You are on page 1of 3

Làng Nghề gốm cổ Trù Sơn

TBV - Làng Trù Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) là vùng duy nhất làm ra các loại nồi
bằng đất ở xứ Nghệ và cũng là nơi hiếm hoi trong cả nước đến nay còn duy trì nghề
làm nồi đất. Nay, làng nghề gốm Trù Sơn trở thành một điểm du lịch làng nghề thu
hút du khách trong nước và cả quốc tế đến tham quan, mua sắm.
1. Nguồn gốc:
Trù Sơn nằm trên diện tích 2089 ha, có 2150 hộ dân, 9648 khẩu và được chia làm 16
xóm. Là một xã thuần nông, nên làm gốm được coi là nghề phụ, tuy nhiên có thời kỳ nó
đã trở thành nghề chính đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.
Không có tài liệu nào ghi chép lại một cách chính xác gốc tích của làng nghề nhưng
theo như chuyện kể của những người cao tuổi trong xã thì nghề làm nồi đất ở đây xuất
hiện từ thời nhà Trần, do một công chúa con vua Trần truyền dạy khi người dân vào đây
Còn theo những bậc cao niên trong nghề, không ai biết chính xác nghề ‘vắt đất làm nồi’ có ở
Trù Sơn từ thời nào. Chỉ biết rằng, để phục vụ nhu cầu trong đời sống, những người nông
dân ở đây đã tìm cách tạo ra những sản phẩm từ đất phục vụ cho sinh hoạt của mình, rồi
sau đó mới nghĩ đến chuyện mang đi bán.
2. Địa chỉ:
Làng Trù Sơn, còn gọi là làng Nồi, xưa thuộc Trù Ú, cách thị trấn Đô Lương 20km về phía
Đông nam. Từ Quốc lộ 46 rẽ sang đường 15 đến Mỹ Sơn (Đô Lương), sau đó vượt qua đỉnh
Cồn Nem, là đặt chân đến Trù Sơn. Hình ảnh xuất hiện đầu tiên dễ dàng bắt gặp khi đến
mảnh đất Trù Sơn đầy nắng và gió của xứ Nghệ là những mẻ gốm thô đã được trải dài phơi
nắng đỏ rực.
3. Công dụng:
Nếu gốm sứ Bát Tràng hay gốm sứ Hội An được dùng làm vật trang trí trong cung vua phủ
chúa bởi vẻ cầu kỳ, tinh xảo đến từng chi tiết thì gốm Trù Sơn lại được dùng phổ biến trong
đời sống hằng ngày như nồi, siêu dùng để đun nấu thức ăn, sắc thuốc. Bởi vậy, trong mỗi
gia đình ở các làng quê miền Trung đều không thể thiếu một vài chiếc nồi đất. Nồi đất để
kho cá, kho thịt, để luộc khoai, nấu cơm thì ngon thơm dẻo không gì sánh nổi. Món ăn nấu
bằng nồi đất vừa mang lại hương vị đậm đà lại dùng được dài ngày.
4. Đặc sắc:
Gốm ở Trù Sơn có lẽ là loại gốm còn giữ được những nét cơ bản nhất của gốm cổ. Không
chỉ vì nó được làm thủ công mà ở đây trong từng khâu, từng công đoạn đều đơn giản,
không cầu kỳ, sặc sỡ, tuy nhẹ, mỏng, nhưng khá cứng. Để có được loại đất ưng ý để về làm
gốm, người Trù Sơn phải xuống Nghi Văn (Nghi Lộc) và lên tận Sơn Thành (Yên Thành),
những nơi đó mới có loại đất sét có màu đỏ, dẻo và đẹp, thích hợp cho việc làm gốm
Gốm Trù Sơn hội tụ vẻ đẹp và chất lượng Việt
 Công đoạn, cách thức sản xuất:
- Đất đã nhồi kỹ sẽ được cho lên bàn xoay để tạo ra những hình dáng thô sơ ban đầu của
những chiếc nồi, chiếc siêu. Khi đã làm xong phần thô, những chiếc nồi sẽ được bàn tay
khéo léo của người thợ gọt lại cho thật nhẵn và đem đi phơi nắng, sau đó sẽ được đưa vào
lò nung. Là một công việc mang tính “nghệ thuật”, đòi hỏi người thợ phải tỉ mẩn, cẩn thận,
khéo léo, kiên trì và chịu khó.
- Cuối cùng đến công đoạn nung gốm, người ta thường đắp những lò nung ngoài trời, không
hề có mái che đậy và được đắp rất đơn sơ. Nung gốm là khâu quan trọng nhất quyết định
đến thành công và chất lượng của những chiếc nồi đất. Một mẻ nung gốm như vậy được
khoảng 250 - 300 chiếc nồi, siêu.
- Sau khi được xếp vào trong lò hình tam giác xây bằng đá ong, gốm được nung bằng lá
thông, bên ngoài có một lớp rơm để giữ nhiệt. Một mẻ gốm được nung liên tục suốt 4-5
tiếng mới hoàn thành. Tuy nhiên để gốm chín đều, người thợ phải biết cách “xem lửa” mới
biết thời điểm nào là cần phải dừng nung.
- Hiện nay, sản xuất nồi đất chỉ mang tính thời vụ. Mùa chính là từ tháng 9 đến tháng 12 âm
lịch hàng năm. Những ngày thường, cứ sau khoảng 10 ngày, mỗi gia đình sẽ cho ra lò một
mẻ nồi. Còn vào dịp gần tết thì cứ 3-4 ngày lại nung một mẻ. Sản phẩm hoàn thành sẽ được
những người đàn ông trong gia đình đẩy bộ đi bán khắp các vùng miền, từ Nam ra Bắc.
 Sự nổi tiếng ( Độ phổ biến ):
- Vài năm trở lại đây, nhiều nhà hàng, khách sạn và làng nghề nấu, kho cá truyền thống phát
triển nên sản phẩm nồi đất Trù Sơn được nhiều nơi sử dụng. Vì vậy, làng nghề nồi đất cổ và
“độc nhất vô nhị” ở xứ Nghệ có cơ hội hồi sinh. Gia đình bà Nguyễn Thị Thái ở xóm 12 cho
biết: Hiện trong nhà bà Thái có gần chục lao động thường xuyên để có đủ nguồn hàng cung
cấp cho thị trường. Mỗi tháng, lao động làm việc tại nhà bà Thái được trả từ 3-3,5 triệu
đồng. Không chỉ vậy, bà Thái còn thu mua sản phẩm nồi đất của nhiều người dân trong xóm
đem đi tiêu thụ ở các tỉnh như Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam cho đến Quảng Bình. Bình
quân, mỗi tháng gia đình bà Thái cung cấp cho thị trường từ 16.000 – 20.000 sản phẩm nồi
đất, thu lãi từ 35-40 triệu đồng.
 Con người với đầy sự nhiệt huyết và đam mê:
- Ông Nguyễn Công Du ở xóm 10, cho biết: “Nhà tôi làm gốm đến đời tôi là đời thứ 12 rồi và
đến giờ tôi vẫn gắn bó với nghề”. Nói rồi, ông Du chỉ ra chiếc xe đạp thồ đã xếp đầy hàng
trăm chiếc nồi, siêu đất đang chờ đẩy đi tiêu thụ. Ông kể rằng đã cùng chiếc xe chở gốm
của mình đi nhiều nơi, xa nhất tận Quảng Bình, Hà Nội. Trước đây, do chưa có thị trường
tiêu thụ sản phẩm nên mỗi tháng gia đình ông chỉ nung từ 1-2 lò, bình quân mỗi lò làm ra
300 sản phẩm nồi đất rồi dùng xe thồ chở đi rao bán khắp nơi, rất vất vả mà thu nhập lại
thấp. Nhưng nay, sản phẩm nồi đất làm ra được khách hàng nhiều tỉnh đến tận nhà thu mua
rất thuận lợi, nên mỗi tháng gia đình ông nung 4-5 lò, đem lại thu nhập mỗi tháng gần 30
triệu đồng cho gia đình và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3-5 lao động.
- Được biết, hiện nay toàn xã Trù Sơn có khoảng 60 hộ làm nghề gốm, tập trung chủ yếu ở
các xóm 10, 11, 12, 13. Bình quân mỗi tháng, làng nghề Trù Sơn làm ra hàng chục ngàn sản
phẩm và đã đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân nơi đây. Theo ông Nguyễn
Thụy Chính, Chủ tịch UBND xã Trù Sơn, đây là một xã xa trung tâm huyện, đời sống dân
sinh còn nhiều khó khăn nhưng bằng sự vươn mình trong nông thôn mới, hiện nay chính
quyền địa phương và các cấp, các ngành đang vào cuộc tiến tới xây dựng và khôi phục lại
“làng nghề nồi đất” truyền thống. Ông Nguyễn Thụy Chính, Chủ tịch UBND xã Trù Sơn cho
biết: Làng gốm Trù Sơn đã qua nhiều thăng trầm và hiện nay người dân địa phương đang
khôi phục lại nghề gốm. Hai năm trở lại đây, người dân trong xã đã tập hợp lại từng tổ từ 7-
10 người để sản xuất gốm. Sau khi nung, nhiều ô tô từ các nơi tìm về đóng hàng và đưa đi
tiêu thụ. Mặt hàng gốm tại Trù Sơn hiện rất đa dạng, từ siêu, nồi sắc thuốc bắc, nồi cơm
niêu và những nồi nấu lẩu được thị trường miền Trung và các tỉnh phía Bắc rất ưa chuộng.
 Làng gốm vẫn giữ được đậm nét bản sắc văn hóa:
- Gốm Trù Sơn như một cô gái quê chưa hề được trang điểm, không biết làm dáng nhưng lại
có những nét duyên ngầm. Qua hàng trăm năm nay, gốm vẫn còn giữ được những nét cơ
bản nhất của gốm cổ: Được làm thủ công, không men tráng và hoàn toàn không có dấu hiệu
của nghệ thuật trang trí. Nâng niu chiếc nồi vừa ra lò trên tay, tôi cảm nhận rõ hơn từng hơi
thở, từng giọt mồ hôi, từng hy vọng và cả niềm tin giữ nghề mà người nghệ nhân gửi gắm
trong mỗi sản phẩm. Góp sức vào không khí sản xuất nhộn nhịp những ngày cuối năm
không chỉ có các bậc cao niên, những người mẹ với hàng chục năm trong nghề mà còn có
cả những em bé chỉ chừng 10, 12 tuổi. Những đôi tay thoăn thoắt, những đôi mắt chăm chú
càng gieo thêm niềm tin tưởng nghề nồi đất Trù Sơn mà cha ông để lại mãi trường tồn và sẽ
còn phát triển hơn nữa trong tương lai nếu được quan tâm đúng mức.
- Mỗi một sản phẩm được hình thành gửi gắm biết bao tấm huyết, niềm đam mê và cũng đầy
hy vọng của bà con làng nồi đất nơi đây. Sản phẩm làng nồi đất Trù Sơn hội tụ vẻ đẹp và
chất lượng hiếm có.
- Trong thời gian tới, để làng nồi đất được tiếp tục phát triển và khẳng định thương hiệu, góp
phần tao việc làm cho lao động, bà con nhân dân nơi đây rất mong nhận được sự quan tâm
thiết thực và sự đầu tư có định hướng lâu dài của các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An.
Từ giữa những năm thập niên 90 của thế kỷ XX trở về trước, hầu hết trong xã, hộ nào
cũng làm nồi đất. Thế nhưng càng về sau số hộ còn theo nghề cứ rơi rụng dần, đến nay
chỉ còn khoảng 300 hộ làm. Chị Kháng còn cho biết, trước đây trẻ con cứ 7 đến 8 tuổi đã
biết làm nồi, vì cũng khá đơn giản nên chỉ cần nhìn người lớn làm là có thể làm theo, lâu
dần thành quen. Người thạo nghề, một buổi cũng làm được khoảng 20 chiếc. Bây giờ,
chỉ còn chị em phụ nữ tranh thủ lúc nông nhàn làm nghề, cũng là để có thêm thu nhập,
nhưng quan trọng nhất vẫn là để cái nghề truyền thống của cha ông không bị mai một đi.

You might also like