You are on page 1of 7

CÔNG TY TNHH LOTTE CINEMA VIỆT NAM

1. Lịch sử hình thành và phát triển


a. Tổng quan

Là công ty thuộc tập đoàn Lotte.

Tập đoàn LOTTE (Hangul: 롯데 그룹) là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Hàn Quốc và
Nhật Bản. Tập đoàn LOTTE do ông Shin Kyuk-ho sáng lập vào tháng 6 năm 1948 tại
Tokyo, Nhật Bản, tiền thân là Công ty LOTTE. Ông Shin Kyuk-ho sinh ngày 04 tháng 10
năm 1922 tại Hàn Quốc nhưng ông sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản. Ông tốt
nghiệp ngành Hoá học đại học Waseda. Tháng 4 năm 1967, ông Shin Kyuk-ho mở rộng
kinh doanh về thị trường Hàn Quốc bằng việc thành lập Công ty Bánh kẹo LOTTE tại
Seoul. Tập đoàn LOTTE gồm hai nhánh: Tập đoàn LOTTE Nhật Bản và Tập đoàn
LOTTE Hàn Quốc. Chủ tịch đương thời của tập đoàn LOTTE Hàn Quốc là ông Shin
Dong Bin – con trai ông Shin Kyuk-ho. Hiện nay, tập đoàn LOTTE Hàn Quốc có mặt tại
22 quốc gia trên thế giới và là tập đoàn có tổng tài sản đứng thứ 5 tại Hàn Quốc.

Tên gọi LOTTE được nhà sáng lập Shin Kyuk-ho đặt ra, lấy cảm hứng từ nữ anh
hùng Charlotte xinh đẹp, tài giỏi và được nhiều người yêu mến trong tiểu thuyết Nỗi đau
của chàng Werther (1774) của nhà văn Đức Johann Wolfgang von Goethe. Với mong
muốn tập đoàn LOTTE sẽ nhận được sự yêu mến, tín nhiệm của mọi người giống như
nhân vật chính trong truyện, nàng Charlotte xinh đẹp, tài giỏi.

Lotte Cinema được thành lập vào ngày 9 tháng 9 năm 1999 và được điều hành bởi Bộ


phận Điện ảnh của Lotte Shopping Co., Ltd. Lotte Cinema Co., Ltd. là một công ty độc
lập, mới được thành lập vào ngày 14 tháng 6 năm 2017, và được điều hành bởi Bộ phận
Kinh doanh Điện ảnh của Lotte Shopping Co.
Báo cáo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất của Công ty TNHH Lotte
Cinema Việt Nam (tháng 1/2019) cho thấy 90% vốn điều lệ đã được chuyển giao từ Công
ty Lotte Shopping – Lotte Cinema sang cho công ty Lotte Cultureworks (hay Lotte
Entertainment), một thành viên khác trong Tập đoàn Lotte phụ trách vận hành các rạp
chiếu phim.
10% vốn còn lại của Lotte Cinema Việt Nam vẫn thuộc về CTCP Fafim Việt Nam, công
ty con thuộc sở hữu 50,94% vốn của Ocean Group. Vốn điều lệ của Lotte Cinema Việt
Nam giữ ở mức 626 tỉ đồng.
b. Tại Việt Nam
Tên đầy đủ là Công ty TNHH Lotte Cinema Việt Nam
Trụ sở chính: Tầng 3 TTTM Lotte, Số 469 đường Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7,
Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Những cột mốc quan trọng:
+Lotte Cinema lần đầu tiên có mặt vào năm 2008 “ rạp đầu tiên Lotte Cinema
Nam Sài Gòn”
+ 2011 khai trương rạp đầu tiên tại Hà Nội – LC Landmark
+ 2012 ra mắt ghế đôi ngọt ngào với rạp LC Hà Đông
+ 2013 chào đón cụm rạp số 10 - Lotte Cinema Bình Dương. Khai trương Lotte
Cinema Cantail với 8 phòng chiếu
+ 2015 Chào đón cụm rạp số 20 - Lotte Cinema Long Xuyên
+ 2016 Ra mắt phòng chiếu Prestige 100% ghế cao cấp
Ra mắt phòng chiếu Superplex cực lớn
Ra mắt phòng chiếu với âm thanh Dolby Atmos
Ra mắt phòng chiếu lớn nhất với 517 ghế
Ra mắt ghế mới Prestige cao cấp nhất
+ 2017 Chào đón cụm rạp số 30 - Lotte Cinema Tuyên Quang
Ra mắt tính năng mua vé trực truyến qua web, app
+ 2018 Chào đón cụm rạp số 40 - Lotte Cinema Phủ Lý
Lotte Cinema hiện vận hành 42 rạp chiếu phim tại Việt Nam, đứng thứ hai về số lượng và
thị phần, sau CGV. Tính từ đầu năm, chuỗi đã tăng thêm một rạp so với thời điểm cuối
năm 2018, tập trung dày ở TP HCM và phân bổ đều Bắc – Trung – Nam. Trong quý
I/2019, Lotte Cinema có kế hoạch mở mới hai cụm rạp.
2. Cơ cấu tổ chức
Bảng 1: sơ đồ bộ máy công ty TNHH Lotte Cinema

Rạp Trưởng
(quản lý chung)

Superisor Superisor Superisor Superisor Superisor


nhân sự kế toán marketing kho cơ sở vật chất

Tuyển Đào Kiểm Báo Truyền Chăm Nhập Xuất Báo Sữa
dụng tạo kê tài cáo tài thông, sóc kho kho cáo hư chữa và
chính chính marketi khách hỏng bảo
ng hàng dưỡng

: quan hệ trực tiếp


Các superisor cũng có chức năng tham mưu cho rạp trưởng
- Vai trò chức năng của các phòng ban
 Rạp trưởng: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về các hoạt động kinh doanh của công ty. Là người trực tiếp quản
lý, định hướng và đưa ra những quyết định đúng đắn cho quá trình phát
triển lâu dài của công ty.

 Quản lý tài chính kế toán: là supervisor tài chính kế toán phụ trách việt
kết sổ sách, tính toán chi phí kết quả, thống kê, kiểm tra việc tính toán,
bảo hiểm, thuế.
 Quản lý marketing:
+ Đưa ra những chiến lược Kinh doanh, Marketing, quan hệ với khách hàng
+ Quản lý các trang mạng xã hội, tiến hành quảng cáo và marketing trên các trang
mạng này.
 Quản lý cơ sở vật chất: là supervisor chịu trách nhiệm quản lý về cơ sở vật
chất của công ty. Kiểm tra cơ sở vật chất , sửa chữa và bảo dưỡng các thiết
bị hư hỏng, bào cáo tình hình cơ sở vật chất của công ty cho tổng công ty
Lotte Cinema.
 Quản lý kho: là supervisor chịu trách nhiệm về nhập và xuất kho. Kiểm kê
hàng hóa và báo cáo số lượng .
 Quản lý nhân sự: là supervisor chịu trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo
nhân sự.
3. Tầm nhìn sứ mệnh và triết lý kinh doanh
a. Tầm nhìn, sứ mệnh
- Là chi nhánh của Lotte Cinema Việt Nam thuộc tập đoàn Lotte Hàn Quốc, với
mục tiêu xây dựng Lotte Cinema trở thành một hệ thống rạp chiếu phim hiện đại
hàng đầu tại Việt Nam vượt qua đồng hương CJ Entertainment, tầm nhìn năm
2020 trở thành tập đoàn đứng top 10 Global Asian Group. Định hướng của doanh
nghiệp là có thể nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như nâng
cao lợi thế cạnh tranh của Lotte Cinema trong việc đưa ra quyết định lựa chọn
khách hàng tại Việt Nam, giành lại thị phần vốn dĩ thuộc về Lotte Cinema trong
những năm qua, đồng thời một lần nữa khẳng định vị thế của Lotte trong tâm trí
khách hàng.
- Công ty TNHH Lotte Cinema mong muốn mang lại cho khách hàng, những
người yêu thích điện ảnh, trải nghiệm sống động, chân thật cùng những giây
phút thư giãn tuyệt đối bên gia đình, bạn bè và người thân.
b. Triết lý kinh doanh
Lotte Cinema đặt triết lý quan tâm, lấy khách hàng làm trọng tâm, luôn tận tâm và không
ngừng cải tiến dịch vụ nhằm mang đến những trãi nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.
Bên cạnh đó Lotte Cinema còn hướng đến việc xay dựng một môi trường làm việc thân
thiện, quan tâm và năng động.
4. Sản phẩm dịch vụ chính
- Cấu trúc quá trình xem phim tại Lotte Cinema cơ bản sẽ thực hiện các bước sau:
Đến rạp -> giữ xe -> đến quầy bán vé -> xếp hàng -> đặt chỗ -> thanh toán -> lấy
vé -> vào cửa phòng chiếu -> soát vé -> xem phim -> ra về.
Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ như đặt vé quá mạng thì không phải thực hiện 1
vài bước trên.
- Dịch vụ chính: cũng là giá trị cốt lỗi của Lotte Cinema đó là dịch vụ xem phim
với mong muốn đem lại cho quý khách, những người yêu thích điện ảnh, trải
nghiệm sống động, chân thật cùng những giây phút thư giãn tuyệt đối bên gia
đình, bạn bè và người thân.
5. Tình hình kinh doanh hiện tại
- Thời điểm 05/06/2021 cầu cứu Thủ tướng vì đối mặt nguy cơ phá sản
Dữ liệu từ báo cáo tài chính của Lotte Shopping LTD. cho thấy, mảng rạp chiếu phim nói
chung tại các chi nhánh của công ty, trong đó có Việt Nam có tình hình kinh doanh cũng
không mấy khả quan.

Trong năm 2020, doanh thu hợp nhất từ hoạt động chiếu phim của Lotte Shopping LTD.
ghi nhận 266 tỷ won (khoảng 5.500 tỷ đồng), tương ứng giảm trên 65% so với năm 2019.

Lợi nhuận hoạt động đạt âm 160 tỷ won (hơn 3.300 tỷ đồng) năm 2020, trong khi đó ghi
nhận ở năm 2019 là 1 tỷ won (khoảng 20 tỷ đồng). Báo cáo cũng ghi rõ tại Việt Nam,
lượng khách tới phòng vé giảm gần 30% so với năm 2019.

Theo QandMe, Lotte có 49 rạp chiếu phim tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 5,
Lotte Cinema đã thông báo đóng cửa hàng loạt cụm rạp tại TP HCM, Hội An, Long
Xuyên. Trước đó, họ cũng đã phải tạm đóng cửa ở các cơ sở là Hải Dương, Phủ Lý, Ninh
Bình trong đợt dịch Tết Nguyên đán 2021.

Vào giữa tháng 5, các doanh nghiệp kinh doanh rạp chiếu phim tại Việt Nam, bao gồm cả
Thiên Ngân, BHD, CGV và Lotte Cinema, đã gửi văn bản trình Thủ tướng Chính phủ và
các bộ ngành liên quan về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp điện ảnh vượt qua khó khăn vì
đại dịch Covid-19.

Một số phương án hỗ trợ được các doanh nghiệp kiến nghị gồm hỗ trợ duy trì lao động
tránh sa thải hàng loạt (hơn 10.000 lao động trong ngành) bằng việc xem xét cho rạp
chiếu phim sớm được hoạt động trở lại khi đảm bảo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, cùng
những hỗ trợ giải quyết khủng hoảng về thanh toán cho doanh nghiệp, hỗ trợ bình ổn rạp
chiếu phim khi rạp hoạt động trở lại. Các kiến nghị hỗ trợ giải quyết khủng hoảng về
thanh toán gồm: Chính sách hỗ trợ nhằm tái cấu trúc nợ vay, cấp gói tín dụng ưu đãi mới;
cấp tài trợ hoặc gia hạn thời gian nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và phí công đoàn cho tất cả các doanh nghiệp điện ảnh đến hết ngày 31-12-2021;
Giảm 50% thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp điện ảnh thu được và hoãn việc nộp thuế giá
trị gia tăng phải nộp đến hết ngày 31-12-2021, miễn hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân đối
với người lao động của các doanh nghiệp điện ảnh; Có chính sách vận động, hỗ trợ các
doanh nghiệp bất động sản tạo điều kiện để các doanh nghiệp cho thuê mặt bằng miễn
giảm tiền thuê, phí dịch vụ cho các đơn vị rạp chiếu phim trong thời gian phải đóng cửa
vì dịch bệnh và ít nhất 6 tháng kể từ khi rạp hoạt động trở lại…
- Thời điểm sau giãn cách xã hội tại các thành phố lớn 30/9/2021
6. Tình hình trong lĩnh vực cinema

Hiện nay, rạp chiếu phim đã trở thành một điểm đến quan trọng trong cuộc sống giải trí
của người Việt Nam.

Sau khi Luật Điện ảnh ra đời năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, điện ảnh Việt
Nam đã có bước tiến mới. Chính sách tự do phát triển ngành điện ảnh đi cùng xã hội hóa
ngành này thì thị trường điện ảnh của Việt Nam đang trở thành miếng bánh hấp dẫn trong
mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Với tiềm lực tài chính hùng mạnh, CGV và Lotte đã nhanh chân mở rộng và trở thành thị
trường chính tại Việt Nam. Ban đầu là hệ thống Lotte Cinema, chỉ trong một thời gian
ngắn, Lotte đã chiếm 30% thị phần rạp chiếu phim. Sau Lotte, một doanh nghiệp khác là
CGV cũng nhanh chóng tràn vào, chiếm phần lớn còn lại miếng bánh này, với 43% thị
phần. 
Như vậy, chỉ riêng CGV và Lotte Cinema, 73% thị phần chiếu phim Việt đã nằm trong
tay doanh nghiệp nước ngoài đến từ Hàn Quốc. 27% còn lại thuộc về 3 doanh nghiệp
khác là Platinum Cineplex của Indonesia và hai doanh nghiệp nội là Công ty cổ phần
phim Thiên Ngân (Galaxy Cinema) và Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (Star Cineplex). 
Theo số liệu của Cục Điện ảnh, số lượng phòng chiếu phim trên cả nước năm 2018 là 901
phòng với 130.900 ghế, ước tính doanh thu chiếu phim thương mại là 3.500 tỷ đồng.

Thị trường rạp chiếu phim phát triển mạnh, tuy nhiên, phát hành phim chỉ khởi sắc tại các
thành phố lớn và chủ yếu do hãng phim nước ngoài. Họ được phép nhập phim và với
cách làm năng động của họ, hầu hết các phim trên các cụm rạp đều được chiếu đồng loạt
với các nước trên thế giới nên giới trẻ luôn hào hứng đón nhận. Các rạp nhà nước đang
gặp rất nhiều khó khăn với tình trạng rạp xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, thiếu nguồn
phim…

Sự phát triển này đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng doanh thu của thị trường điện ảnh dao
động từ 20-25% mỗi năm. Nhu cầu giải trí của giới trẻ ngày càng tăng, việc kinh doanh
rạp chiếu phim tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng trong những năm tới, sẽ mang đến
nhiều cơ hội có các nhà đầu tư. Theo Quyết định 2156/QĐ-TOT ngày 11/11/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam,
đến năm 2030, Việt Nam dự kiến sẽ đạt số lượng 1.050 rạp chiếu phim (trong đó 80%
tổng số phòng chiếu thuộc khu vực kinh tế tư nhân), với 210 triệu khán giả mỗi
năm. Phấn đấu đưa điện ảnh Việt Nam đến năm 2020 là một trong những nền điện ảnh
hàng đầu khu vực Đông Nam Á, đến năm 2030 là nền điện ảnh có vị trí vững chắc trong
khu vực châu Á.

 Ảnh hưởng bởi đại dịch


Năm 2020, do đại dịch COVID-19, hệ thống rạp chiếu phim tại các thành phố lớn bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng trong thời gian giãn cách xã
hội.

Tháng 5-2020, sau khi được phép mở cửa trở lại, dù có nhiều chính sách khuyến mãi, kích
cầu nhưng số lượng khán giả đến rạp, doanh thu chỉ đạt gần 30% so với cùng kỳ năm 2019.

Cục Điện ảnh và nhiều đại biểu nhận định: Thị trường điện ảnh Việt Nam phát triển mạnh
nhưng chưa phải là thị trường điện ảnh bền vững. Vì hơn 70% doanh thu thị trường điện
ảnh đến từ phim nước ngoài, doanh thu phim trong nước chiếm dưới 30%.

Tại Việt Nam, sau khi dịch bệnh tạm lắng đợt tháng 3 vừa qua, một số phim ra rạp đã có
doanh thu khủng như Bố Già (395 tỷ đồng), Kong vs Godzilla (135 tỷ đồng), Lật mặt
48H (163 tỷ đồng, theo Box Office Vietnam). (6/2021)

Thành công về mặt doanh thu của các bộ phim này cho thấy khán giả vẫn có nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật giải trí và nhu cầu xã hội rất cao sau một thời gian dài các hoạt
động này bị đóng băng. Với những bộ phim có nội dung chất lượng tốt, sức mua của
người xem vẫn cực kỳ dồi dào, đủ để lấp đầy các rạp phim liên tục không ngừng nghỉ.
Nền điện ảnh vì thế cũng hứa hẹn một tương lai tươi sáng và khởi sắc hơn để từng bước
phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

You might also like