You are on page 1of 3

ĐÔI QUANG GÁNH

*Miêu tả:Quang gánh là một sản phẩm được sáng tạo trong quá
trình lao động của người Việt Nam, là một trong những biểu tượng
cho nông thôn Việt Nam. Quang gánh không chỉ dùng để chuyên chở
hàng hóa mà còn “chở cả tâm hồn người Việt” ở nơi thôn quê.

Từ rất lâu, đôi quang gánh đã trở thành một vật dụng thân quen của người
dân Việt Nam. Quang gánh đã đồng hành, hỗ trợ cho những người dân lao
động trong những công việc hàng ngày từ gánh lúa gạo, gánh nước đến
gánh con đi làm. Nó giúp người nông dân vận chuyển hàng hóa một cách
gọn gàng và thuận tiện nhất. Không ai rõ chiếc quang gánh có mặt tại Việt
Nam từ khi nào. Nhưng chắc chắn nó chính là một sản phẩm gắn liền và
được sáng tạo nên từ nền sản xuất nông nghiệp.
Nói về đặc điểm cấu tao,bộ quang gánh gồm chiếc đòn gánh và một đôi
quang đặt ở hai đầu đòn gánh. Đòn gánh được làm bằng tre còn đôi quang
có thể làm bằng nhiều chất liệu như mây, tre, dây thép... hoặc bện bằng
thừng. Bộ quang gánh tuy ba mà một, tuy một mà ba. Nó vừa nhẹ, vừa
gọn, đi đâu người dân quê cũng có thể đem theo bên mình được.
Chiếc đòn gánh làm bằng tre, điều này có rất nhiều lý do, một trong những
lý do là vì vùng đất Việt Nam ta với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới chính là quê
hương của các loại cây thuộc họ tre trúc. Hơn nữa, cây tre vừa có tính dẻo
dai, vừa rắn chắc, lại vừa nhẹ, đây là những đặc tính ưu việt mà không
phải loại cây nào cũng có.
Quá trình chọn tre để làm đòn gánh cũng tương đối thú vị. Đầu tiên phải
chọn cây tre thật già để đảm bảo độ chắc, rắn ở thân và ở các mắt, sau đó
là phải khỏe, không có vết xước, không có mối mọt. Sau khi gọt đẽo thành
hình đòn gánh rồi thì người ta vùi vào tro nóng để tăng độ dẻo, có nơi còn
ngâm xuống bùn ao hoặc nước biển để chống mối mọt.
Tuy nhiên, tùy vào khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng mà có chất liệu riêng. Ví
dụ ở Bắc Trung Bộ, đòn gánh được làm từ loại tre gai. Tre phải là tre gốc,
vừa chắc, vừa dẻo. Thân đòn gánh bẹ lớn (đặc điểm này nhằm vừa để
phân tán lực cho bờ vai đỡ nhói, vừa đảm bảo khả năng chịu lực mà vẫn
dẻo, không gãy), hai đầu đòn gánh được khắc mấu để giữ chặt đầu gióng.
Loại đòn gánh tre có sức chịu nặng rất cao, phù hợp với sự tảo tần, chịu
khó của bà con. Phan Thiết, La Gi lại có loại đòn gánh gỗ, thân mảnh mai,
hai đầu thon nhỏ có gắn mấu đồng. Gỗ để làm đòn gánh ở vùng cực Nam
Trung Bộ có tên gọi gỗ rõi. Rõi có thớ thịt ăn dọc, màu nâu tươi, gánh rất
dẻo. Có thể truyền từ đời này sang đời khác.
Để làm ra những chiếc đòn gánh tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực
chất là một công việc rất mất thời gian và trải qua rất nhiều công đoạn khác
nhau. Những thanh tre để làm nên chiếc đòn gánh phải là những gốc tre
già và thẳng. Tre được chọn sẽ được ngâm dưới nước trong vòng hai
tháng sau đó đem đi phơi khô và được hun khói để tăng thêm độ chắc
chắn. Mỗi gốc tre sẽ được chẻ thành hai mảnh rồi đẽo, uốn cho thật thẳng
tạo thành đòn gánh.
Biểu tượng: đôi quang gánh không chỉ tượng trưng cho nông thôn
Việt Nam, cho những người nông dân lao động Việt Nam mà còn là
biểu tượng cho sự gian lao, vất vả, đức hi sinh của người phụ nữ .
Điều đó càng là minh chứng rõ hơn cho sự cần cù, lam lũ, chịu khó
của con người Việt Nam thời bấy giờ.

Người ta đã từng ví von, đất nước Việt Nam giống như một đôi quang
gánh khổng lồ, chiếc đòn gánh là miền Trung, gánh hai thúng lúa khổng lồ
là hai đồng bằng, sông Hồng và sông Cửu Long. Miền Trung nhận về mình
sự thiệt thòi về điều kiện thiên nhiên khi quanh năm chỉ có gió Lào và cát
trắng ấy cũng giống như sự chịu lực của chiếc đòn gánh để nhường cho
hai đầu đất nước được trù phú, màu mỡ, no ấm, và cũng giống như đức hi
sinh của người phụ nữ Việt Nam khi gánh đi phần gian lao khi nhọc để
gánh về niềm vui, sự no ấm, hạnh phúc và tương lai cho bao đứa con thơ.

Mở rộng: Là 1 người con của mảnh đất miền Trung nắng gió, tuổi thơ của
tôi gắn liền với các trò chơi dân gian .Nhìn đôi quang gánh, tôi nghĩ ngay
đến Cờ gánh- trò chơi yêu thích của lũ trẻ quê ngày xưa. Cờ gánh được
ưa thích vì nó vừa trí tuệ vừa giải trí, không cầu kì mà lại rất linh hoạt. Chỉ
cần viên phấn, hòn than là vẽ ngay ra bàn cờ. Còn quân cờ là lá cây, vỏ
ốc,hay những tờ giấy xé nhỏ …. Mọi người lúc chơi đều rất vui vẻ, không
đặt nặng chuyện thắng thua. Bàn cờ gánh cũng phần nào thể hiện tính
cách thẳng thắn của người miền Trung nói riêng và người Việt Nam nói
chung. Đơn giản trong luật chơi nhưng cờ gánh lại chứa đựng nhiều nét
thâm thuý, sâu xa. Trong bàn cờ không phân biệt vua tốt mà các quân đều
có vai trò bình đẳng như nhau. Điều đó thể hiện ước mơ, hoài bão về 1 xã
hội công bằng, hoà hợp được gửi gắm trong trò chơi dân gian này.

Tưởng chừng đôi quang gánh sẽ lùi vào lịch sử khi cơ giới hóa, công nghệ
hóa đang ngày một chiếm ưu thế và phổ biến, nhưng gánh hàng rong vẫn
tồn tại từ nông thôn tới các đô thị lớn nhất Việt Nam. Trên con phố nhỏ,
ngõ nhỏ, không khó để bắt gặp những người bán hàng rong lam lũ
ngược xuôi với đôi quanh gánh nặng trĩu chở đầy thức quà vặt. Từ
những tiếng rao bán đến những thức quà ngon, nóng hổi: bánh cuốn,
xôi, bánh rán, đậu nóng... hay các món quà vặt như bánh trái, cốm,
sen... Dẫu chỉ là những món ăn đơn giản, bình dị nhưng lại mang theo cả
phong vị ẩm thực độc đáo rất riêng của từng vùng miền.

Đi cùng với đô thị hóa, những gánh hàng rong cũng có nhiều thay đổi.
Những tiếng rao bán ngày càng thưa vắng. Xe đạp dần thay thế phương
thức đi bộ bán hàng và đòn gánh. Kỹ thuật rao cũng đã được hiện đại
hóa và thích ứng bằng những chiếc loa điện được ghi âm sẵn.

Những gánh hàng rong không chỉ là ký ức mà còn chứa đựng những
nét văn hóa đặc trưng rất riêng. Đó cũng như là cách thưởng thức ẩm
thực rất riêng.

You might also like