You are on page 1of 30

PHẦN MỞ ĐẦU

Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho
nền kinh tế của đất nước nói chung và đối với khu vực kinh tế nông thôn nói
riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát
triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu
trong nước mà còn được xuất khẩu với giá trị lớn.
Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô từ lâu đã có tiếng trên thị
trường cả nước được lưu truyền trong dân gian. Có giai đoạn làng nghề chững lại
khi nghề làm pháo du nhập và phát triển mạnh tại làng Nam Ô, song vẫn có
những hộ gia đình gắn bó và gìn giữ nghề truyền thống này. Cho đến năm 1994,
Chỉ thị 406/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ cấm sản xuất, buôn bán và đốt
pháo, cùng với chính sách hỗ trợ đầu tư của Quận ủy, UBND quận các hộ dân
tiếp tục bám biển, đầu tư với nghề truyền thống của mình, làng nghề dần dần
được phục hồi trở lại.
Qua 7 năm thực hiện đề án khôi phục làng nghề truyền thống nước mắm
Nam Ô, bước đầu đã thu được kết quả nhất định, thương hiệu nước mắm Nam Ô
một thời nổi tiếng, qua nhiều thăng trầm nay đã có mặt trên thị trường với chất
lượng thơm ngon được người tiêu dùng đón nhận và ưa thích, lớn nhất và vinh dự
là thương hiệu nước mắm Nam Ô được cấp logo và nhãn hiệu tập thể. Đây là
thành quả to lớn của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương đã góp công sức
để lưu giữ một nghề truyền thống, mang đậm bản sắc nghề mắm nổi tiếng hơn
100 năm.
Song bên cạnh đó, làng nghề đang đối mặt với những thách thức không
nhỏ, ảnh hưởng đến việc duy trì, bảo tồn phát triển sản xuất và tiêu thụ nước
mắm của làng nghề. Trong những năm gần đây do tác động của nền kinh tế thị
trường, sản phẩm làng nghề truyền thống không cạnh tranh lại các sản phẩm thay
thế có nguồn gốc nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất theo công nghệ hiện đại,
ngắn ngày. Diện tích sản xuất làng nghề khó mở rộng, nguyên liệu tại chỗ ngày
càng giảm dần, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, mẫu mã bao bì, nhãn mác chưa
hấp dẫn, tiềm năng du lịch ở làng nghề chưa được khai thác.
Để khắc phục những tồn tại trên, tiếp tục lưu giữ và quảng bá thương hiệu
làng nghề, gắn phát triển làng nghề với du lịch nhằm giải quyết việc làm, tăng thu
nhập, ổn định cuộc sống cho ngư dân, nông dân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội
đảng bộ quận lần thứ IV về việc tăng cường các chương trình hoạt động nhằm
phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô và thực hiện Quyết định 2636/QĐ-BNN-
CB ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Chương trình
Bảo tồn và phát triển làng nghề” với mục tiêu đến năm 2015 sẽ bảo tồn từ 30 - 40
làng nghề truyền thống và phát triển từ 50 - 70 làng nghề mới và làng nghề gắn
với du lịch. UBND quận Liên Chiểu xây dựng Đề án: "Bảo tồn và phát triển làng
nghề truyền thống nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận Liên Chiểu ".
Kết cấu Đề án bao gồm 3 phần chính:
- Phần I: Thực trạng làng nghề nước mắm Nam Ô

1
Yêu cầu đặt ra ở phần này là: đánh giá đúng thực trạng phát triển Làng
nghề giai đoạn 2007-2011. Qua đó, xác định các mặt đạt được cũng như những
vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để rút ra bài học kinh nghiệm thiết
thực cho việc định hướng Bảo tồn và phát triển làng nghề trong giai đoạn tiếp
theo.
- Phần II: Quan điểm, mục tiêu và định hướng Bảo tồn và phát triển
làng nghề
Những nội dung chính của phần này là:
+ Kiểm kê, đánh giá đầy đủ các yếu tố dự kiến có ảnh hưởng đến việc bảo
tồn và phát triển làng nghề;
+ Xác định quan điểm, mục tiêu và xây dựng định hướng phát triển làng
nghề cho phù hợp với điều kiện thực tế của quận, thành phố, đảm bảo thống nhất
với các quy hoạch thuộc các lĩnh vực có liên quan khác.
+ Nghiên cứu, xây dựng các chương trình, dự án có tính khả thi về Bảo tồn
và phát triển làng nghề để triển khai thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể.
- Phần III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện đề án
Đề xuất các giải pháp, chính sách có tính khả thi nhằm đảm bảo mục tiêu
Bảo tồn và phát triển làng nghề. Dự kiến sự phân công, phối hợp giữa các Sở,
Ban, ngành và các cơ quan có liên quan để thực hiện thành công đề án.

PHẦN I
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM NAM Ô
I. Các khái niệm cơ bản và vai trò của làng nghề trong nền kinh tế
1. Một số khái niệm cơ bản:
- Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn, có giải thích từ ngữ sau:
a) Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
b) Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác
nhau.
c) Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thành từ lâu đời.
- Bảo tồn là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống
cấp hoặc phá hoại; hay nói cách khác bảo tồn có nghĩa là bảo quản kết cấu một

2
địa điểm ở hiện trạng và hãm sự xuống cấp của kết cấu đó. Như vậy, bảo tồn là
tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn
hóa nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài về vật chất cho di sản văn hóa và
khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để
khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội.
- Một số khái niệm khác có liên quan: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ, đáp ứng các nhu cầu trong quá trình đi du lịch của du khách, bao gồm:
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng: đó là những sản phẩm hấp dẫn khách du
lịch, tạo ra mục đích của khách du lịch tại điểm đến như: danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử văn hóa, nơi nghỉ mát, chữa bệnh, thăm quan ...
+ Sản phẩm du lịch cần thiết: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết
yếu trong quá trình đi du lịch như: phương tiện vận chuyển, ăn, nghỉ...
+ Sản phẩm du lịch bổ sung: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu phát
sinh trong quá trình đi du lịch như: cắt tóc, giặt là, massage, mua sắm hàng lưu
niệm, tham gia trực tiếp lao động…
Như vậy, làng nghề vừa là sản phẩm du lịch đặc trưng khi làng nghề đó có
khả năng hấp dẫn, thu hút khách, vừa là sản phẩm du lịch bổ sung khi tạo ra
những mặt hàng lưu niệm cho du khách.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt
Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những
giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng.
2. Vai trò, vị trí của làng nghề trong nền kinh tế: Làng nghề giữ một vai
trò quan trọng trong nông thôn, trước hết nhằm giải quyết mục tiêu kinh tế sử
dụng đầu vào có sẵn, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, thu
hút lao động ở địa phương và lân cận, thu hút vốn cho sản xuất ở làng nghề, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nâng cao thu nhập dân cư, thu hẹp
khoảng cách đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công
nghiệp, hạn chế di dân thúc đẩy phát triển hạ tầng nông thôn giữ gìn văn hoá bản
sắc dân tộc. Sản xuất ra các sản phẩm không những đáp ứng thị trường trong nước
mà còn xuất khẩu thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác và tạo
điều kiện thực hiện cơ giới hoá trong nông thôn.
3. Sự hình thành nghề mắm Nam Ô: Vào khoảng nửa thế kỉ XVI, những
cư dân người Việt đầu tiên đến định cư trên vùng đất này vốn là những tướng sĩ
nằm trong quân đội của Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá năm 1558. Sau
khi chúa Nguyễn chọn vùng đất này tạo dựng cơ nghiệp đã mở ra quá trình
chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp với
làng nghề truyền thống cũng đã ra đời và phát triển.
Nam Ô là một làng đánh cá nhỏ ở cửa sông Thủy Tú, cách chân đèo Hải
Vân 3 km về phía Nam, thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng. Nước mắm Nam Ô có vị thơm, ngọt tự nhiên, màu nâu cánh gián,
là một sản phẩm quý của xứ Quảng để tiến vua ngày xưa, bên cạnh quế tiêu và
trầm hương. Nước mắm Nam Ô được ủ chừng 12 tháng bằng muối Cà Ná (Phan
3
Rang) hột to, phơi khô ráo, để lâu năm cho tạp chất lẫn vào có thể được rửa trôi,
còn lại phần tinh thể muối làm nước mắm được trong, có độ mặn dịu, không bị
chát. Theo một số ngư dân cho biết, cá cơm than di chuyển dọc theo bờ biển Việt
Nam từ Nam đến Bắc. Từ tháng Giêng âm lịch cá cơm than đi từ miệt Cà Mau
chạy theo dòng nước đến Phan Thiết, Mũi Né, thuộc tỉnh Bình Thuận, ở đây dân
làng làm nghề biển cũng bắt được cá cơm than đem về làm mắm gọi là nước
mắm cá cơm Phan Thiết. Theo âm lịch thì đầu tháng 3 còn tiết xuân, cá cơm chưa
bị nước chế (tức là chưa bị nước lụt từ thượng nguồn sông nước ngọt chảy ra
biển), cá theo đàn xuôi dọc theo hướng hạ lưu miền Trung trong vịnh Đà Nẵng
ngoài khơi hòn Chổ (Sơn Trà con) hoặc môm Bấc, mũi Nghê, thuộc làng Mân
Thái, Mỹ Khê Đà Nẵng, hoặc có đàn lại vào trong Cửa Đại, Hội An. Cá cơm than
ở trong vịnh Đà Nẵng kể từ tháng 3 âm lịch cho đến tháng 8 âm lịch được bắt về
để làm nước mắm, gọi là nước mắm Nam Ô hay nước mắm cá cơm tháng ba.
Cuối tháng 5 âm lịch cá lại bắt đầu đổi hướng theo dòng nước lên tới miệt Huế,
Thuận An, Tư Hiền sau đó đi ra tận miền Bắc. Đến tháng 8 âm lịch cá cơm than
lại trở lại vịnh Đà Nẵng lần này có cả thảy 3 loại cá cơm lẫn lộn, cơm than, cơm
đỏ (ruột màu đỏ), cơm sùng (ruột tựa cá rầu), được bắt đem về làm mắm, đó là
mắm cá cơm tháng 8, nước mắm này không ngon và ít mùi thơn hơn nước mắm
các cơm than tháng 3. Được chế biến từ những con cá Cơm than tươi nguyên và
cùng một quy trình chế biến độc đáo, nước mắm Nam Ô là đặc sản có một không
hai của người Đà Nẵng cách đây hơn 100 năm.
II. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - xã hội của làng nghề
1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
Làng nghề nước mắm Nam Ô thuộc địa bàn phường Hòa Hiệp Nam và
phường Hòa Hiệp Bắc là hai phường của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng,
phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng, phía Tây giáp xã Hòa Bắc và Hòa Liên, huyện
Hòa Vang, phía Nam giáp phường Hòa Khánh Bắc của quận và phía Bắc giáp
tỉnh Thừa Thiên – Huế. Diện tích phường Hòa Hiệp Nam: 7,88 km 2, dân số
16.640 người, tại 03 khối phố: Nam Ô1, Nam Ô 2, Nam Ô 3 có 120 hộ làm mắm.
Diện tích phường Hòa Hiệp Bắc 43,59 km 2, dân số 13.411 người, tại khối phố
Kim Liên có trên 50 hộ làm mắm.
Trên địa bàn làng nghề có đường quốc lộ 1A, ga đường sắt Bắc - Nam đi
qua là điều kiện thuận lợi để làng nghề giao lưu với các tỉnh và khu vực lân cận,
trong nước và quốc tế.
- Khí hậu:
Khí hậu của làng nghề chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động, chế độ ánh sáng mưa ẩm phong phú. Nhiệt
độ trung bình hằng năm là 25 0C, mùa đông nhiệt độ ít khi xuống dưới 12 0C, mùa
hè trung bình 280C - 300C. Độ ẩm tương đối của không khí trung bình 82%,
lượng mưa trung bình 2.066 mm, giờ nắng trung bình 2.150 h/năm. Khí hậu trên
thích hợp cho phát triển nông lâm nghiệp, du lịch, chế biến nông lâm thủy sản.

4
Tuy nhiên về mùa hạ, nền nhiệt độ cao, gây hạn và cửa sông bị nhiễm mặn,
về mùa mưa thường gặp bão và lũ lụt.
- Tài nguyên nước:
+ Về nước mặt: sông Cu Đê dài 38km, nằm ở phía tây bắc của quận bắt
đầu từ dãy núi Bạch Mã, là hợp lưu của 2 sông, sông Bắc dài 23 km và sông Nam
dài 47 km, tổng diện tích 2 lưu vực 426 km 2, tổng lượng nước hằng năm vào
khoảng 0,5 tỷ m3 là nguồn cung cấp nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt.
+ Về nguồn nước ngầm: trữ lượng nước ngầm ở khu vực Hòa Khánh -
Nam Ô khoảng 10.000m3/ ngày đêm.
- Tài nguyên biển:
Quận Liên Chiểu nằm bên cạnh Vịnh Đà Nẵng, có điều kiện thuận lợi để
xây dựng cảng nước sâu, có bờ biển dài khoảng 26 km từ chân đèo Hải Vân đến
Thuận Phước, là nơi tập trung khá phong phú loài động vật biển như:
+ San hô: phân bố phía nam chân đèo Hải Vân nhờ có nền đáy là đá thích
hợp cho san hô bám, có nước trong và độ muối cao, ổn định tạo điều kiện cho san
hô phát triển.
+ Cá mực, tôm, ghẹ: tập trung với trữ lượng phong phú
Quận Liên Chiểu có khả năng phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt hải
sản. Hằng năm vào tháng 3-4 âm lịch có nhiều cá cơm, cá nục và cá dò có thể
khai thác để làm nước nắm.
- Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa: Với vị trí địa lý thuận lợi, Liên
Chiểu có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, trải dài từ những
đồi núi, làng mạc, sông ngòi cho đến các bãi biển hấp dẫn. Ngay tại cửa ngõ phía
bắc quận, có khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng Hải Vân gắn liền với danh
thắng hùng vĩ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhiều bãi tắm tự nhiên đẹp như
Nam Ô, Xuân Thiều, Bắc Ninh (Hòa Minh), dòng sông Cu-Đê chạy dọc chân núi
HảiVân, cùng các món ăn đặc sản nổi tiếng cả nước như “gỏi cá”, mứt (rong
biển) và các lễ hội cầu ngư, là nơi lý tưởng để khai thác phát triển dịch vụ du lịch
sinh thái.
Với điều kiện tự nhiên của quận Liên Chiểu vô cùng phong phú và thuận
lợi, sẽ góp phần cho việc bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội quận Liên Chiểu: Trong giai đoạn 1997-
2011, kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng,
giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, trọng
tâm là phát triển thương mại.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh; tổng giá
trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do quận quản lý thực hiện đạt
7.691,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76,70%, tốc độ tăng bình quân 35,4%.
Tổng giá trị Thương mại - dịch vụ thực hiện được 1.943,9 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 19,40%. Tăng từ 16,5 tỷ đồng năm 1997 lên 475 tỷ đồng năm 2011, tốc
độ tăng bình quân 27,1%.

5
Tổng mức luân chuyển hàng hóa thực hiện được 16.041,3 tỷ đồng, liên tục
tăng qua các năm: 1997: 248,7 tỷ đồng; 2001: 336,5 tỷ đồng; 2006: 947,7 tỷ
đồng; 2011: 3.690 tỷ đồng.
Năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 400.000 USD, đến năm 2011 đạt 1.700.000
USD.
Biểu số 1: Một số chỉ tiêu kinh tế quận Liên Chiểu
TĐ tăng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm Năm Năm BQ 15
1997 2006 2011 năm
(%)

1.Dân số trung bình người 53.625 107.71 142.500 6,1


- Số người trong độ tuổi lao động người 27.172 7 103.377
78.144
2. Các chỉ tiêu kinh tế
- Công nghiệp tỷ đồng 29,5 2.050,7 35,4
- Thương mại- dịch vụ '' 16,5 342,3 475,0 27,1
- Nông lâm thủy sản '' 27,5 114,2 14,7 -4,4
22,4
3. Cơ cấu kinh tế
- Công nghiệp- xây dựng % 40,1 76,7
- Thương mại- dịch vụ. “ 16,5 71,5 19,4
- Nông lâm thủy sản “ 37,4 23,8 3,9
4,7

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết 15 năm hình thành và phát triển quận Liên
Chiểu)
Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của quận đều tăng. Trong đó ngành công
nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 35,4% , Thương mại - dịch vụ
27,1% vượt kế hoạch đề ra. Ngành nông nghiệp của quận tiếp tục giảm do quá
trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp giảm
dần, tốc độ giảm bình quân 4,4%.
Trong những năm đến, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo cơ cấu:
công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Đến năm 2015 tỷ trọng các ngành kinh tế là:
công nghiệp chiếm 78,6%, dịch vụ chiếm 21%, nông nghiệp giảm còn 0,4%; tốc
độ tăng bình quân hằng năm của giá trị sản xuất CN-TTCN là 20%, TM-DV là
33%.
III. Thực trạng phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô giai đoạn
2007-2012
1. Quy mô sản xuất:
Quy mô sản xuất của làng nghề là quy mô gia đình. Cơ sở sản xuất được
mở ngay tại nhà và ít có sự chia tách giữa không gian sản xuất và không gian sinh
6
hoạt hằng ngày. Mặt bằng sản xuất nhỏ lẻ diện tích từ 40-50 m 2 chiếm đa số;
nhiều hộ diện tích sản xuất từ 6 – 20 m 2, một số hộ diện tích sản xuất trên 100-
150 m2. Các cơ sở sản xuất ngay tại gia đình tận dụng được nguồn lực tại chỗ bao
gồm đất đai, lao động, nguồn vốn trong dân. Tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa, dân
cư phát triển, những yếu tố này đã làm hạn chế khả năng đầu tư mở rộng sản xuất
của các đối tượng này. Trong làng nghề có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản
xuất nước mắm với: 104 hộ sản xuất đơn lẻ, 15 cơ sở sản xuất, 01 hợp tác xã (viết
tắt HTX). Số lượng hộ sản xuất mắm chiếm tỷ lệ chưa cao, sản lượng sản xuất lại
chưa nhiều, mang tính thời vụ và hiện nay giá thành của các sản phẩm lại tương
đối cao.
2. Tình hình lao động của làng nghề:
Qua khảo sát đội ngũ lao động có trình độ từ tiểu học đến trung học phổ
thông, do nghề làm mắm đơn giản, không yêu cầu trình độ cao, thời gian học
nghề ngắn từ 1-2 ngày, hơn nữa đa số người lao động xem nghề làm mắm như là
nghề phụ, nghề làm thêm lúc nông nhàn. Đến nay, làng nghề đã tạo việc làm cho
hơn 215 lao động, trong đó có 147 lao động nữ, nguồn nhân lực lao động làng
nghề chủ yếu vẫn là lao động thủ công, lớn tuổi. Tỷ lệ lao động làng nghề đã qua
đào tạo chiếm khoảng 17,6% (38/215). Việc dạy nghề, phần lớn theo lối truyền
nghề trong các gia đình, chưa tổ chức đào tạo bài bản. Số lượng hộ sản xuất nhỏ
chiếm tỷ lệ khá cao (94 hộ chiếm 85%).
3. Nguồn vốn sản xuất:
Tổng số vốn các hộ đầu tư sản xuất trên 2,5 tỷ đồng, số hộ có vốn từ 60-
120 triệu đồng chiếm 20%, các hộ này có quy mô sản xuất tương đối lớn, còn lại
số hộ có vốn 20-40 triệu đồng, chủ yếu sản xuất theo thời vụ. Nguồn vốn đang sử
dụng chủ yếu là vốn tự có; vốn vay Chương trình 120 giải quyết việc làm cho 30
hộ với số tiền 300 triệu đồng. Do quy mô sản xuất nhỏ nên các hộ sản xuất khó
tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Thời gian chế biến mắm kéo dài
12 tháng nên vốn “nằm”. Hiện có đến 90% số hội viên làng nghề đang rất cần
vốn để mở rộng sản xuất, tăng sản lượng và thu nhập cho gia đình.
4. Trình độ công nghệ sản xuất:
Trong công nghệ sản xuất hàng hóa của làng nghề hầu hết các công đoạn
sản xuất được thực hiện theo phương pháp thủ công, chưa thể thay thế bằng máy
móc. Trình độ kỹ thuật sản xuất vẫn chủ yếu theo hình thức cha truyền con nối,
đặc biệt là những bí quyết riêng. Do hạn chế về đào tạo nên trình độ kỹ thuật nói
chung của thợ sản xuất tại làng nghề hiện nay không cao. Đầu tư chum chượp
mắm sức chứa nhỏ, nhiều kích cở, đủ loại (chum sành, nhựa, xi măng). Bên cạnh
đó, bao bì đóng chai chưa đồng nhất, các hộ còn tận dụng các chai lọ đủ loại để
đóng gói; đóng nút thủ công, không kiểm tra chặt chẽ, một số chai xì chảy mắm
không đảm bảo thẩm mỹ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ:
- Nguyên liệu: Nguyên vật liệu cho sản xuất làng nghề với khối lượng lớn,
hàng năm cần 100 - 200 tấn cá cơm; 10 tấn cá các loại, vài chục tấn ruốc. Nhưng

7
những năm gần đây, do mất mùa nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ đáp ứng khỏang
30% nhu cầu, các hộ phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu ở các tỉnh khác.
Do vậy, làng nghề cần chú ý đến việc tạo một thị trường nguyên liệu ổn
định lâu dài, đảm bảo chất lượng.
- Thị trường tiêu thụ: Tổ chức các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm
làng nghề tại chợ Hòa Khánh, Trạm dừng chân Hải Vân Nam, cửa hàng số 704
và 816 Nguyễn Lương Bằng; tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài thành
phố; liên kết HTX dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Hòa Hiệp I để tiêu thụ sản
phẩm… nhờ vây, sản phẩm làng nghề được người tiêu dùng biết đến và ủng hộ.
Song do mặt hàng nước mắm chưa đa dạng về chủng loại nên một số cửa hàng
hoạt động hiệu quả thấp. Hiện nay thị trường tiêu thụ của nước mắm Nam Ô chủ
yếu bán lẻ tại nhà cho khách hàng quen; 90% sản phẩm được tiêu thụ vào dịp tết
âm lịch. Chưa có đại lý tiêu thụ trong và ngoài thành phố, các trung tâm thương
mại, chợ, siêu thị chưa trưng bày và bán nên doanh thu thường không cao.
6. Tình hình môi trường tại làng nghề: Hầu hết các cơ sở sản xuất đều
làm tại gia đình, cận kề khu dân cư nên việc sản xuất mắm có các loại chất thải
gây ô nhiễm môi trường, trong đó chủ yếu là ô nhiễm môi trường không khí.
Chất thải rắn như xác mắm được thu gom sử dụng mục đích khác. Tuy nhiên,
nguy cơ ô nhiễm môi trường ở làng nghề rất lớn. Trong thời gian đến, công tác
tuyên truyền, đánh giá, cam kết bảo vệ môi trường cần được chú trọng.
7. Kết quả sản xuất kinh doanh của làng nghề
Từ năm 1994 đến nay, với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận
Liên Chiểu đã đầu tư kinh phí mua nguyên liệu, dụng cụ vật tư, tập huấn kỹ thuật
chế biến theo phương pháp truyền thống, nhiều hộ dân đã được tiếp cận nguồn
vốn ưu đãi để nâng cấp, mở rộng cơ sở sản xuất.
Hiện nay, Hội làng nghề có 120 hội viên sản xuất nước mắm, với 23 cơ sở
chế biến nước mắm có quy mô lớn, 15 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng với tổng
sản lượng bình quân trên 50.000 lít/năm, giải quyết việc làm cho 215 lao động.
Những năm gần đây do mất mùa cá nên sản lượng tăng chậm. Ngoài ra, còn có
các sản phẩm khác như: Mắm ruốc, mắm ngắn ngày, cá khô các loại, bình quân
đạt từ 3 tấn/năm, với tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng.

8
Biểu số 2: Sản lượng và doanh thu mắm các loại tại làng nghề (năm 2007-
2011)

Tên sản phẩm

Mắm đặc biệt Mắm ngắn ngày Cá khô


Thời
STT Số lượng Doanh thu Số lượng Doanh thu Số Doanh
gian
(lít) (triệu (lọ) (triệu đồng) lượng thu
đồng) (kg) (triệu
đồng)

1 2007 20.000 600 2.920 87 1.510 45

2 2008 26.000 780 3.000 90 4.500 135

3 2009 35.000 1.400 2.700 108 1.900 76

4 2010 40.000 1.800 3.000 135 2.900 130,5

5 2011 46.000 2.070 3.000 135 1.300 58,5

(Nguồn số liệu: Hội làng nghề)


Theo số liệu khảo sát, sản lượng bình quân thấp nhất 01 hộ là 300 lít, hộ
cao nhất là 5.000 lít, thu nhập của lao động làng nghề đạt từ 1 – 3 triệu
đồng/hộ/tháng, cao so với lao động thuần nông.
IV. Đánh giá chung về thực trạng phát triển làng nghề
1. Những mặt đạt được:
Qua khảo sát sơ bộ 120 hộ sản xuất mắm tại làng nghề, ý kiến của các
ngành, địa phương cho thấy việc khôi phục làng nghề truyền thống nước mắm
Nam Ô có những kết quả nhất định. Các cơ sở sản xuất đã góp phần tích cực vào
giải quyết việc làm cho lao động dôi dư, lớn tuổi…vừa nâng cao đời sống nhân
dân vừa đóng góp vào ngân sách địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, sản phẩm đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu của người tiêu dung có xu hướng sử dụng sản phẩm sạch, sản phẩm
truyền thống.
Sản lượng sản xuất mắm các loại hằng năm tăng đáng kể, góp phần giải
quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động nghề mắm. Ngoài sản phẩm
chính là nước mắm Nam Ô, người dân nơi đây còn phát triển một số sản phẩm
mới như: Mắm ruốc, mắm ngắn ngày, cá khô các loại để đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu của người tiêu dùng gần, xa. Năm 2009, nước mắm Nam Ô đã được Cục Sở
hữu trí tuệ cấp Logo, nhãn hiệu tập thể, được bảo hộ nên nhiều cơ sở mạnh đầu tư
mở rộng sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể nói, với mọi nỗ lực,
những người thợ thủ công đã cố gắng kế thừa và phát huy truyền thống nghề
nghiệp, đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì bảo tồn di sản văn hóa lâu đời
của cha ông.
9
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
2.1 Những tồn tại, hạn chế: thời gian qua, làng nghề luôn được sự quan
tâm của Quận ủy, UBND quận Liên Chiểu đã đầu tư, hỗ trợ với kinh phí hơn 500
triệu đồng, song hiện tại làng nghề chưa được khởi sắc như điều mọi người kỳ
vọng, còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết như:
a) Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay làng nghề chưa có thị trường
tiêu thụ sản phẩm rộng lớn và ổn định. Việc tổ chức sản xuất nhỏ lẻ là chủ yếu
nên sản phẩm làm ra các hộ tự tiêu thụ, hoặc qua các cơ sở có thương hiệu tại
làng thu gom. Như vậy sự nhanh nhạy trong tiếp cận thị trường còn hạn chế, cơ
hội tìm kiếm thị trường chưa mở rộng đã hạn chế sản xuất và sức hút của làng
nghề. Các doanh nghiệp thương mại có năng lực chưa quan tâm khai thác sản
phẩm và đầu tư sản xuất cho làng nghề. Công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm
chưa được đầu tư đúng mức.
b) Quy mô sản xuất của các hộ gia đình còn nhỏ lẻ:
Làng nghề truyền thống được tạo dựng từ các hộ là chủ yếu, quy mô vốn
của các cơ sở sản xuất (hộ gia đình) còn nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có. Rất ít hộ
gia đình, cơ sở sản xuất tiếp cận thường xuyên với nguồn tín dụng của ngân hàng
hoặc của các tổ chức cho vay (Quỹ xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, Quỹ quốc
gia giải quyết việc làm của Chính phủ không đủ đáp ứng nhu cầu thiết thực của
địa phương).
c) Nguyên liệu sản xuất của làng nghề chưa đảm bảo
Ngư trường đánh bắt hạn chế, phương tiện đánh bắt công suất nhỏ không
ra khơi xa, số tàu đánh bắt cá cơm ngày càng giảm còn 07 chiếc, thiếu trang thiết
bị cần thiết để đánh bắt. Nguyên liệu cá cơm tại chỗ cạn kiệt, làm giá nguyên liệu
tăng, nhiều hộ mua cá loại khác để làm mắm.
d) Chất lượng sản phẩm, bao bì mẫu mã chưa hấp dẫn
Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, bao bì mẫu mã chưa có khuôn mẫu
riêng, tính thẩm mỹ chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn kém. Đặc biệt
việc bảo tồn văn hóa làng chưa được chú trọng một số hộ chạy theo mục tiêu lợi
nhuận thương mại, không chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
2.2 Nguyên nhân:
Những năm gần đây, nguồn cá cơm than ít vào vịnh Đà Nẵng nên việc
đánh bắt tại chỗ không đủ đáp ứng, phải thu mua ở các địa phương khác.
Các cơ sở sản xuất thiếu nguồn vốn đầu tư sản xuất, không tiếp cận được
nguồn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều,
bao bì mẫu mã chưa hấp dẫn. Chưa có sự liên kết cao trong việc tổ chức sản xuất
và kinh doanh nên thị trường tiêu thụ hạn chế. Hạn chế nguồn kinh phí cho các
hoạt động quảng bá thương hiệu.
Bên cạnh đó, do thiếu kiến thức quản lý nên phần lớn cơ sở tổ chức sản
xuất theo thói quen, điều hành sản xuất có tính chất gia đình, còn tùy tiện và lúng
túng, chưa nắm vững các thủ tục cần thiết trong các hoạt động giao dịch và kinh
10
doanh, lập dự án phát triển chưa đề ra được phương hướng, kế hoạch sản xuất
kinh doanh thích hợp với điều kiện thị trường có nhiều biến động.
Với tình trạng sản xuất thủ công đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán
là nhược điểm cản trở khó nhận đuợc hợp đồng lớn; hoạt động bán hàng chưa
mang lại hiệu quả vì chưa chú trọng đầu tư vào kênh phân phối, tiếp thị; khả năng
đầu tư cải tiến công nghệ rất khó khăn vì thiếu vốn, thiếu mặt bằng. Hiện có 01
HTX liên kết tiêu thụ nhưng năng lực làm công tác tiêu thụ “đầu ra” cho sản
phẩm làng nghề còn rất yếu.
Có thể nói làng nghề nước mắm Nam Ô tuy có phát triển trong vài năm
gần đây, nhưng chủ yếu vẫn mang nặng tính tự phát, chưa được quan tâm chỉ đạo
và định hướng phát triển để có thể phát huy được thế mạnh để sản phẩm có khả
năng cạnh tranh mạnh trên thị trường.
3. Bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển làng nghề:
3.1 Bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển làng nghề trong nước:
Qua thực tiễn thực tế một số địa phương ở miền Trung thực hiện tốt công tác
khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống vốn nổi tiếng một thời như: tỉnh
Bình Định có rượu Bàu Đá Nhơn Lộc, nem chợ huyện Tuy Phước, thảm xơ dừa
Tam Quan..., tỉnh Quảng Ngãi có nghề sản xuất thịt bò khô, đường phèn, thành
phố Hội An Quảng Nam có làng nghề rau Trà Quế, mộc Kim Bồng, gốm Thanh
Hà và đã trở thành các điểm tham quan du lịch rất hấp dẫn. Hiện nay, các địa
phương cũng đang nghiên cứu khôi phục các làng nghề khác với những kinh
nghiệm về công tác bảo tồn và phát triển làng nghề sau:
- Trước hết phải tuyên truyền, giáo dục về nhận thức, làm cho các cấp, các
ngành hiểu được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát
triển làng nghề ở địa phương; nâng cao niềm tự hào đối với những người dân
trong các làng nghề, chính họ là những người góp sức xây dựng phát triển và bảo
tồn nghề truyền thống.

- Công tác quản lý nhà nước: xây dựng và triển khai thực hiện các dự án
khuyến công có tính khả thi cao, thiết thực; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, xúc tiến
thương mại trong và ngoài nước. Xây dựng hệ thống thông tin về làng nghề;
chương trình xây dựng hạ tầng và cải thiện cảnh quan môi trường làng nghề;
chương trình phát triển doanh nghiệp làng nghề; các chương trình, chính sách hỗ
trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp tại làng nghề.

- Đối với cơ sở sản xuất, cần quan tâm đầu tư khôi phục sản phẩm truyền
thống và nâng cao giá trị truyền thống; phát triển sản phẩm mới; nâng cao chất
lượng sản phẩm; đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm; đào tạo, tập huấn nghề thu hút
lực lượng lao động ở nông thôn; nâng cao hàm lượng kỹ thuật công nghệ trong
sản phẩm, bảo đảm chất lượng, giá trị sử dụng, giá thành hợp lý đáp ứng thị hiếu
của người tiêu dùng. Xây dựng và phát triển thương hiệu, thực hiện tốt chiến lược
tiếp thị, quảng bá sản phẩm, tạo sự tin tưởng và ấn tượng tốt đẹp trong lòng
khách hàng nhằm nâng cao uy tín phát triển thị trường. Đổi mới cung cách quản
lý tiên tiến, cùng với các giải pháp cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng,
11
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện có hiệu quả chương
trình thương mại điện tử. Tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác nhằm thu hút
vốn đầu tư lớn, kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, phương pháp và kinh
nghiệm quản lý của các đối tác đầu tư trong và ngoài nước.
- Gắn kết công tác bảo tồn và phát triển làng nghề với du lịch: tạo ra sự
phong phú về hình thức sản xuất, khách tham quan tham gia một vài công đoạn
sản xuất, kết hợp tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tham quan làng nghề
và những địa danh thiên nhiên nổi tiếng gần làng nghề. Tổ chức khôi phục lại các
lễ hội truyền thống mang bản sắc làng nghề, đặc biệt cần tái hiện lại một cách
chân thực quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, ông tổ của nghề và
những nét đẹp trong bản thân quá trình tạo ra sản phẩm làng nghề đó. Tuyên
truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân nâng cao nhận thức vai trò vị trí của du
lịch làng nghề. Xây dựng trang Web, đĩa CD giới thiệu chung về làng nghề và du
lịch làng nghề. Liên kết với các đại lý du lịch, công ty lữ hành để phối hợp tiến
hành khảo sát và sử dụng tour du lịch, tạo sự nhận thức về tiềm năng du lịch của
làng nghề. Phối hợp với các khách sạn, nhà hàng để bán hàng, giới thiệu sản
phẩm làng nghề.
Liên hệ các làng nghề tại Đà Nẵng: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 07
làng nghề, gồm Làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô, nghề bánh
tráng Tuý Loan, nghề bánh khô mè, nghề mây tre lá, nghề sản xuất mắm ruốc và
nghề đá chẻ Hoà Sơn với gần 5000 lao động tham gia, thu nhập bình quân từ 1,5
triệu đến 3 triệu đồng/tháng. Trong đó Làng đá Non nước phát triển mạnh nhất
với trên 405 hộ gia đình tham gia sản xuất, tạo công ăn việc làm cho trên 3000
lao động/năm, thu nhập bình quân từ 02 - 03 triệu/người/tháng với 100% cơ sở
sản xuất đều đã trang bị một số thiết bị chuyên dùng (máy cầm tay, máy bào,
phay, tiện, mài…) phục vụ quá trình chế tác đá. Nguyên liệu chính phục vụ sản
xuất được mua từ: Nghệ An, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Quảng Ninh…; số lượng
25.000 tấn/năm/làng nghề, bình quân 8-10 tấn/hộ. Sản phẩm đá mỹ nghệ Non
Nước được tiêu thụ trong nước và thế giới như: Hồng Kông, Đài Loan, Pháp,
Mỹ, Úc…thông qua các thương nhân và khách du lịch đến mua và đặt hàng. Đến
nay có khoảng trên 50 hộ sử dụng thông tin thông qua mạng Internet và 7 hộ
thành lập Website riêng phục vụ cho hoạt động buôn bán của mình. Làng nghề đá
Non Nước kết hợp được hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với hoạt
động du lịch sinh thái. Trong thời gian qua, làng nghề này đã được thành phố Đà
Nẵng, quận Ngũ Hành Sơn có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư từ một làng
nghề khó khăn về nguyên liệu, ô nhiễm môi trường đến nay hoạt động rất tốt và
phát triển mạnh đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm của làng nghề, tăng thu
nhập cho làng nghề, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
3.2 Bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển làng nghề nước mắm
Nam Ô: Để bảo tồn và phát triển làng nghề phải sản xuất ra nước mắm chất lượng
ổn định là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề để giữ gìn uy
tín, giá cả phải hợp lý với nhu cầu của thị trường. Người sản xuất cần phải có kinh
nghiệm, quy trình kỹ thuật với bí quyết gia truyền “tạo hương, tạo màu” để sản
12
phẩm không ngã màu, mất mùi, kết tủa nhanh. Sản phẩm sản xuất ra phải đồng đều:
loại đặc biệt có độ đạm trong phạm vi 28-300, bao bì đóng gói đảm bảo không để
xảy ra tình trạng xì chảy nước mắm, xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
của làng nghề để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn về xuất xứ sản phẩm, tạo uy
tín, danh tiếng cho làng nghề, góp phần bảo tồn giá trị và tri thức truyền thống của
địa phương. Bên cạnh đó các hộ sản xuất trong làng nghề không ngừng học hỏi nâng
cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất, lựa chọn nguyên liệu đầu vào cẩn thận, có chất
lượng tốt nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra người sản xuất biết áp dụng hài hoà
bí quyết, quy trình công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại.
Đa dạng hóa các thành phần kinh tế hoạt động trong làng nghề, liên kết,
hợp tác các hộ sản xuất để hỗ trợ trong tìm kiếm thị trường, đầu tư công nghệ, cải
tiến kỹ thuật. Các ban, ngành và chính quyền địa phương cần phải quan tâm
nghiên cứu chính sách thúc đẩy, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp; ứng dụng khoa học
công nghệ, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp sản
xuất trong làng nghề; đào tạo nhân lực, mời các hộ làm mắm nổi tiếng, có kinh
nghiệm để phổ biến kiến thức, truyền nghề.
Kết hợp lễ hội truyền thống cầu ngư, đình làng hoặc ông tổ nghề tổ chức
các hoạt động văn hóa như lắc thúng, kéo lưới; các món ăn đặc sản làng nghề để
khách tham quan cùng tham gia và thưởng thức các món ăn; tổ chức tham quan
một vài hộ sản xuất mắm tại làng nghề để gắn kết được việc bảo tồn và phát triển
làng nghề với du lịch.

PHẦN II
ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

I. Dự báo các yếu tố và điều kiện phát triển làng nghề trong thời gian
đến
1. Thị trường quốc tế, trong nước và tại địa phương:
a) Thị trường trong nước: Trên địa bàn quận có 02 khu công nghiệp lớn, 10
trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp dạy nghề cho hơn 60 ngàn công nhân, sinh
viên lưu trú học tập và công tác. Đây cũng là người tiêu dùng và cũng là người
quảng cáo sản phẩm cho làng nghề. Thị trường trong nước với tốc độ gia tăng dân
số như hiện nay dự kiến quy mô dân số cả nước vào những năm 2012 sẽ đạt trên
100 triệu người. Mặt khác thị hiếu của người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng
nhiều sản phẩm truyền thống được sản xuất theo phương pháp thủ công cổ truyền,
đặc biệt sản phẩm không dùng đến hóa chất. Do vậy, trong những năm trước mắt
thị trường trong nước vẫn là thị trường chính và thực sự là một tiềm năng rất lớn
đối với sự phát triển của làng nghề cần phải khai thác. Trong tương lai thị trường
xuất khẩu cũng là một thị trường quan trọng. Mặc dù hiện nay, sản phẩm của làng
nghề còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng,
do vậy người sản xuất trong làng nghề cần phải đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn
thực phẩm, chú ý cải tiến mẫu mã, quy cách đặc biệt là chất lượng sản phẩm để
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì tiềm năng phát triển là rất lớn.
13
b. Thị trường quốc tế :
Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người nước ngoài đang hướng vào hàng
thủ công mỹ nghệ có nguyên liệu xuất xứ từ thiên nhiên, sản xuất thủ công truyền
thống, mang bản sắc văn hoá riêng của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, nơi mà
chúng được sản xuất.

Mặt khác, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
thương mại Thế giới (WTO), thị trường nước ngoài đã được mở rộng, sản phẩm
thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên Thế giới. Trong đó
có những thị trường có nhu cầu lớn, thường xuyên và phong phú như: thị trường
Hoa Kỳ; thị trường EU có nhu cầu lớn về các sản phẩm thực phẩm...
2. Tiềm năng về du lịch làng nghề:
Liên Chiểu có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng, có nhiều danh
lam thắng cảnh nổi tiếng đã tạo ra nhiều địa điểm cho du lịch để Đà Nẵng trở nên
hấp dẫn đối với du khách trong, ngoài nước.
Ngoài những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa dân tộc đặc
sắc, làng nghề truyền thống cũng có sức hút đặc biệt đối với du khách bởi mỗi
làng lại gắn với một vùng văn hóa hay một hệ thống di tích lịch sử, văn hóa. Đến
với làng nghề du khách không chỉ được ngắm cảnh quan mà còn được tham quan
nơi sản xuất, trực tiếp được tiếp xúc với những người thợ thủ công, thậm chí còn
được trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm.
Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa tại chỗ, tạo thêm việc làm và thu nhập. Hơn nữa phát triển làng nghề còn
giúp cho ngành du lịch quảng bá được hình ảnh của đất nước ra nước ngoài thông
qua các sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
3. Chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và
phát triển làng nghề
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) nêu rõ khôi phục bảo tồn và phát
triển các làng nghề sẽ tạo được bước quan trọng về phát triển kinh tế xã hội của
các địa phương, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia
tăng giá trị ngành nghề và dịch vụ. Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày
09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn,
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn, Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2011 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Chương trình Bảo tồn và phát triển làng
nghề”. Các chính sách này đề ra nhiều biện pháp có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy,
phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, trong đó có làng nghề truyền thống.
4. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề
trong thời gian đến (phân tích theo mô hình SWOT)
Sử dụng phương pháp phân tích SWOT vào việc xem xét, tìm hiểu những
điểm mạnh và điểm yếu của làng nghề từ đó có thể phát huy điểm mạnh và hạn

14
chế điểm yếu. Có những cơ hội và nguy cơ nào từ bên ngoài. Qua đó phát huy
những cơ hội và hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ.
- Điểm mạnh: Làng nghề có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế
phát triển năng động với nhiều khu công nghiệp và trường học, tiềm năng thị
trường lớn. Sản phẩm của làng nghề có uy tín trên thị trường, được cấp nhãn hiệu
tập thể. Các hộ sản xuất có kinh nghiệm chế biến. Giao thông thuận lợi. Có lực
lượng lao động dồi dào. Đã thành lập Hội làng nghề truyền thống.
- Điểm yếu: Nguồn nguyên liệu chưa thật ổn định phụ thuộc vào nguồn
nguyên liệu bên ngoài. Vốn để phát triển sản xuất còn thiếu. Mặt bằng sản xuất
và cơ sở vật chất, năng lực quản lý còn hạn chế. Chưa có sự liên kết giữa các cơ
sở sản xuất với nhau để tạo nên sức cạnh tranh cao, sản xuất hàng loạt để thương
mại hóa và phát triển thị trường. Công tác thị trường yếu, chưa có đơn vị đầu mối
bao tiêu sản phẩm, mẫu mã sản phẩm chưa thể hiện đặc trưng riêng. Hội làng
nghề chưa có ảnh hưởng nhiều tới làng nghề.
- Thời cơ: Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm khuyến khích phát
triển; Nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước ngày càng tăng. Tiếp cận các kiến
thức, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh mới; Có điều kiện ứng dụng kỹ thuật khoa
học vào sản xuất để tăng năng suất. Hiện nay sự tác động của nền kinh tế có thể
nói là tạo điệu kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ bức phá.
- Thách thức: Sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường, đặc biệt khi Việt Nam
tham gia Tổ chức WTO nên phải đáp ứng các yêu cầu khắc khe về chất lượng,
bao bì, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự biến động giá vật tư đầu vào luôn
tiềm ẩn bất lợi. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nhiều sản phẩm cùng chủng
loại tạo sự cạnh tranh càng khốc liệt.
II. Quan điểm, mục tiêu và định hướng bảo tồn, phát triển làng nghề
nước mắm Nam Ô trong thời gian đến
1. Quan điểm bảo tồn và phát triển:
- Phát triển làng nghề phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội
của thành phố, quận và dựa trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và từng
bước áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm phù hợp với
thị trường, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
cho người dân, phù họp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Xây dựng làng nghề theo quy hoạch, đảm bảo điều
kiện vệ sinh môi trường và giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương.
- Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch nhằm thu hút được nhiều khách
tham quan, du lịch để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng hành lang pháp lý, tạo điều kiện phát triển làng nghề ổn định
và bền vững
2. Mục tiêu tổng quát và cụ thể:

15
2.1 Mục tiêu tổng quát: phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô nhằm khai
thác tốt tiềm năng tự nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững thông qua việc duy
trì nét văn hóa truyền thống, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao
động, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đồng thời không gây tổn hại đến
môi trường.
Giai đoạn 1(2013-2015): tập trung phát triển nguồn nhân lực, chất lượng
sản phẩm, cải tiến bao bì mẫu mã, phát triển thị trường trong nước.
Giai đoạn 2 (2015-2020): phát triển làng nghề với du lịch, đồng thời phát
triển thị trường quốc tế.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu nâng cao sản lượng với tốc độ tăng bình quân 14%, đến năm
2015 đạt 150.000 lít, trong đó 100.000 lít mắm đặc biệt, tổng doanh số đạt 5-7 tỷ
đồng.
- Tạo việc làm ổn định cho hơn 300 lao động, trong đó tạo việc làm mới
cho khoảng 200 lao động.
- Phấn đấu thu nhập bình quân dầu người từ nghề đạt 2-2,5 triệu
đồng/người/tháng vào năm 2013 và đạt 2,5-3 triệu đồng/người/tháng vào năm
2015
- Tổ chức liên kết các hộ gia đình sản xuất thông qua tổ hợp, HTX, liên kết
một doanh nghiệp thương mại để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm làng nghề,
quảng bá thương hiệu.
- Hình thành lực lượng lao động có tay nghề chế biến nước mắm theo
phương pháp truyền thống, đội ngũ chủ cơ sở sản xuất có trình độ quản lý, tổ
chức kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển của làng nghề.
- Sản phẩm có chất lượng ổn định, được giới thiệu trưng bày và bán tại các
chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
- Phấn đấu xuất khẩu sản phẩm đến các nước trong khu vực và quốc tế.
- Gắn phát triển làng nghề với du lịch nhằm thu hút được nhiều du khách
tham quan, du lịch để giới thiệu và tiêu thụ sẩn phẩm.

PHẦN III
CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề trong thời gian đến
1. Giải pháp về nguồn vốn và nguyên liệu:
1.1 Giải pháp về nguồn vốn: huy động theo cơ chế đa nguồn
+ Nguồn vốn ngân sách: đề nghị UBND thành phố có kế hoạch dành một
lượng vốn nhất định từ 5-6 tỉ đồng chuyển qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho
vay với lãi suất ưu đãi đến các cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong làng nghề truyền
thống nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề.

16
+ UBND thành phố hỗ trợ một phần kinh phí để quảng bá thương hiệu, sản
phẩm làng nghề, đầu tư tập huấn.
1.2 Giải pháp về nguồn nguyên liệu cho sản xuất: Nguyên liệu cho sản
xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của
làng nghề. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề hiện nay chủ yếu thu
mua ở các tỉnh lân cận, công tác bảo quản và vận chuyển gặp khó khăn. Để thực
hiện tốt công tác thu mua này, phòng Kinh tế có trách nhiệm cung cấp thông tin
về nguồn nguyên liệu, các hộ sản xuất cử đại diện liên hệ và hợp đồng mua bán
dài hạn nhằm đảm bảo được nguồn nguyên liệu.
2. Giải pháp về phát triển thị trường, sản phẩm và vệ sinh an toàn
thực phẩm:
2.1 Giải pháp về phát triển thị trường: Công tác thị trường của các cơ sở
sản xuất hiện nay còn rất yếu, thiếu chuyên nghiệp, không kịp thời...Vì vậy trong
thời gian đến các HTX, doanh nghiệp cần chú trọng công tác này, phải hình thành
đội ngủ nhân viên thị trường chuyên nghiệp giới thiệu sản phẩm các quầy shop
các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. Thiết lập hệ thống đại lý tiêu thụ sản
phẩm ở các tỉnh Tây nguyên, phía bắc. Giới thiệu sản phẩm đến các điểm tham
quan du lịch trong địa bàn thành phố để phục vụ khách du lịch, khảo sát một vài
địa chỉ tiêu thụ sản phẩm giàu tiềm năng, giúp hộ sản xuất tiếp cận, thỏa thuận ký
hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
- Các ngành, địa phương hỗ trợ HTX, cơ sở sản xuất
+ Tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm trong nước;
+ Khảo sát, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường;
+ Trưng bày hàng hóa trong các cửa hàng, nhà hàng đặc sản, trung tâm
thương mại, siêu thị, chợ.
+ Tài trợ các hoạt động có tính chất ẩm thực (các cuộc thi nấu ăn của Hội
Liên hiệp phụ nữ, ngành Giáo dục và đào tạo, ngành du lịch) tại thành phố Đà
Nẵng;
+ Làm phóng sự giới thiệu về làng nghề để quảng bá trên các kênh truyền
hình trong và thành phố; Quảng bá sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, báo.
+ Giới thiệu sản phẩm nước mắm thương hiệu Nam ô trên website làng
nghề Việt Nam, UBND quận, huyện và các sở ngành trên địa bàn thành phố.
2.2 Giải pháp về sản phẩm: Sản phẩm cần có chất lượng ổn định, kiểu dáng
bao bì hấp dẫn, đóng nút chai đảm bảo không xì, không chảy trong quá trình lưu
chuyển. Để sản phẩm làng nghề vừa có tính thương mại nhưng vẫn mang nét
truyền thống, việc sản xuất có thể đơn lẻ nhưng cần phải thu gom phân loại, đóng
chai, dán nhãn mác tập trung trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Các HTX, các
cơ sở sản xuất lớn đủ năng lực thực hiện công đoạn này.
Ngoài nước mắm loại đặc biêt, cần chú ý việc chế biến mắm ngắn ngày, cá
khô có hương vị đặc trưng, được đóng gói bao bì, nhãn mác theo đúng quy định.

17
2.3 Vệ sinh an toàn thực phẩm: Tổ chức tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn
thực phẩm; xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho
các hộ sản xuất mắm. Tăng cường kiểm tra nguyên vật liệu và sản phẩm trước
khi xuất bán.
3. Giải pháp về nguồn nhân lực: Tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng các hội viên về kỹ thuật chế biến nước mắm, nâng cao năng lực về kỹ
năng sản xuất, kinh doanh:
- Thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công hỗ trợ đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao tay nghề; Cần chú ý đến việc đào tạo kỹ thuật chế biến nước
mắm cho các lao động trẻ, người mới học nghề. Đồng thời kết hợp giữa nhiều thế
hệ lao động trong làng nghề nhằm mục đích khôi phục và phát triển làng nghề
theo hướng công nghiệp, hiện đại nhưng vẫn duy trì và phát huy tính truyền
thống và vai trò cực kỳ quan trọng của các hộ có kinh nghiệm gia truyền.
- Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực sản xuất và kinh
doanh nhằm trang bị kiến thức cho các chủ cơ sở sản xuất về kỹ năng kinh doanh,
thị trường, thương hiệu. Tiếp tục bồi dưỡng trang bị kiến thức cho Ban chấp hành
hội làng nghề về công tác hội để tư vấn, tập hợp hội viên, giúp đỡ nhau trong sản
xuất, kinh doanh.
- Tổ chức tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp các hộ sản
xuất tiếp cận công nghệ mới, mẫu mã mới, trang thiết bị hiện đại, năng lực cạnh
tranh và cách quản lý trong sản xuất kinh doanh.
4. Giải pháp về đất đai, hạ tầng làng nghề:
- Vận động các hộ tận dụng tối đa diện tích khuôn viên để mở rộng sản
xuất tại chỗ, đầu tư sửa chữa láng nền, lợp mái che thoáng mát, đảm bảo vệ sinh.
- Đối với các hộ bị ảnh hưởng quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái Nam
Ô: Kiến nghị thành phố quy hoạch khu vực tập trung vừa bố trí tái định cư cho
các hộ này gắn liền việc sản xuất nước mắm. Đồng thời bố trí 01 lô đất để Làng
nghề xây dựng nhà xưởng vừa sản xuất mắm vừa giới thiệu sản phẩm phục vụ
khách mua hàng, tham quan trong và ngoài nước.
5. Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ: khuyến khích một số cơ
sở, HTX mạnh dạn đầu tư thiết bị lọc, chiết rót, đóng chai, cải tiến kiểu dáng,
mẫu mã mang tính hiện đại vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có tính thẩm
mỹ cao, gọn nhẹ, tiện lợi trong quá trình vận chuyển. Tăng cường hỗ trợ chuyển
giao công nghệ; từng bước tự động hóa một số công đoạn, trang bị máy phân tích
độ đạm, ứng dụng phương pháp triệt trùng nhằm mục đích nâng cao chất lượng
và kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm, với những công nghệ mới sẽ làm tăng
năng suất hạ giá thành sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của làng
nghề.
6. Giải pháp về bảo vệ môi trường: Lập đánh giá tác động môi trường
cho làng nghề. Tuyên truyền phổ biến, vận động người dân trong làng tích cực
nâng cao ý thức thu gom và đỗ rác đúng quy định; xây dựng công trình thu gom

18
và xử lý nước thải sơ bộ. Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản
phẩm phụ để tái sản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải.
- Người sản xuất cần nâng cao ý thức tôn trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm, chú ý tới việc “sản xuất sạch hơn”, vừa nâng cao uy tín, chất lượng sản
phẩm, vừa bảo vệ môi trường. Như vậy là tự bảo vệ cho sức khỏe của mình, cộng
đồng làng nghề cũng như người tiêu dùng sản phẩm…
7. Giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch: Tạo dựng làng nghề
truyền thống thành điểm tham quan du lịch. Vận động các cơ sở sản xuất đầu tư
nâng cấp nhà xưởng để trưng bày, trình diễn sản xuất một hoặc toàn bộ công
đoạn sản xuất nước mắm. UBND thành phố quy hoạch xây dựng một khu vực
trưng bày và bán sản phẩm tập trung. Bên cạnh đó cần giới thiệu và thuyết minh
cho du khách về yếu tố lịch sử và văn hóa của lầng nghề.
Trên cơ sở khai thác tốt lợi thế vùng biển, đèo Hải Vân của địa phương và
gắn kết với chương trình du lịch của thành phố, hình thành các tour du lịch lữ
hành gắn với tham quan mua sắm tại làng nghề.
8. Giải pháp về tổ chức sản xuất làng nghề: Trong làng nghề thành phần
kinh tế chủ yếu là hộ gia đình, có ít hợp tác xã nên việc tiêu thụ sản phẩm trở nên
khó khăn. Xây dựng doanh nghiệp làm "bà đỡ" (doanh nghiệp hoặc HTX) đủ
mạnh, có năng lực để tạo ra sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu thị hiếu của
người tiêu dùng, làm vai trò hỗ trợ đầu ra và ngược lại các hộ sẽ cung cấp nguyên
liệu đầu vào cho các HTX, doanh nghiệp để có sản phẩm tiêu thụ, đây là mối liên
kết đôi bên cùng có lợi từ đó giúp cho làng nghề mở rộng thị trường. Hiện nay,
làng nghề số lượng bà đỡ rất ít (01 HTX Hòa Hiệp), vì vậy việc tăng số lượng
doanh nghiệp, nâng cao năng lực đủ mạnh để HTX làm tròn vai trò đầu ra là cần
thiết. Do vậy, UBND quận có chính sách khuyến khích nâng đỡ (chính sách ưu
tiên đặc biệt) để hình thành phát triển loại hình doanh nghiệp này, như hỗ trợ tập
huấn về công tác quản lý, đào tạo nghề, hỗ trợ một phần kinh phí thành lập HTX,
hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp.
II. Tổ chức thực hiện
- Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu.
- Cơ quan điều hành tổ chức thực hiện: Phòng Kinh tế quận Liên Chiểu.
- Cơ quan quản lý vốn: Phòng giao dịch Ngân hàng Chính Sách xã hội
quận Liên Chiểu tiến hành thẩm định, giải ngân, thu hồi nợ. Đối tượng vay vốn là
hộ nghèo theo chuẩn địa phương, hộ thiếu vốn tạo việc làm có dự án, có hộ khẩu
tại địa phương.
1. Phân công nhiệm vụ:
a) UBND quận:
Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện tốt Đề án bảo
tồn và phát triển làng nghề. Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí kịp thời và đầy đủ để tổ
chức đề án đạt hiệu quả.

19
b) Phòng Kinh tế: căn cứ đề án đã được phê duyệt, phòng Kinh tế chủ trì
phối hợp các ngành chức năng và địa phương liên quan xây dựng kế hoạch triển
khai có hiệu quả đề án.
- Khảo sát vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tại các làng nghề.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án; tổng hợp báo
cáo UBND quận tiến độ, kết quả thực hiện và những vướng mắc trong qua trình
thực hiện. Tham mưu UBND quận tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá đề án.
c) Phòng Tài chính – Kế hoạch
- Tham mưu cho UBND quận bố trí ngân sách đầu tư theo yêu cầu đề án.
- Hỗ trợ việc thành lập các HTX sản xuất và kinh doanh tại Làng nghề.
- Phối hợp cùng phòng Kinh tế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi tiêu tài
chính thực hiện đề án
d) Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận:
- Hướng dẫn hồ sơ thủ tục vay vốn, thẩm định dự án, tổ chức giải ngân, thu
nợ theo cơ chế quản lý, sử dụng vốn ủy thác của Ngân sách thành phố theo Quyết
định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 13/3/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng.
g) Phòng Văn hóa và Thông tin
Phối hợp với phòng Kinh tế, các địa phương thực hiện Đề án bảo tồn giá trị
văn hóa làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch.
h) Phòng Nội vụ
Phối hợp với phòng Kinh tế, các địa phương và Hội làng nghề hướng dẫn
lập thủ tục đề xuất UBND thành phố tặng danh hiệu nghệ nhân cho các cá nhân
có thành tích xuất sắc trong việc việc giữ gìn, truyền nghề, khôi phục, phát triển
nghề truyền thống ở địa phương.
f) UBND phường Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Bắc: Tuyên truyền, vận
động nhân dân tham gia các lớp đào tạo nghề, nâng cao kiến thức để chuyển đổi
ngành nghề; mạnh dạn đầu tư, mở rộng SXKD, giữ gìn thương hiệu để làng nghề
phát triển bền vững. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong các hoạt động bảo
tồn và phát triển làng nghề.
Tăng cường vận động lực lượng lao động nhàn rỗi, lớn tuổi tham gia tích
cực vào việc sản xuất nước mắm truyền thống nhằm góp phần tăng sản lượng
nước mắm, giải quyết việc làm, ổn định đời sống.
g) Hội Làng nghề:
- Tiếp tục tuyên truyền tôn chỉ mục đích hội, tuân thủ nghiêm ngặt qui
trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, uy tín làng nghề, trung thực với chất
lượng nước mắm truyền thống, không vì lợi nhuận trước mắt sử dụng phụ gia hóa
chất để lừa người tiêu dùng.
- Tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất mắm tham gia vào hội làng nghề.
Thành lập các tổ nhóm hộ sản xuất để hỗ trợ, liên kết giúp đỡ nhau phát triển.
20
- Phối hợp các ngành chức năng, địa phương khảo sát, đề xuất các cấp
phong tặng danh hiệu nghệ nhân cho các cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc
trong việc việc giữ gìn, truyền nghề, khôi phục, phát triển nghề truyền thống ở
địa phương.
- Chỉ đạo Ban kiểm tra Hội làng nghề tăng cường kiểm tra, giám sát việc
sử dụng nhãn hiệu tập thể; giám sát chất lượng sản phẩm để hạn chế các trường
hợp lợi dụng nhãn mác của làng nghề bán sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
h) Hội viên hội làng nghề, Cơ sở sản xuất, hộ gia đình: tổ chức thu mua
nguyên liệu, chế biến nước mắm phải tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất truyền
thống đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tích cực tham gia các chương trình, hoạt
động của đề án nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề.

PHẦN IV
TÍNH TOÁN KINH PHÍ (VỐN ĐẦU TƯ)
I. Kinh phí Đề án: gồm 2 phần sau:
1. Kinh phí bảo tồn làng nghề : 343,410 triệu đồng
Biểu số 4

TT Nội dung Số tiền (đồng)

1 Họp dân triển khai dự án 13.490.000

2 Tập huấn công nghệ chế biến 16.020.000

3 Tập huấn nâng cao năng lực sản xuất và kinh 22.480.000
doanh

4 Tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm 15.220.000

5 Khảo sát thông tin nguồn nguyên liệu 6.000.000

6 Khảo sát thị trường tiêu thụ 6.000.000

7 Tập huấn quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể 5.000.000

8 Tổ chức các hộ tham quan làng nghề truyền 31.200.000


thống nước mắm ở Phan Thiết

9 Quảng bá sản phẩm làng nghề 228.000.000

Tổng cộng 343.410.000

21
2. Kinh phí phát triển làng nghề : 6.130,6 triệu đồng
Biểu số 5

TT Nội dung Số tiền (triệu đồng)

1 Vốn mua chum sành: 7 chum x 170 hộ x 1,8 triệu 2.142


đồng/chum

2 Vốn mua vật tư: 170 hộ x 0,7 triệu đồng/hộ 119

3 Vốn mua cá cơm: 7 chum x 170 hộ x 140 2.665,6


kg/chum x 16.000 đồng/kg

4 Vốn mua muối: 170 hộ x 400 kg/hộ x 3.000 204


đồng/kg

3 Vốn lưu động 2 HTX thu mua mắm 500

4 Trang bị máy chiết rót và đóng chai 150

5 Mua vỏ chai thủy tinh 350

Tổng cộng 6.130,6

3. Tổng hợp vốn đầu tư


Biểu số 6

Tỷ lệ hỗ trợ (triệu đồng)


Thành tiền
TT Khoản mục Hỗ trợ Đối ứng dân
(triệu đồng)
(80%) (20%)

1 Kinh phí bảo tồn 343,410 343,410 0

2 Kinh phí phát triển 6.130,6 4.904,48 1.226,12

Tổng cộng 6.474,01 5.247,89 1.226,12

Nguồn vốn đầu tư đề án: 6.474.010.000 đồng, trong đó


- Vốn ngân sách thành phố, quận hỗ trợ: 247,89 triệu đồng
- Vốn ngân sách cho vay ưu đãi: 5.000 triệu đồng
- Vốn đối ứng của dân: 1.226,12 triệu đồng
II. Tiến độ thực hiện đề án.

22
1. Phân kỳ kinh phí thực hiện đề án.
Biểu số 7

TT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Họp triển khai dự án/Tổng kết đề án 13.490.000

2 Tập huấn công nghệ chế biến 16.020.000

3 Tập huấn nâng cao năng lực SXKD 22.480.000

4 Tập huấn VSATTP 15.220.000

5 Khảo sát thông tin nguồn NL 6.000.000

6 Khảo sát thị trường tiêu thụ 6.000.000

7 Tham quan học tập 31.200.000

8 Tập huấn qui chế sử dụng nhãn hiệu 5.000.000


TT

9 Quảng bá làng nghề

Tủ quầy trưng bày sản phẩm 30.000.000 30.000.000 30.000.000

Phóng sự làng nghề và đưa tin 24.000.000

Đưa tin trên báo, đài 5.000.000 11.000.000

Tham gia hội chợ 10.000.000 10.000.000 20.000.000

Tài trợ thi ẩm thực Hội PN TP 10.000.000 10.000.000

Thi thiết kế kiểu dáng chai 3.000.000 6.000.000

Thi thiết kế nhãn mác, bao bì hộp đựng 9.000.000

Hỗ trợ in nhãn mác 20.000.000

TỔNG CỘNG 102.510.000 138.700.000 102.200.000

Tổng cộng kinh phí: 343.410.000 đồng


( Ba trăm bốn mươi ba triệu bốn trăm mười ngàn đồng y)
2. Tiến độ thực hiện: năm thứ 1
Biểu số 8
T Công việc Tháng Tháng Tháng Tháng
T thứ 1-3 thứ 4-6 thứ 7-9 thứ 10-12
23
1 Xây dựng và phê duyệt dự án x

Thông báo và tổ chức lựa chọn


2 các hộ tham gia dự án x x

3 Hỗ trợ triển khai sản xuất x x x

4 Báo cáo sơ kết năm thứ 1 x x

Từ năm thứ 2 trở đi tiếp tục hỗ trợ các hoạt động theo phân kỳ
III. Hiệu quả đầu tư: Việc xây dựng và triển khai thực hiện đề án Bảo tồn
và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô sẽ mang lại nhiều hiệu
quả cả về kinh tế, xã hội. Cụ thể là:
1. Hiệu quả về hoạt động chế biến nước mắm và các sản phẩm khác:
- Doanh thu: (Biểu số 9): Doanh thu dự kiến của dự án được xác định căn
cứ vào sản lượng sản xuất của các hộ qua các năm tăng bình quân 13,5% . Thị
trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, người tiêu dung có cơ hội tiếp xúc với sản
phẩm làng nghề qua nhiều kênh phân phối.
- Chi phí: (Biểu số 10):
+ Chi phí mua nguyên liệu, vốn lưu động, mua dụng cụ chế biến mắm, vật
tư khác; vỏ chai thủy tinh để sản xuất.
+ Chi phí bán hàng: làm công tác thị trường, bình quân 500 đồng/lít mắm
+ Chi phí khấu hao tài sản: áp dụng mức khấu hao chung với thời gian 10
năm cho thiết bị sản xuất.
+ Chi phí lãi vay: theo lãi suất ưu đãi hiện nay 7,8%/năm cho vốn vay mua
nguyên liệu, máy móc, vỏ chai.
- Dự trù lãi lỗ: (Biểu số 11)
2. Hiệu quả về kinh tế:
Làng nghề đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của quận phát triển theo
hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, làm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của quận. Dự án sẽ đem lại việc làm cho hơn 300 lao động với thu
nhập ổn định. Khi đi vào sản xuất ổn định, hàng năm các cơ sở sản xuất, HTX có
đóng góp vào ngân sách.
3. Hiệu quả về xã hội

24
Tạo ra sự thay đổi về chất lượng của một địa phương có hoạt động khai
thác chế biến thuỷ sản từ lâu đời, không những làm tăng sản lượng chế biến mà
cả về chất lượng sản phẩm tiêu dùng.
Sự phát triển làng nghề sẽ góp phần kích thích các hoạt động về dịch vụ-
thương mại, du lịch phát triển theo, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo,
hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn và nâng cao đời
sống vật chất tinh thần của người lao động.

Phát triển làng nghề còn góp phần bảo tồn, tôn tạo và xây dựng các giá trị
văn hoá truyền thống và lưu giữ những dấu ấn lịch sử truyền thống của nghề, tôn
vinh tổ nghề…

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bảo tồn và Phát triển làng nghề truyền thống là chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước, có ý nghĩa xã hội một cách sâu sắc, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh
tế nông thôn ngoại thành, giải quyết nguồn lao động địa phương, tăng thu nhập,
cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá
trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong
ngày một ngày hai.
Nhằm triển khai Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nước
mắm Nam Ô đạt hiệu quả, Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu kiến nghị như sau:

- Đề nghị UBND thành phố xem xét cho làng nghề nước mắm Nam Ô
được vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy quyền cho Ngân hàng
chính sách- xã hội, thời gian vay 5 năm để hội viên làng nghề có thêm nguồn vốn
để mua nguyên liệu cá cơm than, thay đổi chai nhựa bằng chai thuỷ tinh kiểu
dáng thẩm mỹ hơn nhằm phát triển nhanh và mạnh thương hiệu nước mắm Nam
Ô, bao gồm:
+ 170 hộ (2 phường Hòa Hiệp Nam+ Hòa Hiệp Bắc) vay vốn mua nguyên
liệu để đầu tư sản xuất: 4.000.000.000 đồng.
+ 02 HTX vay vốn đầu tư vỏ chai thủy tinh và thu mua mắm:
1.000.000.000 đồng.
- Xem xét bố trí các hộ thuộc diện giải tỏa dự án Khu du lịch sinh thái Nam
Ô thành khu vực tập trung để tiếp tục sản xuất mắm.
- Đề nghị các Sở, ban ngành thành phố ưu tiên hỗ trợ các hoạt động
khuyến công, xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ, đánh giá tác
động môi trường … cho các cơ sở sản xuất nhằm tăng cường năng lực sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng, quảng bá thương hiệu nước mắm
Nam Ô.
- Tăng cường quan hệ hợp tác, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước tài
trợ kinh phí tổ chức thực hiện đề án.
25
- Về lâu dài, đề nghị UBND thành phố có một số chính sách khuyến khích,
ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa
học công nghệ vào sản xuất cũng như quảng bá và phát triển thương hiệu nhằm
bảo tồn làng nghề và thu hút khách tham quan du lịch.
Làng nghề nước mắm Nam Ô tồn tại lâu đời, nó tồn tại được là do nội lực
của các hộ có tâm huyết. Sự phát triển của làng nghề làm cho lực lượng lao động
chưa có việc làm và lao động nông nhàn trong làng nghề có cơ hội chuyển đổi
ngành nghề phù hợp. Tuy nhiên với sự phát triển như vậy, làng nghề vấn còn rất
nhiều hạn chế trong quá trình sản xuất. Phương hướng trong những năm tới của
làng nghề là tăng cường công nghệ vào quá trình sản xuất, đào tạo nâng cao tay
nghề cho người lao động, tạo ra đội ngũ lành nghề đông đảo để tạo ra sản phẩm
có chất lượng ổn định. Đồng thời đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm
của làng nghề nhằm hỗ trợ sản phẩm có thể tiêu thụ không chỉ ở thị trường trong
nước mà cả ở thị trường xuất khẩu. Với những lý do trên, kính đề nghị UBND
thành phố, các cơ quan chức năng hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho
các hộ dân làm mắm, tổ chức sản xuất và hỗ trợ về công tác đào tạo, hướng dẫn
kỹ thuật, kinh tế, thị trường... để làng nghề nước mắm Nam Ô duy trì và phát huy
hiệu quả nghề truyền thống, từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường
Việt Nam và quốc tế./.

26
Biểu số 9: Sản lượng và doanh thu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Doanh Doanh Doanh Doanh Doanh
Stt Tên sản phẩm Đvt Sản thu Sản thu Sản thu Sản thu Sản thu
lượng (ngàn lượng (ngàn lượng (ngàn lượng (ngàn lượng (ngàn
đồng) đồng) đồng) đồng) đồng)
1 Mắm đặc biệt Lít 60,000 2,700,000 70,000 3,500,000 80,000 4,000,000 90,000 4,950,000 100,000 5,500,000
2 Mắm loại 1 Lít 30,000 900,000 35,000 1,050,000 40,000 1,200,000 45,000 1,350,000 50,000 1,500,000
2 Mắm ngắn ngày Lọ 3,000 90,000 3,000 90,000 3,000 120,000 3,000 135,000 3,000 135,000
3 Cá khô các loại Kg 10,000 700,000 10,000 700,000 10,000 700,000 10,000 800,000 10,000 450,000
Cộng 4,390,000 5,340,000 6,020,000 7,235,000 7,585,000

27
Biểu số 10: Chi phí ĐVT: triệu đồng
Năm Năm Năm Năm Năm
Stt Chi phí 2013 2014 2015 2016 2017
1 Cá 2,040 2,800 3,200 3,960 4,400
2 Muối 90 105 120 135 150
3 Bao bì 340 340 340 340 340
4 Chi phí bán hàng 30 35 40 45 50
5 Khấu hao tài sản 30 30 30 30 30
6 Lãi vay 475 475 475 475 475
7 Lương 820 920 1,020 1,120 1,120
3 Chi phí khác 60 60 80 80 80
Cộng 3885 4.765 5.305 6.185 6.645

Biểu số 11: Dự trù lãi lỗ ĐVT: triệu đồng


Năm Năm Năm Năm Năm
Stt Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
1 Tổng doanh thu 4,390 5,340 6,020 7,235 7,585
2 Chi phí 3,885 4,765 5,305 6.185 6.645
3 Lợi nhuận gộp 505 575 715 1.050 940
4 Thuế 0 0 100 100 100
5 Lợi nhuận ròng 505 575 715 1.050 940

28
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1
Phần I: Thực trạng phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô....................2
I. Một số khái niệm cơ bản và vai trò làng nghề.............................................2
1. Một số khái niệm cơ bản.............................................................................2
2. Vai trò của làng nghề trong nền kinh tế.......................................................3
3. Sự hình thành làng nghề nước mắm Nam Ô……………………………...3
II. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, KT-XH của làng nghề………………...4
1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................4
2. Điều kiện KT-XH........................................................................................6
III. Thực trạng phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô .................................7
1. Qui mô sản xuất...........................................................................................7
2. Tình hình lao động làng nghề......................................................................7
3. Ngồn vốn sản xuất.......................................................................................7
4. Trình độ công nghệ sản xuất........................................................................7
5. Nguồn nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ.....................................8
6. Tình hình môi trường làng nghề..................................................................8
7. Kết quả sản xuất kinh doanh của làng nghề................................................8
IV. Đánh giá chung về thực trạng phát triển làng nghề...................................9
1. Những mặt đạt được....................................................................................9
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân......................................................9
2.1. Những tồn tại, hạn chế............................................................................10
2.2. Những nguyên nhân................................................................................10
3. Bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển làng nghề..........................11
3.1 Bài học kinh nghiệm bảo tồn và phát triển làng nghề trong nước...........11
3.2 Bài học kinh nghiệm bảo tồn và phát triển làng nghề mắm Nam Ô.......12
Phần II: Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề.............................13
I. Dự báo các yếu tố và điều kiện phát triển làng nghề thời gian đến.......…13
1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương.............................................13
2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn làng nghề..........14
3. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề............14
II. Quan điểm, mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô
1. Quan điểm bảo tồn và phát triển................................................................14
2. Mục tiêu tổng quát và cụ thể.....................................................................15
2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................15
2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................15
Phần III: Các giải pháp và tổ chức thực hiện...........................................16
I. Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề trong thời gian đến .................16
1. Giải pháp về nguồn vốn và nguyên liệu....................................................16
1.1 Giải pháp về nguồn vốn..........................................................................16
1.2 Giải pháp về nguyên liệu.........................................................................16
2. Giải pháp về thị trường, sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.............16
2.1 Giải pháp về thị trường............................................................................16
2.2 Giải pháp về sản phẩm............................................................................17
2.3 Giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm..................................................18
29
3. Giải pháp về nguồn nhân lực.....................................................................18
4. Giải pháp về đất đai, hạ tầng làng nghề.....................................................18
5. Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ............................................18
6. Giải pháp về bảo vệ môi trường................................................................18
7. Giải pháp về phát triển làng nghề gắn với du lịch.....................................18
8. Giải pháp tổ chức sản xuất làng nghề........................................................19
II. Tổ chức thực hiện đề án............................................................................19
1. Nhiệm vụ các đơn vị địa phường...............................................................19
2. Tiến độ thực hiện đề án.............................................................................21
3. Kinh phí thực hiện đề án............................................................................22
3.1 Nguồn vốn đầu tư....................................................................................22
3.2 Kinh phí thực hiện đề án..........................................................................22
3.2.1 Kinh phí bảo tồn làng nghề...................................................................22
3.2.2 Kinh phí phát triển làng nghề...............................................................23
4 Hiệu quả đầu tư...........................................................................................23
4.1 Hiệu quả hoạt động chế biến nước mắm.................................................23
4.2 Hiệu quả về kinh tế..................................................................................24
4.3 Hiệu quả về xã hội....................................................................................24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................24
Biểu số 6........................................................................................................26
Biểu số 7........................................................................................................27
Biểu số 8........................................................................................................27
MỤC LỤC.....................................................................................................28

30

You might also like