You are on page 1of 4

CHUỐI

Thiên nhiên đã ban tặng con người hoa thơm và trái ngọt, mỗi cây mỗi loại đều mang lại những công dụng diệu
kỳ cho con người. Một trong những loài cây có sự gắn bó mật thiết với cuộc sống con người là cây chuối. Hình ảnh
những thân chuối thẳng tắp, từ vườn cây áo cá, bụi bờ đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở khắp các miền quê trên
lãnh thổ Việt Nam.

Chúng ta có thể bắt gặp cây chuối ở bất kì nơi đâu trên khắp hành tinh này, từ Châu Á tới châu Âu, châu Phi.
Không ai biết cây chuối xuất hiện từ thời kì nào, thế nhưng có ý kiến cho rằng, cây chuối có nguồn gốc từ vùng
nhiệt đới châu Á và Úc. Chuối được thuần hóa từ những cây chuối rừng với hạt to và cứng, trở thành loài cây phổ
biến với quả ngọt, ít hạt trên khắp hành tinh. Chuối thuộc chi Musa, là loài cây thân thảo lớn nhất. Hiện tại, chuối
đã có mặt rộng rãi trên thế giới, ít nhất 107 quốc gia có sự xuất hiện của chúng.

Chuối thường được trồng nhiều ở các vùng quê và miền núi. Đây là loài ưa nước, thường mọc thành bụi tầm ba
bốn cây bên cạnh những nơi có nước như ao, hồ, sông suối. Chuối có thể cao từ hai đến tám mét, cây chuối gồm
các bộ phận như thân, củ, lá, hoa, quả chuối. Thân chuối còn được gọi là thân giả có hình trụ, cao từ sáu mét tới hơn
bảy mét. Chúng được hình thành bởi các bẹ chuối xếp chồng lên mau, bao bọc lấy nhau tạo thành. Thân chuối trơn
nhẵn, màu xanh nhạt, bẹ bên ngoài có màu sắc đậm hơn so với bẹ bên trong. Nó được mọc lên từ một thân ngầm
dưới mặt đất.

Một bộ phận khác của cây chuối là lá chuối. Lá chuối có hình xoắn, mọc lên từ thân cây. Nõn chuối phía trong
màu xanh non, cuộn tròn như cuốn thư thời xưa. Một thân chuối gồm nhiều tàu lá mọc lên tua tủa. Lá chuối to và
dài, rộng. Lúc lá chuối già sẽ ngả từ màu vàng sang nâu rồi rũ dần xuống thân cây.

Chuối là loài cây có hoa. Hoa chuối là hoa lưỡng tính, hoa cái sẽ tạo thành quả còn hoa đực sẽ phát triển thành bắp
chuối. Khi mọc, hoa chuối sẽ hướng thẳng lên trời rồi dần dần đâm sang ngang và cuối cùng là cúi xuống mặt đất.
Một hoa chuối sẽ phát triển thành một buồng chuối với nhiều nải. Mỗi buồng có từ ba đến hai mươi nải, mỗi nải sẽ
có nhiều quả xếp xen kẽ với nhau. Chuối còn non có màu xanh đậm, sau khi chín sẽ bắt đầu ngả vàng. Quả chuối
khi xanh sẽ có vị chát, khi chín có vị ngọt, mềm và rất thơm. Chuối là loại quả bổ dưỡng bởi chúng tích hợp rất
nhiều vitamin a, vitamin C cũng như kali và các chất dinh dưỡng khác.

Còn trong cuộc sống hàng ngày, họ nhà chuối cũng mang lại nhiều lợi ích cho con người: thân già thì làm phao bè
vượt sông; thân non có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát; hoa chuối thì có thể cắt về làm nộm hoặc nấu với ốc,
lươn; .... Nhưng có một điều rất quan trọng là chuối còn trở thành vật thờ cúng tổ tiên, ngày lễ Tết thì người ta thờ
chuối xanh còn ngày giỗ kinh người ta thờ chuối chín. Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và dâng hiến tất cả “tuổi
xuân” của mình cho con người Việt Nam cả về đời sống vật chất và tinh thần. Nó sẽ luôn là loại cây, loại quả mà
mỗi con dân đất Việt luôn tự hào về nhắc về.

Cây chuối từ lâu đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Nhắc
đến cây chuối là như nhắc đến cả hồn cốt của tâm hồn người Việt.

LÚA

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. (Ca dao)

Hai câu ca dao ấy thật nhẹ nhàng đã đi sâu vào trái tim của hàng triệu, hàng triệu trái tim Việt Nam mỗi khi nhớ
về chốn làng quê thanh bình với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Và có lẽ, sẽ chẳng ai có thể quên được
hình ảnh cây lúa nước – một biểu tượng, một nét vẽ đơn sơ, bình dị mà rất đỗi xinh tươi trong bức tranh về làng quê
Việt Nam.
Đất nước Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Vì thế từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với nỗi nhọc
nhằn, vất vả của người dân Việt Nam. Từ một giống cây hoang dại, cây lúa đã được con người cải tạo và thuần hóa
trở thành cây lương thực chính. Nó có nguồn gốc ở nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á của châu Á và
châu Phi. Thêm vào đó, cây lúa còn là loài thực vật thuộc một loại cỏ đã được con người thuần dưỡng, đưa vào
nhân giống, cấy ghép và phát triển. Và như vậy, với nguồn gốc ấy, cây lúa có thể phát sinh, phát triển một cách
nhanh chóng trong điều kiện khí hậu, thời tiết ở Việt Nam.

Lúa là loài thân cỏ, sống lâu nhất là một năm. Lúa có thể cao từ 1m đến 1,8 m. Một vài giống lúa hoang dại đôi
khi cao hơn. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triển mà cây lúa đặc điểm hình dáng và màu sắc khác nhau. Lúa thuộc
loại rễ chùm. Bộ rễ cây lúa thường phát triển rất mạnh mẽ. Chúng thường lan rộng ra xung quanh hoặc đâm sâu
xuống đến 20cm trong đất để hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ là bộ phận sinh dưỡng quan trọng nhất của cây lúa.
Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng như các loài cỏ khác. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Từ
những mắt lóng sẽ đẻ ra nhánh lúa. Thân lúa được bao bọc bởi lá lúa. Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa
và tai lá. Phiến lá mỏng, dẹt và có nhiều lông rậm. Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Mỗi cây lúa
trưởng thành thường có từ 12 đến 18 lá. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cây. Khi còn
phát triển lá có màu xanh lục. Khi chín lá lúa chuyển sang màu vàng. Bông lúa là một bộ phận phát triển từ thân
lúa. Bông lúa mang hoa lúa. Sau khi thụ phấn, hoa lúa kết thành hạt lúa tạo thành một chuỗi dài. Hoa lúa là loài hoa
lưỡng tính có đầy đủ nhụy và nhị trên cùng một bông lúa.

Hiện nay, VN đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạ đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả như ngày
hôm nay, người nông dân phai vất vả lao động chăm chỉ, thực hiện đúng các công đoạn để có được 1 vụ mùa bội
thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm, nhỏ cỏ và những ngày ngày dông hoặc mưa bão, hạn hán, người dân
phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt tgian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông
dan phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp họ phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát
triển tốt hơn. Đợi khi cánh đồng bắt đầu ngả vàng, người nông dân mới thu hoạch. Trước dây họ thu hoạch bằng tay
rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ, công nghệ phát triển tiến bộ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần
nào khó nhọc cho con người. Đén giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo
quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Lá có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống chúng ta. Không chỉ cung cấp 1 lượng tinh bột lớn để duy trì
năng lượng cho con người, tù hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh dày được Lang
Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là loại bánh truyền thống trong ngày tết. Thân lúa sau khi phơi khô có
thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò…

Như vậy, lúa dù trải qua bao thập kỉ hay bao thăng trầm lịch sử vẫn luôn giữ một vj trí và vai trò quan trọng
không hề thay đổi. Hiện nay, diện tích trồng lúa dần bị thu hẹp, Cnghiep hóa đã để lại hậu quả lũ lụt quanh năm, tuy
thời thế thay đổi nhưng giá trị mà lúa mang lại vẫn vẹn nguyên.

TRÂU

I. Mở bài

Mỗi sáng sớm tinh mơ, tôi đã cùng các bác nông dân sánh bước ra đồng. Cả 2 chúng tôi đã bắt đầu ngày mới trên
cánh đồng quen thuộc, cùng nhau tạo ra những hạt lúa vàng óng. Các bạn có biết ôi là ai không? Tôi là chú trâu nơi
làng quê VN đấy. Sau đây, tôi xin giới thiệu vài nét về họ nhà trâu chúng tôi cho các bạn cùng biết.

II. Thân bài


1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc;
đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…,

- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

2. Lợi ích của con trâu:

a) Trong đời sống vật chất:

- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa. Là tài sản quý giá của nhà nông.

- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo

- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mỹ nghệ…

b) Trong đời sống tinh thần:

- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam

- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,… một buổi đi chăn trâu: thổi
sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…

* Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

3. Tuơng lai của trâu:

- Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

+Máy móc kỹ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….


+Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,…

III. Kết bài

Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê Việt Nam những con trâu
vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở làng quê Việt Nam -
con vật linh thiêng trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt Nam. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức
của người dân Việt, nhất là những người xa xứ.

You might also like