You are on page 1of 14

Dưới đây là một dàn ý cho một bài thuyết trình về thực trạng của các biển báo

giao thông ở quận Bình


Thạnh và quận 3:

I. Giới thiệu

A. Mục đích của bài thuyết trình

B. Vai trò của biển báo giao thông trong hệ thống giao thông đô thị

C. Phạm vi và ngữ cảnh nghiên cứu: Quận Bình Thạnh và quận 3

II. Tầm quan trọng của biển báo giao thông

A. An toàn giao thông: giảm nguy cơ tai nạn

B. Hướng dẫn và hỗ trợ cho người tham gia giao thông

C. Đóng góp vào việc duy trì trật tự và thông suốt giao thông

III. Thực trạng của các biển báo giao thông ở quận Bình Thạnh và quận 3

A. Thừa, thiếu biển báo


Nếu để ý, người tham gia giao thông hiện nay sẽ phải hoảng sợ vì số lượng những biển
báo giao thông trên đường quá nhiều đến mức khó hiểu. Trên tuyến đường từ xa lộ Hà
Nội vào nội thành, ta bắt gặp một hệ thống các biển báo dày đặc. Nếu để ý, người tham
gia giao thông hiện nay sẽ phải hoảng sợ vì số lượng những biển báo giao thông trên
đường quá nhiều đến mức khó hiểu. Trên tuyến đường từ xa lộ Hà Nội vào nội thành, ta
bắt gặp một hệ thống các biển báo dày đặc. Cụ thể, ngã ba của đường Điện Biên Phủ -
đường D2 với 26 biển báo đặt rất gần nhau. Người điều khiển phương tiện chưa hết bàng
hoàng thì lại đụng phải hàng chục biển báo vòng xoay Hàng Xanh.
đi trên vài tuyến đường khu vực quận 1, quận 3 các bạn sẽ bắt gặp quá nhiều ngã tư có
trên 15 biển báo giao thông trên đường như: đoạn Võ Văn Tần - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ
Văn Tần - Cách Mạng Tháng Tám, Cách Mạng Tháng Tám - Điện Biên Phủ, Nguyễn Huy
Tự - Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh)… Trên tất cả các tuyến đường trong nội thành,
cứ cách 30-50m lại có một biển báo. Rồi góc ngã tư Điện Biên Phủ - Cao Thắng cũng có ít
nhất 10 biển báo, chạy tới Nguyễn Thị Minh Khai – Cao Thắng cũng gần 20 biển báo…
Điều hiếm nơi nào trong cả nước lại có nhiều biển báo giao thông ghi bằng chữ như tại
TPHCM. Hầu hết các tuyến đường trong nội thành, đặc biệt trên tuyến hành lang xuyên
tâm như Điện Biên Phủ, Ba Tháng Hai, Cách Mạng Tháng Tám… có nhiều biển báo thể
hiện bằng chữ, thậm chí trích cả đoạn trong một quyết định về giao thông (?!). Đặc biệt, tại
ngã tư Hàng Xanh có 2 tấm biển như thế đặt kề nhau với dòng chữ "Cấm xe tải có trọng
tải từ 2,5 tấn trở lên hoặc có tổng trọng tải từ 5 tấn trở lên lưu thông từ: 6 giờ đến 21 giờ.
Cấm xe tải dưới 2,5 tấn lưu thông…". Thậm chí có nơi, trên một cột có đến ba biển báo
nhiều chữ như thế. Theo lãnh đạo Phòng CSGT Đường bộ Công an TPHCM, quy định
của luật giao thông đường bộ, các biển báo hiệu hướng dẫn giao thông phải là những biểu
tượng có tính hiệu lệnh. Người lưu thông chỉ cần liếc qua cũng có thể hiểu, còn những
biển hướng dẫn có quá nhiều chữ sẽ gây khó khăn cho người lưu thông.

Cái thừa thứ hai là trong khi chúng ta bỏ ra khá nhiều tiền để cắm đủ các loại biển báo
trên khắp thành phố thì cơ quan hữu quan lại không tìm một giải pháp hợp lý để các biển
báo này phát huy tác dụng. Một ngã tư có đến trên 20 biển báo tín hiệu phải chăng là hợp
lý? Như vậy, người lưu thông đến đây muốn hiểu hết các quy định khi lưu thông vào tuyến
đường này phải dừng xe lại ít nhất vài phút? Đồng thời không ít nơi trong thành phố có
những biển báo giao thông không hề có tác dụng, thậm chí có những biển báo giao thông
đã "rơi" khỏi vị trí của nó nhưng chẳng được cơ quan chức năng quan tâm như ở ngã tư
Cao Thắng - Nguyễn Thị Minh Khai.
Trong khi nhiều nơi ở nội thành, biển báo được mọc lên như nấm và rất "chi tiết" thì
ngược lại không ít các tuyến đường ngoại vi thành phố lại rất thiếu các biển hướng dẫn
giao thông khiến nhiều người đã lúng túng khi xử lý tình huống như những tuyến đường
có mật độ giao thông dày đặc như xa Lộ Hà Nội, quốc lộ 13…
B. Biển báo bị hỏng hóc, mờ phai, núp lùm, …

Việc biển báo giao thông bị hỏng hóc, mờ phai, hoặc bị núp lùm là một vấn đề đáng chú ý
ở nhiều địa phương, bao gồm cả Quận Bình Thạnh và Quận 3 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực trạng này không những làm xấu bộ mặt đô thị mà còn ảnh hưởng đến người đi
đường. Đã có không ít người bị phạt, bị tai nạn vì vô tình đi sai luật.
- Những biển báo hỏng thì thường tập trung ở khu vực xa trung tâm thành phố hơn
như khu vực Bình Quới của quận Bình Thạnh hay những khu vực ít người quan
tâm đến mặc dù ở trung tâm. 1 vài vd là

Nhiều người đi tới ngã ba đường Huỳnh Tịnh Của và đường


Huỳnh Mẫn Đạt (phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM) bối rối với
tấm bảng chỉ đường bị xoay ngược, tấm bảng này vừa không có tác
dụng chỉ đường, vừa gây khó khó khăn cho người tham gia giao
thông.

Chú Thiện (67 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh), chạy xe ôm tại khu vực này
cho biết: “Tấm bảng này lúc trước treo đúng, nhưng về sau bị lỏng ốc nên
bị quay ngược lại. Bảng hư nhưng không thấy ai đến sửa. 10 người đến
đây tìm đường mà gặp tôi là hết 10 người hỏi đường này đi đâu, vì không
thể nhìn được biển báo chỉ dẫn này”
Không chỉ bị xoay ngược lại, các biển báo giao thông trên đường Nguyễn
Cửu Vân (phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HCM) cũng trong tình
trạng móp méo và mờ nhạt, thậm chí có nơi chỉ có cây cột giao thông
nhưng không có biển báo.
“Tôi thấy các biển báo giao thông ở khu vực này móp méo cũng lâu rồi,
có chỗ thì mờ không thấy hình ảnh bên trong, nhiều khi đi trên đường
không biết đó là biển báo nào, có tác dụng gì và đặc biệt hơn là nó làm
mất vẻ đẹp mỹ quan đô thị. Rất mong cơ quan chức năng sửa chữa lại
để giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi lại, chấp hành tốt luật giao
thông”- bạn Nguyễn Thị Ngọc Quý, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM
chia sẻ.
Con số chiều cao an toàn cần thiết trên biển báo ở đường Phan Văn Hân, phường 17,
quận Bình Thạnh đã bị mờ

Ở quận 3 là 1 khu vực đông đúc có vẻ được quản lí về mĩ quan đô thị tốt hơn nên mình chưa tìm thấy
những biển hỏng hóc ở quận 3.
- Dù vậy, tình trạng biển báo bị che lấp thì vẫn có thể xảy ra ở khu vực trung tâm như quận 3 vì có nhiều
cây xanh, ví dụ như

Đoạn nút giao Tú Xương – Nam kì khởi nghĩa có biển báo cấm rẽ phải hoàn toàn bị cây che lấp từ xa.
Không chỉ biển báo mà cả trụ đèn giao thông Trên đường Lý Chính Thắng cũng bị cây lấp
Chính con đường này cũng có dạng biển báo bị che lấp tương tự

Không những vậy, cột báo này cũng trở thành nơi treo bảng quảng cáo cho thuê nhà,
thuê phòng, vừa trông nhếch nhác vừa khiến người đi đường không đọc được biển tên
đường. Ảnh chụp vào sáng ngày 10- 5-2022 tại ngã ba đường Lương Ngọc Quyến -
Đặng Thùy Trâm (phường 13, quận Bình Thạnh, TPHCM).
không những bị cây che phủ, biển báo đường Bạch Đằng ở Bình Thạnh còn gây khó hiểu khi Hai biển
báo cách nhau 10m trên đường Bạch Đằng, một biển cho rẽ phải, rẽ trái nhưng
một biển lại cấm xe ô tô rẽ trái.
Trước 1 trụ sợ Eximbank quận 3 cũng có tình trạng tương tự.

Khu vực Bình Thạnh thì chúng ta có Thanh Đa diễn ra điều tương tự
Hoặc đoạn đầu cầu Sài Gòn.

C. Sự không hợp lí trong việc đặt và sử dụng biển báo

D. Các vấn đề phổ biến và tác động tiêu cực lên giao thông đô thị

IV. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên

A. Thiếu sự quản lý và bảo trì hiệu quả từ phía chính quyền địa phương

B. Sự thiếu thông tin và ý thức của cộng đồng địa phương

C. Vấn đề về nguồn lực và ngân sách

V. Hậu quả của tình trạng bất cập của các biển báo giao thông

A. Tăng nguy cơ tai nạn giao thông

B. Gây bất tiện và khó khăn cho người tham gia giao thông

C. Ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và phát triển của địa phương

VI. Giải pháp và đề xuất

A. Tăng cường quản lý và bảo trì định kỳ cho các biển báo giao thông
B. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng địa phương

C. Tối ưu hóa sử dụng nguồn lực và ngân sách cho công tác bảo trì và cải thiện hạ tầng giao thông

VII. Kết luận

A. Tóm tắt các điểm chính

B. Tầm quan trọng của việc cải thiện tình trạng của các biển báo giao thông

C. Mời thảo luận và đóng góp ý kiến từ phía khán giả

You might also like