You are on page 1of 10

Vai trò của thương thảo xã hội trong việc tổ chức không gian vỉa hè

Thái độ của cư dân đô thị đối với quyền sở hữu vỉa hè

Vỉa hè là một không gian công cộng nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền. Những
chính sách, luật lệ được đưa ra để quản lí sử dụng khai thác vỉa hè trong một khuôn khổ,
tránh mọi tình trạng tư hữu hóa không gian cho những mục đích cá nhân.

Khi người Pháp bắt đầu xây dựng đô thị ở Sài Gòn, không gian vỉa hè được thiết kế như
một không gian công cộng chuyển tiếp giữa lề đường và công trình nhằm tạo không gian
di chuyển cho người đi bộ cách biệt với lòng đường dành cho ô tô, đồng thời cũng là
không gian xã hội gắn kết con người với con người, con người với đô thị. Tuy nhiên,
trong lịch sử, ta nhận thấy chính quyền luôn gặp khó khăn trong việc quản lí quyền vỉa
hè. Người Pháp, trong khi cố gắng thắt chặt quy định nhằm kiểm soát các hành vi trên
không gian công cộng, sự hạn chế về lực lượng quản lí đã tạo điều kiện cho hàng rong
phát triển nhiều nơi trong thành phố. Những người dân bản địa xuất thân từ nông thôn
và các khu phố ở Chợ Lớn cố gắng thích nghi văn hoá buôn bán của họ trong bối cảnh
mới, mặc cho sự khác biệt về hình thái không gian hay quản lí chính trị.

Văn hóa sinh hoạt của người bản


địa trên không gian công cộng thuộc địa – (C) Trung tâm lưu trữ dữ liệu thuộc địa (CAOM)
1945-1950
Sự phát triển của văn hoá vỉa hè bắt đầu diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn Đổi mới khi
chính quyền cộng sản đề ra chính sách nới lỏng quản lí vỉa hè nhằm khuyến khích thương
mại. Vỉa hè trong giai đoạn đó trở thành một không gian kinh tế được khai thác khá tự
do. Mặc dù Nhà nước vẫn nắm vai trò về quản lí, nhưng sự lập lờ về quy định quyền vỉa
hè đã nảy sinh tâm lí sở hữu không gian trong thị dân. Người dân có xu hướng tư hữu
hóa không gian vỉa hè trước nhà nhằm phục vụ cho việc buôn bán. Quá trình này diễn ra
trong một thời gian khá dài (20 năm) trong khi những vấn đề mà nó sinh ra chưa thật sự
nghiêm trọng trong bối cảnh đô thị thời đó.

Vào năm 2008, Quyết định 74 của UBND thành phố là bước thay đổi đầu tiên trong cách
quản lí lòng lề đường vỉa hè nhằm thắt chặt về mặt quản lí, sử dụng. Luật đưa ra những
quy định rõ ràng về điều kiện vỉa hè được phép khai thác, những hoạt động được cấp
phép cũng như thủ tục xin phép. Theo quyết định 699/QD UBND năm 2013 thì không
một con đường nào trong trung tâm thành phố được phép kinh doanh trên vỉa hè, chỉ 53
con đường được phép sử dụng một phần vỉa hè cho việc đậu xe. Dễ dàng nhận thấy nếu
những quy định này được thực thi nghiêm ngặt thì nó sẽ tác động rất lớn đến thói quen
sử dụng và lợi ích cá nhân của cư dân, dẫn đến một sự mâu thuẫn lớn giữa văn hóa vỉa hè
và quản lí đô thị. Vì thế, mặc dầu biết có luật cấm nhưng những hành vi lấn chiếm, sử
dụng trái phép vẫn tiếp tục diễn ra.

Trong quá trình nghiên cứu phản ứng của cư dân đô thị đối với chiến dịch dọn dẹp vỉa hè
năm 2017 (dẫn đầu bởi Phó chủ tịch UNND quận 1 Đoàn Ngọc Hải), rất nhiều những
người buôn bán tỏ ra phẫn nộ khi lực lượng đô thị trấn áp tháo dỡ quầy hàng của họ,
nhất là những người buôn bán hàng rong. Họ thường đề cập đến vấn đề kinh tế, an sinh
xã hội khi nhắc đến vai nhà của nhà nước trong việc quản lí vỉa hè mà không màng gì đến
sự thật rõ ràng là họ đang lấn chiếm vỉa hè trái phép . Người dân thường có xu hướng
nhìn vỉa hè trên khía cạnh kinh tế, văn hóa, những lợi ích gắn liền với đời sống thực tiễn
của họ hơn là bản chất thực sự của vỉa hè và thể chế quản lí đô thị. Nếu nhìn lại quá trình
ra đời, biến đổi của vỉa hè song song với sự phát triển của văn hóa vỉa hè trong suốt
chiều dài hơn một thập kỉ, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được tại sao tư duy như vậy lại
quá hiển nhiên trong tâm tưởng cư dân đô thị.

Cuộc sống vỉa hè trở thành


một phần ăn sâu vào trong văn hóa, tâm tưởng của người Việt, kéo theo những quan điểm và
hành vi mâu thuẫn với nguyên tắc quản lí đô thị
Sự thương thảo xã hội là nền tảng cho sự hoạt động của vỉa hè
Trong bộ luật giao thông do nhà nước quy định, vỉa hè được định nghĩa là một không
gian chức năng dành cho người đi bộ, thế nhưng cũng đồng thời đưa ra chính sách cho
phép các thành phố sử dụng tạm thời linh hoạt vỉa hè cho các hoạt động khác tùy theo
điều kiện địa phương. Nắm bắt tình hình đô thị hiện tại, thành phố đã ban hành những
quy định cho phép chia sẻ không gian vỉa hè cho việc buôn bán, để xe, các hoạt động văn
hóa, lễ hội. Hiển nhiên, những không gian công cộng này luôn chịu sự quản lí của Nhà
nước, tức là có một hệ thống những quy định, nguyên tắc, hình phạt, giấy phép để điều
chính các hành vi trên vỉa hè theo một chuẩn mực nhất định và nhằm đảm bảo cho việc
chia sẻ lợi ích cân đối giữa các bên. Nhưng như những gì đã phân tích về hệ thống quản
lí, việc thực thi quy định vỉa hè không được hoàn toàn đảm bảo theo đúng pháp luật. Vấn
đề này thường xuất phát từ việc lực lượng quản lí đô thị không quản lí chặt chẽ, dung
thứ cho nhiều trường hợp vi phạm. Nhiều giả thiết được đưa ra cho nguyên nhân, sự
tham ô, khả năng kiểm soát không đủ, sự đồng cảm với các tầng lớp lao động,… Nhưng
dù bất kể nguyên nhân gì thì cách quản lí không nhất quán giữa pháp luật và thi hành
như vậy đã hợp pháp hóa một cách không chính thức quyền sử dụng vỉa hè của các
trường hợp lấn chiếm sai với quy định.

Vỉa hè là không gian công cộng thuộc sự quản lí của chính quyền thành phố nhưng
lại mang tính địa phương, dính líu đến những cư dân trực tiếp sống trong nó, cách nó
hoạt động chịu ảnh hưởng từ sự tương tác giữa các nhân tố này. Sự vận động của vỉa hè,
khi không chịu sự quản lí chặt chẽ của pháp luật, phải sở hữu một hệ thống quy tắc khác
để làm cơ sở cho sự hoạt động của nó. Những nghiên cứu cho thấy vỉa hè có xu hướng
hoạt động với một logic dựa trên sự thương thảo xã hội, hình thành một loại cơ chế
ngầm không chính quy tồn tại song song với sự quản lí của chính quyền. Cơ chế này sinh
ra bởi nhu cầu chia sẻ lợi ích một cách tự nhiên giữa các nhân tố sử dụng vỉa hè. Các cơ
chế ở mỗi nơi sẽ không giống nhau tùy thuộc vào các tác nhân vỉa hè, hoạt động, môi
trường ngoại cảnh.

Sự thương thảo là cách giúp cho vỉa hè được tối ưu hóa khả năng sử dụng không gian
của nó. Trong khi những quy định về phạm vi sử dụng vỉa hè chỉ mang tính chất chung và
không cụ thể cho từng trường hợp, rất nhiều không gian vỉa hè dù có khả năng cung cấp
nhiều nhu cầu nhưng không được hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các hộ gia đình
không kinh doanh có thể cho thuê một phần tầng trệt và vỉa hè mặt tiền cho những quầy hàng
nhỏ, nằm gọn trong không gian giới hạn vốn được quy định cho việc để xe và vì thế không gây
cản trở cho việc lưu thông của người đi bộ trên vỉa hè. Tuy việc cho thuê lại với chức năng thay
thế không hợp pháp nhưng nó góp phần giải quyết tình trạng thiếu không gian trong đô thị. (C)

TQB-2016 Một quán ăn cơi nới chỗ


ngồi trên vỉa hè vào khung giờ ăn trưa để phục vụ cho nhu cầu của công nhân viên văn phòng
xung quanh, vỉa hè sau đó lại được dọn dẹp sạch sẽ. Với cách thức chiếm dụng vỉa hè có chừng
mực và vào khung giờ hợp lí, các hoạt động này ảnh hưởng rất ít đến giao thông, trật tự đường
phố Hàn Thuyên từng là một khu
vực “cà phê bệt” nổi tiếng với giới trẻ Sài thành, nằm ngay cạnh nhà thờ Đức Bà trên trục lớn Lê
Duẩn. Công việc được chia thành từng ô cỏ lớn trồng cây không được tiếp cận và các lối đi hẹp
theo ô bàn cờ. Trên các lối đi, những người bán hàng bố trí các tờ báo hoặc tờ các tông như một
cách đánh dầu ngầm vị trí ngồi cho “khách”. Những quầy nước di động được đặt trong một góc
kín đáo để tránh sự giám sát của trật tự đô thị, những nhân viên đi vòng quanh công viên với bộ
đàm để chào mời khách hàng, bằng cách này, họ vấn có thể kinh doanh mà không cần lộ diện ra
không gian công cộng. Ở đây có nhiều nhóm bán hàng và dường như có một sự liên kết ngầm
nhằm phân chia địa bàn hoạt động và tương trợ khi có người đi tuần tra.
Văn hóa vỉa hè trong bối cảnh hiện đại hóa đô thị

Văn hóa vỉa hè – di sản đô thị của Sài Gòn ?

Cuộc sống vỉa hè tạo nên sức sống và linh hồn cho đô thị

Hồn đô thị được hình thành từ sự sôi động nhộn nhịp của các hoạt động vỉa hè ; Chúng
tạo nên cá tính và sức cuốn hút cho không gian công cộng

Đường sá không chỉ được xem là cơ sở hạ tầng, mà nó là một phần của đô thị, gắn kết
với những chức năng kinh tế, chính trị, xã hội và cuộc sống thường nhật của cư dân. Vỉa
hè cho ta một câu chuyện về văn hóa đường phố SG, được biểu hiện trên một hình thái
không gian công cộng thông thường nhưng vận hành trong một bối cảnh xã hội, chính trị
đặc trưng khiến nó trở nên đặc biệt. Sự sôi động nhộn nhịp của vỉa hè tạo nên sự cuốn
hút cho không gian này. Trong một ngày, không gian vỉa hè có thể là “sân khấu” cho
nhiều phân cảnh khác nhau của cuộc sống đô thị, được tổ chức theo những khung giờ
thường nhật. Vỉa hè vừa là nơi các chòm xóm gặp gỡ trò chuyện với nhau, vừa là nơi các
hàng quán bán hàng hóa, thực phẩm. Rất nhiều hoạt động được gắn với hình ảnh vỉa
hè và trở thành một nét văn hóa: cà phê vỉa hè, trà đá vỉa hè, Người ta thích ngồi nhấm
nháp cà phê trên những chiếc ghế nhựa và nhìn đường phố không chỉ vì nó rẻ, gần nhà,
mà còn vì nó thoải mái và thú vị hơn ngồi trong không gian máy lạnh. Rõ ràng, vỉa hè
tham gia nhiều vào cuộc sống thường nhật của người dân và giữ một hình ảnh nhất định
trong quan niệm của cư dân đô thị về thành phố họ đang sống.

Nhiều nhà văn hóa từng ca ngợi vỉa hè như là một đặc sản đô thị tạo nên giá trị văn hóa
cho SG. Theo một khảo sát của SLAB với các du khách quốc tế từ bốn nhóm ngôn ngữ
khác nhau xem họ chia sẻ những gì về chuyến tham quan thành phố, 40% những trao đổi
là về vỉa hè. Đối với phần lớn khách du lịch, cuộc dạo bộ trên vỉa hè như một hành trình
khám phá thành phố: thưởng thức món ăn đường phố, trò chuyện với người bản địa,
ngồi nhâm nhi ly cà phê trên chiếc ghế nhựa “huyền thoại” và ngắm nhìn cuộc sống đô
thị. Đô thị Sài Gòn khiến nhiều du khách hồi tưởng về quá khứ và tiếc rằng cuộc sống vỉa
hè đã biến mất khỏi quê hương họ (Kim, 2015)

Những văn hóa đô thị này sẽ mất đi ?

Hiện đại hóa đô thị ngay từ sau giai đoạn Đổi mới 1986 đã trở thành một khẩu hiệu
trong chiến lược phát triển của các nhà hoạch định. Lý tưởng này đi kèm với quá trình
Đô thị hóa và Công nghiệp hóa, được thực hiện bởi nhiều dự án, công trình nâng cấp cơ
sở hạ tầng, tu sửa, mở rộng thành phố. Quy hoạch đô thị ở VN chịu ảnh hưởng của tư
duy đô thị công năng. Làm thế nào để di chuyển hiệu quả hơn? Làm thế nào tổ chức hệ
thống giao thông, không gian công cộng để dễ dàng quản lí hơn?

Nhìn vào những khu đô thị mới được xây dựng trong 2 thập kỉ gần đây ở quận 7, quận 2,
chúng ta dễ dàng nhận ra một hình thái đô thị quy chuẩn hướng đến sự thuận tiện, thông
thoáng, an toàn. Mô hình nhà ở chủ yếu tập trung vào hai loại: căn hộ biệt thự hoặc nhà
chung cư cao tầng, những hình thức thường thấy trong quy hoạch ở các nước đang phát
triển. Trong cả hai trường hợp, những tòa nhà thường được gắn kết với hệ thống đường
sá rộng rãi cho phép di chuyển bằng ô tô, vỉa hè thông thoáng với cây xanh, những không
gian công cộng, không gian vui chơi, không gian mua sắm tập trung trong những khu
thương mại, trong những công viên lớn thay vì phân tán nhỏ lẻ như trong đô thị truyền
thống. Như ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, những không gian công cộng không còn thực sự
là công cộng khi mạng lưới camera được thắt chặt để đảm bảo an ninh trật tự cho khu
phố. Những tấm biển “Không được chụp hình” được dán bên ngoài hàng rào các khu
chung cư như một dấu hiệu cho sự biến mất của tính chất công cộng của không gian.
Chính quyền quản lí mong muốn “văn minh hóa” dân cư bằng việc nghiêm cấm những
hoạt động mang tính chất cộng đồng: không người lạ, không làm ồn, không buôn bán
hàng rong, không tụ tập đông người. Rõ ràng, cuộc sống đô thị ở đây quá khác biệt, thậm
chí là trái ngược với những gì diễn ra ở SG mà chúng ta được biết. Liệu có quá đáng
không khi nhận xét rằng, những khu đô thị mới như PMH thiếu đi cuộc sống xã hội, điều
làm cho nó trở nên tẻ nhạt, nhàm chán?

Những vấn đề mà văn hóa vỉa hè sinh ra về mặt trật mỹ quan tự đô thị là điều dễ dàng
nhận thấy. Thế nên dễ hiểu khi tư duy hiện đại hóa coi hàng rong vỉa hè là văn hóa lỗi
thời, coi sự đa chức năng của vỉa hè là một yếu tố khó kiểm soát và không phù hợp với
xã hội văn minh. Thế nhưng những khía cạnh tích cực của nó thì sao ? Liệu có thể tạo ra
một văn hóa vỉa hè «thời kỳ mới » phù hợp hơn với sự phát triển đô thị.

Sự tái tạo văn hóa đô thị trong những không gian đương đại

Nỗ lực của thành phố trong việc duy trì văn hóa vỉa hè đường phố

Tháng 8/2017, UBND quận 1 đã chính thức khai trương phố hàng rong nhằm tạo điều
kiện cho người dân buôn bán trên vỉa hè, giải quyết nhu cầu về không gian buôn bán.
Đây là khu vực thí điểm đầu tiên cho mô hình hợp thức hóa hàng rong vỉa hè bằng cách
tập trung các quán hàng rong trên một địa điểm được quy hoạch sẵn. Các gian hàng của
những người kinh doanh hàng rong đều được qua chọn lọc xét duyệt dựa trên hoàn cảnh
và phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trật tự đô thị trên tuyến phố.
Những người bán hàng rong không những được thuê không mất phí, còn được hỗ trợ về
mặt trang thiết bị. Theo một ghi nhận từ báo chí, sau một tháng đi vào hoạt động, phố
hàng rong thu hút rất nhiều khách. Sự hấp dẫn và giá cả hợp lí vốn đã là một điểm mạnh
của các món ăn vỉa hè, trong dự án này, những gian hàng rong được hợp pháp hóa với
một vị trí thuận lợi trong trung tâm thành phố, lại được quản lí về mặt vệ sinh an toàn
thực phẩm nên chuyện chúng nhanh chóng được ưa chuộng cũng không khó hiểu

Sở hữu vị trí trung tâm


gần các khu cao ốc văn phòng, phố hang rong Nguyễn Văn Chiêm luôn tấp nập khách
Dự án này là một dấu hiệu cho thấy thái độ ủng hộ của người quản lí đối với văn hóa vỉa
hè. Từ một thành phần kinh tế không chính quy, hàng rong được hợp pháp hóa trong
pháp luật. Và có thể trong thời gian tới, chính quyền thành phố sẽ đưa ra những cơ chế
luật và chính sách quản lí hàng rong đồng thời với việc tạo điều kiện cho hàng rong hoạt
động thay vì cấm trong luật và thả lỏng trong việc quản lí như trước nay.

Có thể thấy, chính nhờ sự kiện dọn dẹp vỉa hè quận 1 đầu năm 2017 mà hàng loạt các
phóng sự, trao đổi thảo luận với các luận điểm đa dạng nhiều chiều được đưa lên bàn
cân, nhờ đó góp phần thay đổi cách nhìn của nhà quản lí về hàng rong nói riêng và vỉa hè
nói chung. Dự án “phố hàn rong” của thành phố có thể coi như một bước tiến trong quan
điểm và cách ứng xử của nhà quản lí khi khía cạnh văn hóa cũng được quan tâm chứ
không chỉ giải quyết bài toán kinh tế. Văn hóa vỉa hè đang dần được lưu tâm mặc dù
những bất cập của nó, và thay vì tìm cách loại bỏ, nó đang được điều chỉnh và đưa vào
khuôn khổ để thích nghi với bối cảnh đô thị hiện đại, trật tự hơn.

Nhìn nhận lại khái niệm trật tự đô thị và vai trò của vỉa hè trong bối cảnh đô
thị đương đại

Vỉa hè nên được nhìn nhận như một không gian đa chức năng, đa văn hoá

Giải thích cho sự thất bại của chiến dịch dọn dẹp vỉa hè, tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa cho
rằng một trong những nguyên nhân quan trọng là cách nhìn của chính quyền đối với vấn
đề vỉa hè. Xuất phát từ quan điểm sự mất trật tự của vỉa hè như hiện nay đến từ sự quản
lí yếu kém và tình trạng vô ý thức không chấp hành pháp luật của người dân, chiến dịch
như một sự răn đe bất ngờ và quyết liệt. Nhưng chính sự quyết liệt thiếu tính toán và dự
trù khiến chiến dịch khó nhận được sự đồng thuận từ phía người dân và đạt hiệu quả lâu
dài. Cái chính quyền cần làm là thay vì tiến hành một chiến dịch (mang tính thời điểm,
ngắn hạn) thì cần một đề án nghiên cứu, khảo sát, tham khảo chuyên gia, lấy ý kiến nhân
dân để có thể đề xuất mô hình thử nghiệm, điều chỉnh trong quá trình triển khai thực tế.
(Nguyen, 2017) Và tất nhiên, để có được hành động đó, chính quyền cần biết nhận thức
đúng đắn về tình trạng và vai trò của vỉa hè. Nếu thừa nhận vỉa hè như một không gian
đa văn hóa và nhiều nhân tố cùng chia sẻ lợi ích trên vỉa hè thì mới có thể đưa ra chiến
lược và cách ứng xử phù hợp.

Các xe bán đồ ăn
lưu động ở Paris phải đăng ký kinh doanh, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và
tuân thủ các quy định về sử dụng không gian công cộng

Có hàng trăm phố


hàng rong được quy hoạch rải rác ở các quận của Bangkok, họ phải tuân thủ các quy định về an
toàn thực phẩm, giá bán và giờ giấc được phép kinh doanh. Các khu ẩm thực như thế này đóng
góp rất nhiều vào sức hấp dẫn du lịch của thành phố
Theo TS Đinh Thị Thanh Bình, Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý GTVT – Trường
đại học GTVT Hà Nội, xét về chức năng của vỉa hè, không gian đi bộ là quan trọng nhất,
vỉa hè phải đảm bảo 20 – 40% lưu lượng chuyến đi của người dân. Tuy nhiên vỉa hè gắn
với kế sinh nhai, là đặc trưng văn hóa cho nên không thể cấm toàn bộ, nơi nào bố trí
được địa điểm, không ảnh hưởng đến trật tự giao thông, thì cho phép đưa một số hoạt
động kinh doanh văn hóa như: quầy sạp báo, hàng ăn uống… vào riêng một số khu vực
nhất định. Cần quy hoạch những khu vực được phép buôn bán ở vỉa hè, chỗ nào không
được phép, bố trí sắp xếp và đưa vào trật tự vừa đảm bảo mỹ quan đô thị.

Có thể thấy, trong bối cảnh đô thị của HCM, việc nhìn nhận vỉa hè như một không gian
đa chức năng, đa văn hóa không chỉ xuất phát từ việc đề cao, bảo tồn di sản văn hóa đô
thị mà còn là một cách giúp giải quyết những vấn đề về kế sinh nhai của người lao động,

Trật tự vỉa hè – một khái niệm linh hoạt thay đổi tùy theo bối cảnh

Trật tự vỉa hè về cơ bản có thể cho là tình trạng vỉa hè được sử dụng đúng chức năng cơ
bản của nó, là phần gắn liền với đường phố dành ưu tiên tối đa cho hoạt động đi bộ. Tuy
nhiên, nếu hiểu trật tự vỉa hè một cách đơn giản là tất cả các vỉa hè trong đô thị đều phải
trống thoáng hoàn toàn, tuyệt đối không có các hoạt động khác như buôn bán, đậu xe…
thì ở một chừng mực nào đó, vô hình trung đã triệt tiêu các hoạt động đô thị gắn liền với
vỉa hè; tạo ra những vỉa hè thiếu sức sống, không đáp ứng nhu cầu phong phú của đô thị,
từ đó phát sinh mâu thuẫn không thể giải quyết giữa mục tiêu quản lý và thực tế đô thị.
Định nghĩa của trật tự vỉa hè vì thế nên biến đổi để phù hợp với từng hoàn cảnh khác
nhau. Trong nhiều trường hợp, thay vì cố gắng ngăn cản những hoạt động vốn hiển
nhiên vì nó không thỏa mãn với trật tự theo định nghĩa hiện tại thì hợp thức hóa nó và
đưa vào quản lí là cách giúp cho việc quản lí dễ dàng hơn và trật tự vỉa hè dễ được đảm
bảo hơn.

You might also like