, không có chí lập thân, lập nghiệp; chạy theo lối sống thực
dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa
vào nghiện ngập, hút sách, thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy
thầy, chạy trường, mua bằng cấp. Đây là những biểu hiện không thể coi thường”(6).
Đây là những thách thức rất lớn, làm cản trở thanh niên phát triển bản thân, phát
triển đất nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Một năm khởi đầu bằng mùa
xuân, một đời người khởi đầu bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của dân tộc. Do đó,
để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, nhất thiết cần
phải có những giải pháp để phát huy vai trò của thanh niên.
Một là, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên về chủ
trương, đường lối của Đảng về phát triển đất nước nhằm khơi dậy ý thức trách
nhiệm của thanh niên với đất nước.
Nhà trường, các cơ sở giáo dục, đào tạo cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục
cho thanh niên về chủ trương, đường lối phát triển của đất nước thông qua các môn
học trong chương trình giáo dục quốc dân cũng như chương trình đào tạo đại học,
sau đại học. Các tổ chức đoàn, hội sinh viên cần lồng ghép nội dung tuyên truyền,
giáo dục khát vọng phát triển đất nước trong các chương trình giáo dục chính trị, tư
tưởng cho đoàn viên, thanh niên. Đổi mới nội dung, hình thức các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục làm cho thanh niên dễ nắm bắt, khơi đậy hứng thú tìm hiểu chủ
trương, đường lối phát triển đất nước của Đảng; từ đó có ý thức trách nhiệm tham
gia thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc bằng khả năng, vị
trí của mình.

Hai là, cần có hình thức phù hợp để tập hợp, huy động thanh niên tham gia
phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát
huy tinh thần xung kích, cống hiến vì cộng đồng, xã hội. Gia đình, cộng đồng và xã
hội cần tạo điều kiện để thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia vào
các hoạt động vì cộng đồng, phát huy tinh thần trách nhiệm của thanh niên với tư
cách là một thành viên của gia đình - cộng đồng và xã hội. Tổ chức đoàn, hội các
cấp cần thường xuyên nắm bắt đặc điểm cũng như tình hình tư tưởng, chính trị của
thanh niên, định hướng cho thanh niên tham gia vào các tổ chức đoàn hội; kịp thời
phát hiện, giúp đỡ những thanh niên có óc sáng tạo, có tinh thần đổi mới, tiến bộ
cùng như kịp thời uốn nắn những thanh niên có biểu hiện lệch lạc; đoàn kết, tập hợp
thanh niên thành một khối thống nhất, ổn định và bền chặt.
Ba là, xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho thanh niên phấn đấu
vươn lên, hoàn thiện bản thân và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và xã
hội. Các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội cần có cơ chế phù hợp để
khuyến khích, động viên thanh niên tham gia vào các hoạt động của cơ quan, đơn
vị, cũng như cộng đồng, xã hội; kịp thời giúp đỡ, động viên thanh niên khi tham gia
các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tạo điều kiện cho thanh niên được
học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin
học…tin tưởng và giao cho thanh niên những nhiệm vụ quan trọng; tạo cơ hội cho
thanh niên phấn đấu hoàn thiện bản thân, phấn đấu trở thành đảng viên để có thể
đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. Các tổ chức đoàn, hội phát huy vai
trò là “trường học xã hội” của thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên được thể
hiện và khẳng định bản thân, từng bước hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc.
Bốn là, mỗi thanh niên cần nhận thức rõ trách nhiệm trong thực hiện khát vọng
phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc bằng năng lực của bản thân. Mỗi thanh
niên cần ý thức được vai trò là “chủ nhân tương lai của đất nước”, ra sức học tập,
lao động sản xuất, làm việc, rèn luyện và tư dưỡng bản thân… để lập thân, lập
nghiệp, đóng góp cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương; có ý thức đấu
tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, bảo thủ, lạc hậu; có khát vọng cống hiến,
nêu cao tinh thần trách nhiệm xã hội để góp phần thực hiện những mục tiêu của cơ
quan, đơn vị, địa phương, tiến tới mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc. Ngoài ra, thanh niên cần phát huy tinh thần xung kích, dám nghĩ, dám làm,
dám dấn thân, xung phong, tình nguyện đến những nơi nhiều khó khăn, những vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để chung tay gánh vác, góp phần tháo gỡ những khó
khăn, nhân lên sức mạnh, từng bước hiện thức hóa các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói chung./.

You might also like