You are on page 1of 11

“Giành lại vỉa hè cho người đi bộ” là một câu khẩu hiệu phổ biến trong chiến dịch

dọn dẹp
đô thị ở SG. Nếu dựa trên bản chất vỉa hè là không gian chỉ dành cho người đi bộ thì việc
loại bỏ các hoạt động khác ra khỏi vỉa hè có phải là điều hợp lí hay không trong bối cảnh
của SG hiện tại? Nên nhìn nhận về đi bộ nhưng một phương thức di chuyển hay như một
văn hóa đô thị? Những đặc tính nào của vỉa hè và các hoạt động trên vỉa hè cho phép mở
ra một cách tiếp cận khác để giải quyết các vấn đề bất cập của không gian đô thị này?

Tính đa chức năng của không gian vỉa hè

Tính đa chức năng – hệ quả của sự quá tải đô thị

Biểu đồ gia tăng dân


số TP HCM 1979-2009 – Số liệu từ cục thống kê VN
HCM vốn không phải là một đô thị được xây dựng cho 10 triệu dân. Quay lại lịch sử từ
năm 1859, sau khi chiếm được Gia Định, người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố Sài Gòn
theo hình mẫu châu âu với những đại lộ, quảng trường và ô phố biệt thự. Lần đầu tiên ở
đô thị VN xuất hiện khái niệm « vỉa hè ». Những lối đi rộng lát gạch được nâng cao hơn so
với lòng đường, với những hàng cây che bóng mát trở thành không gian để dạo bộ, mua
sắm và giao tiếp xã hội.

Năm 1946 khi cuộc chiến tranh Đông Dương nổ ra cũng là giai đoạn bắt đầu cho quá trình
di dân từ các làng xã về thành phố. Cũng kể từ giai đoạn đó cho đến thời điểm kết thúc
chiến tranh 1975, sự phát triển đô thị hầu như chịu sự chi phối của các sự kiện chính trị,
vũ trang, và hoàn toàn không có một đồ án quy hoạch nào được tính đến. Thành phố Sài
Gòn từ 500 nghìn người vào 1940 được mở rộng địa giới với dân số tăng lên đến 3 triệu
người vào năm 1975. Từ hai lõi đô thị Sài Gòn và Chợ Lớn, thành phố bắt đầu giãn nở theo
một cách tự phát. Dân cư đổ xô về thành phố, dựng nhà cửa ở những vùng « ngoại ô »
thưa thớt, từ những trục đường chính lan ra, đất đầm lầy thành đất nhà, đường ruộng
thành đường dân sinh. Nhà cửa xây dựng thiếu sự quản lí và quy hoạch nên cứ cơi nới,
dần dà chừa lại những lối đi ngoằn nghèo, vô trật tự tạo thành một mạng lưới như mê cung
trong lòng các « siêu ô phố » (một ô phố được xác định bằng giới hạn bao quanh bởi các
đường lớn). Đúng với quy luật của quá trình phát triển tự phát dựa trên lợi ích cá nhân,
những không gian chung, công cộng thay vì được dựng nên trước làm nền móng cho việc
dăn nở đô thị thì lại trở thành những mẩu không gian trống còn lại kẹp giữa các công trình
xây dựng.

Biểu đồ giãn nở đô
thị của TP HCM © Marie Gibert
Tiếp đến giai đoạn sau thống nhất (1975) và Đổi Mới (1986), trong khi tăng cường quản lí
về nhập cư thì nhà nước lại thả lỏng quản lí không gian vỉa hè nhằm tạo điều kiện cho kinh
tế tư nhân phát triển. Dưới áp lực dân số và nhu cầu ngày càng tăng, sự kiểm soát lỏng lẻo
việc tư hữu hóa không gian công cộng khiến vỉa hè ngày càng bị khai thác mạnh mẽ.
Cuộc sống
vỉa hè Sài Gòn những năm 90s – Photos Doi Kuro
Trong quá trình phát triển của thành phố, dễ dàng nhận ra những không gian đô thị thường
xuyên phải đảm đương nhiều chức năng khác nhau. Từ những không gian sống trong mỗi
hộ gia đình đến những không gian chung, không gian công cộng đều có xu hướng trở nên
đa chức năng. Mô hình nhà quán biến tầng trệt tiếp giáp với mặt đường thành nơi kinh
doanh buôn bán, trong khi các không gian sinh hoạt riêng tư được đẩy lên tầng trên, hoặc
như các ngõ hẻm có thể cùng lúc là không gian sinh hoạt văn hóa, không gian vui chơi thư
giãn, vừa có thể là không gian di chuyển, không gian buôn bán. Chính điều kiện ngoại cảnh
đã « luyện » cho dân cư đô thị thói quen thích nghi với sự linh hoạt, sự giao thoa của nhiều
hoạt động trong cùng một không gian. Dần dần, người ta quen với chuyện chung đụng,
chuyện thỏa hiệp trên những không gian « chung » để cân bằng lợi ích của mỗi người sử
dụng.

Sự linh hoạt và tính thời gian là nguyên tắc hoạt động của không gian đô thị

Sự đa dạng trong hoạt động của vỉa hè là một đặc tính phổ biến có thể dễ dàng nhận thấy
trong quá trình quan sát vỉa hè. Một góc không gian tiêu biểu trong khu trung tâm thành
phố biến đổi qua nhiều hoạt cảnh khác nhau trong ngày. Từ 5-6h sáng là thời gian mà
người dân tập thể dục, các xe chở giao hàng hóa đến các cửa hàng, từ 6-8h khi mọi người
bắt đầu đi làm và học sinh sinh viên đến trường là lúc các hàng quán ăn sáng bày bàn ghế
tràn ra vỉa hè để có nhiều chỗ cho khách, các xe đẩy đồ ăn di động cũng tận dụng các vị trí
lợi thế để buôn bán. Sau 9h, các hàng quán sẽ thu dọn bớt bàn ghế để nhường không gian
cho các các hoạt động khác của đô thị và tránh những phiền phức khi đội trật tự bắt đầu
tuần tra vỉa hè. Cho đến trưa, hoạt cảnh như buổi sáng lại tiếp tục nhưng trong một khung
cảnh ồn ào đông đúc hơn,…

Các không gian : Vỉa hè là không gian của nhiều hoạt động đô thị. Mỗi góc vỉa hè là nền cho
nhiều hoạt cảnh khác nhau trong ngày, thay đổi theo từng thời điểm cả về mật độ sử dụng lẫn
hình thái không gian. Chính sự linh hoạt và tính thời gian cho phép không gian vỉa hè với diện
tích hạn chế có thể đáp ứng nhiều nhu cầu hoạt động khác nhau.
Để thích nghi với sự linh hoạt đó, các hoạt động trên vỉa hè phải tự tìm ra những cách
thích ứng phù hợp, thể hiện qua các hình thức buôn bán cũng như các mặt hàng kinh
doanh. Các vật dụng gọn nhẹ, dễ di chuyển như ghế nhựa, bàn nhựa, dù che nắng xếp
mở trở nên cực kì phù hợp với tính linh động của các hàng quán vỉa hè. Các kiểu xe đẩy
hàng với vô vàn hình thức được chế tạo thủ công, nhỏ gọn để chiếm ít không gian trên
vỉa hè, tránh những mâu thuẫn về tranh chấp không gian, dễ dàng lẫn tránh sự tuần tra,
nhiều mẫu xe đẩy còn có thể gắn động cơ hoặc móc vào xe máy để thuận tiện cho việc di
chuyển trong thành phố,…
Các
loại hình kinh doanh buôn bán trên vỉa hè sáng tạo ra các công cụ và phương tiện phù hợp để trở
nên linh hoạt, thích nghi với tính không chính quy
Chính sự linh hoạt gọn nhẹ của các hình thức buôn bán vỉa hè cho phép nó tạo ra nhiều
hoạt cảnh khác nhau, khiến cho không gian vỉa hè có khả năng linh hoạt biến đổi về cả bố
cục và chức năng ngay trong ngày. Tùy vào thời gian biểu trong ngày mà các hoạt động tự
phân chia không gian xen kẽ nhau để tránh sự cạnh tranh không gian. Sự linh hoạt và tính
thời gian là hai yếu tố giúp cho vỉa hè có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau trong một
không gian hạn chế.

Trên không gian vỉa hè tồn tại một số nguyên tắc tổ chức không gian một cách chính quy lẫn
không chính quy, các cửa hang dịch vụ buôn bán sử dụng không gian được cho phép đậu xe để
bày hang hóa, bàn ghế ăn uống (màu xanh lá) và tận dụng những khoảng trống giữa các hàng cây
để làm nơi để xe cho khách (màu cam), chừa lại những lối ở giữ với bề rộng vừa đủ cho người đi
bộ; vỉa hè trước các cơ quan, trường học thường được cấp phép để kinh doanh dịch vụ trông giữ
xe
Văn hóa xe máy áp đảo văn hóa đi bộ

Văn hóa xe máy trở nên áp đảo trong thói quen di chuyển trong đô thị

Việt Nam được mệnh danh là đất nước xe máy bởi ở bất kì thành phố nào, ta có thể dễ
dàng nhận thấy xe máy là phương tiện di chuyển chiếm ưu thế. Theo thống kê năm 2015,
TP HCM sở hữu số lượng xe máy là 7.2 triệu, tức là cứ 100 người dân thì có 91 xe máy;
các số liệu cũng chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng xe máy là không hề giảm trong những năm
gần đây. Vậy điều gì làm cho xe máy trở nên được ưa chuộng như vậy?

Biểu đồ gia
tăng phương tiện giao thông của TP HCM 2011-2015 (Số liệu của Sở GTVT HCM) Chúng ta
nhận thấy sự áp đảo của xe máy trong giao thông đô thị và sự tăng trường không ngừng của nó
bất chấp những nỗ lực hạn chế xe máy của thành phố. Xe máy trở thành một nhân tố có tác động
lớn đến việc quy hoạch và phát triển đô thị
Xuất hiện ở SG từ những năm 50s, xe máy nhanh chóng trở thành phương tiện được yêu
thích bởi tính thuận tiện. Đây cũng là giai đoạn mà dân cư đô thị bắt đầu tăng cao với lượng
dân di cư từ các vùng nông thôn và tỉnh lân cận. Trong bối cảnh chuyển tiếp phức tạp của
chế độ chính trị với các chính sách tập trung cho các chiến lược chiến tranh, quá trình giãn
nở đô thị trong những khu vực giữa SG và CL hầu như diễn ra mà không có sự quy hoạch
nào. Trừ những trục đường chính, sự lan tỏa của những khu dân cư với sự biến đổi chức
năng từ đất nông nghiệp, đất trống thành nhà ở diễn ra tự phát, nhà cửa được xây lên, cơi
nới và chừa lại những lối đi nhỏ hẹp. Đó chính là sự hình thành của hẻm, đặc trưng của
kiểu đô thị HCM, chiếm 85% cơ cấu mạng lưới giao thông của SG hiện tại. Sự hình thành
của hẻm đã kéo theo sự phát triển của xe máy vì tính chất nhỏ gọn, dễ luồn lách. Với sự
mở rộng thị trường xe máy của các hãng nước ngoài vào VN, giá cả hợp lí đã khiến xe máy
trở thành lựa chọn hoàn hảo cho việc di chuyển trong đô thị. Các phương tiện công cộng
dù bắt đầu được phát triển ở thành phố từ những năm 90, nhưng cho đến giờ vẫn rất hạn
chế và đang trong quá trình thay thế, cải thiện nên chỉ được sử dụng chủ yếu bởi học sinh
sinh viên.

Sự phân bố phát triển đô thị không đồng đều cũng là một trong những nguyên nhân lớn
của sự gia tăng xe máy. Sự chênh lệch của thành phố và nông thôn, giữa nội thành và ngoại
thành, sự tập trung chủ yếu các cơ quan hành chính, các trung tâm văn hóa dịch vụ trong
khu trung tâm khiến nhu cầu di chuyển cao. Trong khi chờ đợi hệ thống giao thông công
cộng cải thiện thì hàng ngày, vào giờ cao điểm, đường phố HCM vẫn phải vận tải gần 5
triệu xe máy.

Sự phân bố không đồng đều về chức năng đô thị khiến nhu cầu di chuyển cao giữa các khu vực
của thành phố, trong khi các phương tiện công cộng không đáp ứng được thì xe máy, ô tô là
phương tiện di chuyển chủ yếu
Không gian đô thị thích ứng với văn hóa xe máy
Việc phát triển tự do của xe máy dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho đô thị. Sự quá tải, tình trạng
thiếu chỗ để xe, kẹt xe đặc biệt là trong khu vực trung tâm. Bất kì không gian trống thoáng
nào trong trung tâm cũng có thể được khai thác để làm chỗ đậu xe. Vỉa hè với những không
gian có sẵn có là một trong những giải pháp cho việc đậu đỗ xe. Không những thế, sự phát
triển của tiểu thương với sự dày đặc của hàng quán dọc được cũng sinh ra một nhu cầu
lớn cho việc để xe máy. Nhìn thấy thực tế này nên trong các chính sách sử dụng vỉa hè của
HCM, chính quyền thành phố đã tạo điều kiện để nhu cầu này được giải quyết thông qua
việc quy hoạch các phần vỉa hè rộng để lấy một phần làm bãi đậu xe, hay cho phép các cửa
hàng trên vỉa hè đủ rộng sử dụng một khoảng không gian để làm chỗ đậu xe cho khách
hàng.

Khu vực cho phép đậu xe


máy trên vỉa hè. Trên một số vỉa hè đủ rộng, một phần không gian có thể được cho phép đậu xe,
phân định bằng vạch trắng hoặc gạch lát
Theo một thống kê của
SLAB (Spatial analysis laboratoire at UCS) về vỉa hè trung tâm SG, hoạt động chiếm dụng nhiều
không gian vỉa hè nhất chính là việc đậu đỗ xe với hơn 46%, so với 18,5% của các cửa hàng,
16,1% của buôn bán vỉa hè, 15,3% cho các loại hình giải trí,…
Giành lại vỉa hè cho người đi bộ ?

Như những gì mà số liệu và thực tế đã chứng minh, di chuyển bằng xe máy đang trở nên
áp đảo hơn rất nhiều so với di chuyển bằng phương tiện công cộng hay bằng xe đạp, đi bộ.
Vậy nên khi chính quyền thành phố đặt khẩu hiệu “dành lại vỉa hè cho người đi bộ », rất
nhiều người đã đưa vấn đề này ra tranh luận « Liệu nhu cầu đi bộ có thực sự cần thiết trong
thời điểm hiện tại đến thế để thành phố phải quyết liệt dẹp bỏ hàng quán vỉa hè và đậu xe
lề đường trái quy định – những hoạt động đến từ nhu cầu thiết thực của cư dân đô thị ? »

Tiềm năng của việc xây dựng văn hóa đi bộ vỉa hè

Những dự án về phố đi bộ và sự thành công trong việc tạo những không gian công cộng
cho sinh hoạt văn hóa

Dự án quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ và phố đi bộ vào ban đêm được quy hoạch từ 2015
là một trong những khởi đầu cho việc xây dựng cải tạo không gian công cộng trong trung
tâm thành phố. Nằm ngay vị trí đắc địa đối diện Tòa nhà UBND, quảng trường với chiều
dài 670m, rộng 64m gồm một đầu là đài phun nước, phần còn lại là quảng trường phẳng
lát đá; cây xanh được tổ chức khá ít dọc hai bên tạo một ngăn cách mỏng giữa 2 đường xe
hơi bên cạnh và quảng trường. Ngay từ những ngày đầu mở cửa, quảng trường đã đạt
thành công trong việc thu hút khách tham quan, vui chơi, chụp ảnh. Được thiết kế để tổ
chức phố đi bộ ban đêm, vào một khung giờ xác định của tất cả các buổi tối trong tuần,
những đường giao cắt được rào lại để ngăn xe đi vào đường dọc hai bên quảng trường,
tạo thành một khu vực chỉ dành cho các hoạt động dạo bộ, vui chơi. Khu đi bộ này đón rất
nhiều cư dân thành phố và khách du lịch tụ tập đến ban đêm với nhiều hoạt động đa dạng
được tự tổ chức bởi người sử dụng như biểu diễn nghệ thuật, sinh hoạt hội nhóm, trò chơi,
hay ăn uống, mua sắm dọc các hàng quán hai bên. Thử đặt câu hỏi, quảng trường đi bộ
Nguyễn Huệ giới thiệu đến cho cư dân đô thị một lối sống mới, ít phổ biến trước đó (đi bộ
và sinh hoạt văn hóa ban đêm) tại sao lại nhanh chóng được hưởng ứng và thích nghi như
vậy. Liệu có phải nhu cầu trải nghiệm không gian đô thị bằng việc đi bộ luôn tồn tại nhưng
vì trước nay chưa được đáp ứng?

Quảng
trường Nguyễn Huệ và khu phố đi bộ ban đêm (C) Trần Thảo
Không gian quảng trường vốn được thiết kế rất trống trải, bản thân nó không có nhiều giá
trị ngoài việc cung cấp một mặt bằng linh hoạt cho đa dạng các hoạt động. Sự thành công
của phố đi bộ được góp phần lớn bởi các hoạt động được sinh ra theo sau nó; chính các
hoạt động buôn bán, biểu diễn nghệ thuật, sinh hoạt hội nhóm,…đã tạo sự sôi động và hấp
dẫn của địa điểm. Liệu có thể suy ra rằng chính việc biến khu phố này thành không gian đi
bộ đã tạo điều kiện cho nhiều hoạt động văn hóa xã hội phát triển và chính chúng, theo
chiều ngược lại, thu hút càng nhiều người hình thành lối sống này hơn!?

Khả năng tích hợp của các hoạt động trên không gian vỉa hè

Việc lấy lại không gian đi bộ cho vỉa hè có phải là điều cần thiết ? Liệu chúng ta có thể
khiến không gian vỉa hè trở nên thú vị hơn bằng việc khuyến khích đi bộ ? Trong những
văn bản quy định của chính quyền thành phố, việc đi bộ được đề cập như một chức năng
cơ bản mà vỉa hè bắt buộc phải đảm bảo. Tuy nhiên, khi nhìn nhận việc đi bộ ngoài khía
cạnh là một phương thức di chuyển đơn thuần, ta có thể thấy được giá trị của nó trong
việc tạo trải nghiệm đô thị, tăng tương tác giữa người dân với các chức năng đô thị (cửa
hàng dịch vụ, công viên, quảng trường,…). Theo chiều ngược lại, sự đa dạng các hoạt động
trên vỉa hè góp phần tạo nên sự sôi động đô thị và tăng chất lượng trải nghiệm đô thị cho
việc đi bộ. Thế nên khi loại bỏ hàng rong, dẹp các hàng quán vỉa hè cũng có nghĩa là làm
mất đi một phần sức sống của đô thị.

Trong bối cảnh hiện tại, liệu chúng ta có thể vừa đảm bảo không gian cho người đi bộ vừa
duy trì các hoạt động vốn có trên vỉa hè? Việc tổ chức dựa trên tính linh hoạt và tính thời
gian có thể là một chìa khóa để giải quyết vấn đề nếu chúng ta muốn đi theo hướng này.
Bằng việc hiểu nguyên tắc vận hành của các hoạt động trên vỉa hè, nắm được nhu cầu của
từng đối tượng sử dụng, chúng ta có thể đề ra một hệ thống nguyên tắc giúp tổ chức lại
vỉa hè, theo một cách phù hợp hơn với bối cảnh đô thị, kinh tế, xã hội của thành phố.

You might also like