You are on page 1of 5

SỬ 10 HKII

1/ Phân tích ý nghĩa văn minh Đại Việt

+ Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động bền bỉ của nhân dân. Người Việt Nam không
ngừng nỗ lực, xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn
lọc những thành tựu văn minh bên ngoài.

+ Những thành tựu chứng minh sự phát triển vượt bậc, góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp
Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân
tộc.

+ Là nền tảng để Việt Nam đạt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, tạo dựng bản lĩnh, bản sắc riêng, để người Việt Nam vững vàng vượt qua thử thách,
bước vào kỉ nguyên hội nhập.

2/ Theo em mỗi cá nhân cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành
tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay?
+ Hiểu rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu cơ bản mà cha ông để lại
+ Tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam đến người thân, bạn bè trong và
ngoài nước
+ Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
+ Đấu tranh chống lại các hành động xâm phạm và làm tổn hại đến di sản văn hóa dân tộc. Ví dụ như:
viết, vẽ bậy lên các di tích lịch sử…

3/ Sản xuất nông nghiệp của người kinh và các dân tộc thiểu số có gì giống/khác nhau?
  Người Kinh Các dân tộc thiểu số

Giống nhau - Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính

- Trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn…); cây ăn quả (cam, nhãn, mận…);
cây công nghiệp (chè, cà phê…)

- Có sự kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Hiện nay, đang áp dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại trong sản xuất nông
nghiệp. Ví dụ: sử dụng các loại máy móc nông nghiệp; sử dụng các chế phẩm sinh học hay
các giống cây trồng, vật nuôi mới, cho năng suất cao.
Khác Hình - Áp dụng đa dạng các hoạt động canh tác, - Chủ yếu là hoạt động canh tác nương rẫy;
nhau thức như: chuyên canh, luân canh, xen canh… làm ruộng bậc thang
canh
tác - Phát triển nông nghiệp gắn với trị thủy và - Hệ thống thủy lợi kém phát triển hơn.
xây dựng hệ thống thủy lợi (kênh, mương)

Trìn - Trình độ hiện đại hóa, cơ giới hóa trong - Trình độ hiện đại hóa, cơ giới hóa trong
h độ sản xuất nông nghiệp cao hơn so với các nông nghiệp kém phát triển hơn so với hoạt
dân tộc thiểu số. động canh tác của người Kinh.

Quy - Quy mô lớn - Quy mô nhỏ hơn


Năn Năng suất lao động cao hơn, sản lượng lớn Năng suất lao động thấp hơn nên chỉ phục
g hơn cung cấp cho tiêu dùng trong nước và vụ cho tiêu dùng trong khu vực
suất xuất khẩu
lao
động

Địa Các đồng bằng hoặc vùng trung du, đồi núi Khu vực có địa hình cao, dốc; các thung
bàn thấp. lũng chân núi hoặc trên các sườn đồi, sườn
núi.
canh
tác

4/ So sánh đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu số
Người Kinh Các dân tộc thiểu số

Đời Văn hóa - Cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm… - - Cơm với rau, cá
sống ăn Nước uống thường là nước đun với một
số loại lá, hạt cây - Giữa các dân tộc, vùng miền có sự khác
Vật biệt về cách ăn và chế biến đồ ăn
chất - Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của
các gia đình đã đa dạng hơn.

Trang - áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm mũ, - Thường được may từ vải bông, vải tơ
phục khăn, giày, dép...  tằm, vải lanh,...

- Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền - Có sự khác biệt về chất liệu, kiểu dáng,
thường mặc âu phục. màu sắc giữa các dân tộc, các vùng miền
- Người dân ưa dùng trang sức

Nhà ở - Nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp - Chủ yếu là nhà sàn.
đất.
- Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt (đất)
- Kiến trúc nhà ở thay đổi theo hướng hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.
hiện đại, tiện dụng hơn.

Phương - Đa dạng các loại hình và phương tiện - Chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng
tiện giao thông. gùi. 

đi lại - Thuần dưỡng gia súc và sử dụng các loại


xe, thuyền để đi lại, vận chuyển đồ đạc

Đời Tín - Tín ngưỡng đa thần - Tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô
sống ngưỡng tem giáo,...
- Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất
Tinh
thần Tôn giáo Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,...

Phong - Thực hành nhiều phong tục, tập quán liên quan đến chu kì vòng đời và chu kì thời
tục, gian/thời tiết 

tập quán, - Hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú

lễ hội - Quy mô lễ hội đa dạng, từ các lễ hội - Lễ hội chủ yếu được tổ chức với quy mô
của cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, làng bản và tộc người. Một số lễ hội liên
quốc gia, quốc tế. quan đến cộng đồng cư dân - dân tộc cư
trú tại một vài làng/bản trong một khu
vực.

5/ Theo em, các nghề thủ công có vai trò gì trong đời sống kinh tế, xã hội

- Góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước


- Tạo công ăn, việc làm cho các lao động tại địa phương
- Góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống
- Sản xuất ra các mặt hàng thủ công phục vụ cho nhu cầu của người dân trong và ngoài
nước, phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu

6/ Hãy phân tích cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng
nhất? Vì sao?
- Có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Phản ánh quá trình sinh sống,
lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để
giành độc lập và bảo tồn văn hóa dân tộc.

- Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo
vệ và củng cố nền độc lập, tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.

- Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh bên ngoài về tư
tưởng, chính trị, giáo dục, văn hóa, kĩ thuật.

*Cơ sở quan trọng nhất là nền văn minh Đại Việt có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên
đất nước Việt Nam. Đây là cơ sở gốc rễ, nền tảng để văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển vững
chắc.

(Theo em, cơ sở quan trọng nhất để hình thành văn minh Đại Việt là trải qua quá trình sinh sống
và lao động và đấu tranh bảo vệ nền độc lập. Vì trải qua hơn 2000 năm lịch sử, ngay từ khi Bắc
thuộc, người dân Đại Việt dần thích ứng với điều kiện xã hội, môi trường sau đó đã sáng tạo nên
những tinh hoa văn hóa mang đậm nét Đại Việt.)

7/ Ý thức, hành động cá nhân góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam

-Ý thức:

+ Tuyên truyền cho người dân có ý thức về việc giữ gìn và phát huy các bản sắc dân tộc
Việt Nam

+ Có những chính sách nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc

-Hành động:

+ Vận động mọi người cùng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

+ Đấu tranh chống lại các hành vi làm phát huy bản sắc dân tộc

+ Thực hiện tốt các công tác trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

8/ Ý thức và hành động cá nhân góp phần giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc

- Luôn thực hiện đầy đủ, đúng đắn chủ trương của Đảng và nhà nước về khối đại đoàn kết
dân tộc
- Lên án, phê phán những cá nhân, hành động xuyên tạc, gây chia rẽ

You might also like