You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


~~~~*~~~~

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Đề tài: Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Đỗ Minh Hải - 2113790024


Nguyễn Tiến Dũng - 2112790021
Trần Vũ Khánh Chi - 2113790013
Nguyễn Thị Hương Trà - 2113790060
Nguyễn Quốc Toàn - 2113790056
Hoàng Thị Kim Ngân - 2111730034
Nguyễn Quỳnh Nga - 2111710036
Nguyễn Phương Anh - 2112250009
Khổng Nguyên Trang - 2112760045
Chu Thị Yến Nhi - 2113790050

Lớp tín chỉ: TRIH117(GD1-HK1-2223).4

GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Thủy

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước có thể được coi là cuộc chiến
khốc liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam ta. Để đạt được thắng lợi của cuộc kháng
chiến, dân tộc Việt Nam đã đồng lòng chung sức, kiên trì chiến đấu đến cùng, và kết quả cho
cuộc đấu tranh khôn không ngừng nghỉ đó chính là Hiệp định Paris. HIệp định Paris ra đời,
đánh một dấu chấm hết cho chiến tranh tại Việt Nam, hòa bình được lập lại, mở đầu cho chiến
thắng vang dội của nhân dân ta ở những giai đoạn tiếp theo. Đây là một trong những thành
công rất đáng tự hào của Đảng ta, đặc biệt trên mặt trận ngoại giao với một nước lớn và với
dã tâm thôn tính như Mỹ. Việc ký kết Hiệp định Paris thành công là một trong những bài học
cho Đảng ta về tinh thần như “dĩ bất biến ứng vạn biến”, thái độ kiên quyết, kiên trì, sử dụng
đồng bộ nhiều mặt như chính trị, quân sự để bổ trợ cho công tác đối ngoại, dựa vào sức mình
là chính, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Nhận thức được ý nghĩa to lớn của Hiệp định Paris đối với lịch sử của nước nhà, nhóm
chúng em quyết định chọn đề tài tiểu luận viết về Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Việt Nam làm nội dung cho tiểu luận nhóm của môn Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

MỤC LỤC 3

NỘI DUNG CHÍNH 4


Quá trình đàm phán: 4
Giai đoạn 1968 - 1972: 4
Giai đoạn 1972 - 1973: 5
Nội dung chính của hiệp định: 6
Vi phạm hiệp định: 8
Việt Nam Cộng Hòa: 8
Hoa Kỳ: 10
Tác động đối với các bên tham gia và kết quả: 11
Ý nghĩa của Hội nghị Paris: 11
Tác động đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 11
Tác động đối với Việt Nam Cộng hòa: 12
Tác động đối với Hoa Kỳ: 12
Các nhân vật chủ chốt tham gia đàm phán và ký kết: 12
Đại diện cho đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: 12
Đại diện cho đoàn đàm phán Hoa Kỳ: 14

KẾT LUẬN 16

NGUỒN THAM KHẢO 17

3
NỘI DUNG CHÍNH
I. Quá trình đàm phán:

1. Giai đoạn 1968 - 1972:


a. Năm 1968:
Sau hàng loạt những thất bại nặng nề của chiến lược "chiến tranh cục bộ" và chiến tranh
phá hoại ở miền Bắc, cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính
phủ Hoa Kỳ đã chính thức diễn ra ở Paris. Phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Xuân Thuỷ
đứng đầu, đã khẳng định lập trường không thay đổi của Việt Nam là trước tiên Mỹ phải chấm
dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống
nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, sau đó mới bàn các vấn đề có liên quan của hai bên. Phái
đoàn Mỹ do Harriman đứng đầu.

Hội nghị hai bên ở Paris sau nhiều phiên họp trong năm 1968 vẫn không giải quyết được
vấn đề cơ bản, nhưng đã mở đầu cho một thời kỳ Việt Nam tiến công trực diện Mỹ về ngoại
giao trên bàn hội nghị. Trong quá trình đấu tranh đó, phái đoàn Việt Nam Luôn khẳng định
tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; lên
án tội ác chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên hai miền Nam, Bắc Việt Nam, hành động
phá hoại hiệp định Geneva của Mỹ; đòi Mỹ rút quân và chư hầu ra khỏi Việt Nam; chấm dứt
hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam; từ bỏ ngụy quân Sài Gòn;
đáp ứng lập trường của Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam.

Trước quan điểm đúng đắn, thái độ kiên quyết của phái đoàn Việt Nam, cùng với những
thất bại nặng nề trên chiến trường và tình hình nước Mỹ trước ngày bầu cử Tổng thống, ngày
1/11/1968, Lyndon B. Johnson tuyên bố ngừng ném bom bắn phá và mọi hành động chiến
tranh khác chống Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Sau sự kiện này, cuộc đấu tranh giữa Việt Nam
và Mỹ bắt đầu xoay quanh vấn đề hình thức, thành phần hội nghị và đã đi đến thống nhất tổ
chức Hội nghị Bốn bên bao gồm: Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa.

b. Tháng 1/1969:
Hội nghị 4 bên về Việt Nam Chính thức họp phiên đầu tiên tại Pari. Lập trường bốn bên,
mà thực chất là của hai bên, Việt Nam và Mỹ, giai đoạn đầu rất xa nhau, mâu thuẫn nhau,
khiến cho các cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn hội nghị, đến mức nhiều lúc phải gián
đoạn thương lượng. Trong thời gian này, trên chiến trường cả hai bên Việt Nam và Mỹ đều
tìm mọi cách giành thắng lợi quyết định về quân sự để thay đổi cục diện chiến trường, lấy đó
làm áp lực cho mọi giải pháp chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh mà cả hai phía đang giành
giật trên bàn đàm phán nhưng chưa đạt kết quả. Những thắng lợi quân sự của ta trong các
chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, Đông Bắc và Đông Nam Campuchia trong năm 1971; các
chiến dịch tiến công Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bình Định, Khu 8
Nam Bộ… trong năm 1972 đã làm quân Mỹ - ngụy bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá
sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán.

c. Ngày 8/10/1972:
Phái đoàn Việt Nam đưa cho Mỹ bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại
hòa bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến ký kết. Lúc đầu, bản dự thảo được các

4
bên nhất trí nhưng đến ngày 22/10/1972 phía Mỹ lật lọng viện dẫn chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu đòi sửa đổi bản dự thảo. Đêm 18/12/1972, tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh ném bom huỷ
diệt Hà Nội và Hải Phòng bằng B52. Cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm được ví là
"Trận Điện Biên Phủ trên không" kết thúc bằng việc 38 pháo đài bay B52 và 43 máy bay
chiến đấu khác của Mỹ bị bắn rơi ngay trên bầu trời Hà Nội. Thất bại của Mỹ trên chiến
trường miền Nam cùng với thất bại của không quân chiến lược Mỹ trên bầu trời Hà Nội, đẩy
Mỹ vào thế thua không thể gượng nổi, buộc chúng phải chấp nhận thất bại, nối lại đàm phán
tại Paris. Trên tư thế bên chiến thắng, phái đoàn ta tại cuộc đàm phán đã kiên quyết đấu tranh
giữ vững nội dung của dự thảo Hiệp định đã thoả thuận.

2. Giai đoạn 1972 - 1973:


a. Năm 1972:
Sau những phân tích tình hình và dự báo âm mưu, thủ đoạn sắp tới của đế quốc Mỹ trên cả
hai miền Nam - Bắc tháng 2 năm 1971 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
19 khóa III, năm 1972, cả Việt Nam và Mỹ đều nhận định là năm quyết định cho cuộc chiến
tranh. Do đó, các cuộc đàm phán dần thắt chặt hơn, càng về cuối càng có những chuyển biến
quan trọng. Tuy vậy, trong 6 tháng đầu năm, đàm phán vẫn chưa diễn ra giữa hai bên, hai bên
vẫn nỗ lực trên chiến trường và thăm dò nhau trên bản hội nghị.
Cuộc gặp riêng từ ngày 8 đến 12 tháng 10 năm 1972 là mốc đánh dấu bước chuyển của
cuộc đàm phán. Trong đó, phía Việt Nam đưa ra văn bản Dự thảo hiệp định bản chính đồng
thời đề nghị phía Mỹ ký ngay Hiệp định đó. Hai bên thỏa thuận ngày 31 tháng 10 năm 1972,
sẽ ký Hiệp định chính thức tại Paris. Hiệp định Paris đã có thể được ký kết theo đúng lịch
trình nếu phía Mỹ không lật lọng. Ngày 2 và 23 tháng 10 năm 1972, Mỹ hoãn ngày ký để thảo
luận thêm,
Trước những diễn biến mới của tình hình, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương nhận định:
Mỹ sẽ tập trung đánh phá ác liệt tử Thanh Hóa trở, đồng thời chúng có thể sẽ đánh phá trở lại
miền Bắc Việt Nam với mức độ ác liệt hơn, có thể có máy bay chiến lược B-52 đảnh ồ ạt vào
Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác trước nguy cơ chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh” sắp hoàn toàn thất bại.
Đúng như dự kiến, sau ngày 23 tháng 10 năm 1972, đặc biệt là sau khi trúng cử Tổng
thống (ngày 8 tháng 11 năm 1972), Tổng thống Mỹ R. Nixon ráo riết chuẩn bị cuộc phiêu lưu
quân sự mới. Mỹ trở giọng đe doạ, phá ngang làm cho cuộc đàm phán tại Hội nghị Paris bị
gián đoạn. Mỹ tập trung lực lượng không quân ở mức cao nhất để đánh phá ngăn chặn các
tuyến giao thông từ nam vĩ tuyến 20 trở vào, trọng điểm chính là các tuyến vận chuyển hàng
hóa vào chiến trường miền Nam. Ngày 14 tháng 12 năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon quyết
định mở cuộc tập kích đường không chiến lược mang tên Linebacker II, chủ yếu bằng các
“siêu pháo đài bay B52” đánh phá ác liệt Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã ở
miền Bắc từ 18 đến 30 tháng 12 năm 1972. Tổng thống Mỹ R. Nixon hy vọng rằng với sức
mạnh của không lực Hoa Kỳ, Nhà Trắng sẽ đạt được mục đích.
Thất bại liên tiếp trận chiến trường miền Nam và thất bại trong cuộc tập kích đường
không chiến lược vào đánh phố Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã ở miền Bắc
Việt Nam 12 ngày đêm cuối tháng Chạp năm 1972, ý muốn đàm phán trên thế mạnh của Nhà
Trắng đã bị đè bẹp. Tổn thất nặng nề về quân sự và chính trị trên cả hai chiến trường buộc Mỹ
phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngừng ném bom, bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở ra, từ

5
ngày 30 tháng 12 năm 1972.
b. Năm 1973
Ngày 6 tháng 1 năm 1973, Tổng thống Mỹ R. Nixon chỉ thị cố vấn đặc biệt H. Kissinger
cần đạt được một giải pháp dù đối phương đưa ra những điều kiện khắt khe và nhấn mạnh là
sẵn sàng chấp nhận văn bản đã thỏa thuận vào tháng 10 năm 1972, buộc phải chấp nhận kết
quả đảm phản ngoài mong muốn.
Ngày 8 tháng 1 năm 1973, Mỹ phải tiếp tục nối lại cuộc đàm phán trên thể yểu tại Hội
nghị Paris. Một tuần sau, chính phủ Mỹ tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc. Ngày
23 tháng 1 năm 1973, Hiệp định và các nghị định thư được cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và cổ
vấn H. Kissinger ký.
Thất bại nặng nề về quân sự của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền
Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc - những cố gắng quân sự cuối cùng, buộc Mỹ phải ký
“Hiệp định ở Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" ngày 27
tháng 1 năm 1973.
3. Nội dung chính của hiệp định:
Nội dung của hiệp định được chia thành chín "chương" bao gồm các chủ đề về cơ bản
giống như dự thảo chín điểm được Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất vào
tháng 10 năm 1972.[1] Đó là:

1. Hoa Kỳ tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được
công nhận bởi hiệp định Geneva. Đây là lập trường mà miền Bắc Việt Nam kiên quyết
giữ vững. Phía Việt Nam Cộng Hòa điều khoản này là điều khoản gây nguy hại cho
mình cho nên đã cố gắng phản đối, bác bỏ. Phía Hoa Kỳ lại thuyết phục tổng thống
Thiệu rằng điều khoản này chỉ có tính lý thuyết, còn trên thực tế thì không gây nguy
hại trực tiếp cho an ninh của Việt Nam Cộng hoà. Cụ thể rằng trong hiệp định còn có
điều khoản quy định Nhân dân Miền Nam Việt Nam có quyền tự định đoạt chế độ
chính trị của mình thông qua bầu cử được giám sát quốc tế, điều khoản này có thể vô
hiệu hoá được mối nguy hiểm của điều khoản thứ nhất (điều khoản này).

2. Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973, với tất cả các đơn
vị quân sự giữ nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết
bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của miền bắc Việt Nam và Việt Nam
Cộng hòa. Trong vòng 60 ngày, quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân
sự Mỹ sẽ rút khỏi Việt Nam Cộng hòa. Các bên không được tăng cường binh lính,
nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh vào miền nam Việt
Nam, trường hợp để thay thế thì phải tuân thủ nguyên tắc một-đổi-một. Hoa Kỳ sẽ
dừng can thiệp quân sự vào "các vấn đề nội bộ" của miền nam Việt Nam. Trong khi đó
quân đội miền bắc Việt Nam tiếp tục được ở lại trên chiến trường miền nam. Đây là
nhượng bộ lớn nhất mà qua 4 năm đấu tranh trên chiến trường và bàn hội nghị, Hoa
Kỳ cuối cùng cũng thoả hiệp. Hơn nữa, đây là điều khoản mà Việt Nam Cộng hoà
cương quyết phản đối vì mối hiểm hoạ nhất định nổ ra sau khi Hoa Kỳ rút quân.

3. Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60
ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thoả thuận chi tiết của các
phía. 60 ngày hồi hương vô điều kiện của các tù nhân chiến tranh có ý nghĩa quan

6
trọng và cực kỳ nhạy cảm đối với chính quyền Nixon bởi lẽ uy tín của chính quyền
Nixon trong tâm trí công chúng Mỹ phần lớn phụ thuộc vào việc hồi hương nhanh
chóng các tù nhân chiến tranh Mỹ được hứa hẹn trong cuộc bầu cử tổng thống. Chính
vì vấn đề tù binh Mỹ quá quan trọng với chính quyền của Tổng thống Nixon nên đây
cũng là một lý do giải thích cho phản ứng rất dữ dội của Nixon bằng chiến dịch
Linebacker II ở phía bắc Việt Nam khi ta đặt vấn đề phóng thích tù binh phải gắn liền
với vấn đề tù chính trị. Còn tù nhân dân sự thì sẽ được giải quyết sau phản ánh nguyên
tắc của phía Hoa Kỳ là tách các vấn đề thuần tuý quân sự ra khỏi vấn đề chính trị.

4. Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên
tạo điều kiện cho người dân sinh sống, đi lại tự do giữa hai vùng. Nhân dân miền nam
Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình thông qua "tổng tuyển cử tự do và
dân chủ dưới sự giám sát quốc tế". Điều khoản này cho thấy rằng thực tế có hai chính
quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Việc phía Mỹ yêu cầu phải có điều khoản bảo
đảm quyền nhân dân miền Nam được quyết định tương lai chính trị của mình thông
qua bầu cử tự do dân chủ dưới sự giám sát quốc tế là để ngăn ngừa, về mặt pháp lý, sự
thôn tính bằng vũ lực của miền bắc Việt Nam đối với miền nam Việt Nam.

5. Việc tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa
bình. Chương này khẳng định ranh giới và vùng phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm
thời theo như quy định tại Hiệp định Genève. Hai miền Việt Nam sau này tiến hành
đàm phán để đi đến thống nhất Việt Nam... cụ thể vấn đề thống nhất thì chỉ mang tính
nguyên tắc, chứ không có cơ chế thi hành (các biện pháp đó là gì, được tiến hành như
nào thì hiệp định chưa xem xét đến).

6. Một ủy ban giám sát và kiểm soát quốc tế và một phái đoàn quân sự chung bốn bên sẽ
được thành lập để giám sát việc thực hiện hiệp định. Tuy nhiên trong thực tế thì cơ chế
giám sát thi hành này không có hiệu lực gì đáng kể.

7. Lào và Campuchia giữ vị trí trung lập và tự chủ, không cho phép các quốc gia khác
đặt các căn cứ quân sự trong lãnh thổ của mình. Đây chính là trói buộc của Hoa Kỳ và
Việt Nam Cộng hòa đối với các căn cứ và tuyến vận chuyển của miền bắc Việt Nam
và cộng sản miền nam trên đường mòn Hồ Chí Minh nằm trên Lào và Campuchia.
Đây tuy là một nhượng bộ của miền bắc Việt Nam nhưng trên thực tế thì phía Hoa Kỳ
và Việt Nam Cộng hòa không có cách gì để thực thi điều khoản này, một phần bởi vì
ngay tại các nước này cũng đang trong tình trạng nội chiến, không chính quyền trung
ương mạnh.

8. Hoa Kỳ có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở miền bắc
Việt Nam và trên toàn Đông Dương để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh. Điều
khoản tái thiết sau chiến tranh này không được phía Mỹ thi hành, sau này, vào thập
niên 90, sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước thì phía Hoa Kỳ có yêu cầu
Việt Nam chấm dứt đòi hỏi Hoa Kỳ nghĩa vụ tái thiết sau chiến tranh mà như hiệp
định đã quy định.

9. Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông
qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà

7
bình ở Việt nam. Điều khoản này không bao gồm các điều khoản cưỡng chế (biện
pháp và lực lượng cưỡng chế nếu một bên vi phạm hiệp định).

II. Vi phạm hiệp định:

1. Việt Nam Cộng Hòa:


a. Chính trị:
Phía Việt Nam Cộng hòa đã sử dụng bộ máy tuyên truyền của mình để bóp méo diễn biến
Hội nghị Paris. Trong câu đầu của Hiệp định "Các bên tham gia Hội nghị Paris về Việt Nam"
được họ giải thích là "chỉ có hai phe tham dự hòa hội Ba Lê (Paris). Một phe là Việt Nam
cộng hòa và đồng minh Hoa Kỳ và phe kia là Cộng sản". Trên thực tế, đây là Hội nghị 04 bên
bao gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam
Việt Nam. Lợi dụng điểm c, điều 3 không quy định cụ thể về lực lượng vũ trang của các bên,
chính quyền Sài Gòn đặt "cảnh sát quốc gia" và "nhân dân tự vệ" nằm ngoài phạm vi của hiệp
định. Tuy nhiên sau đó, hai lực lượng này trở thành nhân tố chủ yếu hỗ trợ của Quân lực Việt
Nam Cộng hòa tiến hành cuộc chiến tranh "giành dân, lấn đất" với Quân Giải phóng miền
Nam Việt Nam. Nhằm tránh thực hiện Điều 6 của hiệp định "hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự
ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và các nước khác", quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành bàn
giao toàn bộ căn cứ, phương tiện chiến tranh cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa trước khi hiệp
định được ký kết.

Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã ra "công điện mang tay" mật - thượng khẩn số
5458/TTM/P345 ra lệnh cho các đơn vị cấm "phổ biến các tin tức chiến sự trên báo chí, đài
phát thanh hay vô tuyến truyền hình", trong đó nêu rõ: "Từ nay cấm không được nói rõ số
lượng phi xuất, hải xuất, pháo binh yểm trợ… mà phải thay đổi hình thức giải thích đó là các
hoạt động có tính cách phản ứng tự vệ". Điều 4 của Nghị định thư về ngừng bắn ở miền Nam
Việt Nam và về các ban liên hợp quân sự, mặc dù Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam nhiều lần đề nghị nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn cự tuyệt. Ngày
19/02/1973, Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, ban hành Công văn số
437/PThT/BĐPT/KH "Tuyệt đối không có việc tự động bắt tay giữa các chỉ huy trưởng đơn vị
các cấp của ta (Quân lực Việt Nam Cộng hòa) với địch (Quân giải phóng) để chia khu vực và
để cho địch tự do di chuyển"

Tại Hội nghị giữa hai bên miền Nam Việt Nam ở Sài Gòn, chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu cũng luôn tìm cách né tránh giải quyết các vấn đề theo đúng tinh thần Hiệp định Paris.
Mặc dù thừa nhận Điều 10 của Hiệp định "đặt ra một tiên quyết là phải ngừng bắn trước đã
rồi mới thảo luận được vấn đề hòa bình. Chỉ sau ngừng bắn thực sự, hai bên mới có thể
thương lượng với nhau về các giải pháp cho các vấn đề tranh chấp" nhưng tại Hội nghị của
hai bên miền Nam, khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra
Đề nghị 6 điểm, trong đó đầu tiên là tôn trọng ngừng bắn rồi mới giải quyết các vấn đề khác
thì phía chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lại đưa ra Đề nghị 5 điểm, trong đó đưa vấn đề tổng
tuyển cử lên trước.

Bên cạnh đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu một mặt luôn tuyên truyền khẩu hiệu rằng
"Cộng sản Bắc Việt xâm lược miền Nam", mặt khác lại luôn tuyên bố họ sẽ chủ động tấn
công: "Đánh cái thằng Cộng sản phải đánh với thằng Cộng sản cho hữu hiệu, hữu hiệu hơn
thằng Cộng sản vì hỏa lực chúng ta (VNCH) hơn thằng Cộng sản"..."Chúng ta (VNCH) phải

8
có những hành động ngay từ đầu, phải ngăn ngừa cái hành động chuẩn bị tổng phản công của
Cộng sản một cách thích đáng.

b. Quân sự:
Mặc dù trong các ngày 22-1, 17-2, 3-3-1973, chính quyền Việt Nam Cộng hòa có ban
hành các công điện, huấn thị về thực thi lệnh ngừng bắn nhưng chỉ trong đêm 27 rạng sáng
28.1, quân đội Sài Gòn đã thực hiện 15 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên, 19 cuộc hành
quân cấp tiểu khu và chi khu (theo bản tổng hợp tình hình của Bộ tổng tham mưu sáng 28.1).
Trong số này có các cuộc hành quân quan trọng: Đại Bàng (tại vùng Quảng Trị - Thừa Thiên),
Lam Sơn (Thừa Thiên), Quang Trung (Quảng Nam), Quyết Thắng 27A (Quảng Tín - Quảng
Ngãi), Dakto 15 (Kon Tum)... Tổng kết hoạt động tháng 1, quân đội Sài Gòn đã thực hiện 694
cuộc hành quân cấp tiểu đoàn trở lên, tăng 34% so với tháng 12/1972. Hoạt động của Hải
quân và Không quân Việt Nam Cộng hòa được tăng cường mạnh mẽ khi số lượng chuyến hải
xuất tăng 9% so với tháng 12/1972. Cường độ hoạt động của không quân tăng 100%. Ngay
trong tháng 1-1973, Không lực Việt Nam Cộng hòa đã thành lập thêm 1 phi đội mới với việc
tuyển dụng 691 sĩ quan, 2426 Hạ sĩ quan, 1960 lính và nhận thêm 31 phi cơ của Hoa Kỳ.
Năng lực tác chiến của lực lượng trọng pháo tăng 100%, của lực lượng tăng-thiết giáp tăng
85%

Để thực hiện Chiến dịch Tràn ngập lãnh thổ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu giao Bộ
Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa gấp rút "gọi nhập ngũ hạng tuổi thuộc thành phần học sinh",
Bộ Nội vụ gấp rút nhắc nhở, đôn đốc treo cờ tại những nơi khó gỡ. Chiến dịch Tràn ngập lãnh
thổ được lên kế hoạch từ năm 1972, trong đó phải gây tổn thất tối đa cho phía Quân Giải
phóng, lực lượng Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa đóng vai trò then chốt trong việc tìm
kiếm mục tiêu để Quân lực Việt Nam Cộng hòa tấn công. Ngay trong đêm ký Hiệp định, phía
Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức 74 cuộc hành quân, trong đó 44 ở Quân khu 1, 10 ở Quân khu
2 và 20 ở Quân khu 3

Đặc biệt, lúc 07h58' ngày 28/01/1973, 2 phút trước khi Hiệp định Paris có hiệu lực, Quân
lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng lực lượng biệt kích và xe tăng tấn công căn cứ Cửa Việt của
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là cuộc tấn công "Tràn ngập lãnh thổ" lớn nhất
của Việt Nam Cộng hòa, diễn ra ở phía bắc tỉnh Quảng Trị, nhằm đánh chiếm một vị trí quan
trọng là cảng Cửa Việt. Ngày 21/1/1973, tướng Creighton Abrams, tướng Alexander Haig và
tướng Ngô Quang Trưởng ra lệnh tiến hành Chiến dịch Tango City (tên gọi trận tấn công Cửa
Việt của QLVNCH do các cố vấn Hoa Kỳ đặt). Đêm 25/1/1973, các tiểu đoàn 9 (lữ đoàn đặc
nhiệm), 3 (lữ đoàn 258), lữ đoàn 147 và hơn 140 xe tăng nổ súng tấn công. Không lực Hoa
Kỳ điều động 80 phi vụ B-52, pháo binh từ hạm đội 7 và 4 tiểu đoàn pháo ở thị xã Quảng Trị
bắn hơn 60.000 viên đạn pháo yểm hộ cho quân Việt Nam Cộng hòa. 23 giờ ngày 27/1/1973,
lữ đoàn đặc nhiệm đã tiếp cận cảng Cửa Việt. Rạng sáng ngày 28/1/1973, Bộ tư lệnh B5 tiếp
tục điều 5 tiểu đoàn chi viện cho các lực lượng giữ Cửa Việt, đến trưa thì điều tiếp Trung đoàn
24 (sư đoàn 304) và 1 đại đội xe tăng (thuộc trung đoàn 203) tấn công phía sau cánh quân của
đối phương. Rạng sáng 31/1/1973, quân Giải phóng tổ chức tổng công kích đồng loạt, ba cụm
quân Việt Nam Cộng hòa ở cảng bị diệt, hai cụm quân còn lại chạy về Mỹ Thủy. Cuộc hành
quân Tango City của Mỹ - Việt Nam Cộng hòa đã thất bại.

Ngày 12/10/1973, tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng
hòa đã đề nghị Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ về không quân trong

9
các cuộc hành quân thuộc Chiến dịch Tràn ngập lãnh thổ. Trong năm 1973, chính quyền Việt
Nam Cộng hòa cũng đã đưa ra Kế hoạch Quốc phòng 4 năm (1974-1978), trong đó nêu rõ
Tiêu diệt hạ tầng cơ sở của địch (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) ở nông thôn, lực
lượng lục quân có 14.000 người/sư đoàn gồm biệt động quân, nhảy dù, thủy quân lục chiến.
Đầu năm 1974, Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiếp tục có những đợt tấn công nhằm vào lực
lượng đối phương tại các khu vực trọng điểm như tại Quân khu 5, Kon Tum, Pleiku, xung
quanh Sài Gòn,...

2. Hoa Kỳ:
Ngày 20/10/1972, hai bên đạt thỏa thuận cuối cùng, dự định ký Hiệp định ngày
31/10/1972. Với văn bản Hiệp định hai bên đã thỏa thuận, Việt Nam đã đạt được các mục tiêu
đề ra đó là Mỹ chấm dứt chiến tranh và rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. Sáng
26/10/1972, tại phiên họp thứ 164, Bộ trưởng Xuân Thủy đã thông báo việc Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa công bố nội dung dự thảo Hiệp định đã được hai bên thỏa thuận và
dự định ký vào ngày 31/10/1972, nhưng phía Mỹ không giữ lời hứa, viện những lý do không
chính đáng để liên tiếp thay đổi những điều thuộc nội dung Hiệp định và thời gian đã thỏa
thuận.

Hai bên họp từ ngày 20 đến 25/11/1972, Mỹ đã yêu cầu sửa tới 69 điểm trong văn bản đã
thỏa thuận vào ngày 20/10/1972, trong đó tập trung vào các việc: đòi miền Bắc cùng rút quân;
biến miền Nam thành một quốc gia; giành thế hợp pháp cho Sài Gòn, phủ nhận Chính phủ
Cách mạng lâm thời; giảm nhẹ cam kết của Mỹ. Các đề nghị sửa đổi này đã bị phía ta phê
phán gay gắt. Do không đạt được đòi hỏi của mình, Mỹ ngừng đàm phán và mở cuộc tiến
công 12 ngày đêm bằng máy bay B52 vào Hà Nội và miền Bắc. Tuy nhiên, chiến thắng “Điện
Biên phủ trên không” đã buộc Mỹ trở lại bàn đàm phán.

Để tiếp tục giữ thế cân bằng chiến lược với Liên Xô, Mỹ vẫn tiếp tục can dự vào nội bộ
miền Nam Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế và cố vấn cho Việt Nam Cộng hòa và củng cố Quân lực
Việt Nam Cộng hòa nhằm thực hiện bình định, phá thế "da báo", mở rộng vùng kiểm soát,
trọng điểm là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

- Rút quân nhưng để lại vũ khí, khí tài và nhiều nhân viên quân sự trá hình

- Lôi kéo các quốc gia tại Châu Á chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền
Nam Việt Nam, gây sức ép buộc Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác
giảm viện trợ.

Nền tảng để Mỹ tiếp tục can dự vào miền Nam Việt Nam:

- Lực lượng Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn mạnh và vẫn được tiếp tục củng cố.

- Sức mạnh răn đe của Mỹ ở Đông Á và Đông Nam Á vẫn còn khi Hạm đội 7, Hải quân
Hoa Kỳ và các căn cứ tại Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines vẫn còn 56 tàu chiến và 1.020
máy bay chiến đấu các loại.

10
- Mỹ vẫn tiếp tục rót viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng hòa (Tổng viện trợ
trong năm tài khóa 1974 là hơn 657 triệu USD - gần gấp đôi tổng viện trợ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa nhận được từ Liên Xô trong cả hai năm 1973-1974).

- Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác bắt đầu giảm, thậm chí ngừng
viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Mục đích của Mỹ tại Việt Nam là từng bước làm Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
và chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam suy yếu từ đó xóa bỏ thực trạng 02 chính
quyền, 02 quân đội, 03 lực lượng chính trị tại miền Nam Việt Nam và biến miền Nam Việt
Nam thực sự trở thành 01 quốc gia tách biệt hoàn toàn với miền Bắc Việt Nam như thực trạng
trên bán đảo Triều Tiên. Mỹ sử dụng lực lượng quân sự tại các căn cứ tại Châu Á để răn đe
Quân Giải phóng cũng như lấy việc giảm quân số tại đây để tiến hành mặc cả, ép Liên Xô và
Trung Quốc giảm viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quân số của Mỹ tại Thái Lan ở
mức 35.000 người, có 2 tướng, chủ yếu là không quân sẵn sàng can thiệp vào chiến trường
Việt Nam bất cứ lúc nào.

Tới đầu năm 1973, số lượng viện trợ của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa vẫn rất cao bao gồm
700 máy bay, 500 đại bác, 400 xe tăng và xe bọc thép, 2 triệu tấn vật chất phục vụ chiến tranh.
Trong năm 1974, chính quyền Ford vẫn đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp 6 tỷ 200 triệu
USD để viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Từ sau khi Hiệp định được ký tới tháng 4/1974, Mỹ
đã viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa 27 triệu viên đạn cỡ 7,62x51mm, 112.000 tên lửa và
rocket và 80.000 quả bom các loại.

III. Tác động đối với các bên tham gia và kết quả:

1. Ý nghĩa của Hội nghị Paris:


Hội nghị Paris là tiền đề để đi đến chiến thắng cuối cùng. Đây là cuộc cuộc đàm phán dài
nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX; là tâm điểm đối chọi giữa nền ngoại
giao nhà nghề của một siêu cường với nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng non trẻ.
Sau gần 5 năm đấu trí, đấu bản lĩnh với hơn 200 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp
cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, cuộc đàm phán đã kết thúc thắng lợi. Theo Đại
sứ Dương Văn Quảng, giám đốc Học viện Ngoại giao, việc ký Hiệp định Paris (27/1/1973) là
thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
Hiệp định Paris ký (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là văn
bản pháp lý quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng,
thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, là đỉnh cao và kết quả của quá trình đấu tranh kiên
cường, bền bỉ của cuộc đấu trí, hết sức gay go, quyết liệt nhưng cũng rất hào hùng của nhân
dân ta, quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, đây cũng là một
chiến thắng của ngành ngoại giao Việt Nam khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa
miền Nam Việt Nam đã huy động được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Hiệp định Paris còn
góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ, bảo đảm cho quân và dân ta thực
hiện được mục tiêu giành chiến thắng trong mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Từ đó cho thấy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam
đi đến thắng lợi từng bước và đầy chiến lược.

11
2. Tác động đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
Hội nghị Paris là một mặt trận mang ý nghĩa tuyên truyền cho cuộc đấu tranh giành độc
lập dân tộc của Việt Nam. Cụ thể, Hội nghị Paris đem lại sự xác nhận những kết quả của các
cuộc đấu tranh vũ trang: Điển hình là thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân
và dân miền Nam Tết Mậu Thân 1968; cùng với thắng lợi của quân và dân miền Bắc đánh bại
cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh miền Bắc
(12-1972). Bên cạnh đó còn là sự xác nhận những kết quả của các cuộc đấu tranh chính trị
trên chiến trường miền Nam Việt Nam; từ đó góp phần thực hiện được mục tiêu dành chiến
thắng trong mùa Xuân 1975 để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

3. Tác động đối với Việt Nam Cộng hòa:


Hiệp định này đã buộc Hoa Kỳ phải rút toàn bộ lực lượng quân sự của mình khỏi Việt
Nam và Đông Dương. Điều này đã khiến Việt Nam Cộng hòa mất đi chỗ dựa chính và lún sâu
vào khủng hoảng nhanh hơn. Tuy nhiên, để trấn an Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nixon đã
hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát
động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng bằng cách thích hợp để
bảo đảm an ninh cho Việt Nam Cộng hòa. Lời hứa này sẽ không có giá trị thực tế vì sau đó
Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông
Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam
Cộng hòa. Với các áp đặt như vậy thì dù không có sự kiện Watergate, dù Tổng thống Nixon
có tại vị thì cũng khó có thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu.

4. Tác động đối với Hoa Kỳ:


Thất bại nặng nề về quân sự của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền
Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc-những cố gắng quân sự cuối cùng, buộc Mỹ phải ký
“Hiệp định ở Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”
(27-1-1973). Từ đó đóng lại cuộc chiến, đồng thời cũng góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can
thiệp trở lại của Mỹ. Ngoài chấm dứt chiến tranh xâm lược, Mĩ phải rút hết quân đội và vũ khí
ra khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền bù nhìn tay sai, tôn trọng quyền tự quyết
của nhân dân miền Nam. Chưa hết, cam kết bí mật của Tổng thống Richard Nixon rằng sức
mạnh không quân Mỹ sẽ trở lại cuộc chiến nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa quân trở lại
miền Nam, cam kết mà Quốc hội Mỹ không hề hay biết và rất có thể sẽ phản đối nếu xảy ra.
Đối với quân đội Hoa Kỳ, đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến này một cách chính đáng. Tóm
lại, Hiệp định này chỉ được thi hành nghiêm chỉnh ở những điều khoản rút quân Mỹ (cùng các
đồng minh khác) và trao trả tù binh Mỹ, thống nhất Việt Nam thông qua phương thức chính
trị. Hoa Kỳ thực sự muốn rút quân đội khỏi cuộc chiến và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn
sàng tạo điều kiện cho việc đó.

IV. Các nhân vật chủ chốt tham gia đàm phán và ký kết:

1. Đại diện cho đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:
a. Lê Đức Thọ - Cố vấn Đặc biệt, Lãnh đạo đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Đồng chí Lê Đức Thọ là vị lãnh đạo cách mạng tiền bối, người học trò xuất sắc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Ông tên thật là Phan Đình Khải, sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ,
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí
Lê Đức Thọ luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc và của nhân dân lên trên hết, trước hết, luôn
nỗ lực phấn đấu hết mình và có nhiều cống hiến xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của

12
Đảng và dân tộc. Trên lĩnh vực đấu tranh ngoại giao, ông là nhà ngoại giao tài ba, có tư duy
chiến lược sắc sảo, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh trên bàn đàm
phán tại Hội nghị Paris (1968 - 1973).

Đồng chí Lê Đức Thọ cùng đoàn đàm phán của ta đấu tranh ở Hội nghị Paris nhằm mục
tiêu là ép Mỹ rút quân nhanh, góp phần đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Giai đoạn này có các cuộc đấu tranh công khai ở những phiên họp chính thức xen kẽ những
cuộc thương lượng bí mật giữa Việt Nam và Mỹ, từ tháng 1-1969 bắt đầu các cuộc họp 4 bên.
Thời kỳ này, Việt Nam tuy có nhiều thắng lợi về quân sự nhưng chưa có đòn quyết định xoay
chuyển tình thế. Trong điều kiện như vậy, đoàn đàm phán của ta dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của Lê Đức Thọ đã dùng nhiều phương thức đấu tranh kết hợp, vận dụng sách lược mềm dẻo,
lựa chọn đúng thời điểm như dịp vận động bầu cử tổng thống, quốc hội, đầu năm học của các
trường đại học hoặc những vấn đề nước Mỹ quan tâm như tù binh, ngân sách... để đoàn ta có
thể có tác động mạnh đến dư luận Mỹ và thế giới, làm phân hóa sâu sắc nội bộ chính quyền
Mỹ, nội bộ chính quyền Sài Gòn.

Theo đồng chí Nguyễn Dy Niên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao: “Trong suốt 5 năm đàm phán ở Paris, đồng chí Lê Đức Thọ được ví như vị
tướng ngoài biên. Đồng chí thực hiện rất nghiêm túc đường lối chiến lược trong đàm phán mà
Bác Hồ đã trực tiếp căn dặn và những chủ trương Bộ Chính trị đã đề ra. Những phần đóng
góp của cá nhân đồng chí thật là to lớn. Đồng chí đã có sự vận dụng sáng tạo, luôn luôn giành
thế chủ động tấn công, buộc đối phương phải đi vào đàm phán theo cách của mình. Đã có lúc
Kissinger phải thốt lên: “Tôi có thể làm tốt hơn nếu như đối diện trên bàn đàm phán không
phải là ông Lê Đức Thọ, đàm phán với ông Thọ quả là cân não”. [2]

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tài ngoại giao của ông Lê Đức Thọ được thế giới ca
ngợi. Hình ảnh của ông tràn ngập trên các trang báo lớn ở Mỹ, phương Tây. Ngay trong năm
1973, Ủy ban Giải thưởng Nobel quyết định trao “Giải Nobel Hòa bình” cho đồng chí Lê Đức
Thọ nhưng, ông đã từ chối nhận giải. Hành động của ông Lê Đức Thọ cho thấy quan điểm
đanh thép của Việt Nam, cùng một lập trường nhất quán rằng Hiệp định Paris không phải một
thỏa hiệp giữa hai bên mà là một chiến thắng trước Hoa Kỳ. Vì vậy, Việt Nam không thể hài
lòng khi đứng chung bậc cùng với người đại diện cho phe mà họ đã đánh bại - Henry
Kissinger.

b. Xuân Thủy - Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa
Đồng chí Xuân Thuỷ tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, sinh ngày 2/9/1912 tại xã Xuân
Phương, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội). Năm 1938, ông
bị thực dân Pháp bắt và giam trong các nhà tù ở Phúc Yên, Hà Đông, Hà Nội, Sơn La và Hà
Giang. Những năm 1941 - 1943, ông là chủ bút tờ Suối reo trong nhà tù Sơn La, sau đó phụ
trách tờ Cứu quốc của Tổng bộ Việt Minh. Năm 1955, Xuân Thủy được bầu làm ủy viên Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và năm 1968 được bầu vào Ban bí thư Trung
ương Đảng. Năm 1963, ông được cử giữ chức bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà.

Tháng 5/1968, đồng chí Xuân Thủy làm trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris. Hiểu rõ vai trò của báo chí, ông đã đề nghị và tuyển

13
chọn được một đội ngũ nhà báo giỏi ngoại ngữ, thành thạo nghiệp vụ tham gia phái đoàn như
Nguyễn Minh Vỹ, Nguyễn Thành Lê, Lý Văn Sáu, Hồng Hà, Hà Đăng, Nguyễn Hữu Chỉnh,
Hoàng Phong, Lê Bình, Xuân Oanh và nhiều nhà báo tài năng khác. Về hoạt động báo chí
ngoài hội nghị, cả hai đoàn ta (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt
Nam) có gần 500 cuộc họp báo lớn nhỏ và hàng trăm cuộc trả lời phỏng vấn, Xuân Thủy
thường chủ trì các cuộc họp báo lớn và thông cáo báo chí thứ năm hàng tuần sau phiên họp
công khai tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Paris. Ông trực tiếp trả lời phỏng vấn của các báo,
các hãng thông tấn phương Tây, của các nước xã hội chủ nghĩa và báo chí Mỹ.

Cả hai đoàn đã có hàng nghìn cuộc tiếp xúc vận động ủng hộ Việt Nam. Chủ trương của
Đoàn là các nhà báo được đi lại tự do để các nhà báo của ta tiếp xúc thật nhiều với nhà báo
nước ngoài. Riêng Xuân Thủy, với thái độ thân thiện, chân thành cũng dành thời gian tối đa
để tiếp đại diện tổ chức hay cá nhân, từ chính khách, nhà báo,... đến gặp ông. Những hoạt
động báo chí và vận động dư luận này đã góp phần đáng kể tạo ra “mặt trận đoàn kết nhân
dân thế giới” rộng lớn chưa từng có, một phong trào phản chiến rầm rộ ngay trong lòng nước
Mỹ. Đây cũng chính là nguyên nhân không kém phần quan trọng đưa đến thành công của Hội
nghị Paris cho đoàn Việt Nam.

Nhớ về "nụ cười chiến thắng" của Trưởng đoàn Xuân Thủy khi kết thúc cuộc đàm phán 5
năm tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, đây là cuộc đàm phán dài
nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20. "Cuộc đàm phán là tâm điểm đối chọi
giữa nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường với nền ngoại giao của một nhà nước cách
mạng còn non trẻ. Thắng lợi của đàm phán Paris và Hiệp định Paris ghi đậm dấu ấn Xuân
Thủy", Bộ trưởng Minh khẳng định.[4]

2. Đại diện cho đoàn đàm phán Hoa Kỳ:


a. Henry Kissinger - Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ
Henry Alfred Kissinger là một nhà chính trị người Mỹ. Là người tị nạn Do Thái chạy trốn
khỏi Đức Quốc Xã cùng gia đình vào năm 1938, ông trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia năm
1969 và Ngoại trưởng Hoa Kỳ năm 1973. Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ
và sau đó kiêm luôn chức Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời tổng thống Richard Nixon và
Gerald Ford. Với thỏa thuận hòa bình tại Việt Nam, Kissinger giành giải Nobel Hòa bình năm
1973 gây nhiều tranh cãi (hai thành viên trong hội đồng trao giải đã từ chức để phản đối).[5]

Henry Kissinger dẫn đầu đoàn Mỹ trong cuộc đàm phán với ông Lê Đức Thọ của đoàn
Việt Nam tại Paris, kể từ khi hội nghị bắt đầu đi vào thực chất cho đến lúc ký kết hiệp định
năm 1973. Cùng năm 1973, giải Nobel hòa bình thế giới đã lựa chọn giữa ông Lê Đức Thọ và
Kissinger; cuối cùng, Hội đồng chuyên gia của giải thưởng danh giá nhất thế giới này đã chọn
cả hai. Thế nhưng, khi hai cái tên được vinh danh, chỉ có Kissinger nhận giải. Tuy nhiên,
truyền thông Mỹ hiển nhiên không đồng tình với điều đó: tờ New York Times gọi giải thưởng
Nobel năm đó là “Nobel vì Chiến tranh", còn tờ Washington thì cho rằng “người Na Uy thực
sự rất có khiếu hài hước”. Sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, Kissinger trả lại giải thưởng.[6]

Theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, các học giả Mỹ và thế giới đều cho rằng, suy
cho cùng, nguyên nhân sâu xa nhất là nhân tố con người đã dẫn đến thất bại của Mỹ. Mỹ
không hiểu hoặc hiểu không thấu đáo về lịch sử văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam và
nhất là người Cộng sản Việt Nam. Không chỉ người Mỹ mà nhiều người khác cũng chưa hiểu

14
thấu đáo về điều này. Thêm vào đó, chính nghĩa thuộc về cuộc kháng chiến của quân dân ta
nên Mỹ và Kissinger không thể giành được “hòa bình trong danh dự” như họ mong đợi.

b. Henry Cabot Lodge, Jr. - Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ


Henry Cabot Lodge Jr. (5 tháng 7 năm 1902 – 27 tháng 2 năm 1985) là một Thượng nghị
sĩ Mỹ của tiểu bang Massachusetts, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng hòa thời Chiến tranh
Việt Nam. Ông từng là ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng hòa tranh chức Phó Tổng thống
trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1960.

Ông sinh ra ở Nahant, bang Massachusetts, Hoa Kỳ, là cháu nội của Thượng nghị sĩ
Henry Cabot Lodge và cháu ngoại của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Frederick Theodore
Frelinghuysen. Năm 1963, Tổng thống Kennedy bổ nhiệm Lodge vào vị trí Đại sứ Hoa Kỳ tại
Việt Nam Cộng hòa. Cabot Lodge là nhân vật trực tiếp đứng sau ủng hộ cuộc đảo chính anh
em Ngô Đình Diệm năm 1963. Sau khi rời chức vụ đại sứ, ông vẫn tiếp tục đại diện cho Hoa
Kỳ tại các quốc gia khác nhau dưới thời tổng thống Lyndon B. Johnson, Nixon và Tổng thống
Gerald Ford. Lodge là người lãnh đạo phái đoàn Hoa Kỳ ký thỏa thuận hòa bình Paris với
phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

15
KẾT LUẬN
Hiệp định Paris năm 1973 là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta
ở cả hai miền đất nước, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của dân tộc. Cội nguồn thắng lợi tại Hội nghị Paris là tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí
đấu tranh quật cường, bền bỉ, nhằm bảo vệ chân lý, lý tưởng độc lập, tự do của dân tộc Việt
Nam. Cuộc đấu tranh này phản ánh sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, trên cơ sở chính nghĩa của
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hiệp định Paris về Việt Nam mãi mãi là trang sử vàng chói
lọi, thể hiện cao độ bản lĩnh, tinh thần, trí tuệ của con người và nền văn hóa Việt Nam được
kết tinh từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để lại cho các thế hệ hôm nay và
mai sau những bài học vô giá. Đó còn là cuộc đấu tranh kiên cường vì các quyền cơ bản của
dân tộc Việt Nam, được thể hiện trong Hiệp định - văn bản pháp lý toàn diện, đầy đủ nhất.
Điều quan trọng nữa là, hiệp định góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ.
Không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, Hiệp định Paris còn mang tính quốc tế khi góp phần
to lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước của nhân dân Lào và Campuchia. Hiệp định cũng
góp phần mở ra một chương mới trong cục diện Đông Nam Á: Mỹ rút lui về quân sự khỏi
Đông Dương và Đông Nam Á; xu thế hoà bình, trung lập phát triển mạnh trong khu vực, mở
ra khả năng thiết lập một khu vực hoà bình, hữu nghị và ổn định.

16
NGUỒN THAM KHẢO
1. https://dms.luutru.gov.vn/files/ecm/source_files/2017/07/03/hiep-dinh-paris-1973-tap2-11
1250-030717-16.pdf

2. Kỷ yếu Hội thảo Đồng chí Lê Đức Thọ với cách mạng Việt Nam và quê hương Nam
Định, tháng 10/2011, tr.85 - 86

3. Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày
sinh đồng chí Xuân Thủy (2-9-1912/2-9-2012)

4. The Nobel Prize: A History Of Genius, Controversy, and Prestige, Nxb Arcade
Publishing, 2001, tr. 16.

5. The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and
Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam, Nxb Đại học Indiana, 2002, tr. 878

17

You might also like