You are on page 1of 12

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần I: Khái quát tổng quan về công ty chứng khoán Bảo Việt
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty chứng khóan Bảo Việt
Công ty cổ phần chứng khóan Bảo Việt là một trong những công ty
chứng khóan đầu tiên tại Việt Nam được thành lập từ năm 1999. Vốn điều lệ
của công ty tại thời điểm cuối năm 2007 là 150.000.000.000 đồng đến ngày
28/2/2008 công ty đã tăng vốn lên 450.000.000.000 đồng. Trụ sở chính của
công ty nằm tại số 8 Lê Thái Tổ, quận Hòan Kiếm, Hà Nội. Ngành nghề kinh
doanh của công ty bao gồm :
- Môi giới chứng khóan
- Tự doanh chứng khoán
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Quản lý danh mục đầu tư
- Tư vấn :
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán
+ Tư vấn cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp
+ Tư vấn tài chính và quản trị doanh nghiệp
+ Tư vấn phát hành chúng khoán
+ Tư vấn tái cơ cấu , mua bán và sát nhập doanh nghiệp
- Lưu ký chứng khoán.
*Sự ra đời của công ty chứng khóan Bảo Việt
Công ty chứng khóan Bảo Việt (bvsc) chính thức hoạt động kể từ ngày
26/11/1999 theo giấy phép hoạt động à hoạt động theo số 01/GPHĐKD do
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 056655 đăng ký lần đầu 20/07/1999, thay đồi lần thứ 5 ngày 15/11/2006 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Cổ đông sáng lập của công ty
là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Công ty chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 26/11/1999 với mức vốn điều lệ là 43 tỷ đồng.
*Quá trình phát triển của CTCK Bảo Việt
Sau tám năm hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam, công ty
chứng khóan Bảo Việt đã phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng hoạt động.
Trải qua hai lần tăng vốn điều lệ, đến cuối năm 2007 vốn điều lệ của công ty
đạt 150 tỷ đồng :
+ Vốn điều lệ khi thành lập (11/1999) 43 tỷ đồng

2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Vốn điều lệ sau đợt tăng vốn lần 1 (04/2006) 49,45 tỷ đồng
+ Vốn điều lệ sau đợt tăng vốn lần 2 (11/2006) 150 tỷ đồng
Cuối tháng 12 năm 2007, Đại hội đồng cổ đông của công ty đã thông qua
quyết định tăng vốn điều lệ lần thứ 3 bằng việc chào bán 30 triệu cổ phiếu cho
cổ đông hiện hữu. Ngòai ra, việc trở thành một thành viên của một tập đoàn
tài chính hàng đầu Việt Nam cũng góp phần nâng cao vị thế và sức mạnh tài
chính của công ty. Ngày 28/11/2005, BVSC trở thành một thành viên của Tập
đòan Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt. Tập đoàn được thành lập theo đề án cổ
phần hóa Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 310/2005/QĐ- TTG. Bên cạnh sự tăng trưởng về quy mô, chất
lượng hoạt động của công ty cũng được chú trọng và cải tiến. Năm 2006 được
đánh giá là năm thành công của công ty chứng khoán Bảo Việt khi công ty
nhận được hai danh hiệu có uy tín dành cho các doanh nghiệp Việt Nam:
+ 13/10/2006: BVSC nhận giải Nhãn hiệu cạnh tranh cấp quốc gia
trong cuộc bình chọn Nhãn hiệu Cạnh tranh – Nổi tiếng Quốc gia do Hội sở
hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức
+ Trong năm 2006, BVSC được bình chọn là Thương hiệu Việt Uy tín
Chất lượng do Mạng Thương hiệu Việt bình chọn, đón nhận bảng vàng và thư
chúc mừng của Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Việc cổ phiếu của công ty được chính thức niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khóan tập trung vào ngày 18 tháng 12 năm 2006 đã khẳng định uy tín,
chất lượng, hiệu quả kinh doanh và quy mô hoạt động của BVSC.
1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động
Ra đời từ năm 1999 khi Luật Chứng khóan chưa có tại Việt Nam, công
ty chứng khóan Bảo Việt được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ
họp thứ V thông qua ngày 12/6/1999. Hiện nay, hoạt động của công ty chịu sự
chi phối của Luật Doanh nghiệp được thông qua ngày 29/11/2005, Luật

3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chứng khoán, các luật khác có liên quan và Điều lệ hoạt động của công ty.
Mô hình tổ chức công ty chứng khóan Bảo Việt cũng tương tự như mô
hình tổ chức hiện đại của các tổ chức tài chính, bao gồm khối kinh doanh và
khối văn phòng.
+ Khối kinh doanh (front office): gồm bộ phận Tư vấn tài chính; bộ
phận môi giới; bộ phận tự doanh và bộ phận phân tích. Các bộ phận này thực
hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty
+ Khối văn phòng (back office): gồm bộ phận Quan hệ công chúng tiến
hành hoạt động quảng bá sản phẩm và quan hệ công chúng; bộ phận Kế hoạch
– Tổng hợp thực hiện các công việc liên quan đến hành chính tổng hợp, quản
trị ; bộ phận kế toán thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán; bộ phận Dịch
vụ khách hàng hỗ trợ khách hàng; bộ phận IT đảm nhiệm quản trị hệ thống.

4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

ĐẠI HỘI ĐỒNG


CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG


QUẢN TRỊ

BAN
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG QUAN HỆ
QUỐC TẾ
PHÒNG TƯ VẤN

PHÒNG
KẾ HOẠCH – TỔNG HỢP
PHÒNG GIAO DỊCH

PHÒNG
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG TỰ DOANH

PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH


HÀNG
PHÒNG PHÂN TÍCH VÀ TƯ
VẤN ĐẦU TƯ
PHÒNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN

CHI NHÁNH
TP. HỒ CHÍ MINH

Cũng giống các công ty cổ phần khác, cơ cấu bộ máy quản lý của công
ty bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc,
Ban Kiểm sóat và các phòng ban.
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty,
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người do cổ đông ủy quyền
+ Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản
lý cao nhất của công ty, có nghĩa vụ quản trị công ty giữa 2 kỳ đại hội. Hội
đồng quản trị của công ty gồm có 5 thành viên, nhiệm kỳ của Hội đồng quản
trị và của mỗi thành viên là 3 năm.
+ Ban Kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lệ trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh,
các báo cáo tài chính của công ty. Ban Kiểm soát công ty gồm có 3 thành
viên, nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát và của mỗi thành viên là 3 năm.
+ Ban Tổng Giám đốc: do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ
chức điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo chiến
lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội
đồng quản trị thông qua. Giám đốc là người đại diện trước pháp luật của công
ty, thành viên ban Tổng giám đốc có nhiệm kỳ là 3 năm.

6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần 2. Hoạt động cơ bản của công ty

2.1. Hoạt động môi giới


Theo Luật Chứng khóan, môi giới chứng khoán là việc công ty chứng
khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.
Đây là hoạt động quan trọng nhất của công ty chứng khóan Bảo Việt vì
hoạt động này mang lại doanh thu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh
thu của công ty. Năm 2005, tỷ trọng doanh thu từ môi giới còn khá khiếm tốn
14,34%. Trong năm 2006, doanh thu từ hoạt động môi giới đã lên tới 34,8 tỷ
đồng, chiếm 42,17% tổng doanh thu và đạt 195% kế hoạch. Chỉ riêng 9 tháng
đầu năm 2007, doanh thu môi giới đã là 111,306 tỷ đồng, đạt 89,76% mức kế
hoạch. Tầm quan trọng của hoạt động môi giới ở BVSC còn thể hiện ở tốc độ
tăng doanh thu của hoạt động này và tốc độ tăng số lượng tài khỏan mở tại
công ty.
Bảng 2.1 – Doanh thu hoạt động môi giới qua các năm
(đơn vị: VNĐ)

Bảng 2.2 - Số lượng tài khoản mở tại công ty qua các năm

7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Theo số liệu thống kê, BVSC có thị phần môi giới cao nhất trên thị
trường , năm 2005 là 22% còn năm 2006 là 17%. Ngoài ra, khách hàng của
BVSC rất đa dạng, không chỉ là các cá nhân tổ chức trong nước, mà còn bao
gồm cá nhân và các tổ chức tài chính lớn nước ngòai. Một số tổ chức nước
ngòai có danh tiếng như Merrill Lynch, UBS, JP Morgan Chase, Citi group,
Deustch Bank.
Kết quả trên đạt được một phần do sự phát triển vượt bậc của thị trường
và một phần do BVSC đã chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ. BVSC là một trongnhững công ty chứng khóan có số
lượng máy nhập lệnh nhiều nhất, gồm 9 máy tại HOSE và 5 máy tại HASTC.
Hơn nữa, công ty còn triển khai dịch vụ đặt lệnh trực tuyến với công nghệ sử
dụng do Bloomberg cung cấp.
Để hỗ trợ, tư vấn cho nhà đầu tư, BVSC còn cung cấp thông tin đến

8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

khách hàng thông qua các kênh như Bản tin tuần, Bản tin tháng, trang tin điện
tử, báo cáo phân tích thị trường. Đồng thời, BVSC liên kết với các tổ chức tài
chính khác để cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính cho khách hàng như cho vay
cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứg khóan, cho vay hỗ trợ
kinh doanh chứng khóan.
2.2. Hoạt động tự doanh
Theo Luật Chứng khóan,tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng
khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình. Đây là hoạt động bắt buộc
phải có nếu công ty muốn triển khai hoạt động bảo lãnh phát hành chứng
khóan , theo Điều 60 Luật Chứng khóan 2007.
Hoạt động tự doanh chưa phải là môt thế mạnh của công ty. Tỷ trọng
doanh thu từ hoạt động tự doanh còn khá khiêm tốn. Năm 2005 hoạt động này
chỉ mang về hơn 1,7 tỷ đồng doanh thu chiếm 7,7% tổng doanh thu. Năm
2006 doanh thu từ tự doanh tăng lên 18,7 tỷ (22,71%) và 9 tháng đầu năm
2007 hoạt động này có sự tăng trưởng mạnh, doanh thu lên tới 118,1 tỷ đồng
(39,11%) – tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Nếu so sánh với một số
các công ty chứng khóan khác cũng đã hoạt động hơn 5 năm trên thị trường
chứng khóan thì tỷ trọng này còn khiêm nhường. Ví dụ như SSI, công ty
chứng khóan Sài Gòn được thành lập từ năm 2000, hoạt động tự doanh luôn
chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, do SSI có mức vốn
điều lệ tăng trưởng khá cao và cao hơn nhiều so với BVSC nên công ty có
điều kiện kinh doanh với quy mô lớn.

9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 2.3- Mức vốn điều lệ của SSI và BVSC qua các năm
(đơn vị: tỷ đồng)

2.3. Hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khóan
Theo Luật Chứng khóan, bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ
chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục
trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng
khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại
chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành
trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Do hoạt động bảo lãnh được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát
triển dài hạn của công ty nên tỷ trọng doanh thu từ hoạt động này của BVSC
là tương đối cao so với các công ty chứng khóan khác. Đồng thời, BVSC
cũng là công ty chiếm thị phần bảo lãnh lớn nhất ở Việt Nam. Năm 2005,
doanh thu từ bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 45%, tương đương với
10,1 tỷ. Năm 2006 và 9 tháng đầu năm 2007 mặc dù doanh thu từ bảo lãnh
tăng (13 tỷ trong năm 2006 và 48 tỷ trong ba quý đầu năm 2007) nhưng tỷ
trọng doanh thu từ dịch vụ này giảm hẳn chỉ còn chiếm 15%-16,8%. Tuy

10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nhiên nếu so sánh với công ty chứng khóan Sài Gòn thì tỷ lệ này chỉ chiếm
dưới 10%. Trên đồ thị về thị phần hoạt động bảo lãnh của các công ty chứng
khoán ở Việt Nam, BVSC luôn chiếm thị phần tương đối lớn trong hai năm
2005 và 2006. Nếu như năm 2005 BVSC chiếm 25% và chỉ đứng sau công ty
chứng khóan của Ngân hàng ngoại thương, thì đến năm 2006, BVSC đã dẫn
đầu với thị phần chiếm 26%.
Là một thành viên của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt, BVSC
có ưu thế về uy tín và duy trì được nhiều mối quan hệ đối tác. Điều này giúp
công ty ký được nhiều hợp đồng bảo lãnh với các khách hàng lớn, ví dụ như
công ty cổ phần sữa Việt Nam và công ty cổ phần Nhựa Bình Minh. Ngoài
ra, BVSC còn tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và
trái phiếu doanh nghiệp, ví dụ như đợt phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu doanh
nghiệp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
2.4. Hoạt động tư vấn Tải bản FULL (21 trang): https://bit.ly/3n2jhBa
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Theo Luật Chứng khóan, tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty
chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo
phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.
Với các hình thức tư vấn phong phú và đa dạng, BVSC đã duy trì một thị
phần khá ổn định cho mình trên thị trường tư vấn ở Việt Nam mặc dù thị phần
của BVSC không phải là cao so với các công ty chứng khoán khác. Điều này
thể hiện ở việc thị phần của BVSC không có biến động lớn trong các năm
2005 và 2006. Năm 2005, thị phần của BVSC là 19% chiếm tỷ trọng cao nhất,
đến năm 2006, BVSC rút xuống vị trí thứ 3 (17%) sau công ty chứng khóan
Sài Gòn và công ty chứng khóan của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam (BSC). Về mặt giá trị, doanh thu từ hoạt động tư vấn không có biến
động nhiều qua các năm, từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2007, hoạt động
này mang lại khoảng 4-6 tỷ đồng doanh thu, vì vậy tỷ trọng doanh thu từ tư
vấn giảm mạnh theo các năm. Năm 2005 doanh thu hoạt động này chiếm 18%

11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thì năm 2006 chỉ còn 8% và 3 quý đầu năm 2007 là 1,7%.
Bảng 2.4 – Doanh thu từ hoạt động tư vấn qua các năm
(đơn vị: VNĐ)

*Các hình thức tư vấn của BVSC


+ Tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp
Hoạt động tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp bao gồm
hỗ trợ tái cấu trúc vốn trước và sau khi chuyển đổi, định giá doanh nghiệp và
định giá chứng khóan. Trong năm 2005, tổng số hợp đồng ký kết và thực hiện
đạt hơn 185 hợp đồng mang về hơn 4 tỷ đồng doanh thu, tăng 140% so với
năm 2004. Một số khách hàng lớn sử dụng dịch vụ tư vấn của BVSC như :
Công ty Bóng đèn Điện Quang; Công ty Kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội;
Công ty Cổ phần Nhựa Bao Bì Tân Tiến, Công ty Dây cáp điện Taya Việt
Nam, Công ty Xi măng Hà Tiên, Công ty May Việt Tiến, Công ty Vận tải
Dầu khí. 3527324

12

You might also like