You are on page 1of 4

ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: Ở VÀ ĐI LẠI

3.1. Ứng phó với khoảng cách: Giao thông.


- Phương Tây là nơi của các nền văn hoá trọng động ( gốc du mục), nên giao thông
thuộc loại lĩnh vực rất phát triển.
- Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư nên con
người ít có nhu cầu di chuyển. Vì vậy, Việt Nam trước đây giao thông đường bộ
thuộc lĩnh vực kém phát triển.
- Đến thế kỉ XIX xuất hiện:
+ Những con đường nhỏ
+ Phương tiện đi lại và vận chuyển
- Ngoài sức trâu, ngựa, voi thì phổ biến là đôi chân, quan lại thì di chuyển bằng
cáng, kiệu.
- Hoạt động đi lại của người dân Việt Nam là từ nhà ra đồng, nương, rẫy,..
→ không thể đưa xe tới được
→ nên họ dùng sức người vận chuyển mọi thứ.
- Việt Nam là vùng sông nước có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt và bờ
biển dài
→ phương tiện đi lại phổ biến là đường thuỷ.
- Một người phương Tây thế kỉ XVIII mô tả tình hình giao thông nước ta là:
“Xứ này không có đường cái lớn lại chằn chịt. Muốn đến Huế cũng như bất cứ nơi
nào đều phải đi bằng đường biển hay đường sông”.
→ Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn đô thị Việt Nam trong lịch sử đều là những
cảng sông, cảng biển.
- Sách Trung hoa đời Hán diễn đạt sự khác biệt truyền thống trong cách thức đi lại
của phương Nam và phương Bắc rất ngắn gọn: "Nam di chu, Bắc di mã " (Nam đi
thuyền , Bắc đi ngựa)
-Trong khi ở Trung hoa gốc du mục cái sang trọng của vua thể hiện ở các cỗ xe
tam mã, tứ mã thì ở phương Nam sông nước, thuyền rồng là biểu tượng của quyền
uy.
- Phương tiện giao thông và chuyên chở trên sông nước ở Việt Nam rất đa dạng và
phong phú: thuyền, ghe, xuồng, bè, mảng, phà,..
→ Chúng được xem là có linh hồn như con người.
- Việt Nam còn có tục vẽ mắt thuyền giúp cho ngư phủ tránh được thuỷ quái, tìm
được nơi nhiều cá, giúp cho bạn hàng tìm được bến bờ nhiều tài lộc.
- Tuy nhiên sông ngòi phong phú thuận tiện cho giao thông đường thuỷ nhưng lại
gây bất lợi cho giao thông đường bộ
→ Chính vì vậy mà Việt Nam là một trong những nước biết làm cầu di động bằng
tre gỗ (cầu phao) hoặc thuyền ghép lại (cầu thuyền) sớm nhất thế giới.
- Người Việt Nam gắn bó với sông nước không chỉ trong đi lại mà cả trong việc ở
(ở dưới). Ngay cả quan tài chôn người chết cũng mô phỏng theo hình con thuyền,
đến cái “thế giới bên kia” cũng được hình dung nằm ở một vùng sông nước (chín
suối) và đến đó phải đi bằng thuyền (tục chèo (đò) đưa linh)
3.2. Ứng phó với thời tiết, khí hậu: Nhà cửa, kiến trúc
Ngôi nhà là gì?
Ngôi nhà của người Việt Nam có những đặc điểm gì?
3.2.1. Ngôi nhà của người Việt Nam gắn liền với môi trường sông nước.
- Những người sống bằng nghề sông nước thường lấy ngay thuyền, bè làm nhà ở
gọi là các nhà thuyền, nhà bè.
- Nhiều gia đình quây quần tụ lập nên các xóm chài, làng chài.
- Làm nhà sàn trên mặt nước:
+ ứng phó với ngập lụt, lũ rừng
+ khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao
+ hạn chế và ngăn cản côn trùng, thú dữ
- Nhiều ngôi đình: Đình Bảng, Chu Quyến,…vẫn làm theo lối nhà sàn
→ Duy trì kiến trúc nhà sàn
- Mô phỏng hình thuyền với chiếc mái cong (nhà rông, nhà mồ) từ thời Đông Sơn.
Để ứng phó với môi trường tự nhiên, tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam là?
3.2.2. Tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu trúc (nhà cao cửa rộng)
- Không gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên.
( khác kiến trúc p.Tây ‘đóng’ để giữ hơi ấm)
- ‘cao’ gồm hai yêu cầu:
+ sàn/nền cao so với mặt đất
+ mái cao so với sàn/nền
→ ứng phó nắng nóng
→ nước thoát nhanh, tránh dột
→ ứng phó lụt lội, ẩm ướt, côn trùng,..
Tại sao ‘Nhà cao nhưng cửa không cao mà phải rộng’ ?
- Cửa không cao: tránh nắng, tránh mưa hắt
- Làm cửa rộng: đón gió mát, tránh nóng, tránh gió độc, gió mạnh, tạo sự kín đáo..
Không làm cổng và cửa thẳng hàng
- Không để con đường trước mặt đâm thẳng vào nhà
- Cổng thường lệch về bên trái
- Che chắn bằng cây xanh hoặc xây gạch, bình phong,..
3.2.3. Tiêu chuẩn chọn hướng nhà, chọn đất
Chọn hướng nhà ‘Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam’
- Hướng Nam hoặc Đông Nam: tận dụng được gió mát (gió nồm) vào mùa nóng.
+ tránh nóng (p.Tây)
+ tránh bão (p.Đông)
+ tránh gió lạnh, gió bấc mùa rét (p.Bắc)
“Gió nam chưa nằm đã ngáy”
“Cất nhà quay cửa vô nam,
quay lưng về chướng không làm có ăn”
Truyền thống nông nghiệp trọng bên trái (Ngũ hành):
→ Vì vậy:
- Cây đòn nóc nằm theo hướng Đông-Tây, gốc đặt phía Đông.
- Bàn thờ ông Táo (Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần quân): vị thần quan trọng
nhất, cai quản cái bếp-cái nhà.
- Cái bếp: đặt bên trái (p.Đông), biệt lập, vuông góc với nhà chính.
Chọn đất (nghề phong thủy). Phong thủy là?
- Là học thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, chuyên nghiên cứ sự ảnh
hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa hay phúc của con
người.
- Hai yếu tố: phong và thủy
+ Phong: gió, là hiện tượng không khí chuyển động, không có gió hỏng nhưng
nhiều gió không tốt.
+ Thủy: mạch nước, dòng nước tượng trưng cho địa thế.
- Thuật phong thủy được hình thành từ rất sớm, khi con người biết chú ý đến ảnh
hưởng của tự nhiên đến nơi cư trú của mình. Thuật phong thủy dần có được những
cơ sở lý luận triết học từ đó, hàng loạt những điều cấm kỵ mang màu sắc mê tín
được xuất hiện.
- Chia làm 2 lĩnh vực “dương trạch” và “âm trạch”.
- Nguyên lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và dương trạch có nhiều điểm tương
đồng, nhưng do sự khác biệt âm - dương, người chết - người sống nên kỹ thuật ứng
dụng phong thủy âm trạch và dương trạch rất khác nhau.
- Có hai trường phái lớn: phái Hình thế và phái Lí khí.
+ Phái Hình thế: chú trọng đến xem hình thế, bố cục của sông núi, (phái Loan đầu)
+ Phái Lí khí: chủ yếu dựa vào những lý luận triết học trừu tượng, căn cứ vào âm
dương, ngũ hành, can chi, bát quái, cửu cung, dịch quẻ.
3.2.4. Về cách thức kiến trúc
- Đặc điểm của ngôi nhà Việt Nam truyền thống là rất động và linh hoạt
+ Thể hiện ở lối kết cấu khung.
+ Cốt lõi của ngôi nhà là bộ khung chịu lực tạo nên các bộ phận liên kết với nhau
trong một không gian ba chiều :
. Chiều đứng, trọng lực của nhà được phân bố đều vào các cột và dồn xuống các
viên đá kê chân cột.
. Chiều ngang, các cột được nối với nhau bằng các kẻ tạo nên các vì kèo.
. Chiều dọc, các vì kèo được nối với nhau bằng các xà tạo thành bộ khung.
- Các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng mộng.
- Mộng là kĩ thuật ghép gỗ đỉnh cao, giúp kết nối các thanh gỗ với nhau mà không
cần dùng đến keo, đinh. Kĩ thuật này được áp dụng cho mọi loại đồ truyền thống.
Khi cần di chuyển hoặc thay thế thì có thể tháo lắp một cách dễ dàng.
- Không cần cầu kì như phương tây, để thống nhất quy cách thợ mộc VN chỉ cần
dùng cái thước tầm. Thước tầm là một nhân tre bổ đôi, nhưng các đơn vị của thước
tầm thì do mỗi gia đình tự quy chuẩn như một đốt ngón hoặc một gang tay của chủ
nhà, thành ra nhà nào thước ấy. Khi làm xong một công trình thì người chủ nhà
phải làm lễ cài xào để trình báo cho thần linh và thổ địa biết và đưa cây thước tầm
lên vị trí cao nhất của ngôi nhà .
3.2.5. Về hình thức kiến trúc:
- Phản ánh:
+Truyền thống
+ Văn hóa
- Môi trường sông nước:
- Phản ánh qua:
+ nhà sàn
+ vách nghiêng
+ Mái cong hình thuyền
- Tính cộng đồng:
+ Không chia nhiều phòng nhỏ
+ Hai nhà có rặng cây ngăn cách
=> cây được cắt xén bớt để dễ nói chuyện, khi cần có thể “lách rào” qua nhà nhau
- Truyền thông thờ cúng tổ tiên và hiếu khách:
+ Ưu tiên gian giữa cho 2 mục đích trên
+ Phía trong đặt bàn thờ, phía ngoài tiếp khách
- Coi trọng bên trái (phía đông)
+ Đòn nóc đầu gốc, nhà bếp... ở phía đông
+ bàn thờ cha mẹ đặt bên trái, ông bà đặt bên phải
- Coi trọng số lẻ:
+ bước vào sân thì phải bước qua cửa tam quan
+ lên nhà phải qua bậc tam cấp
+ nhà dân thường có ba, năm gian...
Nhìn chung:
- Nguyên lý âm dương và ý muốn hướng tới sự hài hòa chi phối con người Việt
Nam một cách trọn vẹn: vị trí ngôi nhà, hướng ngôi nhà,..

You might also like