You are on page 1of 4

 Thông tin về Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng quân sự lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.

Bảo tàng được thành lập từ năm 1986, tại tòa nhà được xây dựng theo thiết kế của một kiến trúc sư
người Pháp. Trước đó, nơi đây được sử dụng để làm trường đào tạo các sĩ quan cao cấp cho chính
quyền Sài Gòn.

Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc loại hình Bảo tàng Lịch sử Quân sự, tọa lạc ở số 2, đường Lê
Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng này trưng bày các hiện vật, hình ảnh, sa bàn liên
quan đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, kết thúc bằn Chiến dịch Hồ Chí Minh
toàn thắng.

Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức hoạt động từ ngày 29/2/1996. Tọa lạc trong một khuôn
viên 6.000m2 ở vị trí trung tâm thành phố trên đường Lê Duẩn, quận 1, Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí
Minh - nơi lưu giữ và tái hiện toàn bộ chiến dịch giải phóng Sài Gòn - hiện diện như một biểu tượng
chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vốn là phòng trưng bày chiến dịch Hồ Chí
Minh thuộc Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Ðông Nam Bộ mở cửa từ hơn 10 năm nay, Bảo tàng
chiến dịch Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng, nâng cấp thành một bảo tàng độc lập nằm trong hệ
thống các bảo tàng của cả nước.

Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh trưng bày hơn 467 hiện vật gốc, 108 ảnh tư liệu, 36 tài liệu khoa
học, 37 tượng minh họa cùng 100 hiện vật gốc được bảo quản trong kho.

Bảo tàng gồm hai khu trưng bày: khu trưng bày ngoai trời và khu trưng bày trong .

 Khu trưng bày ngoài trời

Khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng được thiết kế trong một khuôn viên rộng 2000 m².

Các hiện vật được trưng bày tại đây là những khí tài hạng nặng như xe tăng, máy bay, xe bọc thép,
xe cơ giới,… được sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ví dụ điển hình là chiếc xe tăng 848 nằm trong đội hình tiến vào Dinh Độc Lập vào lúc 10:40 ngày
30/04/1975. Hay máy bay F5E của Đế quốc Mỹ trang bị cho quân đội Sài Gòn

Ngoài ra, khu trưng bày còn có các máy bay A37, tên lửa A72, máy ủi đất KoMutsu do Liên Xô viện
trợ lúc bấy giờ.

 Khu trưng bày trong nhà

Khu trưng bày trong nhà của bảo tàng rộng 1.102m² với 6 chủ đề trưng bày thường xuyên. Tên các
chủ đề này lần lượt là:

Từ Hiệp định Paris tới cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975;

Chiến dịch Tây Nguyên;

Chiến dịch Huế – Đà Nẵng;

Chiến dịch Hồ Chí Minh;

Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh;

Sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn.


Không gian trong bảo tàng rất rộng rãi và sáng sủa. Điều này giúp cho các khu vực được bố trí một
cách khoa học, mạch lạc và hấp dẫn. Đồng thời, khách tham quan cũng dễ dàng theo dõi và quan sát
các hiện vật.

Đa phần hiện vật trong khu trưng bày trong nhà là các loại vũ khí, vật dụng sinh hoạt, các tài liệu
phục vụ cho việc chiến đấu và những bức ảnh sưu tầm và thu thập được trong chiến dịch Hồ Chí
Minh.

Bên cạnh những tư liệu quý giá đã kể ở trên, bảo tàng còn trưng bày một số mô hình, tượng tái hiện
lại bối cảnh lịch sử một cách sinh động.

Điểm nhấn của khu trưng bày là một sa bàn điện tử rộng tới 60 m². Sa bàn được đặt ở trung tâm của
tầng 1. Ngay cạnh đó là một màn hình lớn rộng 100 inch chiếu lại các đoạn băng mô tả diễn biến của
cả chiến dịch. Có ba ngôn ngữ được sử dụng đó là tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Đây là công cụ
vô cùng trực quan để du khách có thể có một cái nhìn chính xác về toàn bộ chiến dịch.

TỪ HIỆP ĐỊNH PARIS ĐẾN CHIẾN THẮNG PHƯỚC LONG

Trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Phước Long là một trong số 11 tỉnh bao quanh biệt Khu
thủ đô Sài Gòn - Gia định, Phước Long có địa giới giáp với Bình Long(phía Tây), Quảng Đức(phía
Đông), Long Khánh(phía Nam) và Campuchia(phía Bắc).

Phước Long gồm các Chi khu quân sự Đôn Luân(Đồng Xoài), Bố Đức, Đức Phong, quận lỵ Phước
Bình, thị xã Bình Long và căn cứ Bà Rá nằm trong tuyến phòng thủ từ xa của quân nguỵ để bảo vệ Sài
Gòn và các tỉnh đông dân trù phú ở Nam Bộ. Do có các giao lộ của đường 2 (cũ) nối với đường 14
qua ngã ba Đồng Xoài và của đường 311 nối với đường 14 qua ngã ba Liễu Đức. “Phước Long là điểm
án ngữ, ngăn chặn hàng lang vận tải của Quân đội Nhân dân Việt Nam sang Lào và Campuchia vào
Đông Nam Bộ, đồng thời giữ vị trí chia cắt thế liên hoàn của các vùng do Quân đội Nhân dân Việt
Nam chiếm lĩnh, cô lập vùng Lộc Ninh với các vùng Nam Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông khác”.

Đây là nơi có vai trò chiến lược quan trọng trong thế trận phòng thủ của quân nguỵ ở vùng Đông
Nam Bộ. Đường 14 - Phước Long nằm về hướng Đông Bắc Sài Gòn, được chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu xem là tuyến huyết mạch để bảo vệ Sài Gòn cho nên đã tập trung xây dựng hệ thống phòng
thủ bao gồm nhiều căn cứ chi khu, yếu khu, tiểu khu quân sự.

Vào tháng 10/1974, Trung ương Cục và Quân uỷ miền Nam đã tổ chức hội nghị và đề ra kế hoạch
mở rộng hoàn chỉnh khu căn cứ cách mạng, nối hành lang vận chuyển từ biên giới xuống bờ biển
phía Đông, xây dựng các căn cứ địa vững chắc tạo thế liên hoàn bao vây Sài Gòn. Hướng tiến công
chủ yếu của quân ta được xác định là đường 14 - Phước Long, giải phóng Phước Long khi có điều
kiện.

Công tác chuẩn bị mở chiến dịch Đường 14 - Phước Long được giao cho tỉnh Bình Phước. Tham
gia chiến dịch bao gồm các đơn vị chủ lực của quân đoàn 4, sư đoàn 3 phối hợp với các lực lượng vũ
trang tỉnh Bình phước.

Trận đánh tại Phước Long bắt đầu từ đêm 13/12/1974 đến ngày 6/1/1975 thì kết thúc. Kết quả
trận đánh là quân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền địch tan rã, quân nguỵ rút chạy,
Phước Long trở thành tỉnh đầu tiên của miền Nam được giải phóng.

- Diễn biến:

Đêm 12 rạng sáng ngày 13/12/1974, các đơn vị của tỉnh gồm Tiểu đoàn 208, các đơn vị đặc công nổ
phát súng đầu tiên mở màn trận đánh chiếm chi khu Đức Phong, Bù Đăng, Bù Đốp.
Trong khi đó, rạng ngày 14/12/1974, ở hướng Bù Đăng – đường 14, trung đoàn 271 cùng với lực
lượng địa phương nổ súng tiến công giải phóng chi khu quân sự Đức Phong. Những ngày kế tiếp đó,
quân đội tiếp tục giải phóng đoạn đường 14 từ Đức Phong đến yếu khu Bù Na, phái lực lượng uy
hiếp Đồng Xoài, mở hành lang giải phóng vùng Đông Nam Phước Long rộng lớn, phá tan tuyến phòng
thủ phía Nam sau gần 2 giờ chiếm đánh.

Vào ngày 17/12/1974, quân địch phái 2 tiểu đoàn đến tái chiếm chi khu Bù Đốp, lực lượng ta chiến
đấu quyết liệt với địch. Đến ngày 22/12, quân ta anh dũng chiến đấu đã hoàn toàn làm chủ trận địa
và tiêu diệt thêm các đồn Phước Quả, Phước Lộc, Phước Tín,… Sau trận đánh, tỉnh ủy Bình Phước
thành lập Tiểu đoàn Bà Rá.

Đến 5 giờ sáng ngày 26/12/1974, quân ta nổ súng tiến công cứ điểm Đồng Xoài của địch. Đến 8 giờ
35 phút, chi khu của địch bị quân ta quét sạch. Đến 15 giờ cùng ngày, lực lượng ta hoàn toàn làm chủ
khu vực Đồng Xoài. Chiến khu Đồng Xoài thất thủ, Phước Long bị bao vây cô lập.

Rạng ngày 31/12/1974, quân đội ta tiếp tục tiến công tiêu diệt chi khu Phước Bình, mở chiến dịch
giải phóng Phước Long. Đến ngày 1/1/1975, cao điểm Bà Rá, nơi được mệnh danh là “mắt thần” của
địch đã bị bộ đội đặc công của ta tiêu diệt gọn…

Sau 25 ngày đêm tiến công dồn dập trên tất cả các hướng, đến ngày 6/1/1975, thị xã cùng toàn tỉnh
Phước Long hoàn toàn giải phóng, mở toang cánh cửa miền Đông Nam bộ nối với Tây nguyên, xuống
Sài Gòn và Tây Nam bộ… 9 giờ sáng ngày 6/1, lá cờ chiến thắng của quân ta đã tung bay trên nóc nhà
“Dinh tỉnh trưởng”, kết thúc chiến dịch đường 14 Phước Long.

- Kết quả:

Từ chỗ hô hào “kiên quyết lấy lại Phước Long”, Tổng thống chính quyền miền Nam là Nguyễn Văn
Thiệu không ra lệnh cho quân nguỵ phản công để tái chiếm Phước Long mà treo cờ rủ và kêu gọi
dành ba ngày cầu nguyện cho Phước Long. Chiến thắng Phước Long là một thực tế chứng minh
“quân đội ta có khả năng mở chiến dịch quy mô quân đoàn, đánh chiếm chi khu, tiểu khu quân sự
của địch, giải phóng thị xã, thành phố”, “chế độ nguỵ quyền Sài Gòn đã đến hồi suy sụp, tinh thần
quân nguỵ đang xuống dốc…nội bộ nguỵ rối loạn”, khả năng đế quốc Mỹ quay lại can thiệp vào công
việc nội bộ của miền Nam Việt Nam không còn.

Như vậy, trận đánh Phước Long có ý nghĩa là trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với lực
lượng hai bên trên chiến trường miền Nam và thăm dò phản ứng của phía Mỹ để mở đầu cho những
diễn biến tiếp theo của cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy giải phòng hoàn toàn miền Nam thống nhất
đất nước. Chiến thắng Phước Long đã góp phần to lớn vào thắng lợi lịch sử của Chiến dịch Hồ Chí
Minh, bằng sự phối hợp chặt chẽ giữa “tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công”, bộ đội địa
phương Bình Phước đã chiến đấu liên tục giành thắng lợi quyết định từ chiến thắng Phước Long đến
giải phóng toàn tỉnh Phước Long năm 1975, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước, 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975, quân và dân
Bình Phước cùng miền Nam và cả nước đã tiến hành cuộc đấu tranh vô cùng gay go, quyết liệt và hy
sinh, góp phần viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Sau đây là những hình ảnh và tư liệu liên quan, trong đó nổi bật nhất là Nhiệm vụ của cách mạng
miền Nam được trích từ Nghị quyết lần thứ 21 Ban chấp hanh Trung Ương Đảng (10-1973).

You might also like