You are on page 1of 2

Thành viên: Trần Đoàn Việt K36 Lí

Vũ Duy Nguyên
Cây đa Tân Trào
A. Giới thiệu:
- Lời chào, giới thiệu tên nhóm (thành viên).
- Giới thiệu về cây đa Tân Trào – nhân chứng cho những sự kiện lịch sử hào hùng
của con người Tuyên Quang trong thời kì kháng chiến.
B. Nội dung:
1. Vị trí địa lí:
- Nằm trên vùng đất địa linh sánh đôi cùng với rất nhiều di tích lịch sử thiêng liêng
khác, cây đa Tân Trào là cây cổ thụ nằm ở đầu làng Kim Long – hiện là Tân Lập, xã
Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Thuộc 1 phần trong chiến khu Tân
Trào..
2. Đặc điểm:
- Trong những năm tháng cũ, cây đa Tân Trào cành lá cây cổ thụ sum suê và tươi
tốt, gồm 2 cây mọc cách nhau tầm 10m. Khi ấy người dân địa phương gọi thân
quen bằng cái tên “cây đa ông” – “cây đa bà”.
- Năm 1993, do ảnh hưởng của một trận bão, “cây đa ông” bị đổ, chỉ còn lại một
nhánh nhỏ. Còn “cây đa bà” không tránh khỏi được quy luật “sinh tử”, dần có
những dấu hiệu xấu, lá ngả vàng, một số ngọn bị chết. Đến năm 2008, cây đa Tân
Trào chỉ còn sót lại duy nhất một cành hướng Đông Bắc của “cây đa bà” còn sống
nhưng là phát triển không tốt, phần rễ chính của cây gần như đã chết.
- Trước tình hình cấp bách đó, chính quyền địa phương đã phối hợp với các tổ
chức, doanh nghiệp đưa ra các phương án chăm sóc và hồi sinh cho cây đa Tân
Trào. Bằng nhiều nỗ lực, sau 2 năm cây đa Tân Trào đã dần phục hồi, xuất hiện
thêm nhiều chồi non, báo hiệu sự sống sẽ nảy nở mạnh mẽ.
- Và cho đến ngày nay, “cây đa bà” đã phát triển thành 2 cụm rễ gồm 38 rễ lớn
nhỏ, tán rộng tỏa bóng xanh mát. Nhánh nhỏ của “cây đa ông” cũng đã phục hồi
và phát triển thành cụm cây mới tươi tốt. Xung quanh trồng thêm 6 cây đa con
tượng trưng cho 6 huyện của tỉnh Tuyên Quang.
3. Lịch sử:
- Tháng 5 đến tháng 8/1945 , Tân Trào vinh dự được lãnh tụ Hồ Chí Minh, Trung
ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh chọn làm căn cứ địa để chuẩn bị lãnh đạo cuộc
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Tháng 6/1945, Khu giải phóng bao gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn ,Lạng Sơn , Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang được thành lập và Tân Trào (Tuyên Quang) được
chọn là “Thủ đô lâm thời Khu giải phóng”.
- Khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm
lược (1946 – 1954) , Tân Trào lại được chọn làm “Trung tâm thủ đô kháng chiến” ,
nơi đặt trụ sở làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng ,Chính phủ ,
Quốc hội.
- Do đó, cây đa Tân Trào trở thành nơi chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của đất
nước, đặc biệt vào thời kì tiền khởi nghĩa tháng Tám 1945.
- Tại nơi đây ngày 13/8/1945, Đảng CSVN đã tiến hành hội nghị toàn quốc để
quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- 16/8/1945, đại hội quốc dân cũng đã họp thông qua 10 chính sách lớn của Việt
Minh quy định Quốc kì lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca và bầu ra ủy
ban Giải phóng dân tộc Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ
tịch.
- Chiều 16/8/1945 dưới bóng cây đa Tân Trào, Việt Nam Giải phóng quân đã làm
lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đông chí
Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và sau đó tiến quân về giải phóng Hà
Nội.
- Sáng 17/8/1945, Bác Hồ đã đọc lời thề thiêng liêng trong lễ ra mắt Quốc dân tại
nơi đây và có câu nói bất hủ: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu,
dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc
lập”.
- Sau đó, dân tộc ta giành được độc lập với chiến thắng cách mạng tháng 8 năm
1945.
C. Kết luận:
- Cây đa Tân Trào đã luôn và sẽ mãi là nhân chứng sống cho những sự kiện kháng
chiến hào hùng của nhân dân Việt Bắc, đặc biệt là người dân Tuyên Quang.
- Hi vọng các bạn sẽ 1 lần đến thăm cây đa Tân Trào, tìm hiểu được thêm nhiều
lịch sử của quê hương ta và giới thiệu với bạn bè các tỉnh khác về di tích này.
“Mình về mình có nhớ ta, mái đình Hồng Thái cây đa Tân trào”.
- Lời chào, cảm ơn.

You might also like