You are on page 1of 4

(*) Bảng so sánh: 

hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam
Người Kinh Các dân tộc
thiểu số
Giống nhau - Nông nghiệp là hoạt động kinh tế
chính
- Trồng các loại cây lương thực (lúa,
ngô, khoai, sắn…); cây ăn quả (cam,
nhãn, mận…); cây công nghiệp (chè,
cà phê…)
- Có sự kết hợp giữa trồng trọt với
chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Hiện nay, đang áp dụng nhiều
thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện
đại trong sản xuất nông nghiệp. Ví
dụ: sử dụng các loại máy móc nông
nghiệp; sử dụng các chế phẩm sinh
học hay các giống cây trồng, vật
nuôi mới, cho năng suất cao.
Khác Hoạt - Áp dụng đa dạng - Chủ yếu là
nhau độn các hoạt động canh hoạt động
g tác, như: chuyên canh tác
canh canh, luân canh, nương rẫy;
tác xen canh… làm ruộng bậc
- Phát triển nông thang
nghiệp gắn với trị - Hệ thống
thủy và xây dựng hệ thủy lợi kém
thống thủy lợi phát triển hơn.
(kênh, mương) - Trình độ
- Trình độ hiện đại hiện đại hóa,
hóa, cơ giới hóa cơ giới hóa
trong sản xuất nông trong nông
nghiệp cao hơn so nghiệp kém
với các dân tộc phát triển hơn
thiểu số. so với hoạt
động canh tác
của người
Kinh.
Địa - Canh tác chủ yếu - Canh tác tại
bàn tại các đồng bằng khu vực có
canh hoặc vùng trung du, địa hình cao,
tác đồi núi thấp. dốc; các thung
lũng chân núi
hoặc trên các
sườn đồi,
sườn núi.

@- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh:


+ Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, là hoạt động kinh
tế chính. 
+ Sản xuất nông nghiệp tồn tại, phát triển gắn liền với việc trị thuỷ, xây
dựng hệ thống thuỷ lợi
+ Bên cạnh cây lúa nước, người Kinh còn trồng một số cây lương thực
khác như: ngô, khoai, sắn,... cùng các loại cây rau, củ, gia vị, cây ăn
quả,... và chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ – hải
sản,...
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số:
+ Phát triển hoạt động canh tác nương rẫy (do địa bàn cư trú chủ yếu là
khu vực có địa hình cao, dốc)
+ Cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và
cây gia vị,... 
+ Việc canh tác lúa nước được tiến hành ở các thung lũng chân núi hoặc
những thửa ruộng bậc thang trên các sườn đồi, sườn núi đất.
@ Một số ngành nghề thủ công của người Kinh: nghề gốm, nghề
dệt, nghề đan, rèn, mộc, chạm khắc, đúc đồng, kim hoàn, khảm trai,... 
Một số ngành nghề thủ công của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam:
nghề dệt, nghề làm gốm; nghề mộc, nghề làm đồ trang sức bằng
bạc…

@Người Kinh:

o Bữa ăn: Gồm cơm, rau, cá; nước uống là nước đun với một số
loại lá. Bữa ăn có thể được bổ sung các món chế biến từ thịt
gia súc, gia cầm.
o Trang phục: Áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết
phụ khác như mũ, khăn, giày dép. Ưa dùng đồ trang sức như
vòng, khuyên tai,...Trang phục có sự khác biệt giữa các vùng,
miền từ chất liệu, kiểu dáng, màu sắc trên cơ sở giữ gìn bản sắc
văn hóa truyền thống và tiếp thu các ảnh hưởng từ cư dân các
dân tộc, quốc gia khác trên thế giới.
o Ở: Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.
Mỗi gia đình có một khuôn viên gồm một vài ngôi nhà. Ngôi
nhà chính để cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình. Ngôi nhà
khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động,...

Dân tộc thiểu số:

o Bữa ăn: Gồm cơm, tau, cá. Các ăn và chế biến có sự khác nhau
giữa các dân tộc, vùng miền.
o Trang phục: Được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh.

Ở: Chủ yếu ở trong những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật,
một số dân tộc ở nhà trệt hoặc nửa nhà trệt.
@- Phương tiện đi lại, vận chuyển của người Kinh
+ Ngoài đi bộ, vận chuyển bằng vai, người Kinh còn phát triển hình thức
đi lại, vận chuyển bằng xe trâu, bò, ngựa hoặc các loại thuyền, bè,...
+ Hiện nay, việc đi lại, vận chuyển hàng hoá giữa các địa phương ngày
càng dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian nhờ việc phát triển đa dạng
các loại hình và phương tiện giao thông.
- Phương tiện đi lại, vận chuyển của đồng bào các dân tộc thiểu số
+ Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, hẹp, cư dân các dân tộc thiểu số
chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi. 
+ Một số dân tộc biết thuần dưỡng súc vật (trâu, ngựa, voi,...) và sử
dụng các loại xe, thuyền để đi lại và vận chuyển hàng hoá, đồ đạc.

@- Tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh:
+ Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu; Tết Hàn thực; Tết Trung thu…
+ Lễ hội Đền Hùng; Lễ hội Đền Gióng;…
+ Lễ cày Tịch điền
+ Hội Chọi trâu Đồ Sơn…
- Tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc thiểu số:
+ Lễ tế thần, lễ hội cơm mới; lễ cúng bản, cúng mường…
+ Lễ cấp sắc của người Dao
+….

You might also like