You are on page 1of 2

Dàn ý: Cây lúa Việt Nam

I. Mở bài: Giới thiệu chung về sự gắn bó cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam (có thể dẫn thêm
ca dao, tục ngữ về cây lúa).

II. Thân bài:

- Khái quát vai trò quan trọng của cây lúa với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là
nguồn lương thực chủ yếu mà còn là truyền thống.

- Đặc điểm cây lúa :

+ Sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước.

+ Thân cây thẳng, nhỏ và dài, cao chừng 60 – 80cm.

+ Cấu tạo : rễ, thân, ngọn.

- Phân loại : có hai loại là lúa nếp (nấu lên dẻo và mềm) và lúa tẻ (là hạt lúa làm nên bữa
cơm hàng ngày, khi nấu sẽ nở ra).

- Cách trồng lúa :

+ Gieo giống : hạt lúa sau khi ngâm ủ kĩ càng được gieo mọc thành mạ.

+ Cấy lúa : cấy mạ xuống đất (đất đã ngập nước được một thời gian để đất mềm), phù hợp
với giống cây ưa nước.

+ Chăm sóc : thường xuyên thăm lúa để phát hiện sâu, chuột,... Giai đoạn này đôi khi gặp
phải mưa bão sẽ rất vất vả.
+ Gặt lúa : khi lúa trĩu bông chín vàng thì gặt về và phơi phóng, bảo quản.

- Sản phẩm từ cây lúa :

+ Lương thực thiết yếu.

+ Làm nên nhiều đặc sản vùng miền các nơi : các loại bánh, cốm, cơm lam,...

+ Lá, thân lúa làm rơm rạ, thức ăn trâu bò...

+ Gắn với truyền thống lâu đời của nước ta, liên quan đến một số lễ hội.

+ Là gương mặt nông thôn Việt, là tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.

III. Kết bài: Cây lúa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.

Bài tham khảo

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-bai-tap-lam-van-so-1-lop-9-viet-bai-tap-lam-van-so-


1-van-thuyet-minh-c36a5776.html

You might also like