You are on page 1of 24

Di tích lịch sử Tỉn Keo 

5-9-2013 3:33:00 PM
 
Tỉn Keo là một địa danh nằm dưới chân đèo De,
núi Hồng thuộc xóm Nà Lọm, xã Lục Giã An toàn khu
(ATK) Định Hóa, Thái Nguyên, nay thuộc xóm Tỉn Keo
xã Phú Đình nằm giữa trung tâm “Thủ đô gió ngàn” với
“địa lợi nhân hòa” đáp ứng được tiêu chí của Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhắc các đồng chí bảo vệ giúp việc khi tìm địa
điểm đặt cơ quan:
                           Trên có núi, dưới có sông
                           Có đất ta trồng, có bai ta chơi
                           Tiện đường sang bộ tổng
                              Thuận lối tới Trung ương
                          Nhà thoáng ráo, kín mái
                          Gần dân không gần đường
Tỉn Keo đã đáp ứng được các tiêu chí của Người,
đảo bảo an toàn cho các cơ quan đầu não của ta hoạt
động cách mạng bí mật trong rừng sâu. Bác ở đồi Tỉn
Keo cách nơi ở làm việc của Phó Thủ tướng Phạm Văn
Đồng ở đồi Thẩm Khen 1,8 km, Tổng Bí thư Trường
Chinh ở Nà Mòn độ 3 km (đều thuộc xã Phú Đình), từ
Tỉn Keo ngược lên 1,2 km đến thác 7 tầng Khuôn Tát, leo
chừng 3km đến đồi Nà Đình (Khuôn Tát) nơi Bác ở làm
việc những năm 1947, 1948, 1953 và đầu năm 1954. Từ
Tỉn Keo vượt đèo De, núi Hồng là sang tới Tân Trào, Sơn
Dương Tuyên Quang chỉ 6km. Theo lời Đại tướng Võ
Nguyên Giáp: địch cũng không ngờ ở chỗ giáp ranh, bản
làng nghèo nàn, vắng vẻ lại là nơi “chùa rách, bụt
vàng”.
            Cán bộ bảo vệ, giúp việc Bác tại “Phủ Chủ tịch” ở
Tỉn Keo có các đồng chí: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến,
Nhất, Định, Thắng, Lợi. Các đồng chí: Cần, Kiệm, Liêm,
Chính và Trung, Dũng, Kiên, Cường…
            Ngoài lán ở của Bác và lán bảo vệ giúp việc, lán
họp còn có chòi gác dưới chân đồi gần sát con suối
Khuôn Tát, bếp ăn đào xuống đất nấu không khói, nơi
Bác tập thể dục.
            Tại lán họp nhỏ Tỉn Keo, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp kể lại: “Cuộc họp Tỉn Keo” do Hồ chủ tịch Chủ tọa
hội nghị Bộ Chính trị (cuối tháng 9/1953). Dự họp có
đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh, Phó Thủ tướng
Phạm Văn Đồng, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn
Thái. Hạ tuần tháng 9/1953 ta có được bản kế hoạch
Nava, Tướng 4 sao Nava được bổ nghiệm làm Tổng chỉ
huy quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương từ ngày
8/5/1953. Nava chủ trương phòng ngự chiến lược ở miền
Bắc, tập trung bình định ở miền Nam và mùa thu năm
1954 sẽ tập trung quân ra miên Bắc để tiêu diệt chủ lực
của ta dự định hoàn thành thôn tính nước ta trong vòng
18 tháng. Nhưng khoảng giữa năm 1953 Nava đã tập
trung ở đồng bằng một lực lượng quân cơ động mạnh
chưa từng có sẵn sàng chờ đón những cuộc tấn công của
ta. Nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày, báo cáo
về tình hình chiến trường,  Bác ngồi họp với tư thế bình
thản, chợt đôi mắt Bác lộ vẻ chăm chú, bàn tay Bác đặt
trên bàn bỗng giơ lên và nắm lại, Người nói: “Địch tập
trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh, không sợ ta
buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó
không còn” vừa nói bàn tay Bác mở ra mỗi ngón trỏ về
một hướng “hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng
trong hành động có thể thay đổi, cách dùng binh phải
thiên biến vạn hóa” (hướng chính của chiến cuộc Đông
Xuân 1953-1954 là Tây Bắc).
            Sau khi thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên
Phủ xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất tại
Đông Dương. Chính tại căn lán nhỏ Tỉn Keo vào ngày
6/12/1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa Hội nghị Bộ
Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
            Dưới ánh sáng tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Bộ Chính trị đã đưa toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân giành thắng lợi vĩ đại trong trận quyết chiến chiến
lược Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động Điện
Biên” kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông
Dương.
            Phía trước căn lán Tỉn Keo còn có cây hoa Râm
bụt Bác Hồ trồng. Đến nay đã hơn nửa thế kỷ trôi qua cây
vẫn nở hoa xanh tươi.
03/03/2004 21:25

Cuộc đấu trí quyết liệt của chiến lược Đông Xuân năm 1953 - 1954 và thắng lợi Điện Biên Phủ gắn liền với địa
danh lịch sử Tỉn Keo

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra cách nay đã tròn nửa thế kỷ. Nhưng vầng hào quang chiến
thắng Điện Biên vĩ đại vẫn chói sáng tươi mới trong trái tim mỗi người dân Việt hôm nay.
Dấu tích hào hùng
Vẫn còn đây những dấu tích lịch sử không thể mờ phai qua năm tháng: Hầm bại tướng Đờ
Catơri bên sông Nậm Rốm, đồi A1- nơi diễn ra trận đánh đẫm máu cuối cùng, Sở Chỉ huy tại
Mường Phăng của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp... và đồi Tỉn Keo nằm sâu trong núi
rừng Việt Bắc, nơi Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị đã quyết định số phận tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ.
Trung tâm quần thể di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên thuộc xã Phú
Đình. Tại đây bên đèo De, dưới chân núi Hồng, liền kề suối Khuôn Tát với con thác bảy tầng
huyền ảo có một ngọn đồi hình đầu ngựa thấp dần về phía trước, quanh năm rợp tán xanh của
những  cây trám, cọ, vầu, móc, trầm hương... Đó là đồi Tỉn Keo. Những ngày này khách du lịch
nhộn nhịp đổ về đây hành hương. Họ đa phần là thanh niên, học sinh ở các vùng lân cận, sinh
viên các trường đại học ở Thái Nguyên, Hà Nội. Nằm ở lưng đồi là chiếc lán nhỏ chiều rộng
khoảng 3 m, chiều dài 6 m, mái lợp lá cọ vách thưng nứa. Đó là nơi diễn ra cuộc họp đã đi vào
lịch sử. Bên thềm lán cây bông bụt tự tay Bác trồng cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn xanh tốt, tán
rộng sum sê.
Lựa chọn chiến lược
Đến thu đông năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã
bước sang năm thứ 8. Trải qua khói lửa chiến đấu, quân đội ta không ngừng trưởng thành lớn
mạnh vượt bậc. Hậu phương kháng chiến được củng cố vững chắc. Trên chiến trường, thế chủ
động thuộc về ta. Thực dân Pháp ngày càng lún sâu vào thất bại. Tháng 5-1953 Hăngri Nava,
tướng bốn sao, tới Sài Gòn nhận chức Tổng Tư lệnh đội quân viễn chinh Pháp. Đây là viên tổng
chỉ huy thứ bảy của Pháp kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam. Khá nhanh sau đó, kế
hoạch quân sự mang tên Nava ra đời nhằm lật lại thế cờ trên chiến trường trong thời gian 2 năm.
Kết cục vào mùa đông năm 1953 buộc ta đứng trước sự lựa chọn: Kết thúc chiến tranh theo điều
kiện của Pháp hoặc bị đè bẹp (?!). Diễn biến chiến cục và cuộc đấu trí, tích lực giữa ta và địch
khi bước vào thu đông năm 1953 đã dẫn đến trận quyết đấu Điện Biên Phủ.
Ngày 20, 21, 22-11-1953 quân Pháp đổ quân, vũ khí và quân cụ chiếm Điện Biên Phủ. Lính dù
được chuyển đến từ Hà Nội bằng một đoàn 60 chiếc máy bay Dakota nối đuôi nhau trên bầu trời
kéo dài hơn 10 km. Ngay sau đó, số quân tham chiến ở Điện Biên Phủ đã lên 16.200, 40 khẩu
pháo 105 ly và 155 ly, 1 tiểu đoàn công binh 10 chiếc xe tăng; giăng thành một tập đoàn cứ điểm
gồm 8 trung tâm đề kháng với 49 cụm phòng thủ có hầm hào, lô cốt, dây kẽm gai, mìn bảo vệ.
Ngày 29-11, Nava cùng tướng Cônhi, Tư lệnh quân viễn chinh ở Bắc Kỳ, đáp máy bay tới Điện
Biên Phủ thị sát chiến trường. Ngày 3-12, từ tổng hành dinh tại Sài Gòn, Nava phát bản mật lệnh
quyết định chấp nhận chiến đấu ở Tây Bắc và tập trung phòng thủ ở căn cứ Điện Biên Phủ. Tối
6-12, tại Hà Nội, tướng Cônhi mới nhận được quyết định chấp nhận chiến đấu của Tổng tư lệnh
Nava. Cùng lúc ấy có lẽ chẳng ai biết rằng đã có một sự trùng hợp kỳ thú.
Quyết chiến từ đồi Tỉn Keo
Ngày 6-12-1953, đúng 16 ngày kể từ lúc quân Pháp đổ bộ xuống Điện Biên Phủ, tại đồi Tỉn Keo,
Hồ Chủ tịch đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị nghe Tổng Quân ủy báo cáo quyết tâm tiến công
Điện Biên Phủ. Bản quyết tâm đã nêu lên những vấn đề then chốt và cụ thể. Điện Biên Phủ sẽ là
trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay. Về binh lực và thời gian tác chiến, ta phải sử dụng 9
trung đoàn bộ binh và toàn bộ pháo binh, công binh, phòng không. Nếu tính cả quân số thuộc Bộ
Chỉ huy chiến dịch, tân binh bổ sung và số quân phải bố trí để bảo đảm tuyến cung cấp thì số
quân tổng quát của chiến dịch là 42.750. Thời gian chiến đấu ở Điện Biên Phủ ước tính 45 ngày.
Về nhu cầu nhân lực, vật lực: Số dân công phải huy động phục vụ chiến dịch từ trung tuyến trở
lên khoảng 14.500. Thực phẩm cần 100 tấn rau khô, 100 tấn thịt, 80 tấn muối chủ yếu sẽ đưa từ
Thanh Hóa lên. Đạn dược cần 300 tấn, nhưng chỉ cần chuyển ra hỏa tuyến trên 170 tấn, vì có
thể lấy của địch đánh địch. Kế hoạch vận chuyển, làm đường, sửa đường là công tác quan trọng
nhất trong các công tác chuẩn bị chiến dịch cũng được nêu ra rất chi tiết.
Sau khi nghe báo cáo quyết tâm của Tổng Quân ủy, Bộ Chính trị kết luận: Điện Biên Phủ sẽ là
một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng chúng có điểm yếu cơ bản là bị cô lập, việc tiếp tế, tiếp viện
đều phải dựa vào đường không. Với chất lượng được nâng cao thêm một bước trong chỉnh
huấn, chỉnh quân, với những kinh nghiệm sẵn có và sự tiến bộ về trang bị kỹ thuật, quân đội ta
tới đây đã có thể đánh được tập đoàn cứ điểm. Vấn đề đường sá tiếp tế cho chiến dịch đúng là
một khó khăn rất lớn. Nhưng với quyết tâm của toàn Đảng, cả hậu phương đang chuyển mình
trong cải cách ruộng đất sẽ tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến. Bộ Chính trị quyết định mở
chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy.
 
TIN TỨC
Khu di tích Lịch sử Tỉn Keo - ATK Định Hoá

Từ TP Thái Nguyên, vượt qua 70 km chặng đường dài uốn lượn theo các đồi chè, đồi cọ, bạn sẽ
đến với một mảnh đất đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. ATK Định
Hoá xưa, là một khu vực quan trọng của Chiến khu Việt Bắc, bao gồm nhà trưng bày và lán Bác
Hồ tại Tỉn Keo.
Nếu có thời gian, bạn nên trở về với một vùng chiến khu xưa để hiểu biết thêm hoạt động của
những người con đất Việt đã cống hiến cho đất nước.
 
ATK được biết đến như một Thủ đô kháng chiến có một không hai trên thế giới, nơi ghi đậm dấu
ấn của Bác Hồ và nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong chín năm kháng chiến chống thực
dân Pháp (1946 – 1954). Ẩn mình trong màu xanh trải dài theo những cánh rừng cọ, đồi chè bát
ngát, thảm cỏ, nương ngô, và của những lũy tre ẩn mình trong thôn xóm, lán bác Hồ trên đồi Tỉn
Keo trải qua thời gian, đến nay vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ. Tại điểm này năm xưa, Hồ Chủ
Tịch đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.  Bộ bàn ghế gỗ
năm nào dù đã trải qua nửa thế kỷ qua mà dường như vẫn còn in đậm hình ảnh Bác. Ghé thăm
Lán Bác Hồ ở Tỉn Keo để ghé thăm những kỉ niệm xưa về Bác như cây bưởi Bác trồng, cây tre
bác chăm và giàn dâm bụt thắm đỏ đượm tình thương nhớ quê nhà….
 
Cũng từ lán Bác Hồ, bạn ngược theo vài bậc thang nhỏ sẽ gặp hầm địa đạo. Hầm được che kín
bởi những tán cọ xanh và bởi những lán nhà sàn bao bọc vây quanh. Đây là hệ thống giao thông
hào chạy khắp quả đồi Tỉn Keo dùng để chống biệt kích và bảo vệ bí mật cho Bác và cơ quan
đầu não. Thăm lối nhỏ dẫn vào hầm tối, ngoằn ngoèo đến chóng mặt này du khách sẽ được
sống lại những năm kháng chiến gian khổ, hiểu thêm về địa thế của ATK.
 
Tại khu di tích lịch sử này còn hơn 100 điểm di tích lịch sử nữa, từ nhà sàn của các đồng chí chỉ
huy cách mạng, đến dãy núi Hồng chở che, hay đèo De xanh ngát. Nếu có thể, bạn hãy một lần
hành hương về thánh địa cách mạng này để lại được ngắm, nghe, và cùng sống những tháng
năm lịch sử mà vẫn không kém phần thú vị trong chặng hành trình về nguồn khó quên.

Cây Bưởi Bác Hồ trồng ở Tỉn Keo

Trong chuyến tham quan An toàn khu (ATK) Định Hóa – Thái Nguyên, một trong những hình ảnh ấn tượng sâu sắc nhất đối
với mọi người trong đoàn cán bộ của Đoan Hùng là cây bưởi Bác Hồ trồng tại chân đồi Tỉn Keo. Ngay giữa ngút ngàn cây
cối trong di tích “Thủ đô gió ngàn” lại có một cây bưởi Đoan Hùng - cây đặc trưng của vùng đất Tổ được Bác tự tay trồng
trong những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Hơn 60 năm qua đi, cây bưởi nay đã già nhưng vẫn mang trên cành chùm quả ngọt. Nhiều anh em trong đoàn đã đến chụp ảnh ngay tại
gốc bưởi. Anh Đồng Khắc Thọ - Giám đốc Di tích Hồ Chí Minh ATK Định Hóa và cụ Ma Thị Tôm là người giúp việc cho cách mạng lúc bấy
giờ đã cho chúng tôi hiểu rõ hơn về lịch sử cây bưởi: Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung
ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ lên ATK Định Hoá (20/5/1947) để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ độc lập dân
tộc. Mặc dù có hơn 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài (1911 – 1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ được cốt cách của “Người Việt
Nam” là yêu lao động, cần cù, chịu khó. Người nói “Thực túc thì binh cường” và kêu gọi, động viên nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất,
trồng cây cối hoa màu…

                

      Đồi Tỉn Keo là nơi Bác chọn để dựng lán ở và làm việc, Tỉn Keo tiếng Tày có nghĩa là "Chân đèo", Tỉn Keo có vị trí đắc địa hội tụ đủ
các tiêu chí thiên thời địa lợi như Bác nói: “Trên có núi, dưới có sông, có đất ta trồng, có bãi ta chơi. Tiện đường sang Bộ Tổng, Thuận lối
tới Trung ương, nhà thoáng ráo, kín mái, gần dân, không gần đường”.  Dưới chân đồi Tỉn Keo, suối Khuôn Tát hiền hoà men theo chân núi
Hồng, từ nơi Bác ở đến đồi Thẩm Khen chỉ có 1,5 km là nơi Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm việc (từ cuối 1949 đến 1954) và sang nơi Tổng
Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng ở Nà Mòn (xã Phú Đình) chỉ có trên 2,5 km. Trong những năm từ 1948 - 1954, tại
Tỉn Keo, Hồ Chủ Tịch cùng Trung ương Đảng, Chính phủ có nhiều quyết sách quan trọng liên quan đến vận mệnh đất nước như: Người
chủ trì hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch biên giới 1950; Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1953 thông qua chủ
trương, kế hoạch tác chiến Đông Xuân (1953 - 1954) của Tổng quân uỷ,  chủ trì hội nghị Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên
Phủ (6/2/1953)… Bảo vệ, giúp việc cho Bác ở Tỉn Keo gồm tám đồng chí mà Bác đặt tên: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng,
Lợi và các đồng chí khác là: Trung, Dũng, Kiên, Cường, Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Cây bưởi Đoan Hùng đã được Bác ươm trồng lớn lên, ra
hoa kết trái trên chiến khu Cách mạng từ những năm tháng đó.
                          

      Cụ Ma Thị Tôm 86 tuổi, dân tộc Tày, đảng viên 47 năm tuổi Đảng, người hiến đất đồi Tỉn Keo cho Cách mạng nay còn sống ở thôn Tỉn
Keo, xã Phú Đình kể lại: Khi Bác và các đồng chí lãnh đạo làm việc, không ai được vào, mọi người phải thực hiện ba không: không biết,
không nghe, không thấy. Khi Bác cùng các anh bảo vệ di chuyển sang nơi khác, nhà cửa, lán bếp, cây cối, vườn rau… được chính quyền
giao cho vợ chồng bà trông coi để khi Bác quay về vẫn có nơi ở và làm việc được ngay. Cụ Tôm còn nhớ như in: vào khoảng tháng
9/1952, anh Định (Võ Viết Định, tên thật là Chu Phương Vương) đi công tác miền xuôi, lúc về mang theo mấy quả bưởi Đoan Hùng, Bác
bảo anh Vũ Kỳ, thư ký của Bác mang xuống nhà cho vợ chồng cụ 1 quả, bổ ra ăn ngọt và thơm quá! Ăn bưởi song, thấy đây là giống bưởi
quý, Bác lấy hạt ươm vào hố dưới chân đồi Tỉn Keo, ít ngày sau mọc lên được 3 cây bưởi con cạnh nhà sàn của Bác. Khi cây lớn, Bác tỉa bỏ
2 cây nhỏ hơn cho khỏi cớm, để lại 1 cây to, chính là cây bưởi hiện nay. Đầu năm 1954, Bác Hồ cùng Trung ương dời Tỉn Keo, anh Vũ Kỳ
mang cho vợ chồng cụ một con chó để nuôi và nhắc cụ trông nom cây bưởi, lúc đó cây bưởi đã cao hơn đầu người, bói được mấy quả.
Được chăm sóc chu đáo, cây bưởi to dần, lớn lên cùng năm tháng, ra hoa kết trái, quả to, mọng nước, ăn ngọt mát và năm nào cũng cho
nhiều quả. Cứ mỗi lần Tết đến, cụ không quên chọn một quả to nhất đặt lên bàn thờ để thắp hương. Năm 2001, gia đình cụ Ma Thị Tôm
đã bàn giao toàn bộ đất di tích đồi Tỉn Keo gồm các nền lán từ thời kháng chiến trong đó có cả vầng hoa râm bụt và cây bưởi Đoan Hùng
cho Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên. Những năm gần đây, cây bưởi Bác trồng đã già, ngọn bị gẫy, quả nhỏ lại nhưng vẫn giữ nguyên được vị
ngọt thơm riêng biệt của bưởi Đoan Hùng mà các giống bưởi khác không có được.

      Ngày 17/5/1997, Nhà Trưng bày ATK Định Hoá dưới chân đồi Tỉn Keo được cắt băng khánh thành, nơi đây lưu trữ nhiều hình ảnh,
hiện vật quý giá từ thời kháng chiến, hình ảnh các đồng chí lãnh đạo tỉnh Phú Thọ lên thăm ATK đứng quây quần dưới gốc cây bưởi Đoan
Hùng Bác trồng cũng đã được in trang trọng trên trang đầu tạp chí “Bác Hồ ở ATK” thể hiện tình cảm sâu nặng của cán bộ và nhân dân
Phú Thọ với Bác, với chiến khu Cách mạng.

       Cùng với cây trám, cây đa cổ thụ Bác trồng ở đồi Khau Tý, vầng hoa râm bụt và cây bưởi Đoan Hùng Bác trồng ở đồi Tỉn Keo nay đã
trở thành những cây di tích - một phần không thể thiếu của Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá.

                                                                    Vũ Quý Đông


BaoBinhDinh>>Chính trị - Xã hội
Bác Hồ và nơi khởi phát Điện Biên Phủ
16:31', 14/3/ 2004 (GMT+7)

Vào một chiều đông giá, gió mùa Đông Bắc hun hút ngược dãy núi Hồng - bức tường thành của
rừng đại ngàn chở che chiến khu Việt Bắc năm xưa, chúng tôi tìm đến Tỉn Keo - một quả đồi xanh
ngợp tre, vầu, cọ dưới chân Đèo De, thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Trong một lán cọ đơn sơ tại nơi đây, 50 năm trước, vào ngày 6-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
* Tỉn Keo - Phủ Chủ tịch trong lòng dân
Tỉn Keo nằm ở trung tâm an toàn khu (ATK) Định Hóa. Trước khi rời
Tân Trào về Hà Nội, Bác Hồ dặn anh em ở lại xây dựng ATK: "Biết đâu
chúng ta còn quay lại nhờ cậy đồng bào lần nữa"… Sau Tuyên ngôn
độc lập 2-9-1945, trước dã tâm của thực dân Pháp quay lại cướp
nước ta lần nữa, Người cử các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc
họp Bộ Chính trị quyết định mở
Đăng Ninh trở lại Việt Bắc, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ. chiến dịch Điện Biên Phủ
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, huyện Định Hóa với địa thế "Tiến
khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ" và Đại Từ (Thái Nguyên) cùng với huyện Sơn Dương, Chiêm Hóa
(Tuyên Quang) và Chợ Đồn, Chợ Mới (Bắc Kạn) đã trở thành ATK của Trung ương, nơi Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược (1946-1954).
Đồi Tỉn Keo đáp ứng tiêu chí của Bác Hồ khi giao nhiệm vụ cho các đồng chí giúp việc tìm địa
điểm đặt cơ quan: "Trên có núi, dưới có sông/ Có đất ta trồng, có bãi ta vui/ Tiện đường sang Bộ
Tổng, thuận lối tới Trung ương/ Nhà thoáng ráo kín mái, gần dân không gần đường".
Xóm Nà Lọm của đồng bào Tày cách nơi Bác ở non 1 cây số. Nơi ở và làm việc của đồng chí
Tổng Bí thư Trường Chinh ở Nà Mòn, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở đồi Thẩm Khen (đều
thuộc xã Lục Giã - nay là Phú Đình)… Từ Tỉn Keo ngược lên 1,2 km đến thác 7 tầng Khuôn Tát,
leo lên chừng 3 km nữa đến đồi Nà Đình, nơi Bác ở 3 lần những năm 1947, 1948 và 1954. Vượt
Đèo De sang Tân Trào chưa đầy 1 tiếng đồng hồ. Nơi Bác ở chỉ có lác đác 5-7 nóc nhà nhỏ ẩn
hiện. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: Địch cũng không ngờ ở chỗ (giáp ranh) bản làng
nghèo nàn, vắng vẻ lại là nơi "Chùa rách, bụt vàng".
Dưới chỗ Bác ở là nhà sàn lợp cọ của gia đình bà Ma Thị Tôm - bà đi họp chi bộ, chúng tôi nhờ
anh Hào con trai bà đi đón. Ở độ tuổi 76, người đảng viên, cán bộ phụ nữ xã có nụ cười hiền dịu,
giọng nói chân chất của người Tày, nhỏ nhẹ từ tốn như gió thoảng rừng chiều. Khi mới 18 tuổi,
sơn nữ Ma Thị Tôm (con ông Ma Tiến Đàm, Chủ tịch xã Lục Giã) cùng chồng là Lương Đình Nam
đã ở chân đồi Tỉn Keo (1945). Bà nói: Đây là nơi sơ tán nhà nhỏ thôi… Hồi tháng 4-1948 Bác đến
ở còn heo hút lắm. Hổ đã bắt mất con "tu ma mẹ" (con chó) do anh em bảo vệ nuôi, còn hai con,
bà Tôm nuôi cho một con. Để giữ bí mật nơi ở của Bác và các cơ quan Trung ương, dân Lục Giã
đều thực hiện ba không "không nghe, không biết, không thấy".
Ngoài lán ở của Bác và anh em giúp việc có lán họp, có chòi gác và đường hầm hào thoát xuống
chân đồi. Bếp ăn đào xuống đất nấu không khói. Các buổi sáng Bác thường ra khoảnh đất nhỏ
dưới chân đồi tập thể dục. Rau bí xanh mướt đồi Tỉn Keo. Bác còn trồng rau cải xoong ở ven suối
Khuôn Tát. Còn nương ngô ở tận chân núi Hồng có tên là Pụ Tung. Đi làm nương với Bác có 3
người Dao: anh Đức, anh Hồng Thắng, anh Nhất. Dụng cụ làm nương là con dao "quắm phẻn
rời". Tại trước lán của Bác trên đồi Tỉn Keo còn bụi cây bông bụt do Bác mang từ Khau Tý về sau
được bà con lấy giống trồng ra khắp nơi. Trên đường đi công tác, Bác còn lấy giống bưởi Đoan
Hùng. Bà Tôm chỉ cho chúng tôi ngắm cây bưởi sai trĩu quả cao chừng 20m rất cổ thụ trong phần
đất nhà ông Ma Viết Mơ mà lòng xốn xang. Bà con Tỉn Keo thực hiện ba không rất nghiêm, nên
thằng địch có mắt như mù. Hồi Thu Đông 1947, bọn địch đã đánh vào cánh đồng Cảm Tra bị bộ
đội du kích diệt trên trăm tên phải rút chạy. Sau này giặc Pháp ném bom Thanh Định, Bình Yên
vẫn không phát hiện ra cơ quan Bác… Người dân Tỉn Keo chẳng đã là những chiến sĩ bảo vệ Bác
Hồ đó sao?
Trong thư đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ nhắc chúng tôi - Nói tới Phủ Chủ tịch dưới chân
Đèo De không thể không nhắc đến tấm lòng của Bác với các cháu nhỏ. Vào tháng 7-1947, do
cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Pháp mở rộng, có nhiều trẻ em bị thất lạc, gia đình bị tan nát
đã chạy vào lánh nạn ở các nhà thờ Chúa ở Phú Thọ. Bác đọc báo biết liền cử anh em tìm về
được 35 cháu. Bác cùng anh em dựng lán trại, trích khẩu phần (không xin tiền Chính phủ), tăng
gia, sản xuất, cử ba người nuôi dạy các em học. Đó là trại thiếu nhi tại xóm Nà Lọm chỉ cách nơi
Bác ở chừng cây số.
* Bác Hồ với nắm đấm… xòe ra
Sáng 29-11-2003, tại số nhà 30 Hoàng Diệu gần ngay đài liệt sĩ Bắc Sơn, trông ra Lăng Bác,
chúng tôi hân hạnh được tiếp kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dù đã nhiều lần được phỏng vấn,
tháp tùng Đại tướng lên Thái Nguyên, tôi không khỏi xúc động ngắm ông như một huyền thoại.
Anh Nguyễn Huyên, người bí thư tận tụy của Đại tướng nhắc lại chuyến "anh Văn về lại chiến khu
xưa" cách đây 5 năm (12-8-1998) khiến tôi chợt nhớ cuộc gặp các phóng viên, các cán bộ của
Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng tỉnh do đồng chí Nguyễn
Ngô Hai, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Đại tướng nhớ lại: Tại Định Hóa,
Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định nhiều chủ trương chiến
dịch lớn. Đặc biệt tại Tỉn Keo, Bộ Chính trị và Hồ Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch mở chiến dịch
Điện Biên Phủ… Cũng tại Tỉn Keo ngày 28-5-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì lễ phong
quân hàm Đại tướng cho ông và Trung tướng Nguyễn Bình, các Thiếu tướng Trần Tử Bình, Văn
Tiến Dũng, Lê Thiết Hùng, Trần Đại Nghĩa, Lê Hiến Mai, Hoàng Sâm, Nguyễn Sơn, Hoàng Văn
Thái, Chu Văn Tấn…
Đại tướng kể lại "Cuộc họp ở Tỉn Keo" do Hồ Chủ tịch chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị. Dự họp có
các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng (các anh Nguyễn Chí Thanh và Trần Đăng Ninh
không đến được vì đang bị mệt). Ngoài ra còn có Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái. Vào
hạ tuần tháng 9-1953, ta có được bản kế hoạch Navarre… Tướng bốn sao Navarre được bổ
nhiệm làm Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương từ 8-5-1953. Navarre chủ
trương phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tập trung bình định ở miền Nam. Mùa thu 1954 sẽ tập
trung quân ra Bắc tiêu diệt chủ lực của ta. Hoàn thành thôn tính nước ta trong 18 tháng vào
khoảng giữa năm 1955. Tướng Navarre đã tập trung ở đồng bằng một lực lượng cơ động mạnh
chưa từng có sẵn sàng chờ đón cuộc tấn công của ta. Nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày,
đôi mắt Bác rất chăm chú, bàn tay Bác trên bàn bỗng giơ lên và nắm lại. Người nói: "Địch tập
trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh. Không sợ, ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì
sức mạnh đó không còn", bàn tay Bác mở ra mỗi ngón tay trỏ về một hướng. Đó chẳng đã là chỉ
đạo mang tính chiến lược tạo thế làm bật ra một Điện Biên Phủ đó sao? Sau khi luận bàn, Bộ
Chính trị đã xác định phương châm tác chiến của ta là tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt.
Hướng chính của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 là Tây Bắc…
* Trung tâm "Thủ đô gió ngàn" hôm nay
Anh Lường Văn Lợi, Chủ tịch xã Phú Đình, cho biết: Được sự quan tâm của Nhà nước qua dự
án: Bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử cách mạng vùng ATK Định Hóa (1995-2000), đường ôtô từ cây
số 31 (Quốc lộ 3) đến Đèo De đã trải nhựa. Điện lưới đã tỏa sáng khắp bản Dao Khuôn Tát, cây
đa ghi dấu nơi Bác cùng anh em tập võ, chơi bóng chuyền đã trở thành sân bóng đá. Trường phổ
thông cơ sở Phú Đình, trạm xá xã ngói đỏ tươi. Trong 1.124 hộ người Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán
Chí ở Phú Đình không còn người đói, tuy hộ nghèo còn 25%. Dân trong xã có 30 máy điện thoại,
500 xe máy, 100% có vô tuyến điện hoặc radio cassette, đã trồng bảo vệ 1.265,5 ha rừng. Huyện
Định Hóa, xã Phú Đình được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chống
Pháp. Tổng cục Du lịch vừa về khu Nà Lọm, Tỉn Keo lập dự án khai thác du lịch với phát huy di
tích ATK. Bà con rất phấn khởi.
Lý Thị Chiên, thiếu nữ Tày Định Hóa, tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội, hướng dẫn chúng tôi
tham quan khu di tích và Nhà trưng bày ATK tại Tỉn Keo. Từ ngày 17-5-1997, khi được Thủ tướng
Võ Văn Kiệt lên cắt băng khai trương đến nay, đã đón trên 1 triệu lượt khách, đã nâng cấp trưng
bày 400m2 diện tích với trên 368 hiện vật tại Nhà trưng bày ATK. Tre, vầu, cọ trên đồi Tỉn Keo vẫn
lên xanh. Cây bông bụt Bác trồng hoa lá sum suê, 2 lán cọ cùng hệ thống hầm hào được tôn tạo.
Ngôi nhà sàn bà Ma Thị Tôm hiện nay được làm lại to hơn hồi Bác ở là một phần của quần thể di
tích ATK.
Thăm Tỉn Keo nơi quyết định dấu ấn lịch sử
Cập nhật lúc16:09, Thứ Sáu, 18/04/2014 (GMT+7)
Dưới mái lán vầu, cọ đơn sơ trên đồi Tỉn Keo-trung tâm ATK Định Hóa trong thời kỳ kháng chiến, ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị
quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tạo bước ngoặt to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân
ta. Trận quyết chiến chiến lược mang lại chiến thắng lừng lẫy năm chân, chấn động địa cầu, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược
gần một thế kỷ của thực dân Pháp tại Việt Nam, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Nơi quyết định đánh trận Điện Biên Phủ
Vừa qua, Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hải Phòng cùng các cơ quan Báo Đảng các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc được về thăm lại địa
danh ATK ở xã Phú Đình, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên). Đây là trung tâm thủ đô cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống
thực dân Pháp xâm lược. Trong căn lán đơn sơ trên đồi Tỉn Keo, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng còn
lưu giữ nguyên vẹn nhiều kỷ vật, chứng kiến những thời khắc thiêng liêng làm nên trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu”.
Sau khi thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ xây dựng thành Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, cũng dưới
mái lán vầu cọ đơn sơ trên đồi Tỉn Keo, ngày 6-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa hội nghị Bộ Chính trị. Nghe Đại tướng Võ Nguyên
Giáp thay mặt Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tham mưu báo cáo quyết tâm tấn công Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí
Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái phân tích tình hình các mặt. Bộ Chính trị quyết định mở
chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh “Trần Đình” và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Bộ Chính trị ban hành
Nghị quyết thành lập Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ, cử Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Đảng ủy, chỉ huy trưởng
chiến dịch. Đây là quyết định quan trọng mang tính lịch sử, liên quan đến vận mệnh của dân tộc.
Khai thác tiềm năng du lịch về nguồn và sản xuất nông nghiệp

Khu di tích Tỉn Keo nay trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách của
tỉnh Thái Nguyên. Dương Thị Hiền, 30 tuổi, người dân tộc Tày, có 6 năm
làm hướng dẫn viên tại Khu di tích Tỉn Keo cho biết, hằng ngày, khu di tích
đón 2-3 đoàn khách đến thăm. Vào dịp cả nước chuẩn bị các hoạt động kỷ
niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Tỉn Keo đón hàng
chục đoàn khách, trong đó nhiều cựu binh mái tóc điểm bạc, ngực lấp lánh
những tấm huy chương, dừng chân rất lâu bên từng kỷ vật, mắt rưng rưng
xúc động.

Đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan báo Đảng thăm nơi Bác Hồ
và Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh:
Thanh Tùng)
Dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên Dương Thị Hiền, Đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan báo Đảng thăm từng nơi ở và làm việc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và các đồng chí trong Trung ương Đảng ta. Còn đó lán trại đơn sơ với 5 chiếc ghế gỗ và chiếc bàn cũ
kỹ, nơi Bác Hồ và các đồng chí trong Bộ Chí trị đưa ra quyết định sáng suốt mang tầm vóc lịch sử. Cây râm bụt bên nhà vẫn tỏa bóng
xanh mát, điểm tô vài bông hoa đỏ rực. Căn hầm trú ẩn chạy bao quanh. Phía trên đồi là căn nhà lá nơi Bác Hồ sống và làm việc, đơn sơ
và giản dị.
Vùng đất cách mạng Phú Đình hôm nay thêm trù phú với rừng cọ, đồi chè trải dài xanh mát. Không chỉ khai thác thế mạnh về du lịch, nhiều
hộ dân tại các thôn bản phát huy lợi thế về đất đồi thâm canh chè đặc sản, nâng tổng diện tích đất trồng chè của xã lên 200 ha, đáp ứng
nhu cầu của nhân dân và du khách. Xã đang tích cực đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, phấn đấu xây dựng thành trung
tâm du lịch sinh thái, lịch sử của vùng đất Việt Bắc.
Được thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ, các đồng chí Trung ương Đảng ta, Đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan báo Đảng cảm nhận
rõ hơn sự hy sinh gian khổ mà các thế hệ tiền bối cách mạng trải qua, thêm tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ và chúng tôi càng thấm
hơn lời căn dặn của Bác về đường lối cách mạng “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi”. Thay mặt đoàn công tác, nhà báo Nguyễn
Đắc Tĩnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La ghi mấy dòng cảm tưởng “Hôm nay, đoàn công tác các cơ quan báo Đảng bộ các tỉnh, thành phố vô
cùng xúc động được về thăm Khu di tích tưởng niệm Bác Hồ tại Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên). Chúng con nguyện suốt đời học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không ngừng rèn luyện mắt sáng, lòng trong, bút sắc, theo người thầy vĩ đại Hồ Chí Minh”. Những
người làm báo hôm nay nguyện kế tục xứng đáng truyền thống cách mạng, góp phần xây dựng đất nước nói chung và các địa phương nói
riêng ngày càng phát triển bền vững.
Hoàng Dũng
 
Nằm trên đồi tỉn Keo thuộc xóm Nà lọm- xã Phú Đình. Đồi Tỉn Keo còn có tên gọi là chân Đèo De
hoặc Khuôn Tát ngoài. Nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chủ tịch  Hồ Chí Minh đã ở
và làm việc nhiều lần:
   - Lần thứ nhất: Từ 5/4/1948 đến ngày 1/5/1948
   - Lần thứ hai: Từ ngày 25/5/1948 đến ngày 12/9/1948
   - Lần thứ ba: Cuối 1953.
   Tại đây các đồng chí lãnh đạo cao cấp thường xuyên đến làm việc với Bác Hồ, ở đây cũng
diễn ra nhiều cuộc họp của thường vụ Trung ương Đảng. Đặc biệt vào đêm 6/12/1953 chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để thông qua kế hoạch tác
chiến Đông- Xuân 1953-1954, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Nơi đây vẫn còn căn lán nhỏ đơn sơ. Cây râm bụt Bác trồng cành lá dẫu khẳng khiu vẫn ngày
ngày trổ hoa. Những nét quen thuộc như vẫn có hình bóng Bác. Đứng tại căn lán này nhìn xung
quanh khung cảnh núi rừng thật hùng vĩ, như một bức tường bao vững chắc để bảo vệ ATK.
Thấy được phương pháp chọn địa thế để xây dựng nơi ở và làm việc của Bác:
"Trên có núi, dưới có sông
Có đất ta trồng, có bãi ta chơi.
Tiện đường sang Bộ tổng
Thuận lối tới Trung ương
Nhà thoáng ráo, kín mái
Gần dân không gần đường"
(Nguồn: www.thainguyen.gov.vn)

An toàn khu Định Hóa


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sơ đồ danh sách các di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam

An toàn khu Định Hóa (ATK Định Hóa) là một khu di tích rộng lớn nằm ở tỉnh Thái Nguyên.
Khu di tích này đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Đây
là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sống và làm
việc từ 1947 - 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. [1]

Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh như nền nhà, hầm
làm việc, cây râm bụt ông trồng, phiến đá ông thường nằm nghỉ trưa...

Mục lục
  [ẩn] 

 1Vị trí
 2Sự kiện lịch sử
 3Quá trình hình thành di tích
 4Hình ảnh
 5Chú thích
Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]
An toàn khu Trung ương Định Hoá nằm ở trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, nơi có địa thế hiểm
trở "tiến có thể đánh, lui có thể giữ", có đầy đủ yếu tố địa lợi, nhân hoà, đã trở thành địa bàn
hoạt động an toàn của các cơ quan đầu não kháng chiến. Khu căn cứ này đặt tại
huyện Định Hóa nằm ở cực bắc tỉnh Thái Nguyên.

Sự kiện lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]


ATK là nơi ghi lại nhiều sự kiện lịch sử:

 Ngày 6/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, Bộ Chính trị BCH TW đã họp thông qua kế hoạch
tác chiến - tấn công chiến lược Ðông Xuân 1953- 1954 để làm nên chiến thắng Ðiện
Biên Phủ.
 Nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được ký ban
hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên... về giảm tô
và cải cách ruộng đất...
 Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta thời ấy.

Quá trình hình thành di tích[sửa | sửa mã nguồn]


 Năm 1990 tại đồi Tỉn Keo, tỉnh Thái Nguyên đã xây bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phòng trưng bày di tích lịch sử, nhà khách... Tại trung tâm xã Phú Ðình cũng đã
xây dựng nhà truyền thống, giới thiệu trưng bày nhiều hiện vật quý.
 Bên cạnh các di tích chính như đồi Tỉn Keo, Khuôn Tát, Nà Nom... cụm di tích ATK
còn có nhiều địa danh đi vào lịch sử như: đèo De, núi Hồng, nhà ông Cao Nhật - một
trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của Xứ ủy Bắc Kỳ thời kỳ 1939 -1945; rừng Mấn
- nơi đặt trạm liên lạc của Xứ uỷ Bắc Kỳ và là nơi mở lớp huấn luyện chính trị, quân sự.
Đây cũng là nơi hoạt động của Trường Chinh, Tổng bí thư của Ðảng khi đó và đồng
chí Hoàng Quốc Việt. Cụm di tích có chùa Mai Sơn - nơi Xứ uỷ Bắc Kỳ đặt nhà in đặc
biệt, in báo Cờ giải phóng và nhiều tài liệu quan trọng; đình Kha Sơn - nơi thành lập
chính quyền cách mạng đầu tiên của xã...
 ATK hiện nay đã là một miền đất trù phú với những con đường nhựa chạy dài theo
triền núi. Nhưng đến nơi này, hình ảnh một vùng chiến khu xưa vẫn còn hiện hữu rất rõ.

Đặc điểm: Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã sống và làm việc từ
1947 - 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.

Ðiểm di tích lịch sử ATK này đã được Nhà nước xếp hạng quốc gia năm 1981.
Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Bác như nền nhà, hầm làm việc, cây râm bụt Bác
trồng, phiến đá Bác thường nằm nghỉ trưa... ATK là nơi ghi lại nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
Ngày 6/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, Bộ Chính trị BCH TW đã họp thông qua kế hoạch tác chiến - tấn công
chiến lược Ðông Xuân 1953- 1954 để làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ lẫy lừng, kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc. Nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà được ký ban hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên... về giảm tô
và cải cách ruộng đất... Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta thời ấy.

Năm 1990 tại đồi Tỉn Keo, tỉnh Thái Nguyên đã xây bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng trưng bày
di tích lịch sử, nhà khách... Tại trung tâm xã Phú Ðình cũng đã xây dựng nhà truyền thống, giới thiệu trưng
bày nhiều hiện vật quý.

Bên cạnh các di tích chính như đồi Tỉn Keo, Khuôn Tát, Nà Nom... cụm di
tích ATK còn nhiều địa danh đi vào lịch sử như: đèo De, núi Hồng, nhà ông
Cao Nhật - một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của Xứ ủy Bắc Kỳ
thời kỳ 1939 -1945; rừng Mấn - nơi đặt trạm liên lạc của Xứ uỷ Bắc Kỳ và
là nơi mở lớp huấn luyện chính trị, quân sự của Ðảng, đồng chí Trường
Chinh, Tổng bí thư của Ðảng khi đó và đồng chí Hoàng Quốc Việt từng qua
lại hoạt động ở đây; chùa Mai Sơn - nơi Xứ uỷ Bắc Kỳ đặt nhà in đặc biệt, in
báo Cờ giải phóng và nhiều tài liệu quan trọng; đình Kha Sơn - nơi thành lập
chính quyền cách mạng đầu tiên của xã... Tất cả những di tích lịch sử này
đều đã được xếp hạng quốc gia.

Ðến với ATK, du khách có thể trở về với một vùng chiến khu xưa, để có thể hiểu biết thêm về hoạt động
của những người con đất Việt đã hiến dâng cho sự nghiệp bảo vệ đất mẹ yêu quý.
Bảo tàng có tổng diện tích khoảng 39.000m2 với hơn 3.000m2 sử dụng cho khu trưng bày, kho bảo quản
hiện vật và các hoạt động khác.

Hiện nay, Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 đơn vị tài liệu hiện vật gốc quý hiếm thuộc di sản văn hoá của 54
dân tộc Việt Nam.

Hệ thống trưng bày gồm 6 phòng, mỗi phòng sử dụng gần 2.000 đồ vật gồm các đơn vị hiện vật gốc, ảnh và
tài liệu khoa học bổ trợ.

- Phòng mở đầu: khái quát đặc trưng văn hoá các dân tộc Việt Nam.

- Phòng Việt - Mường gồm dân tộc: Việt, Mường, Thổ, Chứt.

- Phòng Tày - Thái gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y.

- Phòng Mông - Dao và nhóm Nam á khác gồm dân tộc: H'Mông, Dao, Pà Thẻn, La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu
Péo.

- Phòng Môn - Khmer gồm các dân tộc: Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu, Khmer, Ba Na, Xơ Đăng,
Cơ Ho, Hrê, M;Nông, Xtiêng, Bru-Vân Kiều, Cờ Tu, Giẻ Triêng, Mạ, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Brâu, Rơ Măm.

- Phòng Hán - Hoa, Tạng Miến, Mạ, Ô-Pô-li-nê-di gồm các dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, La Hủ, Phù
Lá, Lô Lô, Cống, Si La, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Ra Glai, Chu Ru.     

Ngoài ra, bảo tàng còn có một khu trưng bày ngoài trời hấp dẫn. Bảo tàng đã thu hút nhiều du khách trong
nước, ngoài nước và kiều bào đến thăm quan, tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.

ỈN KEO – NƠI PHÁT


TÍCH CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ LỊCH SỬ
Trung tâm quần thể di tích An toàn khu (ATK) Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên thuộc xã Phú Đình. Tại đây, bên Đèo De cưới
chân núi Hồng liền kề suối Khuôn Tát với thác 7 tầng huyền ảo, có một ngọn đồi hình đầu ngựa thấp dần về phía trước,
quanh năm rợp tán xanh của những cây Trám, Cọ, Vầu, Móc, Trầm hương… đó là đồi Tỉn Keo. Cách đây 54 năm tại Tỉn
Keo đã diễn ra một sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng: ngày 6/ 12/ 1953, Hồ Chủ tịch chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị quyết
định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nằm ở lưng đồi là chiếc lán nhỏ chiều rộng khoảng 3m, chiều dài 6m, mái lợp lá cọ thung nứa, đó chính là nơi hơn nửa
thế kỷ trước đã diễn ra cuộc họp lịch sử. Bên thềm lán, cây Râm bụt tự tay Bác trồng cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn xanh
tốt, tán rộng bằng cái nong, sum suê như một mâm xôi, giọng của hướng dân viên Bảo tàng một cô gái Tày – tha thiết, rõ
ràng đưa ta về với quá khứ, với một thời điểm lịch sử hào hùng của dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và
Bác Hồ.
Ngày ấy khi Thu – Đông đến là những người lính cụ Hồ đóng quân trong nhà dân hay trong những cánh rừng xanh chiến
khu lại hừng hực khí thế. Họ hát vang bài ca ra trận và cho đến tận bây giờ bài ca ấy vẫn làm xốn xang hàng triệu con tim
đã từng có thời thanh xuân xông pha nơi trận mạc. “Chúng ta bước lên đường khi thời cơ đã đến, mặc đường trơn dốc
đá, mặc đèo cao mang nặng, ta cứ đi, ta vẫn vui quyết mang chiến công về…”. Trải qua khói lửa chiến đấu, quân đội ta
không ngừng trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, hậu phương kháng chiến được củng cố vững chắc, trên chiến trường
thế chủ động thuộc về ta, thực dân Pháp ngày càng lún sân vào thất bại. Tháng 5 năm 1953, Hăng Ri Nava, tướng 4 sao
tới Sài Gòn nhận chức Tổng Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp, đây là viên Tổng chỉ huy thứ 7 của Pháp kể từ khi bắt
đầu chiến tranh Việt Nam. Khá nhanh sau đó, kế hoạch quân sự mang tên Nava ra đời nhằm lật lại thế cờ trên chiến
trường trong thời gian hai năm. Theo tính toán của Nava đến thu Đông năm 1954, quân Pháp sẽ buộc ta đứng trước sự
lựa chọn: kết thúc chiến tranh theo điều kiện của Pháp hoặc bị đè bẹp (?!). Diễn biến chiến cục và cuộc đấu trí quyết liệt
giữa ta và địch khi bước vào Thu Đông năm 1953 đã dẫn đến trận quyết đấu ở Điện Biên Phủ.
Ngày 20, 21, 22 tháng 11 quân Pháp đổ quân, vũ khí và quân cụ chiếm Điện Biên Phủ với hàng nhìn tấn vũ khí, trang
thiết bị chiến tranh hiện đại và hàng vạn quân tinh nhuệ, đội quân đổ bộ dốc sức đào hầm hào, căng dây thép gai… khẩn
trương xây dựng các căn cứ điểm chiến đấu. Ngày 29/ 11, Nava cùng tướng Coonhy – Tư lệnh quân viễn chinh ở Bắc Kỳ
đáp máy bay tới Điện Biên Phủ thị sát chiến trường và cổ vũ binh lính. Ngày 3/ 12, từ Tổng hành dinh tại Sài Gòn; Nava
phát bản chỉ thị cá nhân mật mang số 949. trong bản chỉ thị này, Nava biểu thị quyết định chấp nhận chiến đấu ở Tây Bắc
và tập trung phòng thủ ở căn cứ Điện Biên Phủ, tối ngày 6/ 12, tại Hà Nội, tướng Coonhi mới nhận được quyết định chiến
đấu của Tổng tư lệnh Nava, lúc đó có lẽ chẳng ai biết rằng đã có một sự trùng hợp kỳ thú trong ngày mùng 6 tháng 12
năm ấy.
Đúng 16 ngày kể từ lúc quân Pháp đổ bộ xuống Điện Biên Phủ thì tại đồi Tỉn Keo, giữa thủ đô gió ngàn Việt Bắc, Hồ Chủ
tịch đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị nghe Tổng tư lệnh báo cáo quyết tâm tấn công Điện Biên Phủ, bản quyết tâm đã vấn
đề then chốt và cụ thể, Điện Biên Phủ sẽ là trận công kiên lớn nhất từ trước cho tới lúc đó.
Sau khi nghe báo cáo quyết tâm của Tổng quân ủy, bộ Chính trị kết luận: Điện Biên Phủ sẽ là một tập đoàn cứ điểm
mạnh nhưng có điểm yếu cơ bản là bị cô lập, việc tiếp tế, tiếp viện đều phải dựa vào đường hàng không. Với chất lượng
được nâng cao một bước trong chỉnh huấn, chỉnh quân, với những kinh nghiệm sẵn có và sự tiến bộ về trang bị kỹ thuật,
quân đội ta tới đây đã có thể đánh được tập đoàn cứ điểm. Vấn đề đường xá tiếp tế cho chiến dịch đúng là một khó khăn
rất lớn, nhưng với quyết tâm của toàn Đảng, cả hậu phương đang chuyển mình trong cải cách ruộng đất sẽ tập trung
toàn lực chi viện cho tiền tuyến. Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất trí thông qua phương án
tác chiến của Tổng Quân ủy.
50 năm trước, Tỉn Keo là một ngọn đồi thuộc thôn Nà Lọm với dăm nóc nhà heo hút giữa hoang vu nơi thâm sơn, cuồng
cốc. thôn Tỉn Keo hôm nay đã nở ra hơn trăm nóc nhà, đồng bào các dân tộc ở đây tuy chưa giàu có khá giả nhưng
thanh bình, no ấm. Cuộc sống ấm no nảy sinh nhu cầu hội hè vui vẻ, lễ hội Lồng tồng ở tỉn Keo đã được phục hồi vào
ngày 10 tháng giêng hàng năm, thu hút hàng vạn người tham dự.
Cứ vào tháng giêng hàng năm tại thôn Tỉn Keo, xã Phú Đình, Định Hoá, Thái Nguyên đã diễn ra Lễ hội Lồng Tồng (hay
còn gọi là Lễ xuống đồng ) đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày nói chung và của đồng bào dân tộc Tày ở
Định Hoá nói riêng, trong Lễ hội có các môn thể thao như bóng chuyền, kéo co, ném còn, đi cà kheo, biểu diễn văn nghệ,
giao lưu văn hóa giữa các xã trong huyện… thu hút nhiều người tham gia và cổ vũ. Lễ hội còn là hội chợ các mặt hàng
lưu niệm, các thứ bánh trái đặc sản quê hương và các món ăn dân dã cơm lam, rau dớn, thịt nướng cùng chén rượu
men lá ngất ngây: du khách phương xa thì coi đây là dịp xuất hành đầu năm về cội nguồn để viếng thăm di tích lịch sử
kháng chiến Khuôn tát, Tỉn Keo, thăm Nhà trưng bày hiện vật Bảo tàng ATK Định Hóa.
Di tích Tỉn Keo trong những năm qua đã được tu bổ, nâng cấp, đồng bào nói rằng Tỉn Keo không chỉ riêng mấy trăm
người dân các dân tộc sinh ra và lớn lên ở đây – Thủ đô kháng chiến, nơi Bác Hồ cùng Bộ Chính trị quyết định mở chiến
dịch Điện Biên Phủ và vùng đất thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Di tích được tôn vinh, tôn tạo xứng với tầm vóc lịch
sử và cùng đất nước mãi mãi trường tồn thì dù trước mắt có gặp phải khó khăn trong tổ chức lại cuộc sống bà con cũng
vui lòng, tấm lòng của người dân ATK trải bao năm tháng và biến đổi vẫn luôn thấm đượm như ngày nào chiến khu ta ở
Thái Nguyên.
Di tích lịch sử Tỉn Keo được Bộ văn hoá thông tin xếp hạng cấp quốc gia theo quyết định số: 10 - VHTT/QĐ, ngày
09/02/1981.

DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA


VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHẮC ĐỒNG
 
Ngày 10-5-2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 548/QĐ-TTg, xếp hạng
Di tích quốc gia đặc biệt An Toàn Khu (ATK) Định Hoá. Với hệ sinh thái động, thực
vật, phong phú, bản sắc văn hoá dân tộc đậm đà, Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất vùng Việt
Bắc, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh lồng lộng giữa “Thủ đô gió ngàn”, ATK
Định Hóa với vẻ đẹp tiềm ẩn được Đảng, Nhà nước ta khẳng định: “Cùng với Pác Bó,
Tân Trào, ATK Định Hoá thuộc quần thể di tích Chiến khu Việt Bắc quan trọng bậc
nhất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX, một vùng Thủ đô kháng chiến có giá trị trên
nhiều mặt...”.
 
Để bảo tồn, phát huy quần thể di tích, UBND tỉnh cho thành lập Ban Quản lý Khu Di tích
Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hoá, Thái Nguyên (2010) đóng tại xã Phú Đình, Văn
phòng đại diện ở thành phố Thái Nguyên. Cột mốc khởi đầu bảo tồn Khu Di tích, ngày
17-5-1997, Nhà trưng bày ATK Định Hoá được Thủ tướng Võ Văn Kiệt cắt băng khai
trương. Vào kỷ niệm 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2005)
khánh thành Nhà tưởng niệm Người do Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội
tặng “Thủ đô kháng chiến” Thái Nguyên đã tạo điểm nhân, đánh thức du lịch ATK Định
Hóa.
Sau khi Dự án Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng và phát triển kinh tế xã hội
vùng ATK Định Hoá, tỉnh Bắc Thái (1995 - 2000) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
với tổng đầu tư 130 tỷ đồng (tu bổ di tích 10 tỷ đồng), việc phục hồi, tôn tạo và phát huy
di tích ATK ở các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Bảo Biên, Bảo Linh gắn với phát triển kinh
tế, xã hội như: Đường ô tô từ ngã ba km 31 (Quốc lộ 3) đi Quán Vuông vào Tỉn Keo
được trải nhựa. Trường học, trạm y tế được ngói hóa điện lưới về 24 xã, thị trấn, tạo ra cú
hích, phát triển kinh tế - xã hội và du lịch ATK lên giai đoạn mới.
Đề án Quy hoạch tổng thể Đầu tư phục hồi tôn tạo, bảo tồn phát huy di tích Chiến
khu Việt Bắc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (số 984/QĐ-TTg ngày 2-10-1999), số
lượng di tích được tu bổ ngày càng lớn, Tổng cục Du lịch đầu tư 100 triệu đồng phục
dựng Lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng) ở Tỉn Keo vào dịp Tết Nguyên đán hàng
năm (9,10,11 Tết) du lịch ATK Định Hóa thành điểm đến hấp dẫn của “Thái Nguyên - đệ
nhất danh Trà”.
Việc đưa Trung tâm Dịch vụ Di sản văn hoá ATK, do Tổng cục Du lịch đầu tư, xây
dựng và thông đường ô tô từ Tỉn Keo sang Tân Trào, tạo ra bước ngoặt kết nối du lịch
giữa Thủ đô của khu giải phóng – Thủ đô kháng chiến năm xưa.
Muốn phát triển du lịch bền vững phải bảo tồn, khai thác các di tích lịch sử - văn hoá
ATK, gắn với sinh thái, cảnh quan và văn hoá dân tộc thành các sản phẩm du lịch, vui
chơi, giải trí, ẩm thực chợ miền núi thành các chuỗi di tích lịch sử - sinh thái – làng văn
hóa du lịch ATK với các di tích tiêu biểu như:
Di tích Khau Tý còn cây trám xanh 3 người ôm, cao 50m, cây đa cổ thụ tỏa bóng mát
che căn lán vầu, cọ bên vầng hoa râm bụt Bác Hồ trồng (1947). Căn hầm, xà đơn, xà kép
như tỏa bóng Người... Rồi đến Làng Văn hóa Du lịch Bản Quyên thưởng thức ẩm thực
hát then, lượn trên nhà sàn tỏa khói lam chiều...
Di tích Tỉn Keo còn Nhà lán họp Hội nghị Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch
Điện Biên Phủ (ngày 6-12-1953), Nhà lán ngủ, nghỉ của Bác Hồ, Lán bảo vệ giúp việc,
bếp ăn, bàn tập thể dục... vầng hoa râm bụt Bác Hồ trồng (1948) vẫn ngời hoa đỏ bên cây
bưởi Đoan Hùng Người trồng. Nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hoá với tổ hợp 380
hiện vật và ảnh tư liệu, sa bàn... tái hiện không gian “Thủ đô kháng chiến”.
Di tích Khuôn Tát với Cây đa Khuôn Tát nơi Bác Hồ tập võ, đánh bóng chuyền; lán,
hầm địa đạo đồi Nà Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho Đại tướng Tổng
Tư lệnh Võ Nguyên Giáp “Đánh chắc thắng” cầm quân đi chiến dịch Điện Biên Phủ
(tháng 1-1954); Bia tưởng niệm Liệt sĩ Phạm Văn Lộc - Người chiến sĩ bảo vệ, giúp việc
Bác Hồ hy sinh ở  Khuôn Tát (1948), rồi thăm thắng cảnh 7 tầng Khuôn Tát, đồi vầu, cọ
xanh ngát, ẩm thực với xôi ngũ sắc, cá suối, rau rừng, thuốc nam chữa bệnh,...
Đến Roòng Khoa (Điềm Mặc), khánh du lịch thăm Nhà bia di tích, Nhà trưng bày nơi
thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (1950), Phù điêu nghệ thuật bằng đá khối và bức thư
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội thành lập Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt
Nam (1950), Nhà sàn nơi làm việc của Ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân Việt
Nam. Đồi Khẩu Goại, nơi đồng chí Hoàng Quốc Việt, Bí thư Tổng bộ Việt Minh ở, làm
việc (1947-1950).
Du khách có thể lên thuyền luồn qua những tán cọ, đồi chè, câu cá, nghỉ ngơi bên nhà
lán lợp cọ, thưởng thức cá quả, tôm, cua của Hồ Bảo Linh... thăm Di tích Thành lập Việt
Nam giải phóng quân (15-5-1945), Nơi Báo Quân đội Nhân dân ra số đầu ở Khau Diều
(1950), Hầm 5 cửa ghi dấu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh ở, làm
việc; phù điêu nghệ thuật Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xưởng Quân giới Đội Cấn (1950) ở
Đồng Thịnh. Văn phòng Bộ Tổng Tư lệnh - nơi ở, làm việc của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp (1949-1954) ở xã Bảo Linh, thăm Nhà truyền thống, nơi thành lập Tổng Cục Cung
Cấp (1950); Ghé “đồi phong tướng” ở Tỉn Keo, ngày 28-5-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chủ trì  lễ phong quân hàm Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Rồi khách lên dâng hương
tưởng niệm Bác Hồ tại Nhà tưởng niệm lồng lộng giữa “Thủ đô gió ngàn”...
Tri ân với cội nguồn cách mạng, Anh hùng lao động, Cựu chiến binh Lê Văn Kiểm,
Tổng Giám đốc Công ty Golf Long Thành và Tập đoàn Viettel Quân đội cung tiến xây
Nhà bia “Đồi phong tướng”, đúc tượng Bác Hồ tại Nhà trưng bày Bảo Tàng ATK Định
Hóa; Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần
Nhiệt điện An Khánh đắp núi, tôn tạo khuôn viên, đúc khánh đồng, tượng Bác Hồ Nhà
tưởng niệm. Đảng bộ, HĐND, UBND thành phố Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Gang
thép Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Luyện Kim Đen, Công ty TNHH Xây dựng và Phát
triển Nông thôn miền núi, Công ty Cổ phần Cơ khí 3-2, Công ty Cổ phần Luyện Kim
Màu, Doanh nghiệp Anh Thắng cung tiến xây dựng Nhà đón tiếp; Đảng ủy khối doanh
nghiệp Trung ương ủng hộ tu bổ di tích và Nhà trưng bày - cộng đồng nơi thành lập Ban
Kiểm tra Trung ương. Bộ Quốc phòng xây dựng Nhà bia di tích, bê tông hóa đường vào
Di tích Bộ Tổng Tham mưu tặng trang bị Trạm y tế ATK phục vụ khách và nhân dân địa
phương.
Việc sưu tầm tài liệu, hiện vật gắn với trưng bày bổ sung di tích và Nhà trưng bày
Bảo tàng ATK Định Hóa. Phục chế các hiện vật: Bộ quần áo chàm, mũ, đôi giầy Bác Hồ
được phụ nữ Pác Bó tặng làm ông ké từ Pác Bó về Tân Trào (5-1945). Đôi guốc mộc do
bà Trần Thị Thái (tức Nguyễn Thị Thường) đóng cho Bác Hồ sử dụng ở Khau Tý, Điềm
Mặc 1947...
Việc đào tạo nguồn nhân lực cho di sản văn hóa ATK được chú trọng từ 65% có trình
độ Đại học (2010) đến nay đạt 85% số cán bộ nghiệp vụ, hướng dẫn viên, bảo vệ có trình
độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học.
Ban tranh thủ sự ủng hộ của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Thái Nguyên, ... tạo nền tảng trong
tu bổ di tích, phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh hội thảo khoa học (2010): Bảo tồn,
phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Việt Bắc - Thái Nguyên gắn với
phát triển du lịch và phối hợp ra số Đặc san Thông Tin Tư Liệu (số 38-1-2013), chuyên
đề về ATK Định Hóa. Cùng Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức Câu lạc bộ em yêu lịch sử
tại xã Phú Đình... Phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hội Phụ nữ tỉnh Triển lãm
ảnh Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ..
Công tác tuyên truyền, quảng bá: Ra sách: “Bác Hồ ở ATK”, “ATK in dấu lịch sử”,
“Nơi khởi nguồn chiến dịch Điện Biên”, sách ảnh “Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định
Hóa”...(7 cuốn sách, 1 tập bưu ảnh), mở trang website, các băng ca nhạc, tạo tác sản
phẩm du lịch lưu niệm : Móc đeo chìa khóa, mi ca đeo, mi ca để bàn, hình ảnh nhà tưởng
niệm, Bác Hồ ở Việt Bắc, Hội Lồng Tồng ATK, các lời dạy của Bác Hồ, hình ảnh Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, hàng lưu niệm cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân
công... với trên 250 mặt hàng, phục vụ khách du lịch.
Ban phối hợp với UBND huyện tổ chức Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa vào ngày
9, 10, 11 Tết Âm lịch hàng năm tại sân Lễ hội Đèo De, thu hút trên 380 nghìn lượt người
trảy hội, mở giải bóng bàn Lồng Tồng ATK (2013), có vận động viên tỉnh Bắc Cạn,
Tuyên Quang tham dự.
Ban phối hợp với các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Bảo Linh..., phát triển du lịch cộng
đồng gắn hợp đồng trông coi di tích, hoạt động văn nghệ “Làng Văn hóa Du lịch Bản
Quyên”, đội hát then xã Phú Đình, hát Sọng Cô xã Bảo Linh phục vụ các tour du lịch vận
động các gia đình ở Tỉn Keo, lo ăn, ngủ, nghỉ cho khách du lịch ba lô và học sinh, sinh
viên trên nhà sàn.
Kết nối các quầy hàng chợ quê để bà con các dân tộc bán chè, gạo bao thai, rau
rừng..., đưa doanh nghiệp nuôi ong ở Đoan Hùng (Phú Thọ) sang nuôi ong cung cấp mật
ong phục vụ khách.
Trung tâm Dịch vụ Du lịch và Bảo tồn Di tích ATK thuộc Ban phát huy ẩm thực Việt
Bắc : Rau rớn, măng chua, hoa chuối, cá suối, măng rừng, xôi ngũ sắc... phục vụ khách
ăn, ngủ, nghỉ nhà sàn. Đội văn nghệ dân gian của Ban Quản lý Khu Di tích hát then, đàn
tính, lửa trại, có phòng hát  karaoke, tắm thuốc người Dao phục vụ du khách. Như vậy du
lịch đã phát triển trên nền cảnh bảo tồn, phát huy di tích quốc gia đặc biệt ATK Định
Hóa.
Năm Du lịch quốc gia 2007: Về Thái Nguyên, “Thủ đô gió ngàn”, Chiến khu Việt
Bắc có trên 1 triệu lượt khách lên ATK Định Hóa. Kể từ ngày 17-5-1997, Thủ tướng Võ
Văn Kiệt khánh thành Nhà trưng bày bảo tàng ATK Định Hóa đến nay có hơn 7 triệu
lượt khách về nguồn. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành điểm nhấn với lễ
báo công, lễ kết nạp Đảng viên, đoàn viên mới hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, xã hội từ
thiện... Năm 2014 có trên 2.000 đoàn và khách du lịch tự do với trên 580 nghìn lượt thăm
các điểm di tích ATK Định Hóa với những nỗ lực không ngừng bảo tồn, phát huy di tích,
phát triển du lịch ATK Định Hóa khởi sắc bền vững, thu hút lượng khách du lịch ngày
càng đông.
Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên được Thủ
tướng Chính phủ tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua (2013), Ủy ban Kiểm tra
Trung ương tặng Bằng khen, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch tặng Bằng khen và
UBND tỉnh tặng Cờ (2013) đơn vị thi đua xuất sắc.
Vậy giải pháp nào cho phát triển du lịch bền vững ở ATK Định Hóa?
Trước tiên, cần được cả hệ thống chính trị từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở,
ban, ngành và huyện Định Hóa cùng Ban Quản lý Khu Di tích chung tay thực hiện Quy
hoạch, chương trình đầu tư phát triển du lịch ATK Định Hóa trên nền tảng bảo tồn, phát
huy di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa (2015 – 2020), tầm nhìn 2030.
Tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, đặc
biệt là các cơ quan, Đoàn thể từng ở, làm việc ở ATK Định Hóa trong kháng chiến chống
thực dân Pháp huy động mọi nguồn lực, tu bổ các di tích hấp dẫn về lịch sử, văn hóa,
cảnh quan, sinh thái, tiện đường đi lại.
Cần tập trung vào các di tích, danh thắng điểm nhấn để phục dựng, tôn tạo thành các
sản phẩm du lịch gắn với khai thác, phát huy di sản văn hóa phi vật thể: Hát then, đàn
tính, múa rối, ẩm thực và các loại thuốc Nam chữa bệnh…
Vận động dân tham gia làm du lịch cộng đồng: Thu hút khách du lịch trải nghiệm ăn,
ngủ, làm nương, cày ruộng, gặt lúa, đồ xôi…tại nhà sàn, đồng quê hương rừng, gió núi.
Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực du lịch: Quản lý hướng dẫn viên, khai thác dịch vụ
ẩm thực, ca múa dân gian...
Tăng cường hệ thống nhà nghỉ, ăn uống, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch lưu trú qua
đêm. Tăng cường tuyên truyền quảng bá về Khu Di tích.

TIN CÙNG LOẠI

Ca Huế đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những địa điểm dừng chân của chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hóa

PHÁT TRIỂN HÀNG LƯU NIỆM Ở DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA


Bảo vệ và phát huy giá trị không gian Văn hóa Hồ Chí Minh ở Khuôn Tát

Di tích quốc gia đặc biệt ATK ĐỊNH HÓA 5 năm bảo tồn và phát huy giá trị 2010 - 2015

Nơi Bác Hồ viết tác phẩm “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”

Sử dụng di sản trong dạy học


Học sinh không thích học môn lịch sử, không am hiểu văn hóa dân tộc đang là
một thực trạng đáng lưu tâm. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở các trường
phổ thông đang là hướng đi nhằm khắc phục thực trạng này…
Cách đây 5 năm, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tổ chức những buổi sinh hoạt dưới mô
hình: Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” và “Giờ học lịch sử”. Giáo viên kết hợp với chuyên
viên bảo tàng, bài học được truyền đạt thông qua các hiện vật cụ thể, các trò chơi hay
cuộc thi kiến thức... Không chỉ học sinh thích thú, mà ngay cả giáo viên cũng cảm thấy
những khác biệt khi được giảng bài trong một không gian sống động chứ không chỉ là
giảng “chay”. Cô giáo Đoàn Thị Tuyết - Trường THCS Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Dạy
ở bảo tàng có cảm xúc lịch sử, học sinh tiếp thu bài nhanh và dễ nhớ hơn; dạy ở lớp như
hiện nay các em học xong có thể quên luôn”.
Thực tế, các hoạt động gắn kết giữa di sản, bảo tàng với hoạt động giáo dục bấy lâu đã
được triển khai thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, đặc biệt là qua phong
trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được triển khai rộng rãi vài năm
nay... Song theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (CCH) thuộc
Hội Di sản văn hóa, công tác giáo dục di sản trong nhà trường còn nhỏ lẻ, chưa được tiến
hành một cách bài bản và thường xuyên. Còn phong trào Xây dựng nhà trường thân
thiện, học sinh tích cực mặc dù có những kết quả tích cực, nhưng nó chỉ mang tính phong
trào, chưa thực sự đi vào đời sống giáo dục...
Nhiều chuyên gia văn hóa - giáo dục cho rằng, để việc gắn kết giữa di sản văn hóa với
hoạt động giáo dục đem lại hiệu quả thì cần coi di sản là phương tiện dạy học. Mới đây
nhất, Bộ GD - ĐT được sự hỗ trợ của UNESCO Hà Nội đã biên soạn cuốn tài liệu “Sử
dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông”. Phần nội dung của tài liệu là thiết kế bài
học (giáo án) sử dụng di sản trong dạy học theo cấp THCS và THPT của các môn lịch sử,
địa lý, âm nhạc.
Tại hội thảo về việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông do Bộ GD - ĐT
phối hợp UNESCO tổ chức vừa qua, đa số các ý kiến đều cho rằng, di sản là một phương
tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng và giáo dục nói chung. Các mô hình, hiện
vật tại bảo tàng, di tích sẽ góp phần hướng dẫn, nâng cao nhận thức, nhân cách, kỹ năng
sống, giao tiếp, trình bày suy nghĩ ý tưởng... cho học sinh.
Ts Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia cho biết, trước khi triển khai nội
dung của cuốn tài liệu, chúng tôi đã nghiên cứu tìm phương thức làm sao để cho nhà
trường có thể sử dụng di sản một cách thường xuyên và nhuần nhuyễn nhất trong giảng
dạy. Khi thực hiện dự án này, chúng tôi đã đưa ra một khuyến nghị là di sản có ở ngay
quanh chúng ta và chúng ta hãy dùng những di sản gần nhất để dạy học sinh, và dùng
những biện pháp đơn giản nhất để các giáo viên có thể sử dụng được mà không cần sự hỗ
trợ về mặt tài chính nào quá lớn.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành giảng dạy cũng cần sự
nhuần nhuyễn. Cụ thể, giáo viên phải tiến hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực
của các tài liệu về di sản. Đặc biệt, phải biết chọn lọc những tài liệu điển hình nhất, sắp
xếp các tài liệu đó thành hệ thống phù hợp với tiến trình bài học kết hợp với các phương
tiện trực quan, kỹ thuật hiện đại... phải bảo đảm yêu cầu như lập kế hoạch cụ thể về công
tác chuẩn bị và tiến hành bài học, đi khảo sát thực địa, liên hệ với các cơ quan quản lý di
sản...
Vừa qua, Bộ GD - ĐT và Bộ VH, TT và DL đã ký văn bản về việc khuyến nghị cần thiết
sử dụng di sản để dạy học; dự kiến tháng 9.2014, Bộ GD - ĐT sẽ ban hành một quy định
về vấn đề này. Với những động thái này, việc đưa di sản văn hóa vào trường phổ thông sẽ
thành hiện thực, qua đó giúp cho học sinh hiểu sâu về lịch sử, về những giá trị văn hóa
của dân tộc.
Theo báo Đại biểu nhân dân điện tử

Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông

Học sinh Trường THCS Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) tham quan thực tế vẽ tranh Đông Hồ

Kỳ 1: Hiệu quả giáo dục to lớn

Để giúp học sinh hiểu biết về giá trị của các di sản, qua đó giáo dục các em ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản, đồng thời góp phần
thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, Bộ GD&ĐT chủ trương sử dụng
di sản trong dạy học ở trường phổ thông.

Giúp HS phát triển về trí tuệ

Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em. Trải qua một quá
trình lịch sử lâu đời, các di sản được kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng.
Mục đích của nền giáo dục của chúng ta luôn hướng tới việc phát triển toàn diện cho HS vì vậy những hiểu biết về di sản văn hóa
sẽ làm dầy thêm vồn kiến thức của các em và đặc biệt giúp HS phát triển về trí tuệ.

Tại Hội nghị tập huấn về sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, ông Lê Văn Chương, chuyên viên Sở GD&ĐT
TPHCM chia sẻ: Khi cho HS tiếp cận với di sản đúng mục đích, với phương pháp dạy học phù hợp và sự hướng dẫn chi tiết
mang tính định hướng, kích thích tư duy, GV sẽ giúp HS phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân
tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em.

Di sản văn hóa chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của HS. Khai
thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản và chuyển giao cho HS để các em cũng nhận thức được những giá trị đó thì GV
sẽ giúp HS nhận thức thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em  có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng
liên quan đến di sản.
Góp phần phát triển một số kỹ năng sống

Học sinh hào hứng với các tiết học về di sản


Theo cô Trần Bích Thảo, GV trường THPT Lý Nhân, thì để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, HS rất cần nâng
cao kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những
người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

Trong quá trình học tập với di sản, HS được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm,  mong muốn, cảm xúc của
bản thân dưới hình thức nói, viết một cách phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp. Đồng thời các em cũng biết
lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kỹ năng này giúp HS có mối quan hệ tích cực với
nguời khác, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới.

Làm việc với di sản, HS có được môi trường giao tiếp cởi mở với bạn bè không chỉ trong phạm vi lớp học mà cả với những đối
tượng khác mà các em gặp gỡ. Trong quá trình tiếp cận với di sản, GV lưu ý cách thức giao tiếp phù hợp cũng chính là góp phần
phát triển ở các em một loại kỹ năng sống cần thiết.

Trong quá trình dạy học thông qua việc tiếp cận di sản, GV không chỉ thuyết trình về các hiện tượng, sự vật mà cần tìm hiểu,
hướng dẫn HS tự quan sát, thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin. Qua đó các em sẽ có những kiến thức
về di sản và có thể trình bày lại những hiểu biết của cá nhân mình hoặc của nhóm mà mình đã thu lượm được.

Để làm cho hoạt động phong phú và hiệu quả, GV có thể phát động, hướng dẫn các em tổ chức triển lãm những hiện vật, bài viết
giới thiệu về di sản do các em sưu tầm được.

Môi trường làm việc thay đổi đòi hỏi GV phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập thể HS
được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu di sản; đòi hỏi từng HS phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn để
cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển: “Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh
về di sản văn hoá, vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hoá để dạy học. Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy học sẽ mang lại
những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng
cao nhận thức và trách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá”. 

Minh Châu - giaoduc.net.vn


Tin bài cùng chuyên mục:

You might also like