You are on page 1of 2

CHỢ BẾN THÀNH

Chợ Bến Thành là một ngôi chợ lớn nằm ở trung tâm thành phố, đường Lê Lợi,
quận 1, phường Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh. Đối diện chợ là công trường Quách
Thị Trang, nay là nhà ga tàu ngầm Bến Thành. Từ một khu chợ được dựng bên bờ sông
Bến Nghé vào thế kỷ 17, chợ Bến Thành chuyển mình thành một công trình kiên cố
mang tính biểu tượng của Sài Gòn.
Hình thành từ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, ban đầu, khu chợ
được xây bằng gạch, sườn gỗ và lợp tranh, nằm ven sông Bến Nghé, ở một bến cận thành
Quy (thành Gia Định) nên có tên là Bến Thành. 
Tuy nhiên, vào khoảng giữa năm 1911, khu chợ trở nên xuống cấp và có nguy cơ
bị sụp đổ. Để tránh rủi ro, người Pháp đã chọn khu vực ao Bồ Rệt (Marais Boresse), lấp
bằng và quy hoạch 4 mặt đường, từ đó xây dựng một ngôi chợ mới vững chãi hơn. Đó
chính là vị trí chợ Bến Thành cho đến nay. 
Sau hơn 100 năm hiện diện cùng với những đổi thay của thành phố lịch sử này,
hình ảnh chợ Bến Thành gắn liền với bao thế hệ thị dân Sài Gòn, mang vẻ đẹp hoa lệ
ngày xưa và nhịp sống năng động ngày nay.
Với diện tích hơn 13.000m2, chợ Bến Thành là nơi buôn bán và trao đổi hàng hóa
của người dân Sài thành cũng như các vùng phụ cận, với gần 6.000 tiểu thương và
khoảng 1.500 sạp hàng, níu chân hàng nghìn lượt khách mỗi ngày.
Vào ngày 31/3/1914 thì dự án xây lại chợ Bến Thành xuất hiện từ năm 1894,
nhưng đến năm 1912 mới khởi công xây dựng. Chợ Bến Thành chính thức làm lễ khai thị
vào ngày 28/3/1914.
Chợ Bến Thành trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Sau đợt trùng tu lớn vào năm
1985, từ nhà lồng chợ cho đến các gian hàng đều được làm mới, chỉ có kiến trúc bên
ngoài và tháp đồng hồ là được giữ nguyên.
Tọa lạc ở khu vực trung tâm thành phố, sau hơn 100 năm, chợ Bến Thành không
chỉ là nơi kinh doanh buôn bán mà còn là nơi chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm của
mảnh đất Sài thành. 
Chợ Bến Thành thiết kế 4 cửa chính giáp 4 mặt đường và 12 cửa phụ tỏa ra 4
hướng. Mỗi cửa chính bao gồm nhiều mặt hàng phổ biến để du khách có thể tham quan
hoặc thưởng thức tại chỗ.
 Cửa Nam (cổng chính) nằm ở đường Lê Lợi, nhìn ra quảng trường Quách
Thị Trang, là nơi bày bán các loại vải vóc, quần áo, thực phẩm khô. Đặc
biệt, nơi cửa Nam còn đặt tháp đồng hồ 3 mặt được giữ nguyên từ lúc khởi
dựng, thu hút rất nhiều người đến check-in chụp ảnh.
 Cửa Bắc nằm ở đường Lê Thánh Tôn, dẫn vào hàng thực phẩm tươi sống,
trái cây. 
 Cửa Ðông nằm ở đường Phan Bội Châu, là thiên đường bánh kẹo, mỹ
phẩm.
 Cửa Tây nằm ở đường Phan Chu Trinh, tập trung các gian hàng giày dép,
hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm.
Chợ bắt đầu mở cửa hoạt động từ 4h sáng tại khu vực cửa Bắc với các sạp hoa quả
và mặt hàng tươi sống loại cao cấp cung cấp thực phẩm cho các gia đình, quán ăn và nhà
hàng lớn trong thành phố. Đến 8 – 9h sáng, các quầy, sạp ở ba cửa chính Đông, Tây,
Nam, các cửa phụ và trong lồng chợ… đồng loạt mở cửa đón khách từ khắp nơi đổ về.
Các tiểu thương ở chợ Bến Thành ngày nay không còn mang hình ảnh những phụ
nữ cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó như trước đây nữa mà đều là những nhà kinh
doanh thực thụ. Họ trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc thời thượng và đặc biệt là nói ngoại ngữ
rất lưu loát, từ Anh, Hoa, Nhật, Hàn, Pháp, Đức và thậm chí cả tiếng Campuchia. Chuyện
người bán hàng nói hai, ba ngoại ngữ một cách thông thạo không còn là mới ở chợ Bến
Thành. Theo một nhân viên ban quản lý chợ, có đến 80 – 90% nhân viên bán hàng của
các quầy quần áo, mỹ phẩm, thổ cẩm, hàng lưu niệm… nói được ít nhất hai ngoại ngữ trở
lên.
Đến đây quý anh chị có thể mua các loại trang phục quần áo khác nhau, đặc sản
khô, đồ trang sức và quý anh chị lưu ý giúp em là mình có thể trả giá, mặc cả nhưng mức
trả giá nên giảm từ ¼ đến ½ so với giá người bán chào là hợp lý nhất. Và nếu không có
nhu cầu mua gì thì quý anh chị có thể đi bộ ngắm nhìn, không nên chạm vào những mặt
hàng rồi đặt xuống vì những người bán hàng không thích điều này và khá khó chịu. Hơn
hết quý anh chị hãy cẩn thận túi của mình để tránh bị móc trộm hay cướp giật.

You might also like