You are on page 1of 2

Võ Nguyên Giáp

-Còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội
Nhân dân Việt Nam, một trong những người sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ
Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

-Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc
nhất trong lịch sử Việt Nam.[3] Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

-là chỉ huy trưởng của các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954), Chiến tranh Việt Nam
(1955–1975) và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979).

-Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và cho tới nay là người duy
nhất 2 lần được tặng thưởng huân chương này (lần thứ nhất vào năm 1950 và lần thứ hai vào năm 1979).

Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Địa chỉ: Đảo Vũng Chùa – Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.

cách Đèo Ngang - Hoành Sơn Quan Quảng Bình khoảng 4km. Nếu có dịp đến Quảng Bình, bạn đừng quên
dừng chân lại nơi đây để bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn của mình đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Phan Đình Giót

Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, mở màn trận đánh chiến dịch Điện Biện Phủ ở Him Lam.

Bộ đội Đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ
chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn
như mưa xuống trận địa, khiến nhiều chiến sỹ của ta liên tục hy sinh. Để đánh mục tiêu phòng thủ kiên cố này,
bộ đội ta đã chuyển sang dùng bộc phá

Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả bộc phá nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng
đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, lợi dụng thời cơ, ông vọt lên tiến công lô cốt số 2, ném thủ
pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt xung phong này, ông bị thương vào vai và đùi, mất máu rất
nhiều.

Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị chặn lại, Phan Đình
Giót bò đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất
máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to:[3] " Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân " ”

Rồi vươn người lấy đà, dùng thân mình vào bịt kín lỗ châu mai của địch. Tiếng súng đạn bỗng im bặt, nhưng
chiến sĩ Phan Đình Giót đã hi sinh, toàn thân anh bị bom đạn kẻ thù bắn nát. Thi thể Phan Đình Giót đã lấp kín
lỗ châu mai, quân Pháp bên trong bị vướng không bắn ra được nữa, quân Việt Nam chớp thời cơ xông lên tiêu
diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch
Điện Biên Phủ.[3]
Phan Đình Giót đã hy sinh lúc 22 giờ 30 phút ngày 13/3/1954 ở tuổi 32. Ông là một trong 16 anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Báo Quân đội nhân dân

Báo Quân đội nhân dân [1] là cơ quan báo chí trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, là cơ quan của
Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam, là tiếng nói của lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. Bí
thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập: Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ

Báo ra số đầu tiên vào ngày 20/10/1950 tại bản Khau Diều - Định Biên Thượng - Định Hóa - Thái Nguyên.

Lê Văn Tám

là tên của một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương của Việt Nam với chiến tích nổi bật
là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi
là một biểu tượng anh hùng cách mạng, được nhắc tới cho đến tận ngày nay trong sách giáo khoa để các em
thiếu nhi học tập tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc.
[1]

You might also like