You are on page 1of 46

VĂN HOÁ DÂN TỘC MÔNG

I.KHÁI QUÁT CHUNG


- Tên gọi: Dân tộc Mông( Mèo) 400-1000m so với mực nước biển,
sống cao nhất, thích ứng với MT sống tự nhiên giỏi nhất
- Mèo là tên gọi có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Tộc danh Mèo theo âm
Hán- Việt được gọi là Miêu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tên này là
chỉ người làm nông, trồng trọt để phân biệt với người làm nghề chăn
nuôi.
- Dựa vào đặc điểm trang phục và một số đặc điểm dân tộc học ( tiếng
nói...),có thể phân người Mèo, tự gọi là Mông ở nước ta thành các nhóm:
Mông trắng, Mông hoa, Mông xanh, Mông đen
- Tại hội nghị cốt cán dân tộc Mông 1978 do Uỷ Ban Dân Tộc của chính
phủ chủ trì, có đại diện của tất cả các địa phương và các nhóm Mông ở
trong nước đến dự, đã thống nhất kiến nghị và được chấp nhận tên gọi là
dân tộc Mông, không gọi là Mèo nữa.
- Tiếng nói dân tộc Mông thuộc hệ ngôn ngữ Mông- Dao
1) Lịch sử tộc người

- Người Mông được coi là con cháu của những dân cư bản địa cổ ở
Nam Trung Quốc. Từ 9 – 16 người Mông phải thường xuyên đi về
phía Nam , Tây Nam và Đông Nam để tránh sự áp bức bóc lột của
phong kiến. Từ XVII đến đầu TK XX dưới sự thống trị của nhà
Mãn Thanh, chế độ thổ ty cha truyền con nối có từ thời Minh đã
được thay bằng chế độ bổ nhiệm làm tăng thêm mâu thuẫn giữa
người Mông , các dân tộc thiểu số với bọn thống trị. Dưới thời
quốc dân Đảng người Mông cũng không tránh khỏi bị áp bức bóc
lột nặng nề và phải đấu tranh không ngừng.
- Từ Tây Nam TQ người Mông đã di cư đến VN trong những thời
gian và nhiều đợt khác nhau.Nguyên nhân của các cuộc di cư như
đã nói là mong muốn thoát khỏi tình trạng áp bức bóc lột của bọn
địa chủ phong kiến , muốn thoát khỏi sự tàn sát sau những cuộc
phản kháng, muốn có nơi sống tốt hơn.

- Người Mông thiên di vào VN theo ba đợt lớn khác nhau :


+ Đợt đầu , người Mông vào VN cách đây khoảng 14 -15 đời, khoảng
80 gia đình người Mông họ Vù và họ Dàng từ Quý Châu thiên đi đến
Đông Văn ( Hà Giang ).
+ Đợt thiên di lớn thứ hai đến VN cách đây 9 – 10 đời.
+ Đợt thiên di này đi theo hai hướng :
. Đến Đồng Văn ( Hà Giang ) ước chừng 100 gia đình gồm các họ Vàng,
Lý
. Đến Simacai ( Lào Cai ) ước chừng 80 gia đình gồm các họ Vàng , Lù ,
Châu , Sùng
+ Đợt thứ ba là đợt thiên di đông hơn cả và đi theo các đường vào Hà
Giang, Lào Cai và trực tiếp đến Tây Bắc nước ta.

2) Dân số, phân bố, địa bàn cư trú


- Người Hmong là 1 trong 7 dân tộc thiểu số tương đối đông ở miền
Bắc nước ta.
- Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 dân tộc Mông
có 1.068.189 người. Sống ở vùng núi cao thuộc các tỉnh: Hà Giang,
Tuyên Quang, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Thái
Nguyên, Hà Sơn Bình( Hoà Bình, Hà Tây cũ nay là Hà Nội).

- Những khu vực tậo trung đông người Mông nhất ở miền Bắc nước
ta: Cao nguyên Đồng Văn, Hoàng Su Phì- Bắc Hà- Mường
Khương, Mù Căng Chải- Trạm Tấn- Bắc Yên, Sapa- Phong Thổ-
Sìn Hồ- Tủa Chùa Điện Biên và các khu vực tiếp giáp các huyện
Thuận Châu và Tuần Giáo

- Người Mông cư trú xen kẽ với nhiều dân tộc anh em nhưng không
giống với nhiều dân tộc như: Dao, Lô Lô, Pu Péo... Họ tập trung
thành từng vùng rõ rệt.

- Vùng cư trú của người Mông thường là những sườn núi có độ cao
từ 800-1500m so với mặt biển, địa hình hiểm trở, vách núi dựng
đứng, chia cắt mạnh giữa các vùng.

- Đất vùng dân tộc Mông cư trú là đất feralit nhưng chia thành 2
vùng: vùng núi đá ở tả ngạn sông Hồng và vùng núi đất ở hữu ngạn
sông Hồng.
+ Vùng núi đá cơ bản hết rừng -> thiếu nước sản xuất và sinh hoạt
+ Vùng núi đất còn rừng, còn những cánh rừng gỗ quý, còn nhiều loại
thú rừng ->nhưng cả rừng và thú rừng đều đang bị khai thác quá mức.
- Khí hậu vùng đồng bào Mông sinh sống là khí hậu cận nhiệt đới,
nhiệt độ trung bình hàng năm từ 15°C đến 20°C

II. VĂN HÓA MƯU SINH CỦA TỘC NGƯỜI MÔNG.


Dân tộc Mông là cư dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp : trồng trọt,
chăn nuôi với kỹ thuật tiền công nghiệp.
1. Trồng trọt :
- Dân tộc Mông ở nước ta cư trú ở miền núi cao, thuộc hai vùng môi
trường sinh thái khác nhau : vùng núi đá – tả ngạn sông Hồng
- Việt Bắc ) và vùng núi đất – hữu ngạn sông Hồng ( Tây Bắc ). Hai
vùng sinh thái này đã qui định hai phương thức canh tác, trồng cây
lương thực khác nhau.
+ Trồng trọt ở vùng núi đá : Bên Việt Bắc ( tả ngạn sông Hồng ) đồng
bào sống định cư, trồng ngô làm cây lương thực chính. Cây ngô được
trồng một vụ là vụ hè thu. Giống ngô được trồng là giống ngô chắc, năng
suất không cao nhưng sau khi thu hoạch về cất giữ trong nhà thì không bị
mọt ăn, làm mèn mén ăn có mùi thơm,...
+ Kỹ thuật làm đất : dùng cày,sức kéo là bò hoặc trâu. Xác định thời vụ
bằng cách dựa vào sự đâm chồi nảy lộc của cây hoang dại như cây gạo,
khi cây gạo ra hoa đỏ rực là mùa trồng ngô bắt đầu. Người Mông dùng
thông thạo các loại phân bón : phân chuồng,phân xanh, phân bắc. Trong
nương ngô luôn trồng cây xen canh gối vụ như cây đậu tương, cây khoai
lang, cây dưa chuột. Ở rìa nương thường trồng cây dong riềng, cây cải “
mèo ”, hành, tỏi, ớt... Ngoài cây lương thực đồng bào còn trồng các loại
cây thực phẩm, cây ăn quả,cây dược liệu, cây công nghiệp. Cây thực
phẩm đặc trưng của dân tộc Mông là cây đậu răng ngựa – loại đậu quả to
chỉ mọc ở vùng khí hậu cận nhiệt đới và cây cải “ mèo ” – cây rau cải
nhưng rất cao ( 80 – 100 cm ), rất xanh, ăn giòn. Trước đây người Mông
ở Đồng Văn, Mèo Vạc còn trồng các loại cây rau xanh như su hào, bắp
cải để lấy hạt giống. Cây ăn quả vùng dân tộc Mông đáng chú ý là nhưng
cây ăn quả đặc trưng cho vùng khí hậu ôn đới như : đào, mận, lê, táo.
Mận ở huyện Bắc Hà ( tỉnh Lào Cai ) nổi tiếng ngon, vào vụ mùa thu
hoạch, thương lái đến tận gốc mua với giá rất rẻ, mà đôi khi không thể
mua hết được. Cây dược liệu được đồng bào Mông trồn là nhưng loại
cây dược liệu vùng ôn đới, khi hậu mát mẻ,như : cây tam thất, cây xuyên
khung, cây huyền sâm. Cây công nghiệp được trồng phổ biến là lanh làm
vải lanh – loại vải mà người dân tộc Mông cho rằng khi chết đi phải có
đồ vải lanh mặc thì mới được về với tổ tiên. Trước đây khắp vùng cao,
đồng bào Mông trồng cây hoa anh túc ( cây thuốc phiện ). Cây anh túc
trồng vào vụ đông xuân. Thời đó nương của người Mông được quay
vòng 2 vụ/ năm : vụ hè – thu trồng ngô, vụ đông – xuân trồng cây anh
túc. Có 1 thời nói đến đặc trưng người Mông người ta nói đến ba cây là :
ngô, lanh và anh túc.
+ Trồng trọt ở vùng núi đất : Tây Bắc ( hữu ngạn sông Hồng ) : Nếu như
ở Việt bắc đồng bào trồng ngô làm lương thực thì ở vùng Tây Bắc người
dân lại trồng lúa làm lương thực và đa số sống du canh du cư, phải làm
rừng làm nương. Khi nương cằn lại đi phát nương khác. Tất cả các khâu
kỹ thuật sản xuất : chọn thời vụ, bón phân , trồng xem canh đều tương tự
như Việt Bắc. Đồng bào Mông ở hữu hạn sông Hồng cũng trồng đủ các
loại cây thực phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu và cây công nghiệp như ở
bên Việt Bắc.
+ Việc phát rừng làm nương du canh của đồng bào Mông và một số dân
tộc khác làm suy giảm diện tích rừng, ảnh hưởng đến sự ổn định đời
sống khi hậu không chỉ của người phát rừng mà còn gây lũ lụt ở miền
đồng bằng. Tuy nghiên từ cuối thế kỉ trước Liên hiệp quốc đã cảnh báo
rằng, phá rừng tai hại nhất chính là “ lâm tặc ”. Bở lâm tặc thường trộm
cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Do đó để phục hồi rừng do lâm tặc phá, cần
hàng trăm năm, còn rừng dân phát làm nương toàn là rừng cây nhỏ, cho
nên chỉ cần bỏ hóa dăm bảy năm rừng đã được phục hồi.
2. Chăn nuôi :
Dân tộc Mông chăn nuôi đủ các loại gia súc, gia cầm như mọi dân tộc
khác. Họ nuôi trâu, bò, lợn, gà, ngựa,... Ngoài nuôi trâu bò để làm sức
kéo, nuôi ngựa để cưỡi, đồng bào Mông còn sử dụng những con vật
đó vào một số việc đặc trưng của dân tộc Mông. Đó là dùng trâu ( bò )
để cúng ma khô người chết; dùng ngựa để thồ hàng, lợn dùng để cúng
ma lợn. Giống lợn của người Hmong được pháp đánh giá là to và cho
nhiều nạc. Ở Việt Bắc nhất là các huyện miền Tây tỉnh Hà Giang, do
hết rừng, ít cỏ cho nên phải chăn dắt bò. Hàng ngày đi làm nương
người ta dắt theo con bò, cho bò ăn cỏ ngay gần nương, chiều lại dắt
bò về. Còn ở Tây Bắc, rừng còn, cỏ còn, trong rừng có cỏ, cho nên
việc chăn trâu thực hiện theo cách thả trâu vào rừng, tối đến lùa trâu
về nhà. Lợn gà cũng đều chăn thả,ngày cho ăn 2 bữa, khi cho ăn sẽ
gọi chúng về nhà. Ở Tây Bắc, người ta đeo “ gông ” cho lợn để chúng
không đi sâu vào rừng làm chủ khó tìm. Đồng bào ở đây cũng đào
hầm cho gà vào ngủ đêm, đóng cửa chặt lại đề phòng cáo bắt gà.
3. Khai thác tự nhiên :
Sinh sống ở vùng núi cao, đồng bào Mông luôn tận dụng điều kiện tự
nhiên để khai thác lâm, thổ sản. Sau một buổi chiều, trên đường đi
làm nương về, chị em phụ nữ thường tranh thủ đi hái củi, hái rau rừng
các loại. Các chàng trai thường xách khẩu súng đi săn rình những con
thú, bắt đầu chui từ nơi lẩn trốn ban ngày ra tìm mồi khi đêm xuống.
Lâm thổ sản thường được người Mông thu hái là : măng rừng, củ mài,
nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, thảo quả, mật ong, củ ú tảu, sam pết,
tam thất, hoàng tinh... Nhưng con thú rừng thường được các chàng
trai săn là tê tê, nhím, cày, cáo, khỉ... Ngoài cách săn rình, người
Mông codn có cách làm bẫy săn cấc con thú lớn, nhỏ khác nhau
4. Ngành nghề thủ công nghiệp :

- Người Mông tự làm mọi nghề thủ công phục vụ cuộc sống.
+ Nghề rèn : nghề rèn của đồng bào Mông rất nổi tiếng, kỹ thuật tôi,
khoan đạt đỉnh cao của nghề thủ công này. Đồng bào tự rèn lấy dao,
cuốc, tự đúc lưỡi cày, làm súng kíp, rèn đúc các đồ trang sức của phụ nữ,
đúc nhạc ngựa, chồng bò. Nghề rèn của đồng bào Mông còn góp phần
cung cấp công cụ lao động cho các dân tộc khác như Thái, Dao, Khơ
Mú, Kháng, Cờ Lao, Pu Péo.
Không phải bản nào cũng có người biết làm rèn. Có nơi cả xã hoặc vài
ba xã mới có người thành thạo nghề rèn. Tuy là nghề thông dụng nhưng
đồng bào lại quan niệm rằng muốn rèn tốt phải có “ bí quyết ” phù phép
cầu xin thần thánh phù hộ. Không biết bí quyết thì ko thể làm được.
Những bí quyết đó thì gia truyền không cho người ngoài biết. Thực chất
bí quyết là kỹ thuật tôi. Tôi non, công cụ bị quăn; tôi già công cụ bị mẻ.
Để tiếp thu được thì phải là cả 1 quá trính phụ và hành nghề. Một trong
những biểu hiện trình độ cao là kỹ thuật khoan làm nòng súng kíp. Họ
mua các loại nòng súng của dân tộc khác hoặc mua các vòng tay lái xe
con bị hỏng rồi rèn, tôi lại, sau đó khoan lại cho phù hợp với yêu cần kĩ
thuật.
+ Nghề Mộc :
Nghề mộc của đồng bào Mông hiện nay chủ yếu làm các đồ dùng bằng
gỗ trong gia đình như thùng gỗ, chậu gỗ, bát gỗ, thìa gỗ. Để làm thùng
gỗ đồng bào dùng kĩ thuật bào, ghép,đóng đai; đối với các loại chậu gỗ,
bát gỗ thì dùng kĩ thuật tiện. Từ một khúc gỗ tiện thành chiếc chậu gỗ,
bát gỗ rất đẹp. Hình tròn của chậy gỗ, bát gỗ, độ ghép kín của những
chiếc thùng, chiếc thìa... chứng tỏ nghệ thuật và kĩ thuật mộc của đồng
bào Mông phát triển đến trình độ cao của thời kì tiền công nghiệp.
+ Nghề đan lát :
Người Mông dùng dạt dang để đan gùi và giỏ đựng cơm đi nương. Nghề
đan lát rất phổ biến, rất nhiều người biết đan và hầu như năm nào người
ta cũng đan những chiếc gùi, chiếc giỏi mới để dùng.
+ Nghề dệt :
Người Mông dệt vải để thỏa mãn nhu cầu may mặc. Ở mỗi dân tộc, do
điều kiện tự nhiên khác nhau, trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác
nhau, cái mặc cũng rất khác nhau. Với truyền thống lâu đời của mình
người Hmong dùng sợi lanh để dệt vải mặc.
Ở người Mông nghề dệt phát triển từ xa xưa. Mỗi gia đình đều có khung
cửi và hàng năm họ vẫn dệt vải. Trước đây họ tự dệt vải cung cấp đầy đủ
nhu cầu vải mặc, vải làm chăn màn,... cho cả gia đình. Dệt vải lanh mất
rất nhiều thì giờ, tốn nhiều công sức, song ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý
nghĩa xã hội. Sự khéo tay chăm chỉ trong dệt vải là một trong những tiêu
chí đánh giá tài năng, đạo đức làm ăn của chị em phụ nữ. Vì vậy chị em
phụ nữ nhất ở người ở độ tuổi xây dựng gia đình thường rất bận rộn với
việc dệt vải, để thông qua đó chứng tỏ phẩm chất của mình.
5. Kinh tế trao đổi mua bán :

- Một trong những khâu quan trọng trong kinh tế trao đổi – mua bán
là việc hình thành những trung tâm để tiến hành việc trao đổi, mua bán
định kỳ - tức là chợ phiên. Ở vùng đồng bào Mông, do điều kiện phát
triển kinh tế- xã hội khác nhau, việc hình thành chợ phiên ở từng vùng,
có những đặc điểm khác nhau. Vùng biên giới quốc gia với Trung Quốc
nơi có sự giao lưu kinh tế chặt chẽ giữa ta và bạn, các chợ phiên được
hình thành, đó là các chợ Đồng Vân, Mèo Vạc, Yên Minh ( Hà Giang ),
Mường Khương, Bắc Hà ( Lào Cai ). Còn những vùng nằm sâu trong nội
địa chưa hình thành các nơi họp chợ định kì. Nhiều nơi ở Tây Bắc, vùng
cao Thanh Hóa, Nghệ An, cho đến những năm 70 của thế kỷ này vẫn
chưa có thói quen họp chợ định kì. Phải chăng điều này phản ánh tính
chất tự túc, tự cấp, du canh du cư còn đang ngự trị trong nền kinh tế.

- Ở chợ vùng đồng bào ta thấy các mặt hàng do đồng bảo tự sản xuất
như lưỡi cày, lưỡi cuốc, dao chậu gỗ, bát gỗ; các mặt hàng lương thực
như ngô, thóc và các loại bánh được làm từ bột ngô, bột gạo; các loại
thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, gà, trứng gà. Đặc biệt ở chợ hay bán “
thắng cố ” – một món canh được đồng bào Mông ưa thích. Ngoài ra, ở
chợ còn bán các loại lâm sản, dược liệu. Hàng mang từ nơi khác đến bán
ở chợ vùng Mông có muối, dầu hỏa, nồi, xoong, chảo, vải các loại,...
Chợ phiên còn là điểm hò hẹn giao tiếp định kỳ của anh em sống xa
nhà, của bạn bè. Phiên chợ nào cũng có những cuộc hội ngộ hẹn trước và
những cuộc hội ngộ bất ngờ. Họ hồ hởi chào mời nhau điếu thuốc, thiết
đãi nhau chén rượu, bát thắng cố. Chợ cũng là nơi những đôi trai gái gặp
nhau, lứa đôi hẹn hò, tình yêu nảy nở; là trung tâm thông tin, loan báo tin
vui buồn của họ hàng, xóm làng.

III. VĂN HÓA VẬT THỂ


1) Nhà ở
a) Nếp ở
- Như đã biết, người Mông sống chủ yếu ở rẻo cao. Nếu có xuống thấp
thì cũng là vùng cao của rẻo giữa. Làng bản của đồng bào tùy thuộc vào
điều kiện canh tác và thế đất nên có diện mạo khác nhau. Có làng, nhà
cửa rất tập trung, hầu như nhà nọ liền kề với nhà kia. Có làng, nhà cửa
lại rất thưa thớt. Các nhà trong làng thường k theo 1 quy hoạch nào, tùy
theo ý thích của các chủ nhân.
- Người Mông ít sống xen ghép với các cư dân khác tộc. Trong mỗi làng
thường các dòng họ sống quây quần bên nhau trên 1 khu đất nhất định.
- Ở một số địa phương gần đường biên giới Việt- Trung, xưa kia có
nhiều trộm cướp nên các bản Mông ở đây được xây dựng theo kiểu làng
“phòng thủ”. Xung quanh làng có 1 vòng rào xây bằng đá rất kiên cố.
Người Mông thường thích sống khép kín, nhiều nơi đồng bào xây tường
đá ngang đầu quanh nhà ở , quanh làng.
b) Nhà cửa
- Theo những người già cho biết thì từ xa xưa người Mông vẫn ở nhà đất.
Đến nay cũng như vậy chưa có đồng bào nào ở nhà sàn.
- Nhà người Mông phổ biến là ba gian hoặc 3 gian có thêm chái. Nhà
người Mông ở Hà Giang khá chắc chắn vì đã biết dùng mộng. Còn ở các
nơi khác mặc dù nhà khá to, nhưng chưa được vững chắc vì chủ yếu là
dùng ngoăm và buộc lạt.
- Mái lợp cỏ tranh, ngói âm dương hoặc bằng ván xẻ (gỗ thông) do tập
du canh du cư.
- Tường vách thường bằng ván xẻ, bằng liếp nứa, cỏ tranh.
- Nhà trình tường hoặc tường xếp bằng đá chỉ có những nơi gần biên -
giới. Tường trình rất dày có khi đến 70-80 cm.
- Nền nhà khá cao (80-100cm) xung quanh được kè bằng đá.
c, Kết cấu bộ khung nhà
- Bộ khung nhà của người Mông được hình thành trên cơ sở các vì
kèo.
- Vì kèo cơ bản là kiểu vì kèo ba cột. Hai cột con 2 bên và cột cái ở
giữa, đầu chống lên cái nóc. Để liên kết các cột với nhau, ngoài 2 kèo
còn có xà ngang. Xà ngang của nhà người Mông phổ biến là xà kép (một
trên, một dưới ghép sát vào nhau). Còn các vì kèo được liên kết với nhau
nhờ hệ thống xà dọc.
- Một dạng khác, tuy vẫn là vì kèo ba cột nhưng với 2 xà kép và có
thêm xà dọc ở chân cột non
- Vì kèo 4 cột: vẫn trên cơ sở vì kèo 3 cột nhưng có thêm 1 cột hiên
ở phía trước.
- Đó là các kiểu vì kèo phổ biến ở người Mông.Song vẫn có nơi, tuy
vẫn là kiểu vì ba cột, nhưng không làm xà kép.
- Còn các kiểu vì kèo khác vốn từ vì kèo ba cột được mở rộng bằng
cách thêm một số cột. Nhưng những vì kèo như vậy người ta thường
trốn một số cột để đỡ vướng.
- Những kiểu vì này thường là cột kê và được lắp ráp bằng mộng do
thợ người Thái hoặc người Việt làm.

d, Mặt bằng sinh hoạt


Một kiểu mặt bằng sinh hoạt phổ biến hơn cả: Nhà ba gian. Gian hồi
bên phải có cửa phụ ở đầu hồi để thông ra ngoài. Bên trong gian này,
giáp vách tiền có giường dành cho vợ chồng chủ nhà. Lui vể vách hậu là
bếp chính. Gian này có vách ngăn và có cửa thông với gian giữa. Cột
giữa của vì kèo ngăn giữa gian hồi phải và gian giữa là “cột thiêng” và
được coi là cột chính.
Gian giữa, giáp vách hậu là bàn thờ (có nhà có bàn thờ, có nhà chỉ có
1 mảnh giấy đỏ dán trên vách).
Nơi đây còn có 1 bộ bàn ăn. Về phía trước giáp vách ngăn với gian hồi
bên phải đặt cối xay ngô. Cửa chính mở ở mặt trước nhà. Gian này cũng
có vách ngăn, trổ cửa thông với gian hồi bên trái.
Gian hồi trái, giáp vách hậu là giường của khách. Bên cạnh giường
khách có bếp phụ. Giáp vách tiền là giường dành cho con trai. Nhà người
Mông còn có gác xép đặt trên xà ngang.
Chuồng trâu bò được làm ở trước mặt nhà và chỉ cách nhà vài mét
Một dạng mặt bằng sinh hoạt cũng tương tự như dạng mặt bằng sinh
hoạt đã giới thiệu. Song cái khác là gian hồi đặt bếp chính lại ở bên trái
nhà. Và gian giữa giáp vách tiền có đặt giường cho khách.
2) Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển phổ biến là ngựa thồ , dùng để cưỡi đi chợ ,
đi xa , vận chuyển hàng ngày. Người đi rừng vẫn dùng chiếc gùi cõng
trên lưng.
3) Trang Phục

a) Những dáng nét chung

- Người Mông Việt Nam có các nhóm địa phương , như Mông Trắng
, Mông Hoa, Mông Đen, Mông Xanh…..mà sự khác biệt giữa họ thể
hiện qua lời ăn tiếng nói , tập tục sinh hoạt, trong đó trang phục là điều
dễ nhận biết hơn cả.Nói như vậy không có nghĩa giữa họ là hoàn toàn
khác biệt, mà những khác biệt ấy chẳng qua chỉ là khác biệt trên một cái
nền chung.
- Tất cả các nhóm địa phương của người Mông đều mặc vải lanh
nhuộm chàm, cho dù một vài bộ phận trang phục nào đó như váy của
người Mông Trắng vẫn để nguyên vải mộc. Chính chất liệu vải lanh này
đã tạo cho y phục Mông những nét riêng so với các dân tộc khác về
đường nét, màu sắc, hoa văn...Cũng là màu chàm như các dân tộc miền
núi khác ,nhưng màu chàm của vải lanh có vẻ cứng cỏi , ánh sắc hơn so
với sắc chàm của vải bông hay vải sồi.Cũng là váy xếp nếp tương tự như
một số dân tộc khác, nhưng nếp vải lanh khoẻ khoắn, mạch lạc, óng anh
hơn so với nếp của vải thường.
- Tuy màu sắc và hoa văn trang trí có đôi chút khác biệt , nhưng kiểu
cách y phục của các nhóm đều cùng kiểu loại. Đàn ông thì mặc quần
đũng thấp, quần chân què cạp lá quạ, ống rộng áo cài vạt sang một bên,
ngắn lửng để hở một khoang bụng.Nữ thì mặc váy nhiều nếp là chính,
phủ ngoài là đôi tạp dề cả trước và sau ( màu sẫm để váy trắng k bị bẩn),
áo mặc may kiểu ngắn, cài khuy sang một bên , trên tay có ghép nhiều
khoanh vải mầu, bao dây lưng với nhiều kiểu loại có trang trí.
- Nét chung đặc sắc hơn cả vẫn là màu sắc và các đường nét trang trí
trên y phục và các đồ trang sức.Tuy sắc độ và liều lượng dùng màu trang
trí có khác nhau đôi chút, nhưng cái chung vẫn là bộ nữ phục Mông giàu
màu sắc sặc sỡ,có lúc gây cho ta cảm giác dư thừa.Tuy nhiên , nếu đặt họ
vào môi trường rừng núi khắc nghiệt , thì màu sắc rực rỡ ấy lại tạo nên
sự tương phản hài hoà, bừng lên sức sống của con người.
- Trên nền y phục, màu sắc trang trí khai thác tối đa sắc độ các màu
nguyên : đỏ, vàng,xanh ,đen.Về kỹ thuật tạo hình, họ tận dụng tối đa các
kỹ thuật vừa dệt, thêu, ghép mầu và vẽ sáp ong. Có lẽ người Mông là
một trong số rất ít ỏi dân tộc ở nước ta biết tận dụng và thành thạo
những phương tiện tạo hình trên y phục như vậy .
- Dường như màu sắc chưa đủ, người Mông còn tận dụng tối đa các
vật trang sức. Dùng bạc , cườm , tua màu để gắn trên mặt vải, dùng các
đồ trang sức đeo, như các loại vòng, dây chuyền, xà tích,hoa tai, nhẫn…
Bởi thế, bộ trang phục Mông không chỉ giàu màu sắc mà còn vang lên
những âm thanh theo nhịp bước vốn mạnh mẽ của các cô gái Mông,
chúng đánh thức các đường nét về màu sắc , tạo nên một sự hài hoà
không phải là tĩnh lặng mà luôn sống động.
- Người Mông cũng có cách nuôi tóc, chải tóc độc đáo.Đàn bà để tóc
dài, cạo hết phần tóc gáy, tóc mai, tết những sợi tóc thành những dải tóc
nhỏ, sau đó mới cuộn gọn tóc trên đầu trước khi đội khan.Đây cũng là
nét trang sức đầu tóc mang đặc trưng rõ nét của vùng Trung Á và Bắc Á.
- Có lẽ nam phục Mông giữ lại nhiều nét chung nhất giữa các nhóm
Mông.Nếu như bộ váy, thắt lưng của phụ nữ may bằng vải lanh thì bộ
quần áo nam giới lại “ hợp ’’ hơn vải bông nhuộm chàm hay đen của
người Thái , Tày hay vải lanh , vải láng đen mua ở ngoài chợ.
- Bộ nam phục gồm quần, áo ngắn, thắt lưng, và khăn bịt đầu. Quần
của nam giới may kiểu chân què , cạp rộng lá toạ, đũng quần rất thấp ,
khi mặc cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng vải hay da thắt lại
cho chặt.Vì là quần đũng thấp, ống lại rộng nên khi mặc, quần của nam
giới Mông có dáng nét riêng, không thể pha trộn với bất cứ dân tộc nào.
Trước nhất, chiếc áo đó rất ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần ngực,
còn một khoảng bụng từ gấu áo xuống tới cạp quần vẫn để hở.Để “ bổ
khuyết ” , họ mặc một chiếc áo lót bên trong màu trắng dài hơn áo ngoài,
nên khi mặc áo ngoài vào thì giữa gấu áo ngoài và cạp quần vẫn để hở
một khoảng bụng áo bên trong , tạo nên một kiểu mặc rất “ Mông ”.Về
cơ bản đây là loại may kiểu xẻ ngực, tay áo dài, có đáp những khoanh
vải màu , tuy nhiên giữa các nhóm cũng có một vài khác biệt.
- Thỉnh thoảng cũng thấy nam giới Mông dùng khăn, nhất là ở nhóm
Mông Trắng.Đó là tấm khăn vải màu chàm dùng để chít lên đầu.Ngày
hội hè, nam giới cũng hay dùng các loại khăn len mua ở chợ về để quàng
cổ , vừa cho ấm vừa để diện.Thường ngày nam giới đeo một cái vòng cổ
xoắn lại từ những dây đồng ( 3 sợi ) , nhà giàu thì đeo thêm vòng
bạc.Nhưng tới ngày cưới xin , lễ tết, đi chơi chợ thì nam giới đeo đủ bộ
vòng cổ, từ 2-7 chiếc, ngoài ra còn có vòng tay, nhẫn.Cũng có những
người đàn ông vào tuổi trưởng thành bịt vàng hai răng nanh hàm trên.
b) Những sắc thái riêng

Bộ nữ phục Mông Trắng


- Bộ nữ phục của người Mông Trắng ở Đồng Văn gồm váy , áo, khăn đội
, thắt lưng, tạp dề , xà cạp và các đồ trang sức khác.Phần lớn phụ nữ
Mông Trắng mặc váy, tuy vậy có nơi, có người mặc quần, dù rất cá
biệt.Nhưng khi chết, cũng phải lấy bộ váy trắng ra thay, như vậy tổ tiên
mới nhận linh hồn người quá cố.Bởi thế, váy vẫn là bộ phận của nữ phục
cổ truyền.Hơn thế nữa đây lại lá váy may bằng vải lanh trắng, màu vải
càng trắng càng đẹp, có lẽ cũng chính vì thế mà nhóm này mới có tên gọi
là Mông Trắng ( Mông Đơ ).
- Váy của phụ nữ là váy xếp nếp , trên thân váy không trang trí màu sắc
hay hoa văn gì.Có loại váy ít nếp hơn mặc ngày thường,còn váy nhiều
nếp dùng riêng cho những dịp tết lễ.Váy gồm cạp và thân váy.Cạp váy
đã được chiết lại sao cho vừa vòng bụng, còn thân váy thì xoè rộng
ra.Phần thân váy mặc thường chỉ may khoảng 20-30 vuông vải là đủ,
nhưng váy ngày lễ phải gấp đôi số vải, do vậy số nếp gấp nhiều hơn, xoè
rộng hơn, đung đưa bập bềnh theo nhịp bước .Đặc biệt thân váy chia
thành 2 phần : Phần cạp , may đơn một lần vải, còn phần dưới thì lại may
kép, hai lần vải.Vì là váy nếp hai lần vải nên may rất khó, sao cho vải
không bị xô, nhăn nhúm , nếp tạo thành những đường thẳng mượt từ trên
cạp xuống tới chân váy.
- Thường phủ ra ngoài tấm váy trắng là chiếc tạp dề ở cả phía trước và
sau.Tạp dề không trắng tuyền như váy, mà là miếng vải cứng, trên đó
đáp thêm những sọc vải mầu dọc từ trên xuống dưới, tổ điểm thêm trên
nền váy.Tạp dề vừa là vật bảo vệ vừa là vật trang trí cho chiếc váy, khi
cần cuộn lên thành một thứ túi đựng đồ.
- Áo ngắn cũng được phụ nữ để công trang trí, thêu thùa.Áo may vừa với
thân hình, xẻ ngực , hai vạt vừa chấm thắt lưng , hai nách áo không cắt
thẳng mà hơi lượn eo, nên khi mặc, áo càng ôm gọn lấy người.Phần của
áo được tập trung trang trí là cổ yếm áo phía gáy.Loại áo mặc thường
ngày chỉ là một miếng vải màu hay thêu thùa qua loa, nhưng nếu là áo
cưới, áo hội ,áo cúng hay áo mặc cho người chết thì trang trí cổ yếm rất
cầu kỳ và công phu.Bố cục hoa văn ở đây theo mảng từ lớp trung tâm ra
lớp ngoài rìa, trung tâm là ô tram , sao , biến thể của chữ thập….ngoài là
các đường song song bao lấy hoa văn trung tâm thành nhiều lớp.Hai nẹp
áp phía trước không đơm khuy, nhưng đáp thêm bằng vải màu ưa dùng
hơn cả là nẹp cổ màu đỏ hay vàng.Cũng có ghép nhiều loại vải khác
nhau thành từng đốt, màu sắc xen kẽ nhau.
- Tay áo nối với thân ngang đường vai, tay áo hẹp dài, trên đó ghép
nhiều vòng vải màu sắc khác nhau.Áo nữ Mông Trắng cũng may thành
hai lớp, chỉ khác là vải lớp trong và ngoài như nhau, nên họ có thể mặc
cả hai mặt.
- Trong bộ nữ phục Mông Trắng , thắt lưng được dụng công trang
trí.Thường ngày đi làm ,phụ nữ thắt loại thắt lưng vải , giữ chặt đoạn nối
giữa gấu áo và cạp váy.Loại thắt lưng dùng trong những dịp hội hè , nghi
lễ là thắt lưng vải có thêu hoa văn trang trí.Loại thắt lưng này ngắn , chỉ
thắt được một vòng , nên người ta phải dùng nhiều thắt lưng một lúc.Khi
quấn , mặt trang trí hoa văn lộ ra ngoài cả phía trước bụng và sau lưng ,
có khi che kín cả phần dưới bụng và lưng.Hoa văn trang trí thường là
hoa 4 cánh, 8 cánh , hình xoáy ốc , đường vạch chéo , hình sao…
- Theo các bậc già cả thì xưa phụ nữ Mông Trắng dùng loại xà cạp rất
dài bằng vải lanh trắng, tới 10 – 14 mét.Nay dùng đôi xà cạp ngắn hơn,
bằng vải chàm, hình chéo góc, dài chưa tới một mét , riềm xà cạp viền
chỉ trắng , dây buộc đính ở góc chéo.
- Thường thì phụ nữ Mông Trắng đội khăn thành một vành lớn trên
đầu.Savina, một cố đạo người Pháp đã từng truyền giáo nhiều năm ở
Sapa trong người Mông đã từng mô tả vành khăn của người Mông Trắng
dài tới mức quấn hàng giờ đồng hồ mới xong, thành một vành lớn.Sau
khi quấn khăn thành vành, có người còn đội ra ngoài những mảnh khăn
vuông với nhiều màu sắc khác nhau.
- Cả nam lẫn nữ Mông Trắng ưa dùng ô trong khi đi chơi cũng như lúc
lên nương, nó tiện lợi trong cả lúc trời mưa hay trời nắng, không dùng có
thể gấp lại gọn gàng.Đồng bào có thể tự làm lấy loại ô giấy, thân và nan
bằng tre, trúc , lợp bằng giấy phết màu nâu.Loại ô vải, gọng và cán bằng
sắt , người Mông phải mua của người Kinh hay người Hoa.Ô đã tạo nên
sự hài hoà với bộ y phục váy, áo , bởi thế từ lâu chiếc ô đã trở thành một
bộ phận không thể thiếu của trang phục Mông.
- Nếu không kể những loại dày dép mới hiện nay thì từ xưa phần lớn
người Mông đều đi chân đất, thỉnh thoảng vẫn thấy có loại dép đan kết từ
những sợi giang tước mỏng hay loại dép đế bằng da trâu khô.
- Trong những dịp lễ Tết , nhất là cưới xin, các bà , các cô đều mặc
những bộ váy áo mới , đẹp.Cô dâu Mông đã may sẵn bộ váy, áo,thắt
lưng cho lễ cưới, tuy kiểu may cắt không khác mấy so với váy áo bình
thường, nhưng là những đồ mới, may bằng vải tốt, hoa văn trang trí tinh
tế hơn.
- Người Mông Trắng có loại áo riêng trong tang lễ, vừa cho người chết
và những người sống.Áo mặc cho người chết, không kể nam hay nữ đều
giống nhau , đó là áo may bằng vải lanh, xẻ ngực, may rộng, vạt phủ dài,
cổ áo trang trí giống như áo của phụ nữ, nhưng to rộng hơn.Cổ áo sau
của người chết cũng có miếng hoa văn trang trí, nhưng không hiểu đó có
phải là loại trang trí riêng hay không.Những người thân thuộc phải để
tang, thì mặc loại áo “ cúng bò” .Đó là áo may bằng vải lanh trắng , có
tay hay không có tay , xẻ ngực, yếm cổ và nẹp áo trước đều trang trí hoa
văn và đáp vải màu.Gọi là áo cúng bò vì khi cha mẹ chết , con cái phải
mổ bò cúng, nên áo mặc trong tang lễ cũng có tên gọi như vậy.
- Cũng như nhiều nhóm Mông khác, phụ nữ Mông Trắng quen dùng
nhiều đồ trang sức.Vòng cổ là thứ trang sức được dùng nhiều nhất Có
nhiều vòng cỡ khác nhau, kích tấc to nhỏ, trang trí, chất liệu khác
nhau.Ngày thường người ta đeo vòng vía và một vài vòng bạc , nhưng
ngày lễ , cưới thì thường đeo vòng cổ thành bộ gồm nhiều chiếc cùng với
những dây chuyền bạc.Vòng vía bằng bạc, đồng hay bằng dây mây.Khác
với vòng trang sức, vòng vía đeo vào rồi thì không được cởi bỏ ra, hai
đầu vòng vía thường không thể tách rời mà nối với nhau bằng những
móc xích nhỏ.Đeo vòng vía theo quan niệm dân gian có thể trừ được ma
tà, tránh mọi dịch bệnh.
- Phụ nữ Mông Trắng cũng quen đeo nhẫn và cách thức đeo nhẫn trên
ngón tay cũng thể hiện những hoàn cảnh riêng của từng người đeo.Nếu
đeo một chiếc nhẫn vào một ngón thì người đó chưa lấy vợ, chồng hay
đã goá vợ hay chồng.Khi goá vợ hay chồng nhưng thôi không có ý định
đi bước nữa thì vẫn cứ đeo hai nhẫn trên một ngón…

Bộ nữ phục Mông Hoa


- Khác với Mông Trắng, phụ nữ Mông Hoa may váy bằng vải lanh
nhuộm màu chàm đen, trên thân váy trang trí hoa văn.Đây là loại váy
xếp nếp, phần cạp váy đã chiết lại cho vừa với vòng bụng, còn thân và
gấu váy thì xoè rộng , chu vi tới hơn 5 mét, số nếp gấp đếm được cũng
tới hơn 500 nếp.Váy chia làm phần : cạp hay đầu váy, thân và gấu
váy.Cạp váy ( đầu váy) có dây buộc.Trên mặt cạp váy thường trang trí
hoa văn vẽ bằng sáp ong.
- Bên bếp lửa các buổi tối, thường thấy phụ nữ Mông cần cù ngồi vẽ sáp
ong lên mặt vải. Người ta nhúng “ bút vẽ ” ( co chía ) bằng đồng vào
chảo sáp ong nóng rồi in lên mặt vải theo những hình trang trí, sau đó
nhúng vải đã vẽ vào nước chàm, phần vải có đường vẽ sáp ong sẽ không
ăn mầu chàm.Cuối cùng nhúng vào nước sôi, sáp ong tan ra, để lại trên
mặt vải chàm những đường nét màu trắng vải mộc.
- Phần thân và gấu váy trang trí hầu như dày đặc những hoa văn bằng
cách thêu và ghép vải màu.Phần thân váy thêu các đường thẳng song
song , giữa những đường song song nằm ngang ấy là những mảnh vải
màu được ghép rất khéo léo trên nền vải chàm, những đường nét hoa văn
thêu trên mặt vải.Tuy nhiên, có lẽ gấu váy mới là nơi phụ nữ để công
trang trí hơn cả.Gấu váy được phân ra từng đoạn với những đồ án trang
trí khác nhau.Thường là đồ án đầu và cuối tương tự nhau, tạo nên thế đối
xứng , sau đó là đoạn thứ hai, thứ tư hoa văn cũng tương tự, cuối cùng
đoạn ba và năm cũng giống nhau.Như vậy, các mảng hoa văn cứ xen kẽ
nhau , tạo nên thế đối xứng cách quãng.Các mô típ trang trí là các hình
tam giác với màu sắc khác nhau kết hợp lại theo những bố cục khác
nhau, hình chữ thập với nhiều biến dạng, hình xoáy ốc xuôi và ngược
chiều , hình dấu nhân , chữ nhật, các đường kẻ song song, hình hoa lá,
trong đó hoa ban được thể hiện nhiều hơn cả.Trên tấm váy Mông Hoa
hầu như người ta không còn thấy chỗ nào còn nguyên mầu nền nữa , mà
các màu đỏ , xanh , vàng đan xen vào nhau, trong đó màu đỏ vẫn là màu
chủ đạo , tạo nên màu sắc sặc sỡ của cạp váy.
- Áo mặc của phụ nữ có hai loại , áo mặc ngày thường và áo mặc trong
dịp hội hè.Áo thường ngày may bằng vải lanh hoặc vải đen , kiểu xẻ
ngực, có những nút cài bằng vải hai bên mép nẹp áo.Tay áo dài, có ba
khoanh mầu trang trí cách quãng nhau trên khắp cánh tay hay dồn về
phía gần cửa tay.Phía cổ sau của áo, cũng giống như người Mông Trắng ,
áo Mông Hoa cũng có trang trí Đá tro, nhưng chỉ khác là đây thuần tuý
chỉ là hai miếng vải hình chữ thập ghép lại.Áo cũng may hai lớp như của
các nhóm Mông khác.
- Áo mặc trong dịp tết lễ , hội hè thì người ta để công chăm chút hơn
nhiều nhất là các hoa văn trang trí từ khoảng một phần ba thân áo trở
xuống.Mô típ trang trí thường thấy hơn cả là những đường xoáy ốc nằm
giữa các đường thẳng song song.Kỹ thuật tạo hoa văn là ghép vải màu.
Miếng vải mầu hình chữ nhật được cắt thành đường xoáy ốc , nét khá
mảnh, rồi được khâu lên vải áo.Các mô típ hình tam giác với màu sắc
khác nhau ghép lại thành những bố cục mảng đa dạng.Đó là hai đồ án
trang trí chính trên áo, nhưng chúng bổ sung, xen cài với nhau tạo nên
hình khối và màu sắc hài hoà.
- Phủ ra ngoài váy là chiếc tạp dề để màu chàm nguyên hay được ghép
các sọc vải màu khác, thậm chí những mảng hoa văn thêu trên gần khắp
mặt vải tạp dề.NgườiMông Hoa không dùng nhiều thắt lưng và trang trí
cầu kỳ như người Mông Trắng , mà chỉ dùng một cái bằng vải lanh
nhuộm chàm, dài khoảng hơn một mét, thắt nhiều vòng quanh
bụng.Cũng có loại thắt lưng dài hơn, màu hồng hay xanh , khi thắt nổi
màu trên nền chàm của váy và áo.
- Khăn và túi của phụ nữ Mông Hoa chịu ảnh hưởng nhiều từ người Thái
láng giềng. Bình thường thì phụ nữ chít khăn màu chàm đậm hay mầu
đen , gần đây chị em ưa mua khăn len hay sợi của mậu dịch để đội. Tuy
nhiên, trong dịp hội hè , đi chơi chợ, chị em lại đội khăn thêu hoa, gọi là
phưa pạ. Khăn phưa pạ mua của người Thái , đó chính là khăn piêu ,
nhưng sau đó trang trí thêm những chùm sợi len màu đỏ.Cách thức đội
khăn của người Mông cũng khác với phụ nữ Thái đội khăn piêu , họ
quấn thành hình chóp lớn trên đầu , những bông len đỏ lộ ra phía ngoài ,
tạo nên màu sắc rực rỡ của khăn .Phụ nữ Mông cũng ưa dùng chiếc túi
thổ cẩm của người Thái để đựng tiền , vật tuỳ thân và cái chính vẫn là để
trang trí cho đẹp.
- Đồ trang sức của người Mông Hoa cũng có một số nét khác biệt với
Mông Trắng.Bộ y phục của phụ nữ không chỉ giầu màu sắc , mà những
đồ trang sức cũng rất phong phú.Bình thường, phụ nữ đeo một vài vòng
cổ bằng bạc , nhưng khi cưới xin, lễ tết họ đeo rất nhiều vòng bạc cùng
một lúc, từ 2-7 chiếc , đấy là chưa kể những sợi dây chuyền bạc đeo từ
cổ buông dài xuống ngực. Ngoài vòng cổ trang sức , người ốm đau còn
đeo các loại vòng vía , túi vía.Vòng vía xoắn lại từ ba sợi dây đồng, bạc
và sắt , do thầy cúng trực tiếp đeo cho người ốm để không cho vía của
người ốm thoát ra ngoài và ma quỷ không nhập vào người làm hại .Còn
có một loại túi bùa hay túi vía may bằng những miếng vải màu đỏ , đen
thành túi hình tam giác.Túi này được buộc vào chiếc vòng, đeo cho trẻ
nhỏ và những người đang bị ốm đau.
- Vòng tay của người Mông Hoa cũng có nhiều kiểu loại, trong đó quý
và đẹp nhất là chiếc vòng tay bằng bạc , khắc hình khóm lúa rất tinh tế
trên khắp mặt vòng, loại đó gọi là khâu pó chè.Phụ nữ đang có mang và
vừa mới sinh thường hay đeo vòng tay bằng đồng , trên mặt có những
hình nổi , tượng trưng cho 12 con vật : rồng, chó , lợn , gà, hổ , thỏ, rắn ,
khỉ , voi , ếch, chuột và thằn lằn.
- Phụ nữ Mông Hoa đeo loại vòng tai bằng nhôm, mỏng , toàn thân hình
xoắn ốc , mỗi bên tai ít nhất đeo một cái, còn thường thì 2- 3 cái .Trên
mặt của những chiếc khuyên này trang trí nhiều hoạ tiết, trong đó chủ
yếu là hoạ tiết xoắn ốc , một hoạ tiết trang trí chủ đạo của người
Mông.Vì đeo nhiều loại vòng khuyên như thế nên từ khi còn nhỏ , các
em gái đã được xâu lỗ tai, đến khoảng 7-8 tuổi là có thể đeo vòng
khuyên rồi.
- Các em nhỏ người Mông Hoa đã được cha mẹ may mặc theo bộ y phục
truyền thống.Các em bé gái mặc áo xẻ vạt ngực , trên gấu , đường nách
và cửa tay trang trí những riềm vải mầu. Thắt thắt lưng to bản mà cả mặt
trước và sau đều trang trí hoa văn rất tinh tế , mũ ni đội đầu bằng vải
mầu, ngoài ra còn ghép thêm nhiều đồng bạc trắng .Khi để đầu trần, tóc
các em gái được túm gọn lên đỉnh.Cổ đeo vòng vía, 2-3 vòng bạc cỡ to,
nhiều dây chuyền bằng bạc , rủ xuống tận thắt lưng.Có em còn khoác
qua vai chiếc túi vả đựng đồ chơi, mặt túi thêu hoa văn rất đẹp .Tới tuổi
trưởng thành, cả nam lẫn nữ ưa bịt răng vàng.

Ẩm thực
a) Nếp ăn
Ngày thường họ ăn hai bữa sớm và tối, ngày mùa ăn thêm một bữa
trưa .Khi không ăn cơm thì ăn bột ngô đồ gọi là mèn mén.Bột ngô đồ
xong dỡ ra rá, mỗi người xúc ăn bằng thìa gỗ.Các món ăn rau thường
xào mỡ cho thêm nước vào thành canh. Khi ăn thịt họ thích nhất là món
xáo : thịt , lòng , gan , tiết trâu hoặc dê cho nước vào đun nhừ gọi là
món thắng cố , chan cả cái lẫn nước vào cơm hoặc bột ngô đồ là cách
đồng bào thích nhất.
Ngày lễ tết , đồng bào thường mổ lợn to , gà thiến béo ăn theo cách luộc
hoặc xáo.Phụ nữ Mông cũng khéo tay làm ra nhiều thứ bánh chưng ,
bánh rán , bánh hấp từ bột ngô , bột gạo với đỗ , đường , mật.Người
Mông uống rượu bằng bát, rượu cất từ ngô, gạo. Họ hút thuốc lá bằng
điếu cày làm bằng ống nứa to, nạp thuốc vào điếu mời khách hút được
coi là một cử chỉ đẹp , hiếu khách.
b) Các món đặc sản
- Thắng cố :
Có người giải thích chữ thắng cố theo âm Hán Việt- thắng cố có nghĩa là
thang cốt, tức là canh xương.
Chế biến thắng cố thật đơn giản. Con bò hoặc ngựa sau khi giết mổ,
người ta lọc thăn bắp và các phần nạc riêng ra để bán. Còn phần xương
xẩu được chặt nhỏ, gân cốt bạc nhạc, mỡ và các loại thịt vụn được lọc ra
cùng với tiết đông cắt thành miếng nhỏ cộng với tim gan phèo phổi, thế
là đủ nguyên liệu cơ bản để làm nên món thắng cố.
Sau khi nổi lửa cho nước trong chảo sôi, người ta cho các thứ nói trên
vào chảo đun liên tục. Rồi vừa đun vừa vớt váng bẩn bỏ đi. Thắng cố
được múc ra bát cho thực khách luôn nóng hổi, phải vừa ăn vừa thổi.
Muối hoặc bột canh để ngoài, khi ăn mới chấm cho vừa miệng mỗi
người.
Chảo vơi nước cạn, người ta tra thêm nước, bỏ thêm gân xương đun tiếp.
Những chợ huyện như Đồng Văn (Hà Giang), Bắc Hà, Mường Khương
(Lào Cai) vào phiên chính chủ nhật vẫn luôn luôn có chảo thắng cố nóng
hổi. Khi chợ đã vãn, ấy là lúc mọi người ngồi quây quần bên chảo thắng
cố, từng bát, từng bát thắng cố được múc ra, rượu ngô thơm lừng... cuộc
vui xuống chợ lúc này mới bắt đầu.
Bên chảo thắng cố nghi ngút khói, đàn ông tập trung uống rượu là hình
ảnh thường thấy tại các phiên chợ vùng cao.
- Mèn mén :
Để chế biến món mèn mén người Mông thường sử dụng các giống ngô
địa phương rất dẻo và thơm. Các giống ngô lai, ngô hàng hóa không làm
được món này. Ngô sau khi thu hoạch về được tách lấy hạt, rồi đem xay,
dùng sàng lọc bỏ các hạt ngô to và vỏ ra ngoài. Trước đây, phần lớn các
gia đình Mông đều dùng cối đá hai thớt chồng lên nhau để xay ngô nên
mất rất nhiều thời gian. Công việc này chủ yếu do những người phụ nữ
trong gia đình đảm nhiệm. Sau khi bột ngô đã được xay nhỏ người nấu
sẽ tính toán lượng bột sao cho vừa đủ với bữa ăn của gia đình rồi cho
một ít nước vào đảo đều cho bột ngô ngấm nước. Đây là công đoạn quan
trọng, người chế biến phải tính toán cho lượng nước vừa đủ để bột ngô
không bị khô hoặc bị nhão sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của
món ăn.Bột ngô sau khi được đánh tơi cho vào một chiếc chõ đồ bằng gỗ
rồi bắc lên chảo đun. Mèn mén bao giờ cũng được đồ hai lần. Đồ lần thứ
nhất nhằm để hơi nước dưới chảo bốc lên để ngấm đều bột ngô, đồng
thời làm bột ngô nở ra. Thời gian đồ lần thứ nhất khoảng 20 - 30 phút,
khi nắp chõ bốc hơi và khi mở ra thấy bột ngô trong chõ đã ngấm đều
nước thì họ bắc xuống đổ ra nia để nguội dần rồi dùng tay đảo đều cho
bột ngô thật tơi với tác dụng để khi đồ hơi nóng sẽ tỏa đều các góc để bột
ngô chín đều, đồng thời tạo độ dẻo và thơm cho món ăn. Sau đó đổ vào
chõ đồ lần thứ hai. Bếp sao cho vừa đủ nhiệt cần thiết, không đun to quá
hoặc nhỏ quá. Thời gian đồ lần thứ hai kéo dài hơn một tiếng, đến khi
thấy mùi thơm bốc ra, kiểm tra thấy bột ngô trong chõ dẻo, mềm thì bắc
chõ ra ủ khoảng 30 phút rồi mới bỏ ra dùng. Mèn mén khi chín có hương
vị thơm ngọn đậm đà. Do là món ăn khô nên mèn mén thường được ăn
với một số món canh như rau bí đỏ, rau cải, canh su su, nước thắng cố...
tạo hương vị thơm ngon, đậm đà.
Còn một món nữa nếu ăn mèn mén không có nó thì mất cả ngon đó là ớt
nướng, do điều kiện thời tiết ở vùng cao rất giá lạnh nên người Mông ăn
ớt để chống rét, ớt càng cay càng tốt, đúng vị nhất phải là ớt thóc, quả
nhỏ xíu như hạt thóc, đem nướng lên giã với muối, ăn cùng với mèn mén
cứ gọi là ngon tuyệt.
Ngày nay, khi cuộc sống của người Mông đã sung túc đầy đủ hơn, mèn
mén đã không còn là món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày nhưng mỗi
dịp lễ, tết trong mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên mèn mén là món ăn không
thể thiếu được.

Nhạc cụ
Người con trai Mông ngoài việc giỏi cày nương còn phải biết thổi sáo,
múa khèn. Khèn Mông được cấu tạo bởi nhiều ống trúc ghép lại, là loại
nhạc cụ đặc trưng. Trong lễ tang, ngày hội Gầu tào, tỏ tình nam nữ, đều
thổi khèn, múa khèn. Người thổi khèn giỏi là người có uy tín trong bản.
Ngày nay trên 60% thanh niên Mông không biết thổi khèn và múa khèn.

IV. VĂN HÓA PHI VẬT THỂ


1) Ngôn ngữ
Cho đến nay chúng ta đều biết đến tiếng Mông là một ngôn ngữ nằm
trong hệ ngôn ngữ Mông-Dao Nhưng trên thực tế vấn đề phân loại theo
quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến khá khác
nhau.
Kế thừa những nghiên cứu đi trước, Martha Ratliff đã đưa ra một bảng
phân loại các ngôn ngữ Mông-Dao khá chi tiết trong đó tác giả đã định
vị ngành Mông trắng (Mông Đơư) như sau:
Hệ ngôn ngữ (language family): Mông-Miền (Hmong-Mien)
Nhóm ngôn ngữ: Mông (Hmongic)
Nhánh: thuộc các phương ngôn Tứ Xuyên - Quý Châu - Vân Nam,
còn gọi là nhánh Mông phía Tây (West Hmongic branch)
Tiểu nhánh: Tứ Xuyên - Quý Châu - Vân Nam
Phương ngữ: Mông trắng (White Hmong)
Trong cuốn từ điển Bách khoa thư ngôn ngữ đã phân các ngôn ngữ
Mông-Miền thành hai nhánh chính:
Mông - gồm có: Dananshan Hmong, Hmong Đông, Hmong Bắc,
Hmong Tây, Hmong Daw, Hmong Njua, Miao Đỏ, Pa Heng, Punu
Miền (hay Dao) - gồm có: Ba Pai, Mien, Biao Mien, Iu mien, Mun,
She, ở đây Mông Leng (Mông Lềnh) được xác định như một tên gọi
khác của ngành Mông Njua (Mông Xanh) nằm trong nhánh Mông.
2) Tôn giáo tín ngưỡng
a, Đời sống tín ngưỡng
- Người Mông cũng như nhiều dân tộc ít người khác tồn tại tín
ngưỡng đa nguyên, biểu hiện ra như sau:
+ Thờ cúng tổ tiên là thờ những người trong gia đình đã chết 3 đời trở
lại (cha,ông,cụ). Từ thờ cúng tổ tiên như vậy dòng họ cũng tính theo 3
đời. Thờ cúng tổ tiên ở tất cả gia đình những người con trai đã tách ra ở
riêng chứ không phải chỉ con trưởng. Bàn thờ tổ tiên đặt ở vách sau gian
giữa cao độ 1,5m. Trên bàn thờ đặt bát hương to cắm thành 3 nhóm chân
hương thẳng hàng. Trên vách dán miếng giấy hoặc vải đỏ, giấy hoặc vải
này mỗi năm thay 1 lần, có khi bằng miếng giấy trang kim. Cúng tổ tiên
không vào ngày qua đời mà vào những này tết, ngày lễ ma trâu, ngày lễ
cơm mới hoặc khi gia đình có người ốm đau, chăn nuôi sản xuất gặp
nhiều rủi ro. Khi khấn cúng đọc đủ tên cụ, ông, cha. Lễ vật cúng gồm thịt
gà, lợn, trâu tính theo bát, bát cúng thứ nhất mời các cụ, bát cúng thứ 2
mời ông bà, bát cúng thứ 3 mời cha mẹ, bát cúng thứ 4 mời những người
đã khuất cùng thế hệ cha mẹ và có thể mời cả ma nhà, ma rừng, ma núi,
ma suối,…
- Hệ thống ma gồm có:
+ Xử ca(ma nhà): coi như thần tài phù hộ sự giàu có, tiền bạc, của cải.
Thờ xử ca ở vách sau gian giữa, biểu hiện ở chỗ dán 2 tờ giấy vàng giấy
bạc cắm túm lông gà. Cúng xử ca một năm một lần vào đêm 30 Tết. Lễ
vật là thịt gà trống thiến luộc. Gà trước khi giết phải bóp cổ quay 3 vòng
trước khi bàn thờ xử ca.
+ Xử mỉnh(ma cửa): ẩn trong miếng vải đỏ treo ở cửa. Ma cửa rất quan
trọng, là ma canh giữ nhà. Nhà có người ốm đau, chăn nuôi bị dịch bệnh,
nương rẫy thất bát, quan niệm là do ma cửa bị ngã. Để nâng ma dậy phải
cúng ma bằng lợn hoặc gà, khi cúng phải thay miếng vải đỏ ở cửa.
+ Bủa dáng hay Tù dáng(ma lợn): người Mông khốn khổ vì lợn rừng
phá nương rẫy, khốn khổ vì không nuôi được lợn nhà để cúng lễ nên sinh
ra thờ ma lợn ở cột chính trong nhà. Cột tượng trưng cho sự thịnh vượng
của cả gia đình. Cúng ma lợn phải bằng lợn nái; cúng lễ, ăn uống xong,
xương hàm lợn nái treo ở cột chính.
+ Ma bếp( dá kho tù): gia đình người Mông nào cũng thờ ma bếp. Ma
bếp mang lại bữa ăn sung túc cho người, cho lợn.
+ Ma buồng là ma bà mụ phù hộ cho bà mẹ sinh đẻ, phù hộ cho đứa trẻ
khỏe mạnh.
+ Ma thóc lúa ở trên gác để thóc lúa.
+ Bên cạnh đó còn có ma núi, ma rừng, ma suối, ma cây, ma đá, ma
nương rẫy,… dày đặc một hệ thống ma bủa vây đời sống người Mông.
- Người Mông vẫn còn tàn dư tô tem giáo. Nhiều dòng họ người
Mông ở Lào Cai như họ Vừ ở Than Uyên thờ con nai, họ Hờ thờ con
khỉ, họ Lều ở Bắc Giang kiêng ăn thịt gấu, họ Ly kiêng ăn những quả
chua như mận, đào trong vườn nhà. Tín ngưỡng tô tem giáo đã dẫn đến
quan niệm ví như họ Hờ cho rằng người con trai út sẽ đầu thai thành khỉ,
dẫn đến việc cầu cúng không ít tốn kém.

- Người Mông cũng cố kết tôn thờ thần chung của giao với ý niệm là
thần thổ địa(thủ ti). Thần được thờ bên một gốc cây to hay 1 hòn đá lớn
trong khu rừng cấm. Ở một số vùng như thượng nguồn sông Chảy- Lào
Cai, thần giao là ông Hoàng Síu Dần, một thủ lĩnh người Mông có công
lãnh đạo nhân dân chống giặc Hán Cờ vàng. Huyện Bắc Hà- Lào Cai,
ông Giàng Chín Hùng- thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp xâm lược được
thờ làm thần ở nhiều giao người Mông. Một số vùng người Mông như ở
Sa Pa, Tả Phìn, những người có công khai phá lập giao cũng được dân
bản thờ làm thần, nơi thờ trong hang đá, mái đá hoặc bên gốc cây to
trong rừng cấm; nhiều nơi dựng hẳn thành quán thờ thần như ở Tả Phìn –
Sa Pa, quán đền Ngài ở Bắc Hà. |Hằng năm vào ngày thìn tháng 2, đại
diện các gia đình trong giao tập trung cúng thần bằng lợn, gà; cầu thần
hộ dân bản thịnh vượng. Tín ngưỡng thần giao tạo ra ý thức nhớ về cội
nguồn.

- Từ quan niệm về hồn ma trên đây là cơ sở để xuất hiện và tồn tại


tầng lớp thầy cúng ở người Mông. Dẫn hồn người chết về với tổ tiên,
đau ốm cũng là do bị hồn bắt, đẻ khó cũng phải mời thầy cúng, dịch
bệnh chết cũng là do ma cửa bị ngã cũng phải mời thầy cúng. Thầy cúng
người Mông đã có tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần và chính
trị của người Mông. Thầy cúng có thể kiêm luôn sa man giáo, có thể
thiếp đồngsang thế giới bên kia tìm hồn về co người ốm, thậm chí còn
bói tìm của cải bị mất. Thầy sa man có khả năng phù phép, được nhân
dân tín nhiệm có thể xưng vua, người Mông tin theo không ít,…
3) Tôn giáo
Từ những năm đầu thế kỉ các giáo sĩ đạo Thiên chúa đã truyền đạo ở
nhiều vùng Mông. Năm 1905, nhà thờ Thiên chúa giáo (bằng gỗ) đã
được dựng ở SaPa sau đó ở Nghĩa Lộ. Kinh thánh đã được dịch ra tiếng
Mông. Các giáo sĩ thường tuyên truyền rằng, người Mông và Pháp sinh
ra có cùng 1 ông tổ, Chúa là con ma to nhất cai quản mọi ma, theo Chúa
không còn ma nào quấy. Thế nhưng mãi đến 1930 khi phải dựa vào cha
cố để kiện tụng, mới có người theo đạo Thiên Chúa. Đến 1942 – 1944
thời kì nhiều người đi đạo nhất ở SaPa cũng chỉ có trên 30 hộ. Sau 1945,
nhiều người bỏ đạo Thiên chúa.
Lễ hội
Trong một năm người Mông ăn 2 tết lớn: năm mới và mồng 5 tháng 5,
ở các tỉnh Việt Bắc người Mông còn ăn tết 13 tháng 3, 13 tháng 6, ở một
số nơi đồng bào còn ăn tết mồng 7 tháng 7, tết đốt vàng mã cho tổ tiên.
Tết mùng 5 mới là dịp sum họp gia đình, gặp gỡ những người cùng thôn
xóm trong tiệc rượu, nên thường mổ những con lợn to, gà thiến béo.
Đồng bào Mông ăn tết cổ truyền theo lịch riêng , cũng mỗi tháng có 30
ngày, 1 măm có 12 tháng tính theo âm lịch song đi trước 1 tháng so với
tết Nguyên đán. Hàng năm cứ đến cuối tháng 11 âm lịch là đồng bào lại
rộn ràng chuẩn bị cho ngày tết của họ. Đến ngày 30 là người Mông đón
giao thừa. Thời điểm này ở bản Mông thật rộn rã, mỗi buổi chiều các
ngày 28, 29, và 30 tiếng chày giã bánh dày lại thình thịch vang lên khắp
cả 1 vùng rừng núi. Bàn thờ của gia đình người Mông kiêng không lau
chùi bằng giẻ hoặc rửa bằng nước, cũng không được quét dọn bằng chổi
chít mà chỉ cho phép quét bằng chiếc chổi tre ba ngọn chủ nhà mới làm,
là tre còn tươi nguyên để giữ cho sạch sẽ, thanh khiết. Bàn thờ ngày tết
Nguyên đán dán tờ giấy bản to có trang trí với chiều rộng 30 cm, chiều
dài 40 cm. Khi cúng tổ tiên, đồng bào dùng các loại giấy bản cắt thành
từng mảnh nhỏ trang trí bằng những họa tiết, hoa văn cách điệu hình
nhân và hình con vật rất đẹp, dán lên cột nhà chính, dán lên cửa và các
dụng cụ đó dùng trong gia đình với ý nghĩa thông báo năm cũ đó đã qua
đi, năm mới đó đến, tất cả mọi người, mọi dụng cụ, đồ dùng, gia súc, gia
cầm đều được nghỉ ngơi đón năm mới. Ngoài thủ tục cúng con gà trống
để cúng thần linh trước bàn thờ và bánh dày thờ tổ tiên trong tối 30, sang
ngày mồng 1, người Mông tiếp tục cúng tổ tiên bằng thịt con gà mái đã
luộc chín và chặt sẵn trong đêm 30 cùng cơm mới nấu trên chiếc bàn đặt
giữa gian để mời tổ tiên về ăn tết cùng con cháu, gia đình. Bằng giọng
điệu hát cổ, chủ họ hoặc chủ nhà nói rằng: năm cũ đã qua đi, năm mới đã
đến, qua một năm con cháu chúng tôi tích cực lao động sản xuất, nay đã
thu hoạch xong để gọn gàng và hôm nay tổ chức đón mừng năm mới.
Xin mời tổ tiên ta về để ăn tết cùng vàmang đi hết bệnh tật, rủi ro đến tận
chân trời góc bể, không để cho con cháu chúng tôi ốm đau. Sang năm
mới con cháu lại có sức khỏe để tiếp tục lao động, sản xuất tốt, có nhiều
của ăn, của để cho con cháu lại mời tổ tiên. Xin được phù hộ độ trì…
Đến ngày mùng 2 người Mông không phải làm thủ tục mời cơm tổ tiên
mà chỉ thắp hương, thắp nến và đón tiếp khách gần xa đến chúc tết cùng
những ly rượunếp thơm lừng với những lời chúc tốt đẹp đầu năm. Sang
ngày mồng 3 tết thì tiếp tục cúng tổ tiênbằng bánh dày giã sẵn từ tối 30
và rán lại cho giòn rồi bày lên đĩa. Đối với đồng bào Mông buổi sáng
sớm ngày mùng 1 họ kiêng không gọi nhau dậy, cũng từ ngày mông 1
đến mồng 2 tết, họ kiêng không ăn hoa quả và rau xanh với dụng ý là:
Không đánh thức dậy sâu bọ, chim chọc, muông thú đến phá hoại mùa
màng và cuộc sống năm mới. Ngày mùng 3, sau khi đã cúng tổ tiên xong
và tiễn đưa tổ tiên về trời mới được sử dụng hoa quả, rau xanh. Đến đây
mọi thủ tục thờ cúng tổ tiên của gia đình trong dịp tết truyền thống đó
kết thúc nhưng ở ngoài trời, trên mọi sân chơi của bản làng, các trò chơi
như: tầu tù lu (đánh quay), lây pao (ném pao), lâu cềnh (đẩy gậy), đua
ngựa, leo núi sẽ tiếp tục diễn ra và sôi động cho đến tận ngày mông 6,
mồng 7 tết.
Đốt bếp lửa to quan niệm ông bà tổ tiên phù hộ may mắn, làm nương rẫy
nắng to. Ga trống cắt tiết trc bàn thờ để tổ tiên chứng cho khát vọng 1 cs
tốt đẹp. Mâm cơm tết do ng đàn ông chuẩn bị, chỉ có thịt k rau, hưởng
thụ sau 1 năm vất vả, nếu ăn rau đi làm nương rẫy cỏ sẽ mọc nhiều.
Họ k kiêng kị xông đất xông nhà mà coi đó là may mắn,
Trong ngày Tết, bên cạnh nghi lễ tín ngưỡng còn có nhiều trò chơi dân
gian quen thuộc nhưng đầy tính thượng võ như chơi cù, ném pao,
chơicầu long gà, tung quay, bắn nỏ, đua ngữa, múa khèn, chọi chim họa
mi,… Nói đến Tết của người Mông không thể quên lễ hội Gầu Tào đi
chơi ngoài trời, hay theo tiếng Quan hóa là hội Sải sán leo núi. Đay là
một trong hai lễ hội quan trọng nhất với mục đích cầu tự, cầu phúc, cầu
sức khỏe. Hội tổ chức trên bãi đất bằng rộng rãi, có trồng 1 hoặc 3 cấy
nêu cao,trên buộc 3 mảnh vải lanh màu đên, trắng và đỏ. Khách xa gần
đến hội đều được gia chủ đón tiếp thân tình với những bát rượu ngô nồng
ấm và các làn điệu khèn tha thiết, ân tình. Song thơ mộng nhất trong lễ
hội Gầu tào chính là đám hát giao duyên của nam nữ thanh niên. Giữa
lãng đãng của mây ngàn xứ núi, bóng áo chàm của các chàng thanh niên
quấn quýt bên những bộ váy áo rực rỡ của các cô gái. Họ hát với nhau
không chỉ thi thố tài nghệ mà còn để tìm hiểu nhau với ước mong nên vợ
nên chồng sau đêm hội đầu xuân.
Lễ hội Nào Sồng được tổ chức vào ngày thìn tháng 3 âm lịch hàng năm
mà ngày thìn của tháng này thường tập trung vào ngày mồng 3. Cách
thức tổ chức của mỗi dòng họ, mỗi xóm có khác nhau nhưng tựu chung
đều nhằm nội dung khẩn cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi
dào cho mùa màng tươi tốt cây rừng xanh tươi. Lễ Nào Sồng được hiểu
là ăn ước bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước có nghĩa đen là ăn rừng
hoặc ăn rồng. Lệ thường trước đây người chủ lễ do làm ăn thất bát,
nguồn nước tự cạn kiệt mà không biết nguyên nhân, mùa màng ăn cũ bị
sâu bọ ăn hại… thì chủ hộ đó xin ý kiến chỉ bảo của những người cao
niên rồi loan báo cho cả xóm biết mình sẽ tổ chức lễ và mời bà con tham
gia. Chủ lễ phải lo gà, lợn, vịt cùng lương thực, trước buổi lễ, các chủ hộ
đến gặp chủ lễ bàn việc đóng góp và những nội dung quy ước với nhau
sẽ đưa ra để mọi người cùng thực hiện. Tuy nhiên để các thành viên
trong cộng đòng xóm, dòng họ gần gũi tữ già, trẻ, gái, trai nghe và tự
giác thực hiện những nội dung đó phải cần sự thiết thân với đời sống với
nguyên tắc chung là công bằng, bình đẳng, dân chủ, hữu ích đối với từng
người, từng hộ và cả cộng đồng. Bởi vì trong quá trình thực hiện sẽ hoàn
toàn tuân theo khuôn phép tự nguyện tự giác không ai đứng trên quy
ước. Hơn nữa người chủ lễ Chủ Sồng, chủ lồng, hoặc thờn sồng (đầu
sồng) chỉ có vai chò đứng ra tổ chức buổi lễ và trực tiếp hành lễ. Hương,
giấy tiền, giấy bản cắt thành sải, cơm gạo trắng, trứng luộc, rau ngon,…
đều chuẩn bị sẵn từ nhà mang đến. Trong khi chủ lễ dọn dẹp sắp xếp đồ
lễ thì những người giúp việc mổ gà dùng tiết và long cổ gà dán vào 1 số
thân cây to xung quanh. Chủ lễ đã tắm rửa sạch sẽ từ đêm hôm trước lúc
này bắt đầu thắp hương cắm lên mâm cỗ cúng. Nội dung bài khấn đầu
tiên là gọi thần thổ địa rồi đến các thần cây cỏ, thần rừng rú, thần núi đã,
thần mưa, thần gió, thần lương thực,…chứng giám cho lòng thành của
con người, cầu mong cho các thánh thần không nắng gắt không mưa to
gió lớn không phát sinh nhiều sâu bọ, ban nước điều hòa cho người khỏe
mạnh gia súc gia cầm đầy chuồng… thông thường xích mích dễ xảy ra
trong các trường hợp tranh giành nguồn nước hoặc sơ ý thả trâu bò ăn
lúa ngô… nếu có ý kiến phản bác thì sẽ đưa ra thảo luận lấy ý kiến
chung. Saukhi bàn luận đi đến thống nhất mọi người cùng vui ăn uống.
Con gà được dâng cúng thuộc về chủ lễ nên chủ lễ có thể cho mọi người
cùng hưởng hoặc mang về nhà tùy tâm còn con vật hiến tế là lợn hoặc dê
chỉ cọn 1 phần để luộc hoặc liên hoan chung số còn lại chia đều cho các
hộ tính theo nóc nhà. Sau phần lễ có thêm phần hội, đàn ông tham gia
các trò chơi như bắn nỏ, võ gậy, đánh quay, đi cà kheo, phụ nữ nấu các
món ăn đặc sắc và khoe những bộ váy áo sặc sỡ nhất, ở một vài thôn vai
trò của người chủ sồng không chỉ hạn định trong ngày lễ mà được tôn
vinh là người cầm trịch suốt cả năm cho đến khi bàn giao cho người chủ
chủ sồng mới như 1 tình nguyện viên bên cạnh chính quyền địa phương
có trách nhiệm nhắc nhở cho mọi người tuân thủ những điều đã giao
ước, đồng thời cố vấn cho chính quyền những trường hợp vi phạm

4. Văn hóa dân gian


Vì nhiều nguyên do khác nhau, đồng bào Mông thường di cư liên tục
qua nhiều vùng miền và thường cư trú nơi rẻo cao, khí hậu khắc nghiệt
và phải thay đổi tập quán canh tác, nếp sinh hoạt. Song, đồng bào Mông
vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong sinh hoạt văn hóa
cộng đồng, gia đình, dòng tộc thông qua những câu chuyện cổ tích,
chuyện dân gian, thơ ca, truyền thuyết… người già trong dòng tộc, dòng
họ thường xuyên truyền đạt lại cho thế hệ hậu sinh tinh thần đoàn kết,
bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong lịch sử, đồng bào Mông thể hiện
tinh thần đấu tranh kiên cường vì sự trường tồn của dân tộc. Khát vọng
đó được thể hiện trong hoạt động tín ngưỡng và nghi lễ dân gian, như: lễ
đặt tên và nhập hồn cho đứa trẻ mới sinh, là mong muốn đứa trẻ lớn lên
sẽ kiên cường, khỏe mạnh (nếu là con trai); nếu là con gái thật sự giỏi
giang, khéo léo, dịu dàng. Để tâm nghe kỹ sẽ cảm nhận, điệu khèn dân
tộc Mông trong tang lễ thể hiện sự tiến quân của đội hình đuổi giặc bằng
hình thức chạy quanh người đã khuất, mang ý nghĩa khi còn sống đã
chiến đấu bảo vệ dân tộc thì lúc sang cõi vĩnh hằng cũng phải vì dân tộc
mà cảnh giác với kẻ thù để đấu tranh bảo vệ bản sắc dân tộc. Đồng bào
Mông quan niệm, nếu muốn bảo vệ được sự trường tồn dân tộc trong
hoàn cảnh khốc liệt nhất thì bài học đó phải được rút ra từ trong văn hóa
mưu sinh. Dân tộc Mông quan niệm, học tập để tham khảo, tiếp thu kinh
nghiệm lao động, sản xuất từ các dân tộc khác. Nhưng, trong văn hóa
tâm linh, cách làm, cách nghĩ, phương thức sống và ứng xử thì đồng bào
Mông không chấp nhận yếu tố tác động từ bên ngoài. Dân tộc Mông
thường hành động theo các luật tục, quy ước, phong tục tập quán dân tộc
mình. Điều đó đặt ra nhiều suy nghĩ bổ ích trong việc lựa chọn, tiếp nhận
các yếu tố ngoại sinh khi giao lưu với bên ngoài. Đồng bào Mông có
nguyên tắc bảo vệ mang tính cộng đồng, dòng tộc, dòng họ bền chặt,
biểu hiện ở tính cộng đồng là sự thống nhất trong các hoạt động lễ hội,
phong tục tập quán, cách thức thờ cúng và nguyên tắc nội hôn tộc người,
ngoại hôn dòng họ. Sự cố kết, gắn bó dân tộc, dòng họ, bản làng, gia
đình của người Mông rất chặt chẽ. Đồng bào Mông luôn tôn trọng sự
điều hành của bề trên như cụ, kỵ, ông, bà, trưởng bản, trưởng dòng họ;
con cái tôn trọng bố, mẹ; nề nếp gia phong hòa thuận. Để duy trì sự đoàn
kết cộng đồng, người Mông thường chú trọng giáo dục thế hệ trẻ, đặt ra
nhiều tập tục, quy ước sinh hoạt mang tính cộng đồng, ai vi phạm sẽ bị
lên án gay gắt bằng các hình phạt lao động công ích. Nếu ai vi phạm các
tội: trộm cắp, đánh nhau, ngoại tình, nghiện hút thuốc phiện… sẽ bị xử
lý theo luật tục của dòng tộc. Ngoài việc bồi thường cho người bị hại còn
bị phạt làm việc công ích để xung công quỹ. Qua các hình thức giáo dục
này, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong gia đình, dòng họ và cộng đồng
dân tộc. Trong lao động, sản xuất, người Mông có nhiều kinh nghiệm
sáng tạo, đặc biệt là sự cần cù, chịu khó, làm ra làm, chơi ra chơi. Mô
hình quản lý sản xuất theo hộ gia đình, đổi công trong dòng họ, làng bản
là những kinh nghiệm quý báu. Trong canh tác, người Mông biết xen
canh, gối vụ, khai thác nương, kết hợp phát triển chăn nuôi và làm thêm
các nghề phụ đan lát, thêu dệt. Làm bất cứ việc gì người Mông đều có ý
thức đạt nhiều mục đích. Khi khai thác thế giới tự nhiên, người Mông
thường chọn các loài cây vừa làm dược liệu chữa bệnh vừa làm hàng hóa
góp phần tăng thêm thu nhập… Sự khai thác, khám phá đầy sáng tạo này
là yếu tố đảm bảo tiết kiệm và giữ gìn tính bền vững của thiên nhiên. Ở
đâu, người Mông cũng kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa nghệ
thuật, với nhiều loại hình như hát, múa khèn, kể chuyện, các động tác
nghệ thuật diễn tả sự tinh tế, chi tiết của văn hóa nghệ thuật. Mô hình
quản lý xã hội người Mông dựa trên một cơ sở hệ thống luật tục được
xây dựng qua nhiều thế hệ bởi uy tín của gia đình, trưởng họ, già làng,
trưởng bản mang tính tự chủ, tự quản. Gia phong và hệ thống luật tục
người Mông với bản sắc văn hóa đặc trưng có thể vận dụng vào một số
lĩnh
5) Đời sống văn nghệ
Người Mông có đời sống văn nghệ khá phong phú. Tuy chưa có chữ viết
nhưng văn học truyền miệng có nhiều thể loại, như truyện thần thoại sinh
ra trời đất ẩn dụ âm dương
Và truyện thần thoại sinh ra loài người Mông còn nặng tính quần hôn tô
tem giáo. Đó là nạn hồng thủy, hai chị em sống sót phải lấy nhau, sinh ra
một bọc thịt, người em thái thịt nhỏ ra vứt khắp nơi. Miếng thịt mắc trên
cành cây đào sinh ra họ Thào (đào), miếng thịt mắc trên cành mận sinh
ra người họ Lý (mận), miếng thịt rơi vào chuồng dê sinh ra người họ
Giàng (dê), rơi vào chuồng ngựa sinh ra người họ Má (mã)…
Truyện thần thoại về những anh hùng văn hóa tìm ra các loại giống cây
và dạy người Mông cách trồng ngô, lúa, trồng lanh làm vải mặc như
truyện Ông thần nông, truyện Sự tích cây ngô, truyện Bắp ngô khổng
lồ...
Tiếp đến là hệ thống các truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích thì truyện
về các con vật chiếm khá nhiều, như truyện: Tại sao mèo trèo cây giỏi,
Ễnh ương kêu to, Tại sao bò có yếm, Gà có mào, Lợn hay dũi đất, Vì sao
cú phải đi ăn đêm, Ve phải rút ruột, Trâu bị xỏ mũi, Chào mào đỏ đít…
Đặc biệt là đã có 1 thời con hổ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của
người Mông, nên truyện cổ tích về hổ khá nhiều. Hổ hòa lẫn với đời
sống con người, hổ là tô têm của một số dòng họ Mông.Truyện người mẹ
chết hóa thành hổ cướp vợ cho con trai út, cho con tài sản; truyện kể hổ
trở thành vợ, cha, chồng của con người. Đến chuyện con người đấu tranh
trị hổ ác như chàng trai có sức khỏe tìm đến vết chân hổ trong các truyện
“Tổng phơlay”, “Nù giáo”, “Chàng xà trị hổ ác”. Đồng thời chuyện về
người Mông đấu tranh chống thiên nhiên diễn ra ác liệt cũng đã có
chuyện cổ tích về mặt này như truyện “Chàng Chê Hấu” đánh nhau diệt
ma ác, diệt thần gió, Chê Hấu kết nghĩa với Nhổ Cây, Hút Nước trở
thành thần Mưa, thần Sấm, thuồng luồng, mang lại mùa màng tốt tươi
cho dân bản…
Những bài hát dân ca của người Mông rất phong phú, thường được hát
khi lao động nương rẫy, trong lúc se lanh dệt vải, trong khi đi chợ, đi hội.
Em gái Mông từ 7-10 tuổi đã được mẹ, chị tập cho thêu thúa, lớn lên có
bộ váy áo đẹp đi chợ, đi hội Gầu tào, để mặc về làm dâu nhà chồng. Khi
về nhà chồng lại phải có bộ váy áo đẹp để tặng mẹ chồng. Khi về già
phải có váy áo đẹp mặc về với tổ tiên… Có thể nói người phụ nữ Mông
có sức sáng tạo nghệ thuật chuyển giao văn hóa qua trang phục.
V. VĂN HÓA TỔ CHỨC XÃ HỘI
1) Quan hệ làng bản
Ở vùng Mông ngoài các tổ chức hành chính, những QH thôn xã cổ
truyền có vai trò quan trọng trong đời sống. Trong điều kiện sản xuất cá
thể, du canh du cư hoặc cơ sở sản xuất không ổn định những mối quan
hệ đó được giữ lại một cách tự nhiên với nhiều mức độ khác nhau ở các
vùng.
Đơn vị cư trú của người Mông như làng ở người Kinh, bản ở người Tày
Nùng gọi là giao. Mỗi giao có thể gồm từ một vài nhà cho đến hàng trăm
nhà trên một địa điểm hoặc nhiều địa điểm. Đặc điểm chung của giao:
Mỗi giao có phạm vi cưu trú và đất đai làm ăn riêng.
Dân cư một giao gồm nhiều họ và trong đó thường có một họ đông hơn,
nhưng người ta vẫn thấy có nhiều giao chỉ có một họ.
Mỗi giao có thổ thần chung và những quy ước chung có liên quan đến
hoạt đốngản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ rừng và giúp đỡ lẫn
nhau, hằng năm được kiểm điểm bàn bạc khi cúng thổ thần. Bữa ăn trong
lễ cúng đó gọi là nào sồng, biểu hiện sự cam kết thực hiện những quy
ước chung đã có.
Mỗi giao có một hoặc hai người đứng đầu theo chế độ luân phiên, lo đôn
đốc thực hiện các quy ước chung gọi là “ lùng thầu “ hay “ sống thầu “.
Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong các giao trong sản xuất và đời sống
mọi người coi trọng, kể cả những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng
khi truy lùng bọn cướp lấy lại của cải.
Dư luận xã hội và những phạt vạ nghiêm ngặt là biện pháp đảm bảo các
quy ước chung được thực hiện.
2) Quan hệ dòng họ
Người Mông cư trú trên những địa bàn vùng cao, giao thông đi lại khó
khăn, cách trở với bên ngoài, kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp, xã hội chậm
phát triển, tồn tại nhiều tàn dư của chế độ xã hội nguyên thủy. Điển hình
của tàn dư này là quan hệ dòng họ.
Người Mông quan niệm cùng dòng họ là phải “thùng sênh, thùng đang”,
tức là cùng họ cùng ma. Cùng họ tức là cùng họ tên, thí dụ như họ Vàng,
họ Dàng, họ Vù…. Còn cùng ma là cùng cách thờ cúng ma, cúng tổ tiên.
Cùng họ nhưng có thể khác dòng. Thí dụ, ở xã Lũng Phìn, huyện Đồng
Văn, Hà Giang có 102 hộ thuộc dòng họ Vàng nhưng các hộ này lại
thuộc hai dòng họ Vàng khác nhau. Cùng tên họ là điều dễ nhận ra, còn
cùng cách thờ cúng ma mới là điều khó nhận biết. Cùng ma phải thể hện
trong 4 lễ cúng ma lớn sau đây:
- Cúng ma tươi
- Cúng ma bò
- Cúng ma lợn
- Cúng ma cửa
* Cúng ma tươi :
Đặc điểm cúng ma tươi trong từng dòng họ có sự khác nhau và được thể
hiện ở 4 khía cạnh sau:
Cho người chết đi ngựa hay đi kiệu. Dòng họ cho người chết đi ngựa thì
để người chết nằm trong cáng ở trong nhà để làm ma. Khi đem chôn
cũng cứ vậy đem ra huyệt, cho quan tài xuống huyệt rồi mới cho người
chết vào. Dòng họ cho người chết đi kiệu thì cho người chết vào quan tài
ngay sau khi khâm niệm xong.
Cho người chết đi “tẩu sáng” hay không cho người chết đi “tẩu sáng”
Mộ chôn ngang hay chôn dọc theo sườn đồi
Cách bày các phần thịt trong việc cúng ma bò, ma lợn hay ma cửa
* Cúng ma bò :
Sau khi bố mẹ chết được ba năn trở lên, con cái phải làm ma bò hoặc ma
trâu để đền ơn bố mẹ. Mâm cúng ma bò thể hiện đặc điểm dòng họ ở
những chỗ sau:
Bày bao nhiêu phần thịt (bản thịt)?
Mỗi phần thịt có bao nhiêu loại thịt và đó là những loại nào?
* Cúng ma lợn :
Cách cúng ma lợn cũng mang những đặc điểm của dòng họ. Khi có
người ốm và thầy cúng cho biết con ma lợn đang đòi lợn thì gia đình có
người ốm đó phải cúng ma lợn. Con lợn để cúng ma lợn phải là con lợn
nái già nhất trong đàn của gđ, vì lẽ đó mà các gia đình người Mông đều
nuôi lợn nái.
Lợn bị chọc tiết. Tiết đem nấu cháo để cả nhà và anh em họ hàng cùng
ăn. Khi ăn tất cả đàn bà ngồi ở gian bếp có lò, tất cả đàn ông ngồi ở gian
bếp có kiềng.
Đặc trưng của dòng họ cũng được thể hiện ở cách bày mâm cúng:
Bày bao nhiêu phần thịt?
Mỗi phần thịt gồm mấy phần thịt? Bên cạnh các phần thịt cúng ma lợn
còn có bánh pa pa.
*Cúng ma cửa
Cúng ma cửa cũng là một tục lệ mang đặc điểm dòng họ. Mỗi khi trong
nhà có người ốm hoặc nhiều súc vật chết, đi xem bói với thầy cúng thầy
cúng nói là do ma cửa đòi ăn thì gia đình đó cúng ma cửa để cầu mong
sự khỏe mạnh, bình an, con cái khôn ngoan, đàn gia súc phát triển. Để
làm lễ cúng cần một con lợn nái, con lợn này đã đc chọn từ bé để định
cho cúng ma cửa. Đặc trưng dòng họ cũng đc thể hiện ở số lượng phần
thịt bày cúng? Mỗi phần gồm những thịt gì?
Mỗi họ có những điều kiêng kị và những lễ nghi cúng bái riêng biệt: họ
Giàng kiêng ăn quả tim con vật, họ Hờ kiêng ăn thịt khỉ, họ Lý kiêng ăn
lá lách con vật, con dâu dòng họ Lầu kiêng quét dọn bếp. Sự khác nhau
giữa các dòng họ trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, ma chay, cúng ma…
là ở số lượng bát cúng, cách bày bát, địa điểm+ cúng, bài cúng, cách thức
ăn uống và chia thịt; họ Sùng bày 13 bát và chia thịt từ trái sang phải, họ
Giàng bày 33 bát theo đường vòng tròn từ phải qua trái, họ Má bày 19
bát theo đường thẳng.
Những người trong cùng một họ là cùng tổ tiên sinh ra phải có nghĩa vụ
giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống như ma chay, cưới xin, làm nhà mới,
ốm đau bệnh tật, sinh đẻ, theo đuổi các vụ kiện cáo. Cho dù ở xa cách
nhau bao nhiêu những người cùng họ có thể sinh đẻ và chết trong nhà
của nhau mà không sợ tổ tiên trách cứ. Đứng đầu mỗi dòng họ là trưởng
tộc, người có đạo đức, uy tín và am hiểu sâu sắc phong tục tập quán của
dòng họ, giàu kinh nghiệm tổ chức sản xuất, gánh vác hướng dẫn các gia
đình khi có ma chay, cưới xin, giải quyết mâu thuẫn xích mích giữa các
thành viên. Người trưởng tộc là người đại diện cho dòng họ giao thiệp
với chính quyền và các dòng họ khác, đồng thời còn là người tổ chức các
vụ kiện, đi đòi nợ máu xưa kia. Có người tộc trưởng do các thành viên
dòng họ bầu ra nhưng cũng có nơi lại do người tộc trưởng cũ tìm chọn và
bồi dưỡng. Như vậy, đặc trưng dòng họ người Hmông là sự thống nhất
về tư tưởng, thông qua tín ngưỡng với những điều kiêng kị lễ nghi riêng
của dòng họ, đã tạo nên sự cố kết lâu bền trong quan hệ giữa các thành
viên, còn về mặt xã hội và nhất là kinh tế càng trở nên mờ nhạt.
Một đặc điểm xã hội rất đáng chú ý của dân tộc Mông là tục nhận họ.
Cùng họ nhưng khác ma hoặc lâu ngày không còn nhớ chính xác tục lệ
của dòng họ mình nữa, nên nay có thể nhận họ theo tục lệ khác. Điều
quan trọng nhất đối với việc nhận họ là hai bên kể cho nhau nghe về tục
lệ ma của dòng họ mình. Nếu cùng tục lệ cúng ma thì họ thân thiết nhận
là anh em. Đồng bào Mông có thể nhận anh em từ nước này đến nước
khác. Nếu có tên họ và tục lệ cúng ma giống nhau sẽ nhận nhau là cùng
dòng họ. Khi đã được nhận là cùng dòng họ sẽ có bổn phận giúp nhau
như anhem ruột thịt, được sống ở trong nhà của nhau, sinh đẻ và chết
trong nhà của nhau. Đặc điểm nhận họ vượt ra ngoài biên giới quốc gia
gợi cho ta liên tưởng tới mối quan hệ thị tộc- bộ lạc thời nguyên thủy,
khi con người dề cao quan hệ huyết thống coi đó là cơ sở duy nhất trong
con người với nhau.
3) Tổ chức gia đình
Hình thái chủ đạo của gia đình dân tộc Mông là gia đình phụ hệ. Trong
mỗi gia đình gồm bố mẹ và các con. Gia đình Mông thường đông con,
trung bình từ 5- 7 con, đôi khi ta gặp những gia đình đến 10 con.
Gia đình dân tộc Mông vừa có hình thái tiểu gia đình phụ hệ, vừa có
hình thái đại gia đình phụ hệ.
Trong đại gia đình phu hệ có ông bà, bố mẹ, vài anh em trai đã có vợ
cùng các con cháu ở chung một nhà. Những đại gia đình phụ hệ đông có
tới 20- 30 ( thường 15- 20 người) người thuộc 3- 4 thế hệ cùng sống
chung một mái nhà. Trong gia đình phụ hệ, mọi người cùng lao động,
cùng hưởng thụ, cùng chung một bếp ăn. Sản phẩm lao động được coi là
của chung mọi người. Các đại gia đình phụ hệ chiếm tỉ lệ ít hơn so với
tiểu gia đình phụ hệ và có chiều hướng chung là ngày càng thu hẹp.
Trong gia đình tiểu phụ hệ (gồm hai thế hệ bố mẹ và con cái sống với
nhau). Đứng đầu gia đình là người đàn ông, người đó có nghĩa vụ gánh
vác công việc gia đình: đi làm nương rẫy, khấn tổ tiên, đón thầy cúng,
thay mặt gia đình tham gia công việc Giao, mà bất cứ phụ nữ nào cũng
không có quyền làm thay, làm hộ. Trong gia đình người Hmông người ta
quí trọng con trai hơn con gái, vì thế gia đình nào có nhiều con trai là
niềm kiêu hãnh trong thôn xóm, bản làng. Nếu trong gia đình có mối bất
hoà giữa vợ và chồng, thì con dâu chỉ được lánh nạn sang hàng xóm,
không được phép trở về nhà bố mẹ đẻ. Nếu con dâu muốn về thăm bố
mẹ đẻ phải xin phép nhà chồng và được chồng đưa về tận nhà mới hợp
lệ. Khi vợ chồng li dị, người đàn bà không được trở về sống với bố mẹ
đẻ mà đến ở nhờ nhà chức dịch cho tới khi tái giá. Người đàn bà goá
không muốn lấy em chồng mà lại lấy người khác thì toàn bộ tài sản phải
để lại nhà chồng. Trong gia đình, người con gái tự cho mình là người
khách, tự do đi lại và ăn uống không phải kiêng khem như con dâu trong
nhà. Phân chia tài sản, con trai được chia đều nhau, bố mẹ giữ một phần
tài sản bằng các con trai, con gái đi lấy chồng được bố mẹ đẻ chia cho
của hồi môn. Nhìn chung, cuộc sống gia đình người Hmông tương đối
hoà thuận, vợ chồng gắn bó với nhau như hình với bóng, khi đi chợ cũng
như đi làm nương rẫy và thăm thân họ hàng bên nội, ngoại, chồng đi
trước vợ đi sau. Trong mối quan hệ gia đình, ông cậu và bà cô có vai trò
vô cùng quan trọng.
VI. PHONG TỤC TẬP QUÁN
1) Hôn nhân
Người Mông nghiêm cấm kết hôn cùng họ nội nhưng con dì con cô con
cậu có thể lấy được nhau. Thanh niên nam nữ được lựa chọn bạn đời.
Việc lựa chọn bạn đời ấy biểu hiện ở tục “cướp vợ” trước đây. Người
thanh niên cùng bạn bè cướp người con gái yêu thích về ở nhà mình vài
hôm rồi thông báo cho gia đình người con gái biết. Trong tình thế ấy gia
đình cô gái có biết cũng không được cứu, chỉ biết nói câu “đẻ con gái chỉ
có theo người ta” và gia đình người con gái cũng coi đó là vinh dự vì
con gái nhà mình có người nhòm ngó tới. Trường hợp người con gái yêu
người con trai nhưng gia đình người con gái không nhất trí thì người con
gái cứ để cho mình bị cướp nhiều lần, cho đến khi gia đình người con gái
phải đồng ý. Cũng có trường hợp người con gái không sợ ma nhà người
con trai, sau vài lần bị cướp vẫn không lấy người con trai đó thì gia đình
người con trai ấy phải nộp tiền gọi là “đền danh dự” cho gia đình người
con gái. Ngày nay tục cướp vợ gọi là kéo tay người con gái theo cách dắt
tay một đoạn.
Người con gái bị cướp vài hôm thì có thể trở về nhà mình. Nhà trai cũng
không ngần ngại vì người con gái đã “nhập ma” nhà chồng rồi, nhà trai
liền cử ông mối đến nhà người con gái bàn bạc hôn lễ.
Hôn lễ của người Mông tiến hành theo 3 bước:
-Lễ dạm hỏi: nhà trai nhờ ông mối đem lễ vật (gồm đôi gà trống mái,
rượu, bánh trái) đến nhà gái dạm hỏi, bàn bạc đi đến nhất trí làm lễ buộc
dâu vào tay cô gái bằng sợi chỉ hồng do nhà trai mang đến.
-Lễ trao vật cưới: khi 2 bên bàn bạc đi đến nhất trí về đồ lễ cưới, nhà trai
dẫn sang nhà gái bạc trắng, lợn, rượu. Khi trao lễ vật, 2 ông mối nhà trai
và nhà gái dùng những lời hay ý đẹp trao đổi với nhau về lễ vật, chọn
ngày lễ cưới, đón dâu.
-Lễ cưới: ít khi người Mông tổ chức vào mùa hè vì kiêng tiếng sấm. Lễ
cưới gồm tổ chức đón dâu, lễ nhập môn, liên hoan ăn uống. Đoàn đón
dâu thường là số lẻ thường từ 13 đến 17 người, gồm 2 bố mẹ dẫn bằng
vai vế với bố mẹ nhà trai, hai ông mối, một phù rể, một cô đón dâu và
một số bạn bè chú rể. Đến giờ đón dâu, anh ruột hoặc anh họ cô dâu (có
vợ con đề huề) vào buồng dắt cô dâu ra trao cho nhà trai, trong khi chú
rể quỳ lạy tổ tiên nhà gái, quỳ lạy bố mẹ vợ. Đoàn đưa dâu về nhà trai
gộp lại với đoàn nhà trai phải thành số chẵn, thường từ 24-34 người. Khi
đón dâu về đến cửa, ông chú của chú rể cầm con gà ma (gà sống nguyên)
quay trên đầu cô dâu 3 vòng gọi là nhập hồn cô dâu về nhà chồng. Cô
dâu vào làm lễ lạy bàn thờ tổ tiên nhà chồng gọi là lễ nhập môn, sau đó
cô dâu ra mời rượu họ hàng nhà trai. Sau lễ cưới cô dâu ở lại nhà chồng,
ít có trường hợp người con trai ở rể.
2) Sinh đẻ
Do xây dựng gia đình sớm, người phụ nữ Mông chóng có con và đó
cũng là điều mong ước của họ. Người Mông đẻ ngồi. Việc đỡ đẻ do
những người thân trong chùm bản giúp. Đẻ con trai nhau chôn ở cột
chính của nhà, là con gái chôn ở dưới gậm giường. Vừa đẻ ra đứa bé
được tắm rửa ngay. Sản phụ ngày ăn 3 bữa, thức ăn là thịt gà, thịt lợn nạc
hay trứng nấu với hạt tiêu.
Đến ngày thứ 3 thì làm lễ cúng đặt tên và đeo vòng vía cho con. Tùy
từng nơi lễ này được tổ chức to hay nhỏ, mổ lợn hay bò, hoặc chỉ mổ gà.
Nếu là con trai tên này thường được gọi đến khi có vợ mới đặt tên khác.
Nhà có người ở cữ thường phải “cấm kị”, người phụ nữ chỉ đi lại qua cửa
phụ và trong 1 tháng không được đến nhà người khác họ.
Xưa kia khó đẻ người ta thường chỉ cúng, vì cho rằng lúc đó có chửa đã
không kiêng kị tốt. Người phụ nữ có chửa phải kiếng không đi xa nhà,
không qua suối,không bước qua dây buộc ngựa, không ăn thức ăn mà
dòng họ vẫn kiêng kị. Nạn hữu sinh vô dưỡng hiếm con xưa kia rất phổ
biến, nên đồng bào thường hay làm lễ cầu tự hay thờ mụ.
Lễ cầu tự( tủa sìao): Người Mông lấy nhau 5-7 năm không có con hoặc
con hay ốm đau thường làm lễ cầu tự vào ngày lành tháng tốt. Sáng hôm
sau làm lễ, vợ chồng và các con đi ra ngoài cách nhà ở 1-2 cây số dựng
lều trên đường đi, rồi đi vào bụi rậm ngồi chờ. Người qua được buộc sợi
chỉ hay sợi lanh vào tay cho vợ chồng chủ gia đình hay các trẻ nhỏ, chúc
như họ mong muốn. Sau này nếu có con hoặc con khỏe mạnh thì người
qua đường được coi là bố mẹ những đứa trẻ, được trọng vọng.
Thờ mụ ( đá trung): Tất cả những người phụ nữ đã có con đều thờ mụ.
Mụ theo quan niệm đồng bào có liên quan đến sức khỏe gia đinh, sản
xuất, nhưng chủ yếu liên quan đến sức chăn nuôi và việc chăm sóc trẻ
em. Cúng mụ phải mổ lợn, cách cúng giống như cúng ma cửa họ thường
làm. Ở một số nơi người đàn bà có thể tự cúng lấy nhưng nói chung việc
cúng thường do một người biết cúng trong họ đảm nhiệm. Tùy từng họ lễ
cúng tiến hành ở trong buồng hay giữa nhà. Cúng xong lấy 1 quả bầu
bán cong khoét miệng gáo, lấy lá cây và hàm lợn để ở chỗ kín trong
buồng kiêng 3 ngày không quét nhà.
3) Tang ma
Người Mông thể hiện vũ trụ luận nhân sinh gồm nhiều yếu tố, người chết
về với tổ tiên, yếu tố Đạo giáo, Phật giáo và còn bảo lưu mờ nhạt người
chết từ thời nguyên thủy. Đó là thể hiện quan niệm người có 3 linh hồn
(phi), khi chết 3 linh hồn rời khỏi thể xác đi 3 nơi như sau:
Linh hồn gốc đi sang thế giới tổ tiên, linh hồn này vẫn liên hệ phù
hộ cho con cháu, do đó con cháu thờ cúng tổ tiên.
Linh hồn thứ 2 bay lên trời (Đạo giáo) để hỏi trời tại sao bắt người
phải chết.
Linh hồn thứ 3 đi đầu thai “sống” ở trần gian theo 2 cách: kẻ khi
sống gây nhiều tội lỗi,trộm cắp, lừa đảo, loạn luân thì đàu thai vào các
kiếp làm con vật như trâu, bò, lợn, chó,ngựa; còn ai khi sống làm nhiều
điều lành thì được đầu thai trở lại là người (Phật giáo).
Thế nhưng khi tang lễ diễn ra yếu tố Đạo giáo hầu như không được nhắc
đến mà chỉ còn là yếu tố về với tổ tiên- yếu tố Phật giáo và yếu tố người
chết từ thời nguyên thủy.
Xin bàn về yếu tố về với tổ tiên: thi hài người chết đã khâm liệm xong
thì đồng bào mời thầy cũng đến làm lễ khúa kê (chỉ đường). Trong tiếng
khèn, tiếng trống thầy cúng đọc lời dở mổ (lời nói với linh hồn), lúc vời
vợi xa xăm, lúc ân cần gần gũi. Thầy kể về nguồn gốc loài người, về tại
sao con người phải chết, về chặng đường linh hồn về với tổ tiên gặp bao
nguy hiểm, nào hổ miệng to như hang núi, nào sâu rừng kêu gào, sâu yêu
xanh cản đường…
Khi thầy đọc đến sự tích con gà dẫn đường người chết về với tổ tiên thì
người nhà mang con gà trống mới mổ thịt nhưng vẫn còn nguyên lông
đặt trong âu bột ngô sống để phía đầu thi hài cùng với ô giấy cúng người
chết (ý là nhắc lại khi con người chưa phát hiện ra lửa còn ăn thức ăn
sống). Lễ chỉ đường rất quan trọng vì quan niệm có bài chỉ đường thì
linh hồn người chết mới về được với tổ tiên. Vì thế ở những gia đình
nghèo không lo ma được chỉ cần giết 1 con lợn nhỏ là lễ chỉ đường thì có
thể đưa thi hài đi chôn cất.
Tang lễ ở một số dòng họ của người Mông còn lễ nghi hóa một hiện thực
cuộc sống đó là lễ đuổi giặc.
Trong đám tang, người Mông rất coi trọng lễ viếng. Khi thi hài còn quàn
trong nhà, người viếng tùy theo ân tình với người chết mà mag đến đồ
phúng viếng nhiều hay ít. Lễ vật viếng có thể 3 “sinh” ngô, 5 lít rượu,
chồng tiền giấy… Gia đình thông gia có thể viếng cả lợn, gà, một cây
tiền giấy xùa to bằng giấy màu và thường có đội khèn riêng (thổi khèn
báo hiệu, thổi khèn làm lễ dâng cây tiền theo nhịp 2/4 của thanh la).
Theo nhịp thanh la, trống , khèn liên tục thổi các bài: khèn tắc thở, khèn
đưa hồn người chết qua các con ma nhà ( gồm ma buồng, ma cửa, ma cột
chính, ma bếp), điệu khèn tiễn đưa…
Về yếu tố nguyên thủy trong tang lễ, thể hiện ở việc là thể hiện ở việc thi
hài được khâm liệm xong được đặt trên cáng treo trước bàn thờ tổ tiên,
hoặc để nằm trên ghế đặt ngay trước cửa nhà hoặc nếu có nhập quan thì
vẫn mở nắp, ý là người chết như vẫn còn sống trong nhà, người sống
chưa muốn rời bỏ người chết. Ý nghĩa trên đây còn được tiếp tục ở lễ
Tầu sáng. Lễ được diễn ra trước khi chôn cất, thi hài còn được đưa ra
ngoài bãi, (một nơi trung chuyển) đặt trên chiếc giàn cao độ 1 mét,
không có mái che, đầu người chết quay về phía gia đình (ý là vẫn còn
lưu luyến với gia đình). Xung quanh thi hài cắm 7 cành lá nếu người chết
là nam, hoặc 9 cành lá nếu người chết là nữ. Lúc này việc hiến tế trâu, bò
mới được tiến hành. Những con trâu định giết buộc phải để cách thi hài 2
– 3m. Buộc trâu, bò với người chết bằng một sợi lanh, ý là hồn người
chết nhận chia trâu bò. Ông chủ ma (chí dê) long trọng đọc bài cúng trâu,
bò cho người chết. Sau đó trâu, bò được giết, sau đó tổ chức ăn uống
ngay trên bãi quàn thi hài. Chọn giờ tốt, ban lễ tang cáng khiêng thi hài
chạy nhanh như ngựa đến huyệt (người Mông quan niệm cáng là ngựa
nên khi bó người chết vào cáng có bài khấn lên ngựa)
Việc quản thi hài một thời gian nữa ở ngoài bãi vẫn biểu lộ người sống
chưa muốn chia cắt với người chết. Còn việc người chết nhận trâu bò ý
niệm về sự chia của cho người chết, để người chết cày ruộng nương sinh
sống ở thế giới ma.
Yếu tố Phật giáo: sau 13 ngày chôn cất, tang chủ làm lễ chôn phi tiễn
đưa linh hồn đi đầu thai làm người. Nhưng trước khi đi còn phải đón linh
hồn về thăm con cháu lần cuối cùng, nhận lợn đi ăn đường. Trong lễ này,
tang chủ dựng cổng chào trước nhà đón hồn về. Bên ngoài cổng chào
làm hình nhân bằng giấy đặt trên cái mẹt. Ông chủ ma đọc lời tiễn đưa
ma, sau đó đốt hình nhân và lăn cái mẹt đựng hình nhân; mẹt dừng lại
mà ngửa thì linh hồn sẽ đầu thai làm con gái, còn sấp thì là con trai.
Người Mông còn tiếp thu chữ hiếu của Nho giáo trong tang lễ biểu hiện
ở lễ nhu đá (ma trâu) giết trâu cúng bố mẹ. Người Mông thường nói:
“Cha mẹ lấy vợ cho tôi, tôi cho cha mẹ trâu bò”. Có thể vài ba năm sau
đám tang, con cháu mới làm lễ nhu đá.
Khi làm lễ nhu đá, thường dựng một ngôi nhà nhỏ, trong nhà đặt
quan tài nhỏ, trong quan tài đựng bộ quần áo nhỏ (nếu là cha), váy áo
nhỏ (nếu là mẹ). Họ còn làm hình nhân nam (nếu là cha), hình nhân nữ
(nếu là mẹ); trâu bò trước khi giết cúng cũng được nối buộc sợi lanh vào
hình nhân, ý là giao trâu bò cho hồn cha mẹ. Sau đó trâu, bò được giết để
ăn uống linh đình, chia phần này cho thầy cúng đem về cho con cháu. Lễ
diễn ra một ngày một đêm, quá tốn kém và không cần thiết.
Những điều kiêng kị của người Mông
Để cho mùa màng được tốt tươi, vật nuôi trong nhà sinh sôi phát triển,
người Mông kiêng không giẫm lên bếp lò, không để nước làm tắt lửa
trong bếp, không để bánh dày bị cháy trong khi nướng, kiêng thổi lửa
trong 3 ngày Tết.
Người Mông kiêng không chào hỏi nhau ở trong một gia đình cũng như
bạn bè, người gặp ở ngoài đường.
Nếu nhà có đám ma thì tuyệt đối sẽ không được tổ chức đám cưới.
Kiêng không ăn thịt chó
Không mặc quần áo trẳng chị mặc đồ đen vì họ cho rằng màu trắng là
màu của tang lễ.
Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không
được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng,
hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp
chuyện.
người họ Lầu có tục kiêng con dâu trong suốt quãng đời ở nhà chồng dù
xảy ra bất cứ điều gì cũng không được bước vào buồng ngủ của bố mẹ
chồng. Việc dọn dẹp do bố mẹ chồng hoặc do những người khác trong
gia đình làm. Ngược lại, bố mẹ chồng cũng không được phép vào buồng
của con dâu với bất kỳ lý do gì.
Trước khi đưa con dâu về nhà, bố chồng có thể vào rừng đốn gỗ về đóng
vách ngăn làm buồng ngủ cho con trai và con dâu. Nhưng khi con dâu đã
về nhà thì buồng ngủ là vùng “cấm địa” đối với bố mẹ chồng. Còn đối
với người họ Vừ, phụ nữ đã có chồng không được bước chân lên cầu
thang, dù là chiếc cầu thang lên kho lúa. Chính vì thế, phụ nữ họ Vừ
không mấy khi bước lên chiếc kho lúa ở trên rẫy.
Một số dòng họ trong đồng bào người Mông có kiêng kỵ trong ăn uống.
Thí dụ, dòng họ Giàng kiêng ăn tim các loài động vật, họ Lý kiêng ăn lá
lách con vật 4 chân, một số dòng họ khác lại kiêng ăn thịt một số loài
chim. Có nhà nghiên cứu cho rằng đó là tàn dư của tô tem.
VII. XU HƯỚNG TIẾN BỘ
Ngày trước đồng bào người Mông các vùng núi phía Tây Bắc đều sống
và canh tác dải dác các triền rừng và ở nơi rất cao, lưng chừng ngọn núi.
Sau này, chính sách quy hoach dồn dân của Nhà Nước đã đưa các hộ gia
đình sống tập trung một quả đồi thấp và thành lập xã bản. Với nhiều
chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc Mông đã khởi sắc hơn rất nhiều
cả về kinh tế và trình độ dân trí, văn hóa. Đến nay, nhiều tuyến đường bê
tông hóa, nước sạch, điện,..đã về đến các hộ dân trong bản làng, xã. Các
huyện đã nhận được nhiều đóng góp để xây trường học, lớp học.

--HẾT--

You might also like