You are on page 1of 6

Họ và tên: Ngô Hà Linh-9B

LUYỆN TẬP VIẾT VĂN THUYẾT MINH


ĐỀ 1 CÂY LÚA VIỆT NAM
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
Mỗi người đều có một đất nước, một dân tộc, và tôi cũng vậy, loài lúa chúng tôi
cũng có những mảnh đất màu mỡ của riêng mình. Đã từ rất lâu, cây lúa đóng một
vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp và sản xuất, chúng tôi như những
người bạn thân thiết với người làm nông, làm ruộng, là những người bạn của tất cả
con người Việt Nam. Không chỉ vậy, loài lúa chúng tôi còn trở thành biểu tưởng
của văn hóa dân tộc. Đã bao giờ có ai tự hỏi cây lúa có từ bao giờ? Phổ biến là vậy
nhưng còn rất nhiều người không biết đến nguồn gốc xuất xứ của chúng tôi. Vậy
hãy cùng tìm hiểu về dòng họ lúa chúng tôi thông qua bài viết này để có thêm thật
nhiều thông tin hữu ích nhé!
Họ hàng nhà lúa chúng tôi đã xuất hiện từ rất lâu về trước. Tổ tiên của chúng tôi
ban đầu là một loài cây dại thuộc chi Oryza trên siêu lục địa Gondwana cách đây
khoảng 130 triệu năm về trước. Đó quả là khoảng thời gian rất dài. Chính vì thế
cho đến hiện nay đã có rất nhiều loại lúa khác nhau như lúa a cuốc, giống lúa bake,
lúa ba lá Nghệ An,... và phổ biến nhất phải kể đến loài lúa nước chúng tôi. Lúa
nước có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cách đây khoảng hơn 10.000 năm loài lúa
nước đã được con người nơi đây thuần chủng và đem vào canh tác. Ngôi nhà hiện
nay của chúng tôi được phân bố rộng dãi ở hai đồng bằng lớn nhất cả nước đó là
Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Chúng tôi có nhãn tên khoa
học rất ngộ nghĩnh và cũng không kém phần độc đáo, bắt nguồn từ tên của tổ tiên
chúng tôi, Oryza Sativa thuộc họ lúa Poaceae hay được gọi với cái tên đơn giản và
vô cùng thân thuộc đó là lúa hoặc lúa nước ở Việt Nam.
Chúng tôi có cấu tạo vô cùng đơn giản cùng với 4 bộ phận chính: rễ lúa, thân lúa,
bông lúa và quan trọng nhất chính là hạt lúa. Đường kính của loài lúa nước khoảng
từ 2-3cm, cao từ 60-80cm. Rễ cây chính là cơ quan hấp thụ dinh dưỡng và nước từ
dưới đất. Thông thường, rễ của lúa nước thuộc loại rễ chùm. Những bạn rễ non
thường có màu trắng sữa, các bác rễ trưởng thành thì lại có màu nâu và nâu đậm và
khi về già, những chiếc rễ sẽ ngả dần sang một màu đen. Thân lúa bao gồm bẹ lúa
và phiến lá. Bẹ lúa là phần đáy lá kéo dài và cuộn thành hình trụ bao lấy phần non
của thân, phiến lá có dạng hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá, có hình lưỡi liềm. Thân của
chúng tôi có chức năng chống đỡ cơ học cho toàn cây, lá làm nhiệm vụ để quang
hợp. Đến kì ra hoa, những bông hoa lưỡng tính sẽ tự thụ phấn; quả có vỏ trấu bao
ngoài gọi là hạt thóc. Hạt thóc theo thời gian lớn dần lên, nặng trĩu rủ xuống. Khi
lúa chín, cả thân, lá, quả đều ngả màu vàng và những hạt gạo nằm bên trong vỏ
trấu màu trắng cũng tròn đầy, thơm ngát, bóng bẩy chờ đợi người nông dân thu
hoạch về.
Cây lúa ở Việt Nam canh tác theo hai vụ: lúa và lúa mùa âm lịch. Và cũng dễ thích
nghi với nhiều loại đất như đất cát, đất thịt, đất phèn…Chúng tôi khi sinh ra cũng
có rất nhiều loại phù hợp với đặc điểm thích nghi ở từng nơi. Nhưng có hai loại
khác biệt là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to
tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các loại bánh như: Bánh
cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn
hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi
xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn
bó bao đời nay. Và để trồng được lúa cũng không khó nhưng cũng rất phức tạp bởi
cây lúa cần có sự chăm sóc đặc biệt. Từ xưa ông cha ta khi trồng lúa đã rút ra kinh
nghiệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vì thế mà với chúng tôi nguồn
nước có vai trò vô cùng quan trọng. Để có một ruộng lúa phát triển thì ta phải đảm
bảo luôn có nước trong ruộng. Và nguồn dinh dưỡng cho cây cũng rất cần thiết, nó
sẽ đảm bảo cho cây phát triển tốt và mang lại năng suất cao. Thêm vào đó cũng cần
đến sự chăm sóc chu đáo của người nông dân bởi cây lúa rất dễ mắc bệnh và nếu
không được chữa kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.
Cây lúa thật quý giá vô cùng! Hạt thóc người ta đem xay ra hạt gạo trắng ngần.
Lớp vỏ bị tróc ra thường được gọi là trấu, dùng để nhóm lửa hoặc ủ phân cho cây
trái trong vườn. Giữa lớp vỏ trấu ấy và hạt gạo trắng nõn ngọt lành là một lớp vỏ
dinh dưỡng, khi xát lúa người ta thu được gọi là cám, dùng trong chăn nuôi rất
thuận lợi. Đến phần thân cây lúa khi gặt về, cũng được đem ra phơi nắng thành
rơm thành rạ để nhóm bếp. Những bông lúa nếp sau khi tuốt hạt thì được chọn lọc
kĩ càng và dùng để làm chổi. Cây lúa chúng tôi còn là loài cây đứng thứ hai trên
thế giới về số lượng xuất khẩu ở Việt Nam và là nguồn lương thực chính không thể
thiếu. Trong mỗi bữa cơm những hạt gạo thơm ngon, mềm dẻo sẽ làm cho bữa
cơm gia đình ấm áp và tràn đầy yêu thương. Không chỉ thể thân lúa khi thu hoạch
xong còn là nguồn cung cấp thức ăn cho trâu, bò. Và loài người cũng không thể
phủ nhận được tầm quan trọng của chúng tôi trong cuộc sống của họ.
Cây lúa từ bao đời nay luôn là người bạn đồng hành của người nông dân trong
cuộc sống. Chúng tôi mãi mãi là một biểu tượng của đất nước Việt Nam trên
trường quốc tế với những gì đẹp nhất. Dù có bao nhiêu loài cây lương thực thì cây
lúa vẫn là loài cây lương thực chính của người dân Việt Nam chúng ta. Cây lúa
cũng chính là biểu tượng đại diện cho người nông dân Việt Nam luôn vươn lên
trong gió bão và kiên cường với cuộc sống.

ĐỀ 2 CÂY NHÃN QUÊ EM


“Ve...ve...ve” Tiếng ve kêu râm ran cả một khoảng trời. Cái thời tiết oi bức khiến
mọi vật đều ủ rũ, mệt mỏi. Ở một khu vườn nhỏ, có một chú chim sâu đậu trên một
cây nhãn tươi tốt. Nó vừa thở những tiếng thở nặng nề, vừa nhìn những chùm nhãn
tươi tốt mà nói:
-Chào cây nhãn, tớ là chim sâu. Nghe danh tiếng của cậu đã lâu mà giờ tớ mới
được gặp cậu ngoài đời. Người ta mệnh danh cậu là “vương giả chi quả”. Chà! Quả
là một cái tên vô cùng độc đáo.
Thấy chú chim nói vậy cây nhãn liền bật cười và nói:
-Vậy cậu có muốn biết thêm nhiều thứ hơn về tớ không?
-Thật sao, đương nhiên là có rồi! Chú chim nói với giọng háo hức.
-Chúng tớ có nguồn dốc từ miền Nam của Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, chúng tớ
được tìm thấy ở Hưng Yên. Cây nhãn có nhiều loại, nhãn super, nhãn tiêu da
bò,...và chắc chắn phải kể tới đó là nhãn lồng Hưng Yên. Mảnh đất với khí hậu
nhiệt đới đã ban tặng cho chúng tớ những chất dinh dưỡng quý giá để tớ cho ra
những quả nhãn ngon ngọt vô cùng.
Chim sâu hót líu lo thích thú.
-Nhãn là cây thân gỗ, cao từ năm đến mười mét, vững chắc. Từ thân, cây mọc ra
nhiều cành cây như những cánh tay với những tầng lá rậm rạp.Cũng giống như
phượng, lá nhãn là loại kép hình lông chim, các lá mọc so le hai bên gân chính,
mỗi lá kép thường có năm đến chín lá đơn. Trên nền xanh của lá còn điểm xuyết
sắc vàng nhàn nhạt của hoa nhãn. Hoa nhãn nhỏ xíu như sao nhưng vẫn dễ dàng
được nhìn thấy cũng như ngôi sao luôn tỏa sáng trên bầu trời xanh mát, thường
mọc thành chùm ở đầu cành hoặc xen vào các kẽ lá. Có hoa thì sẽ có quả, khi hoa
nhãn già rồi rụng xuống thì quả nhãn bắt đầu đâm trổ thành những quả bé xíu như
chỉ có vỏ với hạt. Vỏ nhãn màu nâu nhạt hoặc vàng xám, nhẵn. Hạt nhãn đen
nhánh. Trong phiên âm từ tiếng Trung ra tiếng Hán Việt, nhãn được gọi là “long
nhãn”, nghĩa là “mắt rồng” cũng chính bởi màu đen của hạt trồng và hình dáng
tròn trông như mắt rồng. Nằm giữa lớp vỏ mỏng bao bên ngoài và hạt là lớp cùi
nhãn có màu trắng ngà, hơi trong. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, khoảng các tháng 2,
3, 4. Hoa nhãn màu vàng nhạt, mọc thành từng chùm. Đến tháng 7, tháng 8 cây
mới ra quả. Quả nhãn hình tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Thời
gian đó, chỉ đi trên những con đường ở Hưng Yên bạn cũng có thể nhẹ nhàng chạm
tay vào những chùm nhãn bóng mịn, trĩu nặng xà xuống. Quả đúng như tên gọi
“vương quốc nhãn lồng”. Quả nhãn lúc nhỏ thì bé xíu, màu xanh. Đến khi chín quả
mới phồng lên căng mọng, hương thơm dịu nhẹ.Vậy cậu đã bao giờ nghe đến “cây
nhãn tổ” chưa?
-Ôi, cây nhãn tổ là một trong những địa điểm mà gia đình chúng tớ cực kì ưa
chuộng đó nhé! Tương truyền rằng, cây nhãn tổ Hưng Yên là đặc sản quý của
vùng, vì thế, hàng năm cứ vào tháng bảy hàng năm, khi quả nhãn đã chín, các vị
quan dân địa phương cùng các vị tiền bối trong làng liền chọn các chàng trai trẻ
khôi ngô, tuấn tú trong làng để trèo cây hái nhãn. Đây là cây nhãn có cùi dày, múi
thơm, mọng và ngọt nhất trong vùng nên được lựa chọn lựa để cúng thành hoàng
làng, dâng lên Đức Phật và làm sản vật tiến vua nên giống nhãn này bây giờ còn
gọi là giống nhãn tiến. Số lượng nhãn còn lại được chia theo khẩu cho các gia đình
trong làng, mỗi người chỉ được từ hai đến ba quả.
“Cậu đúng là vô cùng hiểu biết”. Cây nhãn vừa nói vừa dùng tay vặt một trái nhãn
tươi ngon đưa cho chú chim.
-Cậu hãy ăn thử đi, ngon lắm đấy!
Chú chim non vừa thưởng thức, vừa nhảy múa vì vui mừng:
-Quả nhãn có vị ngọt thơm, dai, vị ngọt nhẹ nhàng lan tỏa trong miệng, đặc biệt dễ
chịu. Lớp cùi ngọt lại bọc lấy hạt màu đen nhánh, to nhỏ tùy cây. Hương vị quả rất
ngon.

Nhà bác học Lê Quý Đôn từng viết "mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi,
đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho" để ngợi ca hương vị của thứ quả
này”
Nhờ ngày hôm đó, mối quan hệ giữa cây nhãn và chú chim sâu ngày càng thân
thiết. Một ngày nọ khi đang bay trên trời, chú chim non bất chợt thấy một bác nông
dân đang nói chuyện với một anh thanh niên chạc 20, 25 tuổi. Đến lại gần thì mới
hiểu “À thì ra bác nông dân đang dạy anh thanh niên cách để chăm sóc cây nhãn”

-Vì quả nhãn có nhiều giá trị thiết thực như vậy nên cần chăm sóc bảo quản quả
nhãn đúng cách. Khi quả còn trên cây, để tránh sâu hại và chim ăn và tránh mưa
gió quật rụng quả, người trồng thường buộc những chùm quả lả tả thành chùm to,
lấy lá để che chắn. Quả nhãn hái xuống khỏi cây có thể để được vài ngày nhưng để
lâu sẽ bị thối, héo, mất nước và dần xẹp xuống. Nếu dùng lâu thì nên bỏ vào tủ
lạnh hoặc sấy khô để thời gian sử dụng tăng lên. Quả nhãn rất ngon nhưng ăn quá
nhiều trong thời gian dài cũng không tốt, ngược lại gây nóng và say, ảnh hưởng
đến sức khỏe. Cần chú ý để vừa thưởng thức được vị ngọt thơm của nhãn vừa đảm
bảo sức khỏe.

Một lúc lâu sau, cây nhãn đã tỉnh giấc sau giấc ngủ ngon, thấy chim sâu, cây nhãn
vui mừng. Hai người nói chuyện một lúc, chim sâu thấy tò mò về giá trị của cây
nhãn, liền hỏi:

-Cậu cũng giống như bao loài cây ăn quả khác mà tại sao đối với người dân ở đây,
cậu như kho báu vàng bạc vậy?

Câu hỏi của chim khiến cây nhãn vô cùng thích thú, nó nói với thứ giọng ân cần:

- Quả nhãn có rất nhiều công dụng, giá trị. Nhãn là một trong những loại quả được
yêu thích nhất, đặc biệt là vào mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên được bạn bè quốc tế
yêu thích, đưa tên tuổi của nước ta ra thị trường thế giới khó tính như Nhật Bản,
Mỹ hay Hàn Quốc. Nhãn chín xong hái xuống ăn hoặc bóc lấy cùi để làm chè long
nhãn nổi tiếng. Còn ở nhiều nơi người ta đem sấy khô, ăn cũng rất ngon. Cùi nhãn
khô có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc
thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém,...
Hạt nhãn để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân. Cậu đã hiểu tại sao
chưa?

-À, quả là vô cùng hữu dụng.


Cây nhãn là một hình ảnh quen thuộc của làng quê với những vườn nhãn xanh
mướt quanh năm, với những chùm quả lúc lắc trên cành vào mùa nhãn chín. Mùa
hè nóng nực mà được thưởng thức những trái nhãn ngọt sắc lịm với hương thơm dễ
chịu, cảm nhận những cùi nhãn dày mọng nước thì còn gì bằng. Có thể nói, nhãn
lồng Hưng Yên không chỉ là niềm tự hào riêng của người dân Hưng Yên mà còn là
niềm tự hào của cả Việt Nam, một món ăn ngon ngọt thanh mát mang đậm hương
vị quê hương, dân giã của làng quê Việt Nam. Tương lai nhãn lồng sẽ đưa sản
phẩm nông sản của Việt Nam ra thị trường quốc tế rộng lớn, ngày một khẳng định
uy tín chất lượng của hàng nông sản Việt Nam.

You might also like