You are on page 1of 27

I.

Thực trạng của các biển báo giao thông ở quận Bình Thạnh và quận 3
1. Tầm quan trọng của biển báo giao thông
- Biển báo giao thông đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc duy trì an toàn
và thông suốt cho giao thông đường bộ. Chúng là ngôn ngữ hình thức trên các tuyến
đường, cung cấp thông tin quan trọng về hướng đi, nguy cơ, quy định và hạn chế tốc
độ. Bằng cách cung cấp hướng dẫn và cảnh báo, biển báo giúp người lái xe và người
đi bộ hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và hành vi cần thực hiện để tránh tai nạn
và duy trì trật tự giao thông. Đồng thời, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo ra một môi trường giao thông đồng nhất, giúp tăng cường sự hiểu biết và tuân thủ
quy định giao thông từ tất cả người tham gia.
2. Thực trạng biển báo giao thông
A. Thừa, thiếu biển báo
Nếu để ý, người tham gia giao thông hiện nay sẽ phải hoảng sợ vì số lượng
những biển báo giao thông trên đường quá nhiều đến mức khó hiểu. Trên tuyến đường
từ xa lộ Hà Nội vào nội thành, ta bắt gặp một hệ thống các biển báo dày đặc.
Cụ thể, ngã ba của đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Gia Trí với 26 biển báo đặt
rất gần nhau. Người điều khiển phương tiện chưa hết bàng hoàng thì lại đụng phải
hàng chục biển báo vòng xoay Hàng Xanh. Đi trên vài tuyến đường khu vực quận 1,
quận 3 các bạn sẽ bắt gặp quá nhiều ngã tư có trên 15 biển báo giao thông trên đường
như: đoạn Võ Văn Tần - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Văn Tần - Cách Mạng Tháng Tám,
Cách Mạng Tháng Tám - Điện Biên Phủ, … Trên tất cả các tuyến đường trong nội
thành, cứ cách 30-50m lại có một biển báo. Rồi góc ngã tư Điện Biên Phủ - Cao
Thắng cũng có ít nhất 10 biển báo, chạy tới Nguyễn Thị Minh Khai – Cao Thắng cũng
gần 20 biển báo…
Chúng ta bỏ ra khá nhiều tiền để cắm đủ các loại biển báo trên khắp thành phố
thì cơ quan hữu quan lại không tìm một giải pháp hợp lý để các biển báo này phát huy
tác dụng. Một ngã tư có đến trên 20 biển báo tín hiệu phải chăng là hợp lý? Như vậy,
người lưu thông đến đây muốn hiểu hết các quy định khi lưu thông vào tuyến đường
này phải dừng xe lại ít nhất vài phút? Đồng thời không ít nơi trong thành phố có
những biển báo giao thông không hề có tác dụng, thậm chí có những biển báo giao
thông đã "rơi" khỏi vị trí của nó nhưng chẳng được cơ quan chức năng quan tâm như
ở ngã tư Cao Thắng - Nguyễn Thị Minh Khai.
Trong khi nhiều nơi ở nội thành, biển báo được mọc lên như nấm và rất "chi
tiết" thì ngược lại không ít các tuyến đường ngoại vi thành phố lại rất thiếu các biển
hướng dẫn giao thông khiến nhiều người đã lúng túng khi xử lý tình huống như những
tuyến đường có mật độ giao thông dày đặc như xa Lộ Hà Nội, quốc lộ 13… Và những
vị trí này nằm ngoài phạm vi chủ đề của chúng ta nên mình sẽ không đề cập thêm nữa.
B. Biển báo bị hỏng hóc, mờ phai, núp lùm, …
Việc biển báo giao thông bị hỏng hóc, mờ phai, hoặc bị núp lùm là một vấn đề
đáng chú ý ở nhiều địa phương, bao gồm cả Quận Bình Thạnh và Quận 3 của Thành
phố Hồ Chí Minh.
Thực trạng này không những làm xấu bộ mặt đô thị mà còn ảnh hưởng đến
người đi đường. Đã có không ít người bị phạt, bị tai nạn vì vô tình đi sai luật.
- Những biển báo hỏng thì thường tập trung ở khu vực xa trung tâm thành phố
hơn như khu vực Bình Quới của quận Bình Thạnh hay những khu vực ít người quan
tâm đến mặc dù ở trung tâm. 1 vài vd là

Nhiều người đi tới ngã ba đường Huỳnh Tịnh Của và đường Huỳnh Mẫn Đạt
(phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM) bối rối với tấm bảng chỉ đường bị xoay
ngược, tấm bảng này vừa không có tác dụng chỉ đường, vừa gây khó khó khăn cho
người tham gia giao thông.
Chú Thiện (67 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh), chạy xe ôm tại khu vực này cho
biết: “Tấm bảng này lúc trước treo đúng, nhưng về sau bị lỏng ốc nên bị quay ngược
lại. Bảng hư nhưng không thấy ai đến sửa. 10 người đến đây tìm đường mà gặp tôi là
hết 10 người hỏi đường này đi đâu, vì không thể nhìn được biển báo chỉ dẫn này”
Không chỉ bị xoay ngược lại, các biển báo giao thông trên đường Nguyễn Cửu
Vân (phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HCM) cũng trong tình trạng móp méo và mờ
nhạt, thậm chí có nơi chỉ có cây cột giao thông nhưng không có biển báo.
Bạn Nguyễn Thị Ngọc Quý, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM chia sẻ: “Tôi
thấy các biển báo giao thông ở khu vực này móp méo cũng lâu rồi, có chỗ thì mờ
không thấy hình ảnh bên trong, nhiều khi đi trên đường không biết đó là biển báo nào,
có tác dụng gì và đặc biệt hơn là nó làm mất vẻ đẹp mỹ quan đô thị. Rất mong cơ quan
chức năng sửa chữa lại để giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi lại, chấp hành
tốt luật giao thông”-
Hay 1 biển báo khác ở Đường Phân Văn Hân đã phai mờ hết chữ.
Ở quận 3 là 1 khu vực đông đúc có vẻ được quản lí về mĩ quan đô thị tốt hơn
nên mình chưa tìm thấy những biển hỏng hóc ở quận 3.
- Dù vậy, tình trạng biển báo bị che lấp thì vẫn có thể xảy ra ở khu vực trung
tâm như quận 3 vì có nhiều cây xanh, ví dụ như
Đoạn nút giao Tú Xương – Nam kì khởi nghĩa có biển báo cấm rẽ phải hoàn toàn bị
cây che lấp từ xa.
Một bbiener báo khác tọa lạc tại đường Lý Chính Thắng thì cũng gặp tình trạng tương
tự.
Không chỉ biển báo mà cả trụ đèn giao thông Trên đường Lý Chính Thắng cũng bị cây
lấp
Không những vậy, cột báo này cũng trở thành nơi treo bảng quảng cáo cho thuê nhà,
thuê phòng, vừa trông nhếch nhác vừa khiến người đi đường không đọc được biển tên
đường.
Không những bị cây che phủ, biển báo đường Bạch Đằng ở Bình Thạnh còn
gây khó hiểu khi Hai biển báo cách nhau 10m trên đường Bạch Đằng, một biển cho rẽ
phải, rẽ trái nhưng một biển lại cấm xe ô tô rẽ trái.
Trước 1 trụ sợ Eximbank quận 3 cũng có tình trạng tương tự.
Hoặc 1 ví dụ khác ở Thanh Đa – Bình Thạnh.
Và đoạn đầu cầu Sài Gòn.
C. Sự không hợp lí trong việc đặt và sử dụng biển báo
- Đối với quận Bình Thạnh, sự không hợp lí nằm ở khu vực ngã tư Hàng Xanh, mời
các bạn xem clip sau:
- Còn đối với khu vực quận 3, sự thiếu hợp lí trong cách sử dụng biển báo thì
mình thấy nó nằm ở việc biển báo được đặt quá trễ, hoặc là không đặt gì luôn. Ví dụ
cụ thể
Ở đường Võ Thị Sáu, ở ngay giữa con đường 1 chiều đột nhiên có 1 biển báo
cấm xe container, nếu bạn là 1 người lái xe công chạy vô tới tận đây mới thấy biển
báo cấm này thì bạn có thể làm được gì ngoài việc đi tiếp.
1 trường hợp khác là khúc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ngay phía trước là trường
Marie Curie, lối rẽ vào đường ngay từ đầu đã không hề có 1 cảnh báo tốc độ tối đa
nào và kể cả biển cảnh báo có trường học phía trước thì cũng không.
D. Vấn đề con người
Ngoài những vấn đề về biển báo ra thì việc người dân không chấp hành biển báo cũng
là 1 vấn đề hiện tại. Ví dụ có thể kể tới như vụ việc này
Đây là công viên thanh đa, dù đường ở đây có biển cấm đỗ nhưng có cả 1 khu chợ tự
phát mọc ra ở đây, làm cho biển báo này không còn ý nghĩa gì. Hoặc đơn giản hơn là
những trường hợp đi ngược chiều dù có biển cấm đi ngược chiều, tụ tập trên cầu dù có
biển cấm tụ tập trên cầu, …
3. Hậu quả của tình trạng bất cập này
- Hậu quả của vấn đề này nói ra thì vô vàn nhưng mình có thể tóm lược nó lại
trong 3 dòng:
+ Tăng nguy cơ tai nạn.
+ Gây bất tiện và khó khăn cho người tham gia giao thông
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và phát triển của địa phương
4. Giải pháp và đề xuất
- Sau đây là một số giải pháp mà mình nghĩ là nên có để giải quyết tình trạng hiện
nay:
- Tăng cường quản lý và bảo trì cho các biển báo giao thông
Cập nhật thường xuyên, thống kê và sửa chữa hệ thống biển báo giao thông,
bao gồm cả công việc sửa chữa và bổ sung các hạng mục an toàn giao thông, nhằm
đảm bảo an toàn và hiệu quả trong khai thác và sử dụng đường bộ.
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm cộng đồng địa phương
UBND các địa phương tăng cường tuyên truyền và phổ biến quy định pháp luật
về quản lý, bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
liên quan để phát hiện và xử phạt kịp thời các vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
- Tối ưu hóa sử dụng nguồn lực và ngân sách cho công tác bảo trì và cải thiện hạ
tầng giao thông
Bằng cách tập trung vào ưu tiên các dự án quan trọng, sửa chữa đúng thời
điểm và tối ưu chi phí, chúng ta có thể tăng cường sức mạnh hạ tầng và cải thiện hệ
thống giao thông một cách bền vững.
E. Giao thông
Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, mỗi loại biển báo giao thông lại mang
những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
- Nhóm biển báo cấm: Biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không
được vi phạm.
- Nhóm biển hiệu lệnh: Báo cho người điều khiển phương tiện biết các điều bắt buộc
phải chấp hành khi tham gia giao thông.
- Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Dùng để báo cho người điều khiển phương
tiện biết trước tính chất của sự nguy hiểm
hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên
tuyến đường tham gia giao thông để chủ động
phòng ngừa kịp thời tai nạn.
- Nhóm biển chỉ dẫn: Dùng để chỉ dẫn hướng
đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp việc điều
khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông
trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
- Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ: Dùng
để thuyết minh bổ sung nội dung cho các
nhóm biển còn lại.
1. Biển báo cấm
Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm
mà người tham gia giao thông không được vi
phạm.
Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình
vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).
Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).

2. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo


Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông
biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến
đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải
giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình
huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển báo nguy hiểm có mã W, ví dụ như W.201 (a,b) - Chỗ ngoặt nguy hiểm; W.212 -
Cầu hẹp; W.227 - Công trường…
Biển báo nguy hiểm/cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một
cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 "Giao nhau với
đường ưu tiên" đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
3. Biển báo hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông
phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).
Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh
thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình
màu trắng. Biển hiệu lệnh có mã R và R.E.

4. Biển báo chỉ dẫn


Biển báo chỉ dẫn dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người
tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên
đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam,
hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ
một số trường hợp ngoại lệ.

5. Biển phụ, biển viết bằng chữ


Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung
để hiểu rõ, trừ biển số S.507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập.
Biển phụ có mã S, SG và SH như: Biển S.501: Phạm vi tác dụng của biển; Biển số
S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu; Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của
biển…
Biển phụ có dạng: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu
đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng.
Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính ngoại trừ biển S.507 sử dụng
độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi/đặt ở giữa đảo an toàn
nơi đường giao nhau.
6. Biển báo giao thông hình tròn
Biển báo giao thông hình tròn là các biển báo thuộc nhóm biển báo cấm và biển hiệu
lệnh.
- Biển báo hình tròn viền đỏ nền trắng hoặc xanh là các biển báo cấm, biểu thị những
điều mà tham gia giao thông không được vi phạm.

- Biển báo hình tròn nền xanh, hình vẽ màu trắng là các biển báo hiệu lệnh, biểu thị
các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông bắt buộc phải chấp hành.
7. Biển báo giao thông hình tam giác
Biển báo giao thông hình tam giác là các biển báo thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và
cảnh báo, được lắp đặt trên đường để báo cho người tham gia giao thông biết trước sự
nguy hiểm hoặc các điều cần phòng tránh trên tuyến đường.

8. Biển báo giao thông hình vuông


Biển báo giao thông hình vuông là những biển báo thuộc nhóm biển báo chỉ dẫn hoặc
nhóm biển phụ.
- Biển báo giao thông hình vuông nền xanh thuộc nhóm biển chỉ dẫn mang ý nghĩa chỉ
dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết để các tài xế di chuyển thuận lợi và an toàn.
- Biển báo giao thông hình vuông nền trắng thuộc nhóm biển phụ, dùng để thuyết
minh, bổ sung ý cho biển báo chính.

9. Biển báo giao thông hình chữ nhật


So với các biển báo ở hình dáng khác, biển báo giao thông hình chữ nhật xuất hiện ở
tất cả các nhóm biển báo cơ bản, trong đó chủ yếu là nhóm biển hiệu lệnh và biển chỉ
dẫn, còn ở các nhóm biển báo khác thì khá ít.
- Biển báo hiệu lệnh hình chữ nhật có nền màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng,
dùng để báo cho người điều khiển biết các điều bắt buộc phải chấp hành khi tham gia
giao thông.

- Biển báo chỉ dẫn hình chữ nhật có nền màu xanh (xanh dương, xanh lam hoặc xanh
lá cây), hình vẽ và chữ viết bên trong màu trắng, dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các
điều cần thiết để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông một cách thuận
lợi, đảm bảo an toàn.

10. Biển báo giao thông hình thoi


Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông hình thoi gồm 02 loại
biển là biển báo I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên” và biển báo I.402 “Kết thúc đường ưu
tiên”.
- Biển báo I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên” báo cho các phương tiện đang lưu thông trên
đoạn đường nàyđược quyền ưu tiên đi trước qua nơi giao nhau.
- Biển báo I.402 “Kết thúc đường ưu tiên”, báo cho tài xế biết phía trước đã kết thúc
đoạn đường ưu tiên.

11. Biển báo giao thông hình lục giác đều


Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông hình lục giác đều
chính là biển báo R.122 “Dừng lại”.
Biển này có nền màu đỏ, viền và chữ “STOP” bên trong màu trắng với ý nghĩa báo
hiệu các xe (bao gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ) phải dừng lại.
CÁC DẠNG ĐÈN TÍN HIỆU

Hình A.1. Các dạng đèn tín hiệu


a) Dạng đèn 1 Kiểu 1 là dạng đèn thường dùng, có 3 đèn tín hiệu xanh - vàng -
đỏ. Ngoài ra còn các kiểu 2, 3, 4 các loại đèn báo hiệu cho phép ngoài đèn
chính còn đèn mũi tên báo hiệu cho phép xe đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải, quay
đầu.

b) Dạng đèn 2 bao gồm các kiểu đèn ba màu hình mũi tên nhằm điều khiển các
phương tiện theo các hướng cụ thể.
b) Dạng đèn 3: Bên trái là đèn 2 mũi gạch chéo màu đỏ, bên phải là đèn mũi tên
màu xanh. Khi tín hiệu màu đỏ sáng, các phương tiện phải dừng lại, khi đèn
màu xanh sáng, các phương tiện được phép đi theo hướng mũi tên.

c) Dạng đèn 4: Đèn tín hiệu 2 màu, xanh và đỏ. Kiểu 1 là đèn dạng đứng: tín
hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới; Kiểu 2 là đèn dạng nằm ngang: đèn đỏ
bên trái, đèn xanh bên phải. Tín hiệu màu đỏ các phương tiện dừng lại, tín
hiệu màu xanh các phương tiện được đi.

d) Dạng đèn 5: Đèn tín hiệu một màu đỏ. Kiểu 1 là đèn tròn, kiểu 2 là đèn chữ
thập. Khi đèn sáng cấm đi, đặt phía sau nút giao theo chiều đi.

i) Dạng đèn 6 gồm 4 tín hiệu màu trắng có đường kính từ 80 mm đến 100
mm: bảng bố trí đèn tín hiệu.
k) Dạng đèn 7 là đèn tín hiệu điều khiển người đi bộ, người đứng màu đỏ, người
đi màu xanh. Khi tín hiệu đỏ sáng, người đi bộ không được phép đi, khi tín hiệu xanh
sáng, người đi bộ được phép đi trong phần đường dành cho người đi bộ. Kiểu 1: Tín
hiệu đỏ bên trái, tín hiệu xanh bên phải; Kiểu 2: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở
dưới

l) Dạng đèn 8 là đèn đếm lùi dùng để hỗ trợ cho các phương tiện giao thông biết
thời gian có hiệu lực của tín hiệu đèn. Chữ số trên đèn đếm lùi phải hiện thị được ở 2
trạng thái màu xanh và màu đỏ. Khi tín hiệu xanh, chữ số màu xanh, khi tín hiệu đỏ,
chữ số màu đỏ. Kiểu 1 thường sử dụng cho đèn ở vị trí thấp, kiểu 2 dùng cho đèn ở vị
trí cao hoặc ở phía bên kia nút giao.

m) Dạng đèn 9 là đèn sử dụng để cảnh báo nguy hiểm: đèn nhấp nháy có dạng
hình tròn hoặc đèn hình chữ có nội dung cảnh báo nguy hiểm. Nội dung của chữ có
thể thay đổi tùy theo yêu cầu cần cảnh báo. Chu kỳ nháy của đèn phải phù hợp để gây
chú ý nhưng vẫn phải cho người điều khiển phương tiện đọc được nội dung cần cảnh
báo.
n) Ngoài các dạng đèn nêu trên, còn có thể sử dụng đèn mũi tên kết hợp hình một
loại phương tiện để điều khiển, chỉ dẫn một loại phương tiện cụ thể.

o) Với các dạng đèn đã nêu, có thể bố trí các tín hiệu khác nhau (xanh, vàng, đỏ)
trên cùng một bóng đèn nhưng phải đảm bảo một tín hiệu màu duy nhất, rõ ràng trên
mặt đèn ở từng thời điểm trong chu kỳ của đèn.

p) Kích thước của đèn từ 200mm đến 300mm với các đèn tín hiệu chính. Với các
đèn có số, chữ và hình phương tiện tham gia giao thông có thể điều chỉnh phù hợp để
người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết.

A.2 Một số quy định khi sử dụng hệ thống đèn tín hiệu

- Thời gian đèn xanh tối thiểu cho một hướng giao thông ít nhất là 15 giây;

- Đèn dành cho người đi bộ có chu kỳ đèn dài ít nhất là 7 giây. Khi lưu lượng
người đi bộ thấp và bề rộng đường hẹp 2 làn xe và không là đường ưu tiên thì có thể
giảm bớt chu kỳ đèn ngắn hơn nhưng không ít hơn 4 giây. Chú ý, tốc độ của người đi
bộ sang đường tính bằng 1,2 m/s, nếu nơi bố trí dành cho người khuyết tật qua đường
sẽ phải tính tốc độ của người sang đường thấp hơn 1,2 m/s và căn cứ vào thị sát để đặt
chu kỳ đèn cho phù hợp.

Để trợ giúp người đi bộ sang đường nhất là người khiếm thị, khiếm thính hoặc
khuyết tật người ta còn sử dụng thiết bị cảm biến thụ động hoặc nút ấn. Thiết bị nút ấn
dành cho người đi bộ sang đường bao gồm nút ấn, đèn nhấp nháy đặt chung trên một
cột ở vị trí thuận lợi trên vỉa hè ngay vị trí bắt đầu dành cho người đi bộ sang đường.
Thiết bị nút ấn còn trang bị bộ phận phát âm thanh để báo nơi đặt thiết bị nút ấn, âm
thanh dễ nhận biết có chu kỳ 0,15 giây và lặp lại sau 1 giây, âm thanh có thể nghe thấy
từ cự ly 1,8 m đến 3,7 m và âm lượng không thấp hơn 5 dB nhưng không cao hơn 89
dB và sẽ bị vô hiệu hóa khi chu kỳ đèn nhấp nháy kết thúc. Khi đặt thiết bị nút ấn phải
khảo sát thực địa để bố trí phù hợp.
- Sử dụng đèn tín hiệu có đường kính 300 mm ở những đường có tốc V 85 từ 60 km/h trở
lên và ở nơi thường xuyên không có người điều khiển giao thông, nơi có nhiều người
già tham gia giao thông;

- Đèn tín hiệu phải nhìn thấy từ xa và không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong
bảng A.1:

Bảng A.1. Khoảng cách tối thiểu nhìn thấy đèn tín hiệu

Tốc độ V85 (km/h) Khoảng cách nhìn thấy nhỏ nhất (m)

30 50
40 65
50 85
60 110
70 140
80 165
90 195
- Những nơi đặt đèn có độ sáng của thiên nhiên sau đèn gây rối nhận biết của
người điều khiển phương tiện thì cần nghiên cứu tạo nền sau đèn để trợ giúp nhận biết
cho người điều khiển phương tiện;

- Do người điều khiển phương tiện tập trung quan sát phía trước để điều khiển
phương tiện, vì vậy, khi đặt đèn tín hiệu hoặc các báo hiệu giao thông trên lề, hè cần
xác định vùng quan sát hiệu quả. Cách xác định như sau: mở một góc 40° từ vị trí mắt
người lái đối xứng qua trục mắt tạo thành vùng nhìn rõ của người lái. Cũng cần chú ý
khả năng quan sát được đèn của các xe phía sau các xe lớn hoặc người tham gia giao
thông bị ngược ánh nắng mặt trời.
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao
thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, người tham gia giao thông
cần chấp hành vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang
và vạch nằm đứng.
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển
báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở
một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ
theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

1.Vạch nằm ngang

Vạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những
loại vạch khác quy định phần đường xe chạy.
Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng.
Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ
biển báo.
Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:
- Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch
liền gồm vạch đơn và vạch kép.
+ Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được
vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2
chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
+ Vạch dọc liền kép thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những
đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy với tốc độ cao, cốt để lái xe
tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt
đối an toàn.
+ Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi
trước.
+ Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần
đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt
quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở
về phần đường của mình).
- Vạch ngang đường: Gồm vạch liền và vạch đứt quãng và có thể là vạch
đơn hay vạch kép:
+ Vạch liền ngang phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu
cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy
giao thông.
+ Vạch đứt quãng ngang đường dùng để phân chia phần đường giành cho
người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.

-Vạch liền, nét màu trắng, rộng 10 cm, dùng để phân chia 2
dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định
ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới
của làn xe ở vị trí nguy hiểm. Đối với vạch này xe không
được đè lên vạch.

Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm, dùng để xác định


mép phần xe chạy trên các trục đường. Xe chạy
được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.

Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng
nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm, dùng để phân chia
2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau
trên những đường có từ 4 làn đường trở lên. Xe chạy không
được đè qua vạch.

Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm, để


xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe.
Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 =
1:3. Vạch dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao
thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2
hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc
trên 2 làn xe chạy theo một hướng.

Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ


L1:L2 = 3:1, dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1
hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay
cùng chiều.

Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng


cách giữa hai vạch là 0,5m. Vạch được kẻ Theo
đường cong Theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau
khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an
toàn khi qua chỗ giao nhau.

Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,4m. Vạch


dùng để quay định danh giới làn xe tăng tốc độ
hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và
làn xe chính của phần xe chạy.

Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng
rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m.Vạch quay định danh giới làn
xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc
hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín
hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe.

Là vạch đứt quãng màu vàng. Vạch xác định vị trí


hay khu vực cấm đỗ xe.

Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt
quãng và một vạch liền liền nét. Vạch dùng để phân chia
dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các
đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Lái xe được phép cắt
ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.

Vạch chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo


số 122 “Stop” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch
này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy.

Là vạch hình tam giác cân màu trắng vạch chỉ rõ vị


trí mà lái xe phải dừng để nhường cho các phương
tiện khác ở đường ưu tiên.
Là vạch "sọc ngựa vằn" gồm các đường màu trắng song song với tim đường,
rộng 40 cm, cách nhau 60 cm. Vạch quy định nơi người đi bộ qua đường.

Vạch gồm 2 vạch đứt quãng chạy song song, cách nhau 1.8
mét, chiều dài, chiều rộng và khỏng cách giữa các vạch của
vạch đứt quãng bằng nhau và bằng 40 cm. Vạch xác định vị
trí chỗ xe đạp đi ngang qua xe đường của xe cơ giới. Xe đạp
phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên tuyến
đường cắt ngang đường xe đạp.

Xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược


chiều nhau.

Vạch xác định đảo phân chia dòng phương tiện


Theo cùng một hướng. Tại đó dòng phương tiện
chạy cùng hướng được phân chia ra nhiều dòng (làn
) khác nhau.

Đảo nhập dòng phương tiện. Tại đó dòng phương


tiện chạy cùng hướng nhập với nhau.
Vạch sơn sóng màu vàng quay định vị trí dừng của xe các
phương tiện vận tải Theo tuyến quay định hoặc nơi tập kết của
tắc xi, cấm dừng hoặc đỗ của bất kì một lọai phương tiện nào về
cả hai phía và cách vạch 15cm.

Màu trắng chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các
làn xe ở nơi giao nhau. Lái xe khi gặp biển này bắt
buộc phải tuân theo mũi tên chỉ hướng đi.

Vạch màu trắng, vạch xác định sắp đến vị trí thắt
hẹp của phần xe chạy, báo cho người lái xe biết
rằng số làn xe Theo hướng mũi tên bị giảm và lái xe
phải từ từ chuyển làn Theo hướng mũi tên.

Là vạch chỉ số hiệu đường, được kẻ trên đường


quốc lộ và được kẻ trực tiếp trên mặt đường xe
chạy.
Là vạch chỉ làn xe dành cho ô tô khách chạy Theo
tuyến quay định.

2.Vạch nằm đứng


Xác định các bộ phận thẳng đứng của các công
trình giao thông như trụ cầu, cầu vượt đường… để
chỉ dẫn những chỗ nguy hiểm đối với phương tiện
giao thông đi qua.

Là vạch trắng đen xen kẽ thẳng đứng, xác định


cạnh dưới cùng của cầu và cầu vượt đường.

Là vạch đen trắng xen kẽ nằm ngang. Vạch kẻ


xung quanh các cột tròn đặt trên các đảo an toàn
hoặc trên giải phân cách và các nơi khác.
Là vạch xiên góc màu đen tạo với mặt phẳng ngang
góc 30o rộng 0,15m dùng để kẻ trên các cột tín
hiệu, cột rào chắn, cọc tiêu.

Kẻ ở thành rào có chắn, chỗ đường vòng có bán kính nhỏ,


đường cao hơn so với khu vực xung quanh, dốc xuống với
những nơi nguy hiểm khác.

Kẻ trên thành rào chắn bố trí ở những nơi đặc biệt


nguy hiểm.

Kẻ ở thành các vỉa hè nơi nguy hiểm, thành dọc của


đảo an toàn.

You might also like