You are on page 1of 11

KIỂM TRA LẦN 1

(Đáp án chuyển sang chữ đỏ)


Họ và tên: Trần Thị Thanh Phương; Nhóm: 8; STT:78
1) HCM quan niệm về độc lập dân tộc như thế nào?
A. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả
các dân tộc
B. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc
của dân
C. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
D. Cả 3 đều đúng
2) Theo quan niệm của TTHCM, quyền của các dân tộc thuộc địa, trước hết
thể hiện ở nội dung nào?
A. Quyền độc lập về kinh tế
B. Quyền bình đẳng và tự do
C. Quyền độc lập về ngoại giao
D. Quyền thành lập quân đội riêng
3) Sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của HCM phản ánh khát vọng Độc lập
dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc ?
A. Sự kiện HCM tham gia Đảng XH Pháp
B. Sự kiện HCM Gửi yêu sách 8 điểm đến hội nghị Vecxay
C. Sự kiện HCM học tại Đại học Phương Đông ở Liên Xô
D. Sự kiện HCM Xuất bản tờ báo “Người cùng khổ”
4) Nội dung chính của Bản yêu sách 8 điểm do Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội
nghị Vecxay là gì?
A. Đòi quyền bình đẳng về pháp lý và quyền tự do, dân chủ cho nhân
dân An Nam
B. Đòi quyền bình đẳng, độc lập và tự do hoàn toàn cho nhân dân An
Nam
C. Đòi quyền độc lập hoàn toàn cho nhân dân An Nam
D. Cả 3 đều đúng
5) Nhân sự kiện nào đã thúc đẩy nguyễn Tất Thành soạn và ký tên Nguyễn Ái
Quốc vào Bản yêu sách 8 điểm gửi tới hội nghị các cường quốc họp tại
Vecxay?
A. Sự kiện Tổng thống Mỹ V.Wilson kêu gọi trao trả quyền tự quyết cho
các dân tộc thuộc địa
B. Sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi năm 1917
C. Sự kiện Tổng thống Mỹ V.Wilson kêu gọi trao trả độc lập cho tất cả
các nước trên thế giới
D. Cả 3 đều đúng
6) TTHCM về quyền của các dân tộc thuộc địa lần đầu tiên được phản ánh
trong sự kiện nào?
A. Sự kiện HCM Gửi bản Yêu sách tới hội nghị Vecxay
B. Sự kiện HCM tham gia Quốc tế cộng sản
C. Sự kiện HCM tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
D. Sự kiện HCM xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh
7) HCM viết: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…”. Nội dung
trên phản ánh quan điểm nào của HCM về độc lập dân tộc?
A. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả
các dân tộc
B. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
C. Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
D. Cả 3 đều đúng
8) HCM khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra ........., dân
tộc nào cũng có quyền ........, quyền ......... và quyền ......”. Hãy tìm dãy chữ
phù hợp
A. sống - bình đẳng - sung sướng - tự do
B. bình đẳng - sống - sung sướng - tự do
C. tự do - bình đẳng - sống - sung sướng
D. bình đẳng - sống - tự do - sung sướng
9) …“Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Nội dung trên
phản ánh quan điểm nào của HCM về độc lập dân tộc?
A. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả
các dân tộc
B. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc
của nhân dân
C. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
D. Cả 3 đều đúng
10) “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở
thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả
………. và ……...., …...…. và …….... để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Tìm dãy chữ phù hợp.
A. Tinh thần - tính mạng - của cải - lực lượng,
B. Tinh thần - lực lượng - tính mạng - của cải
C. Lực lượng - tính mạng - của cải - tinh thần,
D. Tính mạng - tinh thần - của cải - lực lượng,
11) Ngày 19/12/1946 HCM đã ra lời hiệu triệu:“Không! Chúng ta thà hy
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”. Lời hiệu triệu trên phản ánh quan điểm nào của HCM về độc lập dân
tộc?
A. ĐLDT phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
B. ĐLDT phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân
dân
C. ĐLDT phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
D. ĐLDT là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
12) “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chân lý trên phản ánh quan
điểm nào của HCM về ĐLDT?
A. ĐLDT phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
B. ĐLDT phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân
dân
C. ĐLDT là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
D. ĐLDT phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
13) Trong TTHCM, độc lập dân tộc trước hết phải gắn với yếu tố nào?
A. Hòa bình cho nhân loại
B. Tự do cho nhân dân
C. Bình đẳng cho tất cả các nước
D. Dân chủ cho nhân dân
14) “Chúng ta phải Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho
dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”. Nội dung trên phản ánh quan
điểm nào của HCM về độc lập dân tộc?
a) ĐLDT phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
b) ĐLDT phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
c) ĐLDT phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân
dân
d) Cả 3 đều sai
15) Trong chánh cương vắn tắt của Đảng, HCM xác định: “Làm cho nước
Nam được hoàn toàn độc lập… thủ tiêu hết các thứ quốc trái…thâu hết
ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân nghèo”. Nội
dung trên phản ánh quan điểm nào của HCM về ĐLDT?
A. ĐLDT phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
B. ĐLDT phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân
dân
C. ĐLDT phải gắn liền hòa bình thực sự cho tất cả mọi người
D. Cả 3 đều sai
16) HCM nói: “Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa gì”. Nội dung trên phản ánh quan điểm
nào của HCM về ĐLDT?
A. ĐLDT phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
B. ĐLDT phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
C. ĐLDT phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân
dân
D. Cả 3 đều sai
17) “Độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại giao,
không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng… thì độc lập đó
chẳng có nghĩa lý gì”. Nội dung trên phản ánh quan điểm nào của HCM về
ĐLDT?
A. ĐLDT phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
B. ĐLDT phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân
dân
C. ĐLDT phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn, triệt để
D. Cả 3 đều đúng
18) “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể
mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Nội dung trên phản ánh
quan điểm nào của HCM về ĐLDT?
A. ĐLDT phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
B. ĐLDT phải là thực sự, hoàn toàn, triệt để
C. ĐLDT phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân
dân
D. Cả 3 đều đúng
19) “ Trong Di Chúc, HCM khẳng định: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống
nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Nội dung trên
phản ánh quan điểm nào của HCM về ĐLDT?
A. ĐLDT phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
B. ĐLDT phải gắn liền với thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
C. ĐLDT phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân
dân
D. d. Cả 3 đều đúng
20) “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn
thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất
định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Quan điểm trên của HCM được thể hiện trong tác phẩm nào?
A. Trong nội dung đường lối kháng chiến, 1946
B. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” ,1927
C. Trong “Di chúc”
D. Trong Bản án chế độ thực dân, 1920
21) “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Quan điểm trên
của HCM được khẳng định vào thời gian nào?
A. Năm 1954
B. Năm 1958
C. Năm 1960
D. Năm 1965
22) Nội dung nào là luận điểm của HCM khi bàn về Cách mạng giải phóng
dân tộc (CMGPDT)?
A. CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS
B. CMGPDT, trong điều kiện VN muốn thắng lợi phải do ĐCS lãnh đạo
C. CMGPDT phải dựa vào lực lượng ĐĐKTD, lấy LM C, N làm nền tảng
D. Cả 3 đều đúng
23) Luận điểm nào là tư tưởng của HCM khi bàn về Cách mạng giải phóng
dân tộc (CMGPDT)?
A. CMGPDT phải dựa vào lực lượng ĐĐKTD, lấy LM C, N làm nền tảng
B. CMGPDT cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước
CMVS ở chính quốc
C. CMGPDT phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực CM,
D. Cả 3 đều đúng
24) Theo quan điểm của Đảng ta, sự thất bại của Phong trào yêu nước
(PTYN) cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phản ánh điều gì?
A. Sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cách mạng
B. Sự yếu kém về quân sự của PTYN VN
C. Sự mâu thuẫn giữa các PTYN ở Việt Nam
D. Sự sa sút về ý trí của nhân dân và quân đội
25) Theo quan điểm của Đảng ta, sự thất bại của Phong trào yêu nước
(PTYN) cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phản ánh điều gì?
A. Không được sự giúp đỡ từ bên ngoài
B. Sự khủng hoảng, bế tắc về giai cấp lãnh đạo
C. Sự khủng hoảng trong lực lượng quân đội
D. Cả 3 đều sai
26) Theo quan điểm của HCM, khi TDP đặt ách thống trị trên đất nước ta,
vấn đề sống còn của DT ta được đặt ra là gì?
A. Xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh
B. Đấu tranh giải phóng dân tộc
C. Đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới
D. Đấu tranh giành quyền dân chủ về kinh tế
27) HCM đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lê nin vào năm nào?
A. Tháng 7 năm 1920
B. Tháng 7 năm 1930
C. Tháng 7 năm 1945
D. Tháng 7 năm 1954
28) Vì sao HCM khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”?
A. Vì đây là con đường cách mạng triệt để nhất
B. Vì đây là con đường này phù hợp với yêu cầu của Cách mạng Việt
Nam
C. Vì đây là con đường này phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
D. Cả 3 đều đúng
29) HCM viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất …….., phấn khởi,
sáng tỏ, .…… biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình
trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo:
“Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là ……. cho chúng ta, đây là …….
giải phóng chúng ta”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế
thứ ba”. Tìm dãy chữ phù hợp
A. cảm động - tin tưởng - cái cần thiết - con đường
B. cảm động - tin tưởng - cái cần thiết - con đường
C. cảm động - tin tưởng - cái cần thiết - con đường
D. cảm động - tin tưởng - cái cần thiết - con đường
30) Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, con đường (tiến trình)
Cách mạng vô sản ở các nước tư bản Châu âu phát triển như thế nào?
A. Giải phóng giai cấp, GPDT, GPXH, GP con người
B. Giải phóng dân tộc, GP giai cấp,, GPXH, GP con người
C. Giải phóng giai cấp, GPXH, GPDT, GP con người
D. Cả 3 đều sai
31) Theo quan điểm của HCM, con đường (tiến trình) cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển như thế nào?
A. Giải phóng dân tộc, GPXH, Giải phóng giai cấp, GP con người
B. Giải phóng XH, Giải phóng giai cấp, GP con người
C. Giải phóng giai cấp, GPDT, GPXH, GP con người
D. Cả 3 đều sai
32) Theo quan điểm của HCM, phương hướng chiến lược của CM ở Việt
Nam là gì?
A. Làm tư sản dân quyền cách mạng
B. Làm thổ địa cách mạng
C. Đi tới xã hội cộng sản
D. Cả 3 đều đúng
33) Theo quan điểm của HCM, Cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam
trước hết tập trung giải quyết nhiệm vụ gì?
A. Chống Đế quốc
B. Chống phong kiến
C. Chống đế quốc và phong kiến
D. Cả 3 đều sai
34) Nội dung nào phản ánh quan điểm của Quốc tế cộng sản về Cách
mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam ?
A. Chống ĐQ và PK được tiến hành đồng thời
B. Hai nhiệm vụ này khăng khít với nhau
C. Hai nhiệm vụ này nương tựa vào nhau
D. Cả 3 đều đúng
35) Nội dung nào thể hiện Quan điểm của Quốc tế cộng sản về Cách
mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam?
A. Nhiệm vụ Chống ĐQ và PK được tiến hành đồng thời
B. Thực hiện xong nhiệm vụ chống ĐQ mới tiến hành chống PK
C. Nhiệm vụ chống PK sẽ từng bước thực hiện sau
D. Cả 3 đều đúng
36) Nội dung nào phản ánh quan điểm của HCM về Cách mạng tư sản
dân quyền ở Việt Nam?
A. Chống ĐQ và PK không tiến hành đồng thời
B. Nhiệm vụ chống ĐQ đặt lên hàng đầu
C. Nhiệm vụ chống PK sẽ từng bước thực hiện
D. Cả 3 đều đúng
37) Nét độc đáo, sáng tạo của HCM trong quá trình thực hiện 2 nhiệm vụ
chiến lược, chống đế quốc và phong kiến được phản ánh ở nội dung nào?
A. Chỉ nên thâu (lấy) ruộng đất của đế quốc làm của công
B. Chưa nên chủ trương “người cày có ruộng”
C. Chỉ nên thâu (lấy) ruộng đất của đế quốc chia cho dân nghèo
D. Cả 3 đều đúng
38) Theo quan điểm của Lê nin, ĐCS là nhân tố khách quan hay chủ
quan để GCCN hoàn thành SMLS của mình?
A. Khách quan
B. Chủ quan
C. Vừa khách quan, vừa chủ quan
D. Cả 3 đều sai
39) Theo quan điểm của Lê nin, GCCN tổ chức ra chính đảng (ĐCS) nhằm
thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Nhằm thuyết phục và giác ngộ quần chúng
B. Nhằm huấn luyện quần chúng
C. Nhằm đưa quần chúng ra đấu tranh
D. Cả 3 đều đúng
40) Theo quan niệm của HCM, do ra đời trong hoàn cảnh của XH Việt
Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò như thế nào?
A. Là đội tiên phong của GCCN Việt Nam
B. Là đội tiên phong của nhân dân lao động
C. Là đội tiên phong của cả DT Việt Nam
D. Cả 3 đều đúng
41) Từ yêu cầu nào, HCM khẳng định cách mạng trước hết phải có Đảng
lãnh đạo?
A. Vân động, tổ chức quần chúng trong nước
B. Liên lạc với giai cấp VS ở mọi nơi
C. Liên lạc với các DT bị áp bức
D. Cả 3 đều đúng
42) Vì sao HCM khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) còn là Đảng
của DT Việt Nam?
A. Vì Đảng viên của ĐCSVN xuất thân từ GC công nhân VN
B. Vì Đảng viên của ĐCSVN còn xuất thân từ GC nông dân VN
C. Vì Đảng viên của ĐCSVN còn xuất thân từ các tầng lớp nhân dân lao
động khác trong DTVN
D. Cả 3 đều đúng
43) Nội dung nào của HCM được Đảng ta xác định là luận điểm quan
trọng, có ý nghĩa bổ sung phát triển lý luận của chủ nghĩa MLN về Đảng
cộng sản ?
A. ĐCSVN còn là Đảng của DTVN
B. ĐCSVN là Đảng của GC nông dân VN
C. ĐCSVN là Đảng của GC công nhân VN
D. Cả 3 đều đúng
44) Năm 1930, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, HCM xác định lực
lượng cách mạng bao gồm bộ phận nào?
A. Đại bộ phận GCCN và đại bộ phận dân cày
B. Tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông
C. Bộ phận phú nông, trung, tiểu địa chủ và TB Việt Nam mà chưa rõ
mặt phản cách mạng
D. Cả 3 đều đúng
45) HCM viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ,
không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Luận điểm trên được viết
vào thời gian nào ?
A. Tháng 03 – 1930
B. Tháng 12 – 1946
C. Tháng 05 – 1954
D. Tháng 07 – 1967
46) Dựa trên cơ sở nào HCM xác định “Công, Nông là chủ cách mệnh … là
gốc cách mệnh” ?
A. Là hai giai cấp đông đảo nhất
B. Là hai giai cấp cách mạng nhất,
C. Là hai giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất,
D. Cả 3 đều đúng
47) HCM khẳng định vai trò của Công nhân, Nông dân trong Cách mạng
Việt Nam: “lòng cách mệnh càng ………, chí cách mệnh càng …..…. công
nông là tay không chân rồi, nếu..……. thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu ….….
thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”. Tìm dãy chữ phù hợp.
A. quyết - bền - thua - được
B. bền - quyết - thua - được
C. quyết - Bền - được - thua
D. Bền - thua - được - quyết
48) Quốc tế Cộng sản đánh giá: chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc
giải phóng các nước thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở
các nước tư bản tiên tiến. Quan điểm này tác động thế nào đến phong trào
cách mạng (PTCM) ở các nước thuộc địa?
A. Giảm tính chủ động của PTCM ở các nước thuộc địa
B. Giảm tính sáng tạo của PTCM ở các nước thuộc địa
C. Nảy sinh tâm lý ỷ lại, chờ đợi vào cách mạng vô sản
D. Cả 3 đều đúng
49) HCM viết : “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận
mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận
mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”. Luận điểm trên được HCM
nêu ra vào thời gian nào ?
A. Năm 1924
B. Năm 1925
C. Năm 1927
D. Năm 1930
50) HCM viết : “Vận mệnh của GCVS thế giới và đặc biệt là vận mệnh
của GCVS ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai
cấp bị áp bức ở các thuộc địa”. Luận điểm trên được HCM nêu ra tại Đại hội
lần thứ mấy của Quốc tế Cộng sản?
A. Tại Đại hội IV của Quốc tế cộng sản,
B. Tại Đại hội V của Quốc tế cộng sản,
C. Tại Đại hội VI của Quốc tế cộng sản,
D. Tại Đại hội VII của Quốc tế cộng sản,

………………………………HẾT…………………………………

You might also like