You are on page 1of 2

Lúa đã là một loại cây lượng thực chiếm vị trí quan trọng trong đời sống, gắn liền

với lịch sử phát triển


đất nước qua bao thế hệ từ hàng triệu năm xa xưa đến tận bây giờ. Hay phải chăng cây lúa đã có từ
thuở xa xưa trong quá trình bắt đầu dựng nước, khi Lang Liêu biết trồng lúa, nặn thành hình tròn, hình
vuông thành bánh chưng, bánh giầy? Thật khó để biết rõ nguồn gốc xuất xứ của nó. Chỉ biết rằng nó đã
tồn tại từ rất lâu ở nước ta. Giống như giá trị trường tồn vĩnh cửu, bốn nghàn năm lịch sử đã qua đi, Việt
Nam đang nỗ lực thay đổi để có diện mạo mới, ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện nay, vẫn đang là một
nước nông nghiệp với nghề trồng lúa nước, là nước xuất khẩu gạo lớn đứng thứ hai trên thế giới. Nó
được xem là một người bạn tri kỉ đông hành, gắn bó thân thiết, cùng trải qua biết bao thăng trầm đối
với cả cuộc đời người những nông dân. Đi khắp cả Việt Nam, từ miền Bắc vào Nam, từ vùng này đến chỗ
kia đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh cánh đồng lúa trải rộng, cò bay thẳng cánh. Ở nước ta,
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất.

Nếu như với người phương Tây, lương thực chính là lúa mì thì cây lúa cũng là loại cây trồng quan trọng
thuộc nhóm ngũ cốc và cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và Châu Á nói riêng.
Theo thống kê trong thời điểm hiện tại, lúa gạo cung cấp lương thực chính cho hơn 65% dân số trên thế
giới, sản lượng gạo tiêu thụ cao nhất. Hiện nay, có hơn 100 nước trên thế giới sản xuất lúa. Châu Á là
vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu chiếm 90% về sản lượng cũng như về diện tích.Là nơi có nền nông nghiệp
cổ xưa nhất gắn với canh tác lúa nước .Việt Nam cũng là nước có nghề lúa nước từ cổ xưa ,với dân số
hơn 80 triệu dân và 100% dân số sử dụng lúa gạo là lương thực chính ,kim ngạch xuất khẩu hàng năm
đạt hơn 6 triệu tấn .Điều đó cho thấy nghề sản xuất lúa nước đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc
dân.

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với bắp (ngô), lúa mì (tiểu
mạch), sắn (khoai mì) và khoai tây. Theo quan niệm xưa lúa cũng là một trong sáu loại lương thực chủ
yếu trong Lục cốc. Nó thuộc họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông
nam châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người. Lúa là
loài thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng

Các giống lúa Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao, thời gian sinh trưởng (dài hay ngắn), chịu
thâm canh, chụi chua mặn, chống chụi sâu bệnh … khác nhau. Song cây lúa Việt Nam đều có những đặc
tính chung về hình thái, giải phẫu và đều có chung các bộ phận rễ, thân, lá bông và hạt. Dòng họ lúa nhà
chúng tôi có một ngoại hình rất riêng, rất đẹp. Chúng tôi thuộc loại cây có một lá mầm, rễ chùm, thân cỏ
rỗng, chiều cao, sống chủ yếu là nhờ nguồn nước ngọt. Cây lúa phát triển khi có điều kiện tự nhiên
thuận lợi Lúa có bộ rễ chùm để dễ dàng hấp thụ nguồn chất dinh dưỡng xung quanh đất. Thân cây lúa
thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một
cách dễ dàng. Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.
Cây lúa phát triển theo từng giai đoạn nên đặc điểm của cây cũng khác nhau. Khi còn là mạ non thì lúa
gồm nhiều nhánh lá và chưa hình thành rõ thân cây. Khi phát triển thì chúng tôi bắt đầu lớn và đến thời
con gái cây lúa vươn mình. Cây lúa giai đoạn này có thân cây cao, thẳng, có phiến lá dài mỏng, mọc bao
quanh thân. Đến kì ra hoa, những bông hoa lưỡng tính sẽ tự thụ phấn, bắt đầu trổ bông với những bông
sữa non. Khi những bông sữa có hạt thì cây lúa nghiêng mình và những bông lúa cong xuống giống như
hình mũi liềm, quả có vỏ trấu bao ngoài gọi là hạt thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–
12 mm và dày 1–2 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Hạt thóc theo thời gian lớn dần lên, nặng trĩu rủ
xuống, dài 35–50 cm. Khi lúa chín, cả thân, lá, quả đều ngả màu vàng và những hạt gạo nằm bên trong
vỏ trấu màu trắng cũng tròn đầy, thơm ngát, bóng bẩy chờ đợi người nông dân thu hoạch về. Chắc hẳn
đó sẽ là một vụ mùa bội thu của người nông dân.
Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ
hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời
gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa, hoặc còn gọi
là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Lúa
là loài cây trồng ngắn ngày nhưng cũng có thể coi là dài ngày.
Một năm có hai vụ lúa chính: Vụ chiêm và vụ mùa. Cũng giống như nhiều loại cây
khác, lúa nước cũng có nhiều giống lúa như: lúa móng chim, lúa di hương, lúa ba
giăng, lúa gié, lúa mộc tuyền,… Nhưng quý nhất vẫn là cây lúa tám xoan, lúa dự, cho
những hạt gạo trắng như hạt ngọc trời, ăn dẻo và thơm. Lúa nếp cũng có nhiều loại:
nếp cái hoa vàng, thường được các bà các mẹ chọn để đồ xôi, cất rượu; rồi nếp rồng,
nếp nàng tiên, nếp mỡ,…

You might also like