You are on page 1of 14

Phân tích để làm rõ sự phát triển trong tư duy của Đảng được thể hiện trong

nội dung hiệp định Paris so với những văn kiện ngoại giao trước. Từ đó, rút
ra những bài học kinh nghiệm cho sự lãnh đạo của Đảng trong những giai
đoạn sau.

1. Văn kiện ngoại giao là gì?

Văn kiện ngoại giao sẽ có sự thay đổi tính chất cũng như mục tiêu ở các thời điểm
chiến tranh hoặc hòa bình.

Văn kiện ngoại giao trong thời chiến được dùng chủ yếu với mục đích chính trị,
thương lượng, hòa hoãn để có được những lợi ích cho mỗi bên về chính trị, kinh tế, văn
hóa, quân sự,...

Nhưng xu thế hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay, các quốc gia ngày càng muốn
thiết lập quan hệ hợp tác, thân thiện với nhau hơn là đối đầu căng thẳng. Và để duy trì
quan hệ tốt, cung như để thể hiện quan điểm ý kiến của quốc gia về vấn đề gì đó thì quốc
gia thường sử dụng các công văn , văn kiện ngoại giao. Đó là một hình thức trao đổi
mang tính quốc gia, thể hiện sự trang trọng.

Việt Nam chúng ta đã trải qua nhiều văn kiện ngoại giao, nhưng thể hiện nổi bật
nhất sự phát triển trong tư duy, nhận thức của Đảng là các văn kiện: Hiệp định Sơ bộ,
Tạm ước, Hiệp định Giơ - ne - vơ và đỉnh cao là Hiệp định Paris

2. Sự phát triển trong tư duy nhận thức của Đảng thể hiện trong hiệp
định Paris so với các văn kiện ngoại giao trước đó

2.1 Hiệp định Paris là kết quả của kế thừa những thành tựu từ những văn kiện
ngoại giao trước đó của Đảng
a) Hiệp định sơ bộ (1946)
Trong bối cảnh nước ta đang đứng giữa 2 đối thủ, chà đạp lên chủ quyền dân tộc ta
là quân Tưởng, và Thực dân Pháp. Quân Tưởng thực hiện âm mưu Diệt mộng cầm Hồ,
Hoa quân nhập Việt, cấu kết với thực dân Pháp nằm tiêu diệt Đảng Cộng sản với hiệp
ước Trùng Khánh.
Cho nên, Đảng ta đã cân nhắc kĩ lợi hại chọn cái nào ít hại nhất mà làm. Và Hiệp
định Paris được kí kết, với nội dung:
- Việt Nam được công nhận là quốc gia có chính phủ, nghị viện, quân đội và
tài chính riêng
- Đồng ý đưa quân Pháp vào miền Bắc thay thế Tưởng và khiến chúng rút
quân về nước
Từ đó, đã giúp nước ta thoát khỏi tình thế ngàn cân treo sợi tóc, thực hiện đàm
phán một cách có lợi nhát, tạo bước đệm cho công tác chính trị ngoại giao đầu tiên trên
chiến trường quốc tế. Đồng thời, Hiệp định đã phá tan âm mưu của Tưởng.
Lúc này, Đảng ta đã có sự hiểu biết về sách lược chính trị, tìm cách thương lượng,
hòa hoãn khéo léo một cách có lợi nhất thay vì chọn cách đánh nhau bằng quân sự trước
đó. Tinh thần về thiện chí hòa bình đã được khai sáng trong đường lối đối ngoaị của nước
ta.

b) Tạm ước 14-9-1946


Tuy nhiên, Pháp vẫn muốn chia cắt nước ta và có những hoạt động quân sự gây
ảnh hưởng mặc dù đã nhận được một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa, quân sự của Pháp
tại Việt Nam sau Hiệp định Sơ bộ. Âm mưu của Pháp đang lớn dần hơn nhằm chiếm lấy
toàn Đông Dương.
Dựa trên tôn trọng tinh thần hiệp định Sơ bộ, chính phủ tiếp tục ngoại giao nhưng
chưa thể thỏa mãn, ý nguyện của Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam vì Pháp vẫn
ngoan cố lập trường thực dân, thực hiện âm mưu mở rộng, chiếm đóng một số vùng ở
nước ta, liên tiếp vi phạm Hiệp định Sơ bộ. Nhưng cũng đã có được một số thỏa thuận
chính là Chính phủ Pháp thực dân ngừng bắn ở Nam Bộ, thi hành các quyền tự do, dân
chủ và tạm thời nhân nhượng thêm một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa, chính trị của
Pháp
Tuy nhiên, thất bại không có nghĩa là không thành công mà từng bước tiến đến
một thành công lớn hơn cả. Không dừng lại ở đấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giương
cao, thể hiện sâu sắc thiện chí hòa bình “Tôi đến đây là để xây dựng hòa bình, không
muốn về nước với hai bàn tay trắng.” như lời tuyên bố trên một tờ báo có tiếng của Pháp
thời bấy giờ. Tiếp đến, 12/1946 , Bác Hồ gửi thư đến Liên Hiệp Quốc để khẳng định lần
nữa và lòng mong muốn hòa bình với mục đích bảo vệ lợi ích của người Việt Nam.
Kết quả của các sự kiện liên tiếp diễn ra đã giúp giữ nguyên tình trạng chiếm đóng
của Pháp. không để Pháp âm mưu bành trướng nhiều hơn và đình chỉ các xung đột quân
sự đang diễn ra của Pháp.
Tuy thất bại, nhưng với Tạm ước đã thể hiện rất rõ nguyên tắc, tinh thần đường lối
ngoại giao của Đảng: mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn trên nguyên tắc.
+ Mềm dẻo trong sách lược: tạm thời nhân nhượng để có thời gian chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến toàn diện và biết Pháp sẽ chiếm nước ta một lần nữa.
+ Cứng rắn trên nguyên tắc: là chấp nhận nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi, lợi
ích sau Hiệp định Sơ bộ nhưng không cho phép Pháp vi phạm độc lập dân tộc,
Tạm ước đã khiến Pháp đình chỉ các hoạt động xâm phạm ranh giới độc lập, dân
tộc.

Qua đó, chúng ta thấy được khả năng linh hoạt, sáng tạo trong xử lí tình huống
(Tạm ước), một tinh thần tiên phong bảo vệ nền độc lập dân tộc (là kết quả của nỗ lực
gìn giữ hòa bình của Người trong quan hệ với Pháp trong giai đoạn 1945 - 1946), và từng
bước củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ ( Chúng ta cần hòa bình để xây dựng
nước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hòa bình. Dù thực dân
Pháp đã bội ước, đã gây chiến tranh, nhưng gần một năm tạm hòa bình đã cho chúng ta
thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản.)

Phân tích về sự phát triển tư duy, nhận thức của Hiệp định Sơ bộ, và Tạm
ước so với thời điểm trước đó.
* Hiệp định Sơ bộ:
- Phân hóa hàng ngũ, đối phương, tránh đánh cùng lúc hai kẻ thù, thực hiện hòa
hoãn, nhân nhượng hòa bình. Từ đó thể hiện sự phát triển về sách lược chính trị,
ưu tiên sử dụng thương lượng hòa bình trong thời điểm này hơn là chiến tranh
quân sự truyền thống. Đồng thời thể hiện thiện chí hòa bình, điểm sáng trong mắt
bạn bè quốc tế, thu hút sự ủng hộ.

*Tạm ước
- Tiếp tục giương cao thiện chí hòa bình, ngoại giao quốc tế nhờ sự nổ lực ngoại
giao của Bác, ngăn chặn kịp thời xâm phạm độc lập của Pháp tại Việt Nam.
- Tinh thần hòa hoãn tiếp tục được phát huy, trở thành một nhịp nghỉ đắt giá cho
cuộc kháng chiến độc lập về sau.
- Phát triển đường lối ngoại giao, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” một cách linh hoạt,
sáng tạo, kiên định trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Củng cố chính quyền Cách mạng còn non trẻ có thêm thời gian để học tập và phát
triển.
- Ý thức về tinh thần độc lập trở nên rõ nét hơn.

=> So với thời điểm trước đó, Đảng ta đã ý thức phát huy nhiều hơn về nghiên cứu,
thực hiện các sách lược chính trị sáng tạo, linh hoạt trong các thời điểm, củng cố
hoạt động ngoại giao và từ từ tiến đến ngoại giao quốc tế bằng thiện chí hòa bình
của mình. Quan trọng nhất, là Đảng và chính phủ cũng như dân tộc Việt Nam đã ý
thức rõ nét hơn về tinh thần độc lập trên đất nước mình.

Đến hiệp định Sơ bộ, Tạm ước giai đoạn 1945 - 1946, vẫn còn các hạn chế bên
cạnh sự phát triển trong tư duy, nhận thức, đường lối của Đảng:
- Hiệp định Sơ bộ chia cắt đất nước, tạo điều kiện cho các cuộc chia rẽ dân tộc,
xung đột xảy ra gay gắt.
- Hiệp định Sơ bộ vẫn không giải quyết được vấn đề thống nhất của nhân dân.
- Hai văn kiện trên chỉ mang tính chất tạm thời, một giải quyết mang tính hòa hoãn,
nhượng bộ, không bền vững và chưa mang lại lợi ích lâu dài, đúng nghĩa cho nhân
dân Việt Nam.
- Vẫn chưa thể giành độc lập, thốnh nhất đất nước cho nên chắc chắn phải xảy ra
cuộc chiến giành độc lập về sau.
Cho nên, mục tiêu tiên quyết cho hoạt động, chính trị cách mạng giai đoạn
sau chính là giành được độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

b) Hiệp định Giơ - ne - vơ


Không để những thành tựu, ngoại giao mà ta đã nhân nhượng để có được từ
Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước trôi đi một cách vô nghĩa, Đảng ta đã tận dụng thời
cơ, nguồn lực để phát triển dựa trên những thành quả kế thừa để rồi tiến đến một
thành công đúng nghĩa về độc lập dân tộc một cách bền vững hơn.
Trong bối cảnh, sau khi quân đội Nhân dân Việt Nam kết thúc chiến dịch
Điện Biên Phủ. Các nước Liên Xô, Trung Quốc, 3 nước Đông Dương cùng với
Anh Pháp, Chính quyền Bảo Đại và Mỹ đã mở hội nghị Giơ ne vơ nhằm tiến đến
kí Hiệp định Giơ ne vơ.
Kết quả của Hiệp định Giơ ne vơ là chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia. Pháp thực hiện đình chiến ở 3 nước
Đông Dương cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Tại Việt Nam lúc này nước ta bị chia thành 2 miền ở vĩ tuyến 17:

+ Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tiến đến khôi phục kinh tế,
xây dựng xã hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương vững chắc cho
miền Nam.
+ Miền Nam: trở thành vùng tập kết, chuyển giao quân sự, quân đội
Pháp và quân đội Việt Nam tiến về miền Nam

Nếu ở hiệp định Sơ bộ, Pháp chỉ công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm
trong khối liên hiệp Pháp và luôn khẳng định quyền lợi của Pháp tại Việt Nam thì đến
Hiệp định Giơ ne vơ, ta đã độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được Pháp
và các quốc gia khác công nhận.
Do đó, Hiệp định Giơ ne vơ đã có kết quả quan trọng trong quá trình kháng
chiến của đất nước với Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng trở thành căn cứ địa cách
mạng, hậu phương lớn của miền Nam. Từ đó, giúp đặt cơ sở chính trị và pháp lý quan
trọng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sau này. Và đó cũng
là lần đầu tiên, nền ngoại giao Cách mạng dẫu còn non trẻ nhưng đã có thể tiến hành đàm
phán đa phương với các nước lớn có nền ngoại giao chuyên nghiệp.
Hiệp định Giơ ne vơ đã thể hiện thắng lợi cách mạng, tiến trình đấu tranh
thai nghén lâu dài đã được đền đáp. Đánh dấu bước trưởng thành của nền ngoại giao Việt
Nam, vượt qua thử thách một cách đầy bản lĩnh khi đàm phán đa phương với các nước
lớn có nền ngoại giao phát triển. Một trong những điểm sáng quan trọng chính là toàn dân
Việt Nam đã ý thức rõ nét sâu sắc về độc lập dân tộc nhiều hơn so với thời điểm 1946.
Không chỉ thế, Đảng ta đã thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, tranh thủ sự ủng
hộ của quốc tế trong hoạt động đối ngoại, một bước tiến thành công trên nền tảng ngoại
giao quốc tế mà Bác Hồ đã thực hiện trước đó.
Thành công là thế nhưng hiệp định Giơ ne vơ vẫn còn những hạn chế:

+ Vĩ tuyến 17 là điểm phân vùng, cho nên hiện tại ta không thể tiến về phía
Nam một cách chủ động
+ Chưa thể thực hiện tổng tuyển cử trong 2 năm như mục tiêu ban đầu trong
hiệp định.
+ Trong công tác ngoại giao vẫn còn bị phụ thuộc, sự chi phối giữa các quốc gia
khác, một điều đáng tác là Đại biểu Kháng chiến Lào và Campuchia không
được tham gia hội nghị mặc dù ảnh hưởng toàn Đông Dương.

Những kinh nghiệm được rút ra từ Hiệp định Giơnevơ là bài học vô cùng quý
báu cho cách mạng Việt Nam trong thực hiện đường lối đối ngoại sau này và đã góp
phần vào thắng lợi hoàn toàn ở Hiệp định Pari năm 1973 “đánh cho Mỹ cút”, tạo điều
kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất hai miền Nam, Bắc, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2.2 Hiệp định Paris là kết quả của sự vận dụng sáng tạo những văn kiện ngoại
giao trước đó của Đảng
a) Nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm” được phát huy đỉnh cao dưới sự lãnh đạo của
Đảng:
“Vừa đánh, vừa đàm” là một phương pháp cách mạng, một biện pháp chiến lược
đầy sáng tạo, vừa “quyết đánh”, vừa “biết đánh”, kết hợp chặt chẽ đấu tranh, quân sự,
chính trị, ngoại giao, vừa kiên quyết, vừa khôn khéo nhằm đánh thắng một kẻ địch có
tiềm lực quân sự mạnh hơn ta gấp bội..
Trong kháng chiến chống Pháp, phương pháp “vừa đánh, vừa đàm” xuất hiện
trong bối cảnh quân và dân ta vừa giành thắng lợi hết sức to lớn trên mặt trận Điện Biên
Phủ (ngày 7-5-1954). Ngay hôm sau (ngày 8-5-1954), phái đoàn Việt Nam bước vào Hội
nghị Giơ-ne-vơ về Đông dương trong tư thế của người chiến thắng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, phương pháp “vừa đánh, vừa đàm” là cả một giai
đoạn đấu tranh gay go quyết liệt kéo dài từ tháng 5-1968 đến tháng 1-1973, buộc Mỹ phải
ký Hiệp định Pa-ri, rút hết quân Mỹ về nước, là sự phát triển rực rỡ đường lối, chiến lược
ngoại giao của Đảng.
Và thời điểm Thắng lợi Tết Mậu Thân đã mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm”.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân như một đòn sét đánh làm choáng váng
bọn trùm xâm lược Mỹ và chấn động toàn cầu. Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải ra tuyên
bố về đàm phán.
Với tầm nhìn chiến lược, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra chủ
trương ngoại giao là một mặt trận quan trọng, phối hợp với mặt trận quân sự và chính trị
để đấu tranh với Mỹ, mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm”. So với các văn kiện ngoại
giao trước đó, thì lần này Đảng ta có chiến lược ngoại giao chủ động tiến công với đường
lối nghệ thuật ngoại giao “vừa đánh, vừa đàm”.
Đây là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên cả ba mặt trận chính trị,
quân sự và ngoại giao, của sự phối hợp nhịp nhàng giữa đấu tranh trên chiến
trường với đấu tranh trên bàn đàm phán, là điển hình của việc kết hợp chủ trương
“vừa đánh, vừa đàm” của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

b) Chú trọng nhiều hơn về công tác ngoại giao, và sự xuất hiện những dấu ấn của
các nhà ngoại giao tài ba
Nhắc đến Hội nghị và Hiệp định Pari, người ta nhắc nhiều đến các nhân vật
có vai trò trong quá trình đàm phán, ký kết hiệp định như đồng chí Lê Đức Thọ -
cố vấn đặc biệt Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nhà
lãnh đạo chính trị quyền uy, đầy mưu lược, nghiêm nghị mà mở lòng, biết cương,
nhu đúng lúc; Bộ trưởng Xuân Thủy được biết đến vừa như một nhà ngoại giao tài
ba, nụ cười luôn nở trên môi, vừa là một nhà văn hóa, một thi nhân, đàm phán rất
căng thẳng nhưng “Nắm vững phương châm giành thắng lợi/ Ung dung anh vẫn
dạo vườn thơ” (lời của nhà thơ Sóng Hồng, tức Trường Chinh, họa lại một bài thơ
của Xuân Thủy vào những tháng đầu của Hội nghị); đồng chí Nguyễn Thị Bình -
Phó Trưởng đoàn đàm phán Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau
là Trưởng đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam)
bởi những sáng kiến, đề xuất quan trọng góp phần đưa cuộc đàm phán đến thắng
lợi cuối cùng. Tuy nhiên, trên hết, thắng lợi trong đàm phán, ký kết Hiệp định Pari
thể hiện đậm nét dấu ấn phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.

Hiệp định Pari là một minh chứng đầy thuyết phục về bản lĩnh và phong cách của
ngoại giao Việt Nam, của các chính trị gia, nhà đàm phán hàng đầu nước ta thời
đó. Ngoại giao Việt Nam là ngoại giao Hồ Chí Minh, luôn kiên trì các vấn đề
nguyên tắc chiến lược nhưng rất linh hoạt, mềm dẻo về sách lược.

c) Ý thức về độc lập, tự chủ mạnh mẽ


Khác với Hiệp định Giơ - ne - vơ, nước ta vẫn bị can thiệp, chi phối giữa
các nước khác. Nhưng ở Hiệp định Paris, ta đã có thể chủ động, tiên phong, độc
lập, tự chủ đàm phán đơn phương giữa Việt Nam và Mỹ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Sự giúp đỡ của các nước bạn là quan
trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân
tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng
đáng được độc lập”, khẳng định đã thể hiện rất rõ quan điểm của Người về tinh
thần độc lập, tự chủ và Đảng ta đã vận dụng tinh thần ấy trong suốt chiều dài lãnh
đạo cách mạng Việt Nam. Có thể nói độc lập, tự chủ không chỉ là truyền thống mà
còn là nét nổi bật thuộc về bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân
tố đảm bảo cho Đảng hoàn thành sứ mệnh lịch sử giao phó. Thắng lợi của Hiệp
định Paris năm 1973 là một trong những minh chứng rõ nhất.

Từ đó, Đảng đã nêu cao tinh thần độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế trong
cả đường lối kháng chiến và đàm phán (khi thời cơ chín muồi). Hai nội dung này
gắn chặt với nhau, bởi có độc lập tự chủ mới đoàn kết quốc tế được, và có đoàn kết
quốc tế mới kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo thành sức mạnh
tổng hợp để đánh Mỹ. Đây là quan điểm chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt toàn bộ cuộc
đàm phán tại Hội nghị Paris kể từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc.

d) Tăng cường đoàn kết quốc tế:


Để kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu
tranh ngoại giao, đặc biệt là phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời
đại trong cuộc đàm phán, Trung ương Đảng đề ra nhiều chủ trương, đường lối lãnh
đạo, chỉ đạo sắc bén, kịp thời là làm sao các nước xã hội chủ nghĩa anh em và mặt
trận nhân dân thế giới ủng hộ và giúp đỡ ta mạnh mẽ hơn nữa, tập trung sức ép
vào Mỹ.

Bộ Chính trị đề ra một số nhiệm vụ của cách mạng, trong đó nhấn mạnh
cần tranh thủ các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ ta về vật chất
và chính trị, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ mạnh mẽ, có hiệu quả của phong trào
nhân dân thế giới, bao gồm cả nhân dân Mỹ.

Trong quá trình đấy, ta đã nhận được sự ủng hộ và giúp sức từ các nước:
Liên Xô, Trung Quốc, Cuba và các nước dân chủ khác.

Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính
trị và ngoại giao; là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ
cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam; đánh
dấu bước trưởng thành tột bậc của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.

Hiệp định Paris được ký kết đã kết thúc thắng lợi cuộc đàm phán dài nhất, phức
tạp nhất trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam, thể hiện sáng ngời bản lĩnh
và trí tuệ Việt Nam, thấm đậm tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ
Chí Minh

Một bước phát triển về tư duy, nhận thức của Đảng trong Hiệp định Paris chính là
chúng ta đã cực kì chủ động trong công tác ngoại giao, đối ngoại ở nhiều góc độ:

- Thể hiện được tinh thần tự chủ, tiên phong trong lúc ngoại giao, là hội nghị chủ
yếu giữa Mỹ và Việt Nam không có sự ràng buộc, can thiệp của các nước khác
như Hiệp định Giơ - ne - vơ.
- Xóa bỏ được những hạn chế của Hiệp định Giơ ne vơ khi Hoa Kỳ và đồng minh
rút hết quân đội khỏi miền Nam, không cho phép đối thủ có vùng tập kết hay
chuyển giao khu vực, miền Bắc không cần phải tập kết ra Bắc.
- Là kết quả thắng lợi về tinh thần, mối quan hệ hữu nghị, giúp đỡ nhiều mặt của
các nước lớn với Việt Nam:
- Đánh dấu sự trưởng thành , xuất hiện dấu ấn nhà ngoại giao tài ba, tiêu biểu là ông
Lê Đức Thọ, rõ nét dấu ấn phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
=> Hiệp định Paris thể hiện sâu sắc sự phát triển trong tư duy, nhận thức của Đảng, là sự
kế thừa những thành tựu ở các văn kiện trước đó và đồng thời là sự vận dụng, sáng tạo
hợp lý, đúng thời điểm những chiến lược ngoại giao đầy tài tình để tiến đến thắng lợi.

2. Bài học kinh nghiệm cho sự lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn
sau:

Hiệp định Paris là một pho sách vô cùng quý báu về trường phái đối ngoại và
ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Để có thể dễ dàng hiểu rõ những bài học trong quá trình lãnh đạo của Đảng đang
hoạt động trong thời điểm hiện nay như thế nào, nhóm mình sẽ liên hệ những sự kiện đối
ngoại, ngoại giao có tính quan trọng mà chúng ta có thể theo dõi trên các phương tiện
truyền thông.

Quá trình tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm mà các văn kiện đã để lại, Đảng và nhà
nước ta còn điều chỉnh, bổ sung thêm những phương pháp, đường lối đối ngoại khác sao
cho phù hợp nhất với tình hình kinh tế chính trị hiện tại, tiêu biểu là đường lối ngoại giao
“Cây tre Việt Nam”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu ngành ngoại giao phải luôn luôn quán
triệt quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng
ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của
thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, gốc vững, thân chắc, cành
uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Đó là:
mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất
bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự
do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi
ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người;
biết tiến, biết thoái, tuỳ cơ ứng biến, lạt mềm buộc chặt!”.
Đặc biệt, vào thời điểm hiện tại, khi chiến sự giữ Nga và Ukraina đang rất căng
thẳng, cùng với vấn đề biển đảo vô cùng nóng bỏng của nước ta với Trung Quốc thì
những đường lối, triết lý ngoại giao của Việt Nam như “ Cây tre Việt Nam trong thời kỳ
mới” và “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” đã thể hiện rất rõ nét những ưu điểm của chúng. Sự
khéo léo trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã giúp cho Việt Nam ta vẫn
có thể đứng vững trong thời điểm vô vùng nhạy cảm này.

Một sự kiện cực kì đáng lưu tâm gần đây chính là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã thân tình mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc trà,
thưởng thức ba sản phẩm trà thượng hạng của Việt Nam.

Các bức ảnh ghi lại buổi tiệc trà giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam và
Trung Quốc được trang trí bằng những cây tre uốn lượn dẫn đến nhiều lời bình luận trái
chiều nhau trong công chúng Việt Nam.
Nhìn chung ta có thể đưa ra quan sát chung rằng những cây tre đó hàm ý nói đến
“ngoại giao cây tre” của Việt Nam, là tên được Tổng Bí thư Trọng đặt cho chiến lược đối
ngoại chú trọng vào phát triển quan hệ cân bằng với các cường quốc và đa dạng hóa các
mối quan hệ với các nước khác nói chung.

? Các bạn nghĩ sự uốn lượn ấy có ý nghĩa như thế nào trong khi chúng ta đã quá
quen với hình ảnh một cây tre ngay thẳng?

=>Chính nhờ sự học hỏi và phát huy tư tưởng ngoại giao cây tre Việt Nam gặt hái
được nhiều thành tựu quan trọng.

You might also like