You are on page 1of 3

TINH THẦN “GIỮ LỬA LÀNG NGHỀ TRUYỀN

THỐNG” – LÀNG GỐM BÁT TRÀNG


1. Lịch sử
- làng gốm Bát Tràng đã được hình thành vào khoảng thế kỷ 14 – 15
- qua nhiều câu chuyện dân gian, có thể thấy làng gốm Bát Tràng
được hình thành trước khi ghi lại trong sử sách do 3 vị thái học sinh
truyền lại là Hứa Vinh Kiều (Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú
(Lưu Vĩnh Phong)

2. Ý nghĩa
- Gốm sứ Bát Tràng là tinh hoa của văn hóa Việt Nam
- gốm sứ Bát Tràng là sự kết hợp hoàn hảo giữa kinh nghiệm và giá
trị truyền thống lịch sử đã mang đến cho Bát Tràng những lợi thế
nhất định trong ngành du lịch, với những công trình còn nguyên
những giá trị văn hóa
- Từ khi ra đời, đồ gốm đã trở thành vật dụng không thể thiếu, ngày
càng gần gũi với đời sống sinh hoạt của con người.
- gốm không phải là mặt hàng mới cần thu hút hay quảng bá nhiều,
bởi đây là hình ảnh quen thuộc của đất nước ta - một đất nước có
nhiều làng nghề truyền thống

3. Làng gốm Bát Tràng xưa và nay


- Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm
Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình,
lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng
phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng
mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và
phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát
Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm
sứ ở Việt Nam.
- Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước
mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990,
nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện
bảo tàng lớn trên thế giới

4. Giá trị của làng gốm Bát Tràng


- Gốm sứ Bát Tràng là một di sản văn hoá vật chất và phi vật chất
mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Gốm Bát Tràng được duy trì
và truyền thừa từ đời này sang đời khác góp phần gìn giữ những tinh
hoa văn hoá dân tộc ta. Làng gốm Bát Tràng đã trở thành một làng
nghề truyền thống và nghệ thuật làm gốm cần được bảo tồn và phát
huy
- Không chỉ có giá trị tinh thần dân tộc, gốm Bát Tràng thực sự là
những sản phẩm gốm đẹp, tinh tế và vô cùng có giá trị nghệ thuật.
Mỗi một tác phẩm được làm ra đều mang một nét đẹp mà không đâu
có thể so sánh được.

5. Hoạt động giúp bảo tồn và phát huy làng gốm Bát Tràng
- Để phát huy giá trị làng nghề, huyện Gia Lâm đã đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ 4.0 triển khai đầu tư hệ thống “Du lịch thông minh”
tại Bát Tràng
- Với nỗi trăn trở của đứa cháu đời thứ 15 của một dòng họ làm gốm
lâu đời nhất ở Bát Tràng, một người trẻ đã ra quyết định dùng 150 tỷ
để đầu tư vào thi công Bảo Tàng Gốm Bát Tràng này. Công trình to
lớn này sự gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh làng nghề truyền thống của
quê hương. Đây không chỉ là 1 bảo tàng trưng bày các tác phẩm
gốm sứ Bát Tràng mà còn là 1 không gian phát triển văn hóa làng
nghề, sinh hoạt cộng đồng và gắn kết mọi người. Những hoạt động
này nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, đóng góp vào sự duy trì và
phát triển của các nghề thủ công truyền thống của đất nước.
- Đưa gốm “vuốt tay” sang trời Tây: Khi gốm Bát Tràng loay hoay
trong khó khăn, gốm vuốt tay bị gốm công nghiệp lấn lướt, nhiều
người thợ bỏ hẳn nghề, anh Phạm Anh Đạp là người duy nhất mạnh
dạn mở lò gốm vuốt tay. Gốm vuốt tay của anh Đạo không chỉ tiêu
thụ trong nước mà còn xuất sang Nhật Bản, Mỹ. 
6. Hội làng Bát Tràng
- Nguồn gốc: Lễ hội làng nghề Bát Tràng được tổ chức nhằm tôn vinh
nghề truyền thống và thể hiện ước vọng của người dân về một cuộc
sống ấm no và hạnh phúc
- Ý nghĩa
+ Thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy
cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tâm hồn người
Việt
+ Thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, gửi gắm khát vọng về
cuộc sống luôn được ấm no, hạnh phúc
- Đặc sắc lễ hội
+ Phần lễ
 Lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được diễn ra từ Miếu Bát
Tràng và rước về Đình Bát Tràng
+ Phần hội
 Các hoạt động thể thao
 Giao lưu quan họ trên hồ Long Nhỡn
 Giao hiếu giữa các làng
 Tự tay nặn những sản phẩm gốm

You might also like