You are on page 1of 3

Nhóm lớp: 17

Nhóm 4
Kiểm tra giữa kì
STT Họ và tên MSSV Đóng góp
31 Nguyễn Ngọc Lam B2101787
32 Nguyễn Như Hảo B2103057
33 Trần Xuân Hạ B2103187
35 Nguyễn Thị Nhật Thiên Lan B2103427
36 Tăng Thiện Đạt B2103494
37 Lương Anh Thư B2103565
38 Danh Thị Ngọc Yến B2103576
39 Trần Lê Như Ý B2103578
40 Nguyễn Trọng Khang B2103809

Câu hỏi: Anh chị hãy chứng minh việc kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là một thắng lợi lớn
về ngoại giao của Đảng ta.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong tình thế thù trong, giặc ngoài, vận mệnh của chính
quyền cách mạng mới được thành lập như “ngàn cân treo sợi tóc”, bằng những nỗ lực ngoại giao
tài tình, linh hoạt, mềm dẻo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa
đã nhân nhượng những gì có thể để bảo vệ nền độc lập non trẻ và mong giữ được nền hòa bình
cho đất nước vừa mới trải qua nạn đói khủng khiếp và tác động nặng nề của chiến tranh thế giới
và ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Nhưng với dã tâm quyết cướp nước ta một lần nữa, thực
dân Pháp đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh xâm lược trên cả đất nước Việt Nam.
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể nhân dân
Việt Nam đã nhất tề đứng lên với ý chí “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
không chịu làm nô lệ”, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ đầy hy sinh, gian khổ; với đường
lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính. Chiến thắng của quân và dân ta
trên khắp các chiến trường mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã dẫn đến Hội
nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ngày 08/05/1954, chỉ một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông
Dương đã khai mạc. Trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp cùng nhiều cuộc tiếp xúc
song phương và đa phương, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký
kết. Thắng lợi trong việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là thắng
lợi vẻ vang của nền ngoại giao cách mạng non trẻ của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở
Đông Nam Á - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nó được thể hiện qua các nội dung sau:
Một là, Hội nghị Giơnevơ 1954 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam.
Với Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, lần đầu tiên Việt Nam tham dự một hội nghị quốc tế cùng
với tất cả các nước lớn, chủ động bảo vệ và thực hiện lợi ích của mình. Tại Hội nghị này, ngoại
giao Việt Nam với điểm tựa là thắng lợi quân sự trên chiến trường, đặc biệt là chiến thắng Điện
Biên Phủ, để tìm cách chấm dứt cuộc chiến tranh một cách có lợi nhất và vào thời điểm thuận lợi
nhất cho đất nước, đồng thời phát huy tác động và ý nghĩa quốc tế của thắng lợi trên chiến
trường. Hội nghị Giơ-ne-vơ là một cuộc đấu tranh ngoại giao gay go và phức tạp, cuộc đấu trí
ngoại giao đầu tiên của chúng ta với đồng thời nhiều nền ngoại giao lớn trên thế giới. Từ đó làm
cho vai trò của Việt Nam nổi bật trên diễn đàn quốc tế và xác lập vị thế quốc tế của Việt Nam.
Hai là, Hiệp định Giơ-ne-vơ - cơ sở pháp lý quốc tế đầu tiên khẳng định độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc
bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đầy đủ các quyền tự
do, độc lập,… của một quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam chỉ được biết
đến như là một thuộc địa của Pháp, một thành phần trong Liên bang Đông Dương của khối Liên
hiệp Pháp. Đây là một hội nghị quốc tế có sự tham gia đầy đủ của cả 5 cường quốc là Liên Xô,
Trung Quốc, Mỹ Ạnh, Pháp. Trong bối cảnh tình hình thế giới và quan hệ quốc tế có nhiều diễn
biến rất phức tạp, các nước lớn tham gia hội nghị đều theo đuổi những mục tiêu và lợi ích khác
nhau, song đều nhất trí đứng tên vào bản Tuyên bố chung. Đó là một thắng lợi lớn của ta - hiệp
định đầu tiên về Việt Nam, các nước lớn chính thức công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam - điều mà không một nước nào có được từ sau Chiến tranh thế
giới lần thứ hai.
Ba là, thành quả của Hội nghị Giơ-ne-vơ có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với phong trào giải phóng
dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc. Dân tộc Việt Nam nhỏ bé đã kiên cường đấu tranh,
giành được những thắng lợi vang dội cả trên chiến trường và trên bàn đàm phán, xác nhận trên
phạm vi quốc tế sự thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của một đế quốc hùng
mạnh và buộc các nước lớn công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
mình. Cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp mà đỉnh cao là
chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với các dân tộc
thuộc địa vùng lên đấu tranh giành lại những quyền dân tộc cơ bản của mình, mở đầu sự sụp đổ
của chủ nghĩa thực dân cũ trên quy mô toàn cầu.
Bốn là, Hiệp định Giơ-ne-vơ là điều kiện tiên quyết để Việt Nam xây dựng miền Bắc vững mạnh,
trở thành hậu phương chiến lược, chi viện cho chiến trường lớn miền Nam đánh Mỹ. Hiệp định
Giơ-ne-vơ được ký kết, buộc Pháp phải rút hết quân về nước, hòa bình được lập lại ở Đông
Dương; trong đó, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng. Điều đó đã tạo ra một vùng
không gian lãnh thổ với cơ cấu hoàn chỉnh của một quốc gia độc lập, để toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta tập trung củng cố, xây dựng, phát triển miền Bắc tiến theo con đường cách mạng xã
hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương chiến lược chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn
miền Nam. Ðại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Ðảng (năm 1960) xác định: cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt
Nam, nên phải ra sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, làm cho miền Bắc trở thành căn cứ địa cách
mạng của cả nước, hậu phương chiến lược cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam. Trên
thực tế, nhờ có môi trường hòa bình, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, nhân dân
ta ở miền Bắc đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành kế hoạch cải cách ruộng đất, kết
thúc thắng lợi thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đồng thời, hăng hái thi
đua, ra sức thực hiện kế hoạch “3 năm”, “5 năm”, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc
phòng, an ninh, chủ động đánh bại mọi âm mưu leo thang chiến tranh của địch, trở thành hậu
phương vững chắc chi viện cho miền Nam, cùng với miền Nam hoàn thành sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.
Năm là, Hiệp định Giơ-ne-vơ - bài học kinh nghiệm về tính chủ động, độc lập và tự chủ; cơ sở
quan trọng, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của Hiệp định Pa-ri (năm 1973).  Mặc dù là người
chiến thắng trên chiến trường, nhưng chúng ta vẫn không ép được Pháp, không phát huy được
thắng lợi quân sự tại bàn đàm phán và gặp không ít khó khăn trong ứng xử với các nước lớn. Đây
là bài học kinh nghiệm quý để đến Hội nghị Pa-ri, ta đã phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ, chủ
động chuẩn bị chu đáo về chủ trương, đường lối, cả chiến lược, sách lược, phương pháp và lực
lượng đấu tranh; đồng thời, nhạy bén nắm bắt ý định của đối phương, tận dụng mọi cơ hội để mở
mặt trận ngoại giao với yêu cầu đàm phán trực tiếp, tay đôi với Hoa Kỳ (cho dù sau này chuyển
sang Hội nghị bốn bên, thì đối trọng giữa ta và đối phương vẫn ở thế cân bằng). Điều này mang
lại hiệu quả cao trong suốt quá trình đàm phán kéo dài gần 05 năm, ta luôn giữ vững quyền chủ
động, đấu tranh kiên quyết, buộc đối phương phải ký Hiệp định Pa-ri (năm 1973) dựa trên cơ sở
tiền đề Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Sáu mươi lăm năm trôi qua, quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi, nhưng Hiệp định Giơ-ne-vơ vẫn
là dấu ấn đặc biệt trong thế kỷ XX của nền ngoại giao Việt Nam. Ngày nay, trong bối cảnh đất
nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới và hội nhập quốc tế, cùng
với việc phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, việc vận dụng sáng tạo những kinh
nghiệm đấu tranh ngoại giao trong lịch sử nói chung và kinh nghiệm chỉ đạo đấu tranh đàm
phán, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng vẫn mang tính lý luận và
thực tiễn sâu sắc

You might also like